1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình Ý Quyền Thiên Tân - Hà Bắc

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi xingyihanoi, 24/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Hình Ý Quyền Thiên Tân - Hà Bắc

    Nhắc đến Hình Ý Quyền, người ta thường biết đến hai nhánh lớn là Sơn Tây HYQ và Hà Bắc HYQ. Ở Hà Nam có Tâm Ý Quyền, Tâm Ý Lục Hợp Quyền, so với hai nhánh HYQ vừa kể cũng có thể xem là gần gũi về hình thức. Sở dĩ gọi là ?oThiên Tân HYQ? vì người viết muốn nhắc đến những danh thủ HYQ gắn liền với vùng đất này.

    Nhắc đến Thiên Tân, người ta nhớ ngay đến hai nhân vật nổi tiếng hào hiệp, võ nghệ cao cường là Lý Tồn Nghĩa và Trương Triệu Đông (Chiếm Khôi). Tuy nhiên, trước hết phải nhắc đến sư phụ của hai người là Lưu Kỳ Lan (1819-1889). Trong ?oQuyền Ý Thuật Chân?, Tôn Lộc Đường thuật về Lưu Kỳ Lan như sau ?o Lưu tiên sinh tự là Kỳ Lan, người Trực Lệ, Thẩm huyện. Yêu thích võ thuật, tiên sinh bái sư với lão sư Lý Năng Nhiên học Hình Ý Quyền. Lưu tiên sinh quy ẩn nơi thôn dã, vừa dạy học trò vừa duy trì mối giao lưu với nhiều môn phái khác, tính tình không câu nệ hay có thiên kiến môn phái. Nhiều người gặp tiên sinh chỉ nghe nói dăm ba câu đã tỏ ý khâm phục xin được làm đệ tử. Tiên sinh được hơn 70 tuổi thì dứt. Trong số đệ tử có Lý Tồn Nghĩa, Cảnh Thành Chân, Chu Minh Thái là ba người quyền kỹ cao nhất. Con trai tiên sinh là Điện Thần có soạn ?oHình Ý Quyền Quyết Vi? ghi rõ đạo học của tiên sinh.?


    Lý Tồn Nghĩa (1847 -1921) tự là Trung Nguyên, người Hà Bắc Thẩm huyện. Lý Tồn Nghĩa bái sư với Lưu Kỳ Lan nhưng sau này cũng học với cả Quách Vân Thâm và Đổng Hải Xuyên (BQC). Ông là tiêu sư thủ lãnh Vạn Thông Tiêu Cục (bảo tiêu = vận chuyển hàng hóa). Những nơi nào ông đi qua, phần lớn cướp phỉ nghe tiếng hay thấy cờ tiêu đều tránh đường. Năm 1900, ông cùng Nghĩa Hòa Đòan dũng cảm đánh trả Liên quân tám nước, một mình một đại đao xông pha trận mạc, được tôn gọi là ?oĐơn đao Lý?. Do tính tình phóng khóang, tiêu cục của ông không tồn tại lâu vì tiền bạc thâu được đều đem giúp người nghèo hoặc võ lâm đồng đạo. Về già, ông cùng Trương Triệu Đông lập ?oTrung Hoa Võ Sĩ Hội? tại Thiên Tân, đào tạo nhiều nhân tài võ học.


    Trương Triệu Đông (1859 ?" 1940)là người Hà Giang, Hậu Giang. Từ nhỏ đã mê võ nghệ, ông học Thiếu Lâm, Mê Tông Nghệ?Đến năm ngoài 20 tuổi có duyên gặp gỡ với Lý Tồn Nghĩa, Cảnh Thành Chân mới bái Lưu Kỳ Lan học Hình Ý Quyền. Về sau, khi đến Bắc Kinh gặp và cảm phục quyền pháp của Trình Đình Hoa, ông bèn rủ Lý Tồn Nghĩa, Lưu Phụng Xuân ?bái sư Đổng Hải Xuyên để học BQC. Ông từng làm bảo tiêu, cảnh sát tại Thiên Tân, dẹp được rất nhiều giặc phỉ, ai ai cũng nể phục. Học trò ông rất nhiều người nổi tiếng. Sau khi Quách Vân Thâm qua đời, Trương Triệu Đông là người nâng đỡ cho Vương Hương Trai rất nhiều vì nhiều đệ tử lớn của Quách Vân Thâm không mấy thân thiện với Vương. Trương Triệu Đông là người đầu tiên nhận ra tài năng của Vương Hương Trai, cho các đệ tử của mình là Triệu Đạo Tân, Vương Thụ Kim theo học với Vương Hương Trai. Trương Triệu Đông có một đệ tử rất giỏi là Hàn Mộ Hiệp. Ông này về sau loan tin rằng mình đã đến Cửu Hoa Sơn, học được ?oPhản Bát Quái? từ sư đệ của Đổng Hải Xuyên nên quan hệ giữa Hàn và Trương Triệu Đông trở nên nhạt nhẽo. Một lần, nhân luận về võ thuật, khi Hàn Mộ Hiệp ngỏ ý không phục về Bát Quái Chưởng, Trương Triệu Đông liền ra tay ?ochỉnh lý môn hộ? bằng một chưởng trúng giữa ngực khiến Hàn Mộ Hiệp thổ máu tươi. Kể từ đó, Hàn Mộ Hiệp không đề cập đến Phản Bát Quái nữa.


    Có một giai thọai về việc Trương Triệu Đông bái sư Lưu Kỳ Lan như sau.

    Nghe đồn Lưu Kỳ Lan võ công cao cường, Trương Triệu Đông tìm đến thử xem. Tuổi còn trẻ, đã tập võ nghệ và có công phu hơn nhiều người, Trương Triệu Đông nghĩ rằng mình có thể thắng dễ dàng. Khi ông bước vào, Lưu Kỳ Lan trỏ tay về cửa sổ phía sau và bảo ?ongươi coi chừng kẻo té ra cửa đó?. Trương giận tái mặt vì cho rằng mình bị sỉ nhục nên ra ngay một đòn sấm sét. Tuy nhiên, không biết Lưu Kỳ Lan đỡ gạt thế nào, chỉ biết Trương Triệu Đông phải vất vả lắm mới không nhào ra khỏi cửa sổ. Vẫn chưa phục, Trương lên tiếng ?oCho thử keo nữa !? Lưu Kỳ Lan gật đầu, mỉm cười chỉ cửa sổ đối diện cửa lúc nãy và bảo ?olần này, ngươi phải chú ý kẻo bay ra khỏi cửa đó?. Trương tấn công một đòn vũ bão nhưng kết quả là nửa thân người nằm vắt ngang cửa sổ còn Lưu Kỳ Lan vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Kinh ngạc, Trương sụp lạy ?oxin hãy nhận tôi làm đệ tử?. Từ đó, Trương chăm chỉ luyện tập và trở thành danh thủ HYQ.

    Luận về tuổi tác, Trương Triệu Đông lớn hơn Tôn Lộc Đường nhưng lại nhập môn HYQ sau Tôn ông. Chính vì vậy, trong ?oQuyền Ý Thuật Chân? khi nhắc đến Lưu Kỳ Lan và các đệ tử, Tôn ông không kể thêm tên Trương Triệu Đông. Trong thực tế, hai người luôn là bạn tốt của nhau và tương truyền Tôn ông từng là ân nhân cứu mạng Trương Triệu Đông.


    (Sưu tầm)
  2. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Để cho đòn thế trở thành hữu hiệu , bảy "tốc độ" (bảy cái nhanh của HYQ) được nhấn mạnh trong việc luyện tập. Đó là: mắt nhanh, tay nhanh, chân nhanh, ý nhanh, xuất đòn nhanh, tiến thoái nhanh, thân pháp nhanh.
    Nhằm làm cho tất cả các động tác, đòn thế, chiêu thức trở thành những phản ứng tự nhiên, bạn phải luyện tập cho đến khi bạn đã đạt được những điều sau đây:
    1.Vai phải thúc đẩy củi chỏ, và cùi chỏ không được cưỡng lại vai.
    2.Cùi chỏ phải thúc đẩy bàn tay và bàn tay không được cưỡng lại củi chỏ.
    3.Bàn tay phải thúc đẩy ngón tay, và ngón tay không được cưỡng lại bàn tay.
    4.Eo lưng phải thúc đẩy hông và hông không được cưỡng lại eo lưng.
    5.Hông phải thúc đẩy đầu gối, và đầu gối không được cưỡng lại hông.
    6.Đầu gối phải thúc đẩy bàn chân, và bàn chân không được cưỡng lại đầu gối.
    7.Đầu phải thúc đẩy cơ thể, và cơ thể khg được cưỡng lại đầu.
  3. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Lục hợp trong Hình Ý Quyền gồm có sự phối hợp của tâm trí và cơ thể, được phân chia như sau: Sự phối hợp của Tâm và Ý (tâm trí xúc cảm với tâm trí lý trí), Ý với Khí, và Khí với Lực. Sự phối hợp của các bộ phận cơ thể với nhau là hai bàn tay với hai bàn chân, cùi chỏ với đầu gối, và vai với hông.
    Trong Hình Ý Quyền, điều quan trọng nhất la "Hợp". Khi các động tác được hợp nhất, thì các tư thế đều chính xác. Khi các động tác không hợp nhất thì các tư thế sẽ loạc choạc và khí lực sẽ phân tán thành vô dụng.
    Lục hơp được phân chia thành ba nhóm hợp nhất nội tâm và ba nhóm hợp nhất ngoại giới. Ba nhóm hợp nhất thể chất (Than-Thu- Bo) giúp cho toàn bộ cơ thể di chuyển như một đơn vi thống nhất; khiến cho thân thể bám chặt mặt đất, ổn định, quân bỉnh; đồng thời kình lực có thể biểu hiện tự nhiên và uy mãnh. Ba nhóm hợp nhất nội tâm diều phối Tâm ( tâm trí cảm xúc) va Ý (tâm trí minh mẫn) kết hợp với nhau. Một khi bạn thực hiện được " lục hơp" thì bạn mới có thể hương dẫn khí tới các cơ gân để tăng công lực chúng lên đến một mức hưu hiệu hơn.
    Trong khi thưch hiện động tác, khi tử gót chân dến hai tay có được một kình lực xuyên suốt , xoắn vặn ra ngoại giới thì có thể nói la ban tay va ban chân hợp nhất. Khi hai khớp chỏ va hai khớp đầu gối hợp nhất thid mọi chuyển đông trở nên linh hoạt. Khi hai vai được giữ trong tư thế thoải mái, trầm ổn để súc tích được kình lực tức là vai vả hông đã hợp nhất. Đó là ba nhóm hợp nhất thể chất.
    Tuy nhiên, phải luôn nhớ rằng trong tất cả những mối hợp nhất này, đều chia một phần thuộc Dương, phần còn lại thuộc Âm. Âm là gốc rễ và nguồn mạch của Dương. Âm làm tăng trưởng Dương và Dương thể hiện Âm. Khi Âm mạnh thỉ Dương vững vàng và dũng mãnh, và khi Âm yếu thì Dương cũng không tồn tại được lâu. Thí du, trong ba nhóm hợp nhất nội tâm, trước hết nếu "tâm" là âm, một khi "tâm" mạnh thì có thể kiểm soát trực tiếp "ý". Nếu "ý" là âm và khí là dương, một khi "ý" mạnh thì "khí" có thể hoạt đông mạnh mẽ. Sau hết nếu "khí" là âm khi so sánh với "lực", thì có thể điều động được "lực", bởi vì khí là nội lực ( tức là lực tiềm ẩn) trong khi "lực" là sự thể hiện bên ngoài của nội lực ấy.
    Cũng tương tự như vậy, hông là âm trong khi vai la dương, đầu gối là âm trong khi cùi trỏ là dương, và bàn chân là âm trong khi bàn tay la dương. Lý do rất giản dị, vì chân la gốc rễ của sự thể hiện dương, nếu không có sự hỗ trợ của âm thì dương sẽ không mạnh mẽ và chẳng có tác dụng gì.
    Nếu người luyện võ thành thạo kỹ thuật "lục hợp" thì khi thi triển đòn thế, người ấy sẽ tự động phát giác ra những phạm trù hợp nhất khác vốn cũng như vậy, tử đó mỗi đông tác đều có thể thi triển đúng cách. Ngoài ba nhóm hợp nhất nội tâm kể trên, người luyện võ còn cần để ý sự hợp nhất giữa tâm và mắt, sự hợp nhất của gan( can) và gân (cân), sự hợp nhất của tỳ tạng và cơ bắp, sự hợp nhất của thân và xương. Ngoài ra, sự hợp nhất thân thể của người luyện võ cần phải kể đến sự hợp nhất giữa đầu và tay, sự hộ nhất giữa bàn tay và thân thể, sự hợp nhất giữa thân thể và bước đi ( tức sự hợp nhất giữa thân pháp và bộ pháp). Những sự hợp nhất này trong số các động tác của Hình Ý Quyền, bất luận là nội tâm hay thân thể đều phải theo đúng nguyên lý thuyết tương bổ tương thành. Người luyện võ phải am hiểu cặn kẽ điều này.
    Chỉ sau khi hiểu nguyên lý thống nhất (hợp) và đã nắm vững nguyên lý ấy trong kỹ thuật thì ta sẽ có thể thấu triệt được nhưng điểm then chốt và cốt lõi của Hình-Ý-Quyền. Một khi bạn đã đạt đến giai đoạn này thì có nhiều điều khác mà bạn cần phải hợp nhất, trong thực tế sẽ tự động hợp nhất. Tất cả những sự hợp nhất này đều căn cứ vào thuyết Âm Dương.
    Một lần nữa xin nhắc lại, âm là gôc rễ và căn bản của dương, và dương là sự thể hiện của âm. Khi âm vững chắc thì sự thể hiện của dương sẽ mạnh mẽ, chúng liên kết với nhau và không thể tách rời.
  4. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Keke nhận ra bạn là ai roài!
    Nếu BBL tiết lộ thông tin về bạn này thì tất cả anh em Offline HN đều ngỡ ngàng đó! hĩ hĩ!
  5. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    - Tứ tiêu là lưõi, răng, móng tay và tóc. Lưõi là cực điểm của thịt (cơ bắp), răng là cực điểm của xương, móng tay là cực điểm của gân và tóc là cực điểm của máu. Bốn cực điểm này phải đồng nhất với nhau. Phương pháp làm cho tứ tiêu đồng nhất là: lưỡi như thể đè gãy răng, răng như thể cắn đứt gân, móng tay như thể bấu vào xương, tóc như thể đẩy ngược mũ nón lên. Lòng (tâm) đã quyết định giao chiến, thì bên trong khởi sự động, một khi bên trong được phát đông thì khí được phát ra từ đan điền. Giống như sự cuồng nộ của một con cọp, giống như sự cảnh giác của con rồng, khí được phát ra theo âm thanh và âm thanh được phát ra theo bàn tay (tức đòn thế chiêu thức). Khi âm thanh dứt thi bàn tay cũng thu về (tức đòn thế đã được thực hiện xong). Một nhánh cây chuyển động thì hằng trăm nhánh cây rung động theo. Tứ tiêu không thống nhất với nhau thì nội kình không phát ra được.
    Khí là nguồn động lực chính của kình; kình phát ra là khi khí biểu hiện trong các cực điểm. Do đó kình ở đây có nghĩa là "sự thể hiện của khí". Khi khí có thể thể hiện trong tứ tiêu thì khí sẽ sung mãn và có thể lưu chuyển đến những nơi nhỏ nhất trong thân thể.
    - Các cực điểm của máu (huyết), cơ bắp (nhục), gân (cân), và xương (cốt) của một người được gọi là "tiêu". Tức là tóc là cực điểm của máu (huyết tiêu), lưỡi là cực điểm của cơ bắp (nhục tiêu), răng là cực điểm của xương (cốt tiêu) và móng vuốt là cực điểm của gân (cân tiêu). Khi bốn cực điểm này thể hiện sức mạnh của chúng, chúng có thể thay đổi trạng thái bình thường và làm cho người ta hoảng sợ.
    Trong y học TQ và Khí công, người ta tin rằng tình trạng sức khoẻ được phản ánh qua các cực điểm. Một thầy thuốc có thể phán đoán sức khoẻ và định bệnh bằng cách kiểm tra xem bàn tay hay bàn chân của bạn. Hàng ngàn năm kinh nghiệm đã cho thấy là tóc liên hệ chặt chẽ đến máu, và có thể cho thấy tình trạng của máu. Cũng vậy, lưỡi, răng, và móng tay đều liên quan theo thứ tự như trên đến cơ bắp, xương và gân.
    Vì tất cả những mối quan hệ này mà HYQ nhấn mạnh đến việc huấn luyện sao cho có thể dẫn khí đến bốn cực điểm này. Nếu khí có thể lưu chuyển đến những tiêu điểm vừa kể thì khí trong thân thể sẽ tự nhiên sung mãn, và kình lực phát sinh từ bên trong đó sẽ rất lớn lao. Khi kình lực này thể hiện ở tứ tiêu, nó có thể thay đổi dáng vẻ bên ngoài bình thường (chẳng hạn tóc sẽ dựng đứng lên) và làm cho đối thủ hoảng sợ.
  6. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    BBL cứ đùa tớ. Dạo này muốn chơi thể hình quá,có gì nhờ đồng chí chỉ giáo dùm. Tham gia cho khuây khoả đầu óc thôi. Tiện học hỏi các môn các phái. Hy vọng anh em không chê cười!!!
  7. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Lấy bên TCQ thì cứ ghi rõ nguồn bên đó. Sưu tầm nghe chung chung quá
  8. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Có ghi chi tiết mà em!
    Anh bạn đó cũng tập môn này nên ko chỉ là "sưu tầm" đâu em!
    Hum tới OFF tham gia nhé NNS!
  9. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Dạ, tiếp thu tiếp thu. Có điều thaicucquyen cũng có phần mình viết bài. Mình sưu tầm những cái có thể sưu tầm thôi.
    Bạn nóng tính quá!
  10. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Hình Ý Ngũ Hành Quyền - Five Elements
    http://www.youtube.com/watch?v=iQZ3xn-UmjI

Chia sẻ trang này