1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình Ý Quyền Thiên Tân - Hà Bắc

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi xingyihanoi, 24/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ma sát bộ, hay sâu đo, hay gì đó, cũng chỉ là cái tên gọi. Tên gọi phản ánh phần nào đặc điểm của bộ pháp, tấn pháp. Cùng gọi tên như nhau không có nghĩa là giống nhau về nội dung.
    Tôi thích bộ pháp Hình Ý Quyền Hà Bắc hơn.
  2. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Em cũng thấy vậy. Tuy nhiên ai mới đầu tập thì thấy hơi khó theo vì đã hay có thói quen đững CHảo Mã chân trước để mũi chân. Còn tấn này là cả bàn chân.
    Tấn đánh của các loại quyền Nội Gia nó không giống Tấn của Thiếu Lâm là Cứng và chết 1 chỗ. Tấn Ngoại Gia là tấn ỳ và cứng. Còn tấn của các loại quyền Nội gia thì là Động.
  3. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là tấn cứng chết 1 chỗ?
    Thế nào gọi là tấn Động.
    Cả bàn chân thì ma sát càng lớn thì càng chậm phải không bạn.
  4. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Biết nói thế nào nhỉ!?
    Bạn nhìn thử mấy clip để so sánh nhé về thân,cách di chuyển và cách phát lực:
    trước hết là quyền thuật Ngoại Gia:
    http://www.youtube.com/watch?v=8Hv_DrCzemQ&feature=related
    Nhìn vào clips Nam Quyền này, lên gây lên cốt, đánh quyền theo quán tính. Nhìn tưởng cương mãnh nhưng đánh hoàn toàn theo lực chủ quan, và hoàn toàn không có 1 chút phát Kình là gì.
    Tiếp theo các loại quyền thuật Nội GIa:
    Bát Cực: http://www.youtube.com/watch?v=UA9a977HzFg
    http://www.youtube.com/watch?v=x-QqBZD7ab8
    Hình Ý: http://www.youtube.com/watch?v=iQZ3xn-UmjI
    Ý Quyền: http://www.youtube.com/watch?v=WEM9vUSOsfI
    Bát Quái Chưởng Trình Thị và Hình Ý Bát Quái:
    (Phần phim mầu vàng nhạt là Hình Ý Bát Quái, còn phần phim mầu vàng đậm là Trình Thị Bát Quái Chưởng)
    http://www.youtube.com/watch?v=0Vj64zwsba0
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thế nào là tấn cứng chết 1 chỗ?
    Thế nào gọi là tấn Động.
    Cả bàn chân thì ma sát càng lớn thì càng chậm phải không bạn.
    [/quote]
    Tôi hiểu ý của xingyihanoi, tuy nhiên cách nói có thể gây hiểu nhầm.
    Tấn Ngoại gia cứng, chắc nhưng không ỳ. Chỉ có người tập chưa đạt được chữ Linh mà thôi.
    Bàn chân trước chạm mũi chân hay chạm cả bàn xuống đất là hai loại tấn khác nhau. Tấn chạm ngón chân là để dụng cái linh của chân trước, thường thì phải học đến một trình độ nhất định mới có thể dụng được cái linh ấy. Chân trước trong trường hợp này còn thường được dùng để chuyển tấn, khi ấy Chảo mã biến thành thế trung gian mà thôi.
    Còn tấn đặt cả bàn thì dụng được cái lực của thân khi phi lên tấn công đối phương. Trong trường hợp này, chân trước còn có nhiệm vụ lái lực, lái hướng tấn công, giúp ta luôn bám sát mục tiêu từ mọi phía.
    Cả hai trường hợp, chân sau đều phải khá khoẻ, và có sức bật tốt.
  6. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Bạn xingyihanoi, bạn thích nói theo cảm tính , Nam quyền cũng nổi danh thiên hạ , Nội hay Ngoại gia đều có điểm hay và điểm dở và phát lực cũng vậy ta không thể cho rằng ngoại gia phát lực kém hơn Nội gia khi ta chưa biết rõ ràng đường hướng cả hai trường phái này thêm nữa là ta không thể dùng vài hình ảnh của một số người biểu diễn để đưa ra chứng minh khi ta cũng không biết họ có thể hiện đúng tinh thần môn phái của họ hay không ....báu vật mà nằm trong tay một kẻ ngô nghê thiểu năng trí tuệ thì cũng là thứ vô dụng
    Quyền phổ ngày xưa có viết như thế này bạn có thể tham khảo để hiểu thêm về những trường phái võ gồm cương -nhu- nửa cương nửa nhu ( như môn Hình ý quyền của bạn) : "các môn võ thuật ngoại công thì đi từ cương đến nhu và các môn võ thuật nội công đi từ nhu đến cương, cách tiếp cận thì khác nhau nhưng mục đích tối hậu cuối cùng thì giống nhau...... "
  7. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Thực ra tôi ko hề nói theo cảm tính. Nhưng tôi thừa nhận là mình không biết diễn đạt. Những điều của bác newdom nói tôi biết từ lâu. Và võ thuật thì không chia làm Nội hay Ngoại, chỉ có cách luyện nào có phù hợp và hiệu quả hay không mà thôi!
    Liệu ai có thể chứng minh được rằng môn nào là hay nhất, môn nào là hiệu quả nhất, môn nào còn tồn tại nếu cứ nói lý thuyết xuông.???
    Tôi từng luyện về Taolu Nam Quyền. Từng chuyên luyện cách đây đúng 10 năm về tất cả các phương pháp tấn Nam Quyền, cách quăng đà tay, rồi nhào lộn các phương pháp đá bay,uốn dẻo của Cascarder như 1 bạn nào bên topic offline post lên (giờ tất nhiên bảo làm lại tôi chịu).
    Nhưng nhìn tổng thể chung, có nhiều người nhận xét như sau:
    - Một số môn phái ngoại gia bây giờ chiều hướng tập luyện chỉ để "biểu diễn" và "mua vui": ví dụ các trò xác nước bằng mắt, hay đập gậy (đèn cù) và người hoặc nằm đập gạch trên người, chống giáo vào cổ đẩy ô tô..... Nhưng thử hỏi 1 điều những người chống ngọn giáo vào cổ đẩy ô tô đó có dám cho người khác cầm dao chọc vào cổ mình dù chỉ với 1 lực nhỏ ko????
    - Tôi là người cũng đã từng luyện Ngoại Gia (nhất là quyền thuật phương Nam) nên tôi ko dám chê bai, ko dám phân tích hàm hồ. Quyền thuật miền NảmTung Hoa dù đa phần dùng quyền tay, cũng là Cương Mãnh nhưng khác với sự Cương Mãnh trong các môn Bát Cực, HÌnh Ý. Một số bộ môn miền Nam chủ yếu dùng luyện Ngạnh Công. Nhưng về độ chiến đấu tôi thấy giờ rất nhiều môn mất đi cái gọi là "Bí Mật", Nói chuyện thì ai cũng nói là "chưa đụng phải cao thủ, hoặc chưa đụng phải bí mật" Nhưng các bài quyền của miền Nam hầu hết giờ không còn áp dụng được vì quá rườm rà hoa mỹ mang tính biểu diễn. Về sức chiến đấu của miền Nam hoặc các môn đánh đoản kình thì tôi chỉ đánh giá cao các môn Đường Lang, Bạch Mi, Vĩnh/Vịnh Xuân, Ngũ Tổ Quyền.... Và nhất là Vĩnh Xuân của Việt Nam (vì hệ thống này chặt chẽ và đầy đủ, rất mang tính Nội Gia).
    Còn đâu sự thật nhiều môn ngoại gia tập bao nhiêu năm đến khi vào đánh Tán Thủ vẫn hơi bị ngọng (tất nhiên tôi không vơ đũa cả đống).
    - Những người tập Cương rồi chuyển sang tập Nội Gia nếu Chăm Chỉ Cần Mẫn thì tôi nghĩ là sẽ phát huy được hiệu quả và cảm giác đòn, cảm giác lực, Điều hoà được Cương Nhu Tương Tề. Chứ không phải như nhiều người lúc nào cũng nói: "Đỉnh Cao của Nhu là Cương, ĐỈnh cao của Cương lại là Nhu" hoặc giả là "Ngoại Gia luyện từ Cương đến Nhu, Nội Gia luyện từ Nhu đến Cương" như vậy hoàn toàn sai lầm.
    Ví như 1 số bài La Hán Quyền của Thiếu Lâm nếu nhìn đánh chuẩn chả khác gì Trần Thức Thái Cực, La Hán đâu phải là Cương?
    Võ thuật vốn dĩ không chia Nội Ngoại. Chẳng qua con người ta chỉ thích nhìn vào cái bề nổi, hoặc tự bao biện thần thánh hoá với những bức màn bí mật kín mít.
    Điều tập võ cần thiết quan trọng là chọn ra phương pháp hợp lý và hiệu quả trong sức khoẻ và chiến đấu. Những phương pháp tập khoa học tối ưu chứ không phải đi vào những cái thần bí rồi sai lầm ấu trĩ bảo thủ.
    Con người ta phải trải qua Sinh Lão Bệnh Tử. Võ luyện đúng thì về sức khoẻ sẽ tốt chỉ còn Sinh Lão Tử bỏ được giai đoạn bệnh.
    Về mặt chiến đấu thì mục tiêu luyện của Nội Gia rất rõ rệt: Luyện Thần, Luyện KHí, Luyện Cốt, Luyện Gân, Luyện Tinh. Có nặng có nhẹ, có âm có dương.
    Trong khi rất nhiều môn Ngoại Gia Nam Phái giờ chỉ còn cứ gồng mình bế tắc, như thế đảm bảo chỉ là Lực Thô và không có Kình.
    Võ là để tập cho Mình, chứ Không phải là Tập để cho Người xem!
    @thieulambacphai: Em đồng ý với Bác ở câu cuối, là cả 2 trường hợp chân sau phải khoẻ.
  8. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Tôi hiểu ý của xingyihanoi, tuy nhiên cách nói có thể gây hiểu nhầm.
    Tấn Ngoại gia cứng, chắc nhưng không ỳ. Chỉ có người tập chưa đạt được chữ Linh mà thôi.

    Bàn chân trước chạm mũi chân hay chạm cả bàn xuống đất là hai loại tấn khác nhau. Tấn chạm ngón chân là để dụng cái linh của chân trước, thường thì phải học đến một trình độ nhất định mới có thể dụng được cái linh ấy. Chân trước trong trường hợp này còn thường được dùng để chuyển tấn, khi ấy Chảo mã biến thành thế trung gian mà thôi.
    Còn tấn đặt cả bàn thì dụng được cái lực của thân khi phi lên tấn công đối phương. Trong trường hợp này, chân trước còn có nhiệm vụ lái lực, lái hướng tấn công, giúp ta luôn bám sát mục tiêu từ mọi phía.
    Cả hai trường hợp, chân sau đều phải khá khoẻ, và có sức bật tốt.
    [/quote]
    Đó, đó là điều quan trọng ở phần in đậm đó anh. Anh nói ko sai. Tuy nhiên điều em muốn nói là chính vì do cái Tấn Chảo Mã (Hay Hư Bộ) đôi khi nó làm chậm tín độ của Sự Linh. Người tập theo Tấn kia em nghĩ sẽ có được sự Linh nhanh hơn rất nhiều. Tấn Chảo Mã toàn bộ lực dồn chân sau, chân trước có cái lợi là linh hoạt và vẩy rất nhanh, nhưng sẽ thiệt rất nhiều.
    Lấy ví dụ 1 bộ môn đi con đường tắt: Tán Thủ không bao giờ đứng Chảo Mã.
  9. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Kình và lực khác nhau ra sao ?
    Phát kình hoặc phát lực là điều mà người học võ nào cũng thường được nghe. Nhưng phân biệt thế nào là kình, thế nào là lực thì không phải ai cũng làm được dễ dàng , đó là chưa kể nhiều người sẽ không phân biệt nổi.
    Quan niệm truyền thống Thiếu lâm coi Kình và Lực là 2 dạng sức mạnh khác nhau với các điểm dị biệt như sau: Lực là hữu hình, khởi từ xương, truyền qua sống lưng vào vai mà phát ra. Kình là vô hình, khởi từ gân, truyền qua tứ chi mà phát ra. Lại có một phân biệt khác cho rằng Lực vốn sẵn có và hiển lộ nên mang tính trực và hư , vì vậy mới gọi Chân lực là Trực lực hoặc Hư lực . Riêng Kình là một dạng Lực thông qua rèn luyện mà đạt tới nên ẩn tàng, mang tính Hoành và Thực. ; Vì vậy , Kình còn gọi là Hoành lực hoặc Thực lực. Cần lưu ý về nghĩa các tiếng dùng ở đây. Hư, Thực không thể hiểu theo cách thông thường là Có, Không mà cần hiểu theo đặc tính gồm chứa ở trong. Hư lực là sức mạnh hiển lộ nên có tính Cương, còn Thực lực là sức mạnh ẩn tàng nên có tính Nhu . Vì vậy , mới nói Lực hữu hình , Kình vô hình, Lực tản mạn, Kình hội tụ, Lực trì trệ, Kình thông bén. Những cách diễn tả này chỉ nhằm cho thấy Lực không thể phát hết do bị cản ở lưng và vai cuối cùng ở chính mục tiêu va chạm. ngược lại, Kình dễ dàng thông suốt qua tay chân khi phát qua mục tiêu khi va chạm. Tuy vậy, cần nhớ là Kình cũng phân thành Cương Kình và Nhu Kình. Quan niệm truyền thống Thiếu lâm hình dung Cương kình như một mũi dao nhọn còn Nhu kình như một làn gió thoảng. Mũi dao có thể bị ngăn lại do một lẽ nào đó nhưng ngọn gió sẽ thổi qua tất cả.
    (Sưu tầm)
  10. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Tôi có bỏ công sưu tầm một số bài viết và tư liệu thông tinh cũng như hình ảnh để lập 1 topic về các môn Nội Gia Quyền bên trang thaicucquyen.com. xin mời anh em tham khảo
    http://thaicucquyen.com/viewthread.php?tid=602
    Trong này tôi thích nhất phần tài liệu nói về môn Thông Bối và bát cực. cùng các clíp cơ bản công của Thông Bối Quyền.
    chỉ tiếc ở Việt nam chả có Quyền Sư nào dậy Thông Bối. Nếu không thì tôi cũng phải xin học phần cơ bản công.

Chia sẻ trang này