1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình Ý Quyền Thiên Tân - Hà Bắc

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi xingyihanoi, 24/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Vâng. Ý em là vậy mà! Không Chuẩn không theo! Phương pháp em được học về xingyi là Cực Chuẩn nhưng tiếc là tố chất mình quá kém nên ko nói được lên điều gì!
  2. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Nếu đánh giá ai ăn ai thì đó chỉ là 1 vấn đề không hoàn toàn xác thực dù đồng hạng cân. Bản thân tôi rất thích tập lối tập của Tán Thủ rồi cấy ghép với Nội Gia.
    Những cao Thủ trong Thanh Triều toàn những người luyện Hình Ý Quyền và Bát Cực QUyền. Hai môn này thường dậy cho Thị Vệ Đại Nội.
    Nam hay Bắc, cái nào hay thì tập thôi.
    Nếu cho tôi chọn các môn để tập ngoài HÌnh Ý và Vĩnh Xuân Việt nam, tôi sẽ chọn một trong các môn sau để tập: Châu Gia Nam Đường Lang, Lục Hợp Đường Lang và Mai Hoa Đường Lang tóm lại là những cái liên quan về Đường Lang, và Thông Bối Quyền ,Bát Cực Quyền, Phê Quải (Phách QUải), Bạch Mi, Bạch hạc, Trốc Cước. Tôi nghĩ những môn này là những môn phái đáng kính nể ở cả Nam Bắc Trung Hoa. Đơn giản là vì các bộ môn này không phân biệt tố chất và chọn lọc tố chất nhiều lắm, ai cũng có thể tập được 1 chút gì đó.
    Tham khảo vài trận So găng giữ Ý Quyền và Tán Thủ
    - Ý Quyền(Võ Trung Hoa Hiện Đại) thoát thai từ Hình Ý Quyền cách tập Trang Công kèm theo 1 số nguyên lý của các bộ môn khác và cả Boxing.
    Ý quyền: Áo xanh
    sanshou: Áo đỏ.
    http://www.youtube.com/watch?v=vT4VHvLbFVQ
  3. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Tham khảo demo 1 số clips của bộ môn Bát Quái Chưởng demo về 1 số cách Vật:
    http://www.youtube.com/watch?v=kPQqTMSd5J4&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=rA_AuE5Z0ZA&feature=related
  4. chicken_2006

    chicken_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2006
    Bài viết:
    1.247
    Đã được thích:
    0
    Vậy sao biết là chuẩn
  5. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Vậy anh cứ tìm hiểu về Hình Ý Quyền và các môn Nội Gia Quyền và xem thế nào là Chuẩn. Rồi nếu có duyên đến gặp người hướng dẫn em môn này sẽ biết thế nào là Chuẩn và tại sao em theo học.
    Hết rồi. Hì hì!
  6. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới đọc thấy post của bạn.
    vàng 1:quả thật ko hiểu bạn nói gì, môn võ nào chả kén người;Tán thủ thì chọn người thể lực tốt, phản xạ tốt, các môn nhu thì chọn người phản xạ nhanh, nắm bắt lý thuyết tốt...Vậy thì cái mấu chốt ở đây là gì: xưa tôi có post một bài trong topic Thiếu lâm thì phải về cuộc so đọ giữa võ quân đội TQ và võ quân đội Nga trong tranh chấp biên giới năm 70, kết quả phần thua về phía không có va chạm với phần còn lại của thế giới theo đúng câu:"những dòng sông lạc loài, không ra được biển rộng, sẽ chết trong mờ trôi.." của TCS.
    Vàng 2: quả thật với trình độ còn non kém của tôi thì chả thấy phần Ý quyền,đại thành quyền nó ở đâu, chỉ thấy hai anh tán thủ nện nhau, anh áo xanh bị lỗi về di chuyênnhửng tay khoẻ quá nên tẩn anh áo đỏ tèo ko dậy nổi, có lẽ anh áo đỏ bị bệnh "glass jaw".
  7. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Hãy nhìn cho nó kỹ sẽ thấy mấy anh áo xanh phát huy các kỹ thuật của Yiquan (Ý QUyền). Chẳng qua có đôi găng vào thì nhìn ko rõ là phải.
    Hơn nữa, Mọi người đừng nhầm Tán Thủ là 1 môn phái riêng.
    Tán Thủ chẳng qua là 1 phương pháp luyện tắt để đánh đối kháng. Bất cứ một môn võ nào cũng có phần Tán Thủ của môn phái đó.
  8. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Lược khảo Hình Ý Quyền
    (bài dịch của một thành viên bên thaicucquyen.com, nick novice)
    I. Phần lược dịch
    *Quyền thuật cường mãnh có lý luận cao

    Hình Ý Quyền (HYQ), Tâm Ý Quyền (TYQ) và Tâm Ý Lục Hợp Quyền (TYLHQ) đều là những môn có cùng xuất xứ tại tỉnh Sơn Tây(Trung Quốc) và cùng thờ một *****. Trong giới võ thuật Trung quốc, đây là những môn phái quyền thuật với quyền pháp tiềm tàng uy lực cương mãnh mà trong số truyền nhân các lưu phái của chúng có nhiều danh thủ còn lưu danh với những trận thực chiến lẫy lừng. Hình Ý hay Tâm Ý khi phát âm theo giọng Bắc Kinh có thể cho âm khá gần nhau. Đứng trên khía cạnh lịch sử mà nói thì Tâm Ý có nguồn gốc xa xưa hơn nhưng kể từ thời cận đại thì tên gọi Hình Ý dần dần được dùng nhiều hơn.
    HYQ được kể là một nhánh Nội gia quyền như Thái Cực Quyền (TCQ) và Bát Quái Chưởng (BQC). HYQ cũng có nền tảng dựa trên triết lý Đạo giáo và được cho là một môn võ thuật có hiệu quả dưỡng sinh. HYQ được biết đến như một quyền pháp Nội gia có uy lực phát kình cực mạnh nếu biết phát huy và có tính hiệu quả trong chiến đấu cao với một triết lý Âm dương ngũ hành ảo diệu là nền tảng
    *Hình Ý Quyền Viễn tổ - Thần thương Cơ Tế Khả
    Trong ?oLời tựa? của ?oTâm Ý Lục Hợp Quyền Phổ? được phát hiện tại Trần Gia Câu ?" quê hương của Thái Cực Quyền, TYLHQ được ghi là bắt nguồn từ môn võ do Long Phụng Cơ, một người tinh thông thương thuật xuất thân tỉnh Sơn Tây khai sáng ?ocác loại quyền pháp không chỉ thuần nhất có một, cũng không biết do công lao bao nhiêu người sáng tạo. Suy cho cùng thì Lục Hợp vốn từ Sơn Tây Long Phụng Cơ tiên sinh mà ra, tiên sinh là người tinh thông thương pháp, được người tôn là Thần thương.?
    Từ một nguồn khác là ?oTâm Ý Quyền Phổ? do sáng tổ Đái thị Tâm Ý là Đái Long Bang soạn, ***** được ghi là Nhạc Phi và kể thêm tên của một võ thuật gia là Cơ Tế Khả. Cũng trong sách này, có đoạn như sau ?o Cơ công tên là Tế Khả, tự là Long Phong?. Xét mặt chữ thì so với ghi chép trong ?oTâm Ý Lục Hợp Quyền Phổ? là Long Phụng Cơ có khác biệt nhưng có thể xem là cùng chỉ một người. Do trong ?oTâm Ý Quyền Phổ? có ghi tên Nhạc Phi nên giả thuyết ***** Hình Ý Quyền dần dần lan rộng. Thực ra, các môn phái võ tôn Nhạc Phi ?" danh tướng Nam Tống, là nguyên tổ rất nhiều nhưng so với các môn ấy thì truyền thuyết về Nhạc Phi trong lịch sử HYQ không có nên rất khó kiểm chứng. Tên của Cơ Tế Khả có thể tìm thấy trong ?oCơ thị tộc phổ?, từ đó có thể biết đây là một nhân vật có thực. Tộc họ Cơ vốn là một dòng họ từ Đại Hòe Thụ, huyện Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây chuyển đến sống ở Tôn thôn, Chư Phùng lý, Bồ Châu thời Minh sơ. Tế Khả được cho là sinh ra trong niên hiệu Vạn Lịch (1573 -1620). Đại Hòe Thôn cũng chính là quê quán của Trần gia ?" dòng tộc gắn liền với danh tiếng TCQ. Chi tiết Cơ Tế Khả xuất thân từ Cơ tộc, từng sống tại Đại Hòe Thôn cũng là một điều trùng hợp đáng lưu ý. Về Cơ Tế Khả, sách viết ?ovũ dũng hơn người, thân chinh phòng tặc khấu ở phía Tây thôn, một mình đánh ngã đầu đảng, người đời xưng tụng là Thần thương, võ nghệ truyền khắp Hà Nam, đến nay vẫn còn được nhiều người tôn thờ?
    ??Tế Khả được tôn xưng là ?oThần thương? và sau này, quyền thuật phát xuất từ thương thuật của ông được truyền thụ cho nhiều người. Quyền pháp ấy dần dần phát triển dưới những tên gọi như TYQ, TYLHQ và HYQ. Đáng chú ý ở đây là chi tiết ?ovõ nghệ truyền khắp Hà Nam? vì Hà Nam chính là nơi ngôi chùa Tung Sơn Thiếu Lâm Tự lừng danh tọa lạc. Trong cuốn ?oTiên tổ Cơ Tế Khả lược truyền? do con cháu dòng họ Phi là Cơ Tường Hòa có chép rằng ?oTế Khả sống ở Thiếu Lâm Tự mười năm, truyền dạy rất nhiều học trò? Từ đây ta có thể tìm thấy mối liên hệ với môn võ bí truyền của Thiếu Lâm Tự là Tâm Ý Bả ( ?obả? ở đây có nghĩa là ?ocầm, nắm? chuyển sang chữ Nôm của người Việt có khi còn được đọc là ?obổ, bửa,? hay ?ovỗ? ?" novice chú thích)
    * Lý Lạc Năng (cũng được gọi làLý Năng Nhiên ?" novice chú thích) , người xác lập Hình Ý Quyền
    Cơ Tế Khả sáng lập quyền pháp và truyền thụ cho nhiều người, trong số này có hai người nổi tiếng kiệt xuất là Mã Học Lễ (người Hà Nam, thế kỷ 18) và Tào Kế Vũ (người Sơn Tây, thế kỷ 17) (Tào Kế Vũ là nhân vật có thực nhưng cũng có thuyết tỏ ra nghi ngời mối quan hệ với Cơ Tế Khả).
    TYQ từ Tào Kế Vũ được truyền cho anh em Đái Long Bang, Đái Lân Bang (?oĐái? còn được đọc là ?oĐới? ?" novice chú thích), quyền pháp này từ đây được gọi là Đái thị TYQ còn truyền thừa cho đến ngày nay. Lý Lạc Năng là người tỉnh Hà Bắc (thế kỷ 19) học Đái thị TYQ rồi truyền rộng ra khắp nơi dưới tên HYQ. Có thuyết cho rằng Lý Lạc Năng được Đái Long Bang trực tiếp chỉ dạy nhưng khỏang thời gian cách biệt giữa hai nhân vật này đến gần một thế kỷ (100 năm) nên có lẽ Lý học quyền với con cháu nhà họ Đái thì đúng hơn.
    ??Lý Lạc Năng là người quyền pháp tinh diệu được người đời xưng tụng là ?oThần quyền Lý?, cũng là người đầu tiên phá bỏ lệ cũ mang Đái thị TYQ truyền cho người ngoài chứ không chỉ giới hạn trong số những người đã được tuyển lựa kỹ càng từ họ hàng thân tộc của họ Đái. Lý là hộ vệ cho một hào phú ở tỉnh Sơn Tây và thường qua lại giữa Hà Bắc ?" Sơn Tây nên trong số môn đồ có rất nhiều người xuất thân từ hai tỉnh này. Những môn đồ thành danh của Lý Lạc Năng ngày nay vẫn còn được nhắc tới thì ở Sơn Tây có Tống Thế Vinh, Xa Nghị Trai, Tống Thế Đức; ở Hà Bắc có Quách Vân Thâm, Lưu Kỳ Lan, Lưu Hiểu Lan, Bạch Tây Viên(1). Do vậy, về sau này HYQ phân làm hai nhánh lớn là Sơn Tây phái và Hà Bắc phái.
    Ở Hà Nam, quyền pháp truyền bởi Mã Học Lễ có thời cũng được gọi là HYQ nhưng thực tế là TYLHQ. Dù có chung nguồn gốc xuất xứ với HYQ, kỹ thuật và lý luận của quyền pháp này có chiều hướng khác biệt.
    * Quyền lý dựa trên học thuyết Âm dương Ngũ hành
    Có thể nói đặc điểm lớn của HYQ là lý luận quyền pháp được đặt trên nền tảng học thuyết Âm dương Ngũ hành. Có thể xem rằng, kỹ thuật HYQ đi với phù hiệu Âm dương Ngũ hành trải qua các đời từ Tào Kế Vũ, Đái Long Bang, Lý Lạc Năng dần dần được chỉnh lý cho hoàn thiện và đến thời Lý Lạc Năng thì HYQ đã trở nên hoàn bị như ngày nay. Trong quyển ?oTào Kế Vũ Thập Pháp Trích Yếu? do chính Tào Kế Vũ để lại thì có cả thảy 10 yếu quyết được truyền lại là: Tam tiết, Tứ tiêu, Ngũ hành, Thân pháp, Bộ pháp, Thủ pháp, Túc pháp (2),Thượng pháp, Tiến (tấn) pháp, Cố pháp, Khai pháp, Tiệt (triệt) pháp, Truy pháp, Tam tính Dưỡng khí pháp và Nội kình. Tuy trong yếu quyết có nhắc đến Ngũ hành nhưng không tìm thấy Ngũ hành quyền như trong HYQ ngày nay. Sang đến Đái thị TYQ thì có thể tìm thấy Ngũ hình quyền nhưng bài quyền không giống với HYQ mà gần với TYLHQ hơn. Đến thời Lý Lạc Năng thì quyền pháp có tên là HYQ, tư thế căn bản ?osau 7 phần, trước 3 phần? được gọi là Tam Tài Thức (cũng gọi là Tam Thể Thức ?" novice chú thích), phương pháp luyện tập bằng các bài Ngũ hình quyền, Thập nhị hình quyền cũng đã thành hệ thống. Căn bản của HYQ là Ngũ hình quyền tương ứng với Ngũ hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (3): Phách quyền (Kim), Tán quyền (Thủy), Băng quyền (Mộc), Pháo quyền(Hỏa) và Hoành quyền (Thổ).
    Thập nhị hình quyền gồm có : Long hình quyền, Hổ hình quyền, Hầu hình quyền, Mã hình quyền, Đài hình quyền, Kê hình quyền, Diêu hình quyền, Yến hình quyền, Xà hình quyền, Đà hình quyền, Ưng hình quyền, Hùng hình quyền. (3)
    So với quyền pháp tiền thân là TYQ có động tác thiên về cách sử dụng đòn thế có tính cách bản năng như động vật thì HYQ có động tác công thủ đã được tinh luyện. Đòn thế HYQ so với các môn quyền khác rất đơn giản mang lại cho người mới học cảm giác dễ học nhưng trong thực tế thì những yêu cầu của HYQ rất khó đáp ứng, cần phải chuyên cần tập đi tập lại nhiều lần.
    Nhìn sơ qua thì đòn thế đơn giản của HYQ mang tính tĩnh, có thể liệt ngang hàng với hai môn Nội gia khác là TCQ và BQC. Người đạt chân truyền HYQ có thể sát thương đối thủ với chỉ một đòn tiềm ẩn uy lực cực lớn. So với TYLHQ- môn quyền có tính năng chiến đấu lừng danh thì uy phong của HYQ không hề thua sút. Trong quá khứ, những người được gọi là danh thủ HYQ chỉ với một cái nhích khẽ cũng có thể đánh ngã đối phương.
    Khi lâm trận, danh thủ HYQ chỉ thẳng tiến và phát đòn quỷ khốc thần sầu mà không màng đến việc đối phương phòng ngự ra sao. Không cần vẻ đẹp hoa mỹ của đòn thế, tinh túy của HYQ chính là ở chỗ chỉ với một đòn là có thể đánh ngã, một chiêu xuất ra là chế ngự đối thủ.
    *??Hình Ý Quyền Sơn Tây Phái ?" Danh quyền với nét đẹp tinh vi
    HYQ Sơn Tây được cho là khởi đầu từ Xa Nghị Trai. Xa Nghị Trai là môn đồ của Lý Lạc Năng trong thời kỳ đầu, nhập môn cùng với ông có Tống Thế Vinh và cả hai có thể đã tham gia quá trình tạo dựng hệ thống quyền pháp mới của Lý Lạc Năng
    Lấy ví dụ, tục truyền rằng Xa Nghị Trai và Tống Thế Vinh đã cùng nhau lập ra phương pháp song luyện gọi là An Thân Pháo. Trong khi TYQ phần nhiều sử dụng Cung bộ, dồn thể trọng về chân trước thì tư thế căn bản của HYQ là ?otiền tam phân, hậu thất phần? tức Tam Thể Thức với bảy phần trọng lượng ở chân sau và ba phần ở chân trước. Sự thay đổi này có thể do Lý Lạc Năng thực hiện ngay từ đầu nhưng cũng có thể là Xa Nghị Trai trong quá trình học quyền với thầy mình thì bộ pháp dần dần thay đổi và ông đã tiếp thu trong quá trình thay đổi ấy. HYQ Sơn Tây vừa truyền thụ Tam Thể Thức như tư thế căn bản, vừa xem trọng Kê Hình Quyền là bộ pháp cơ bản được dùng trong TYQ .Trong kỹ thuật của HYQ Sơn Tây Phái, có thể thấy nhiều điểm thoáng mang hình ảnh của TYQ và từ đây, có thể thấy được sự chuyển biến từ TYQ sang HYQ.
    Sau khi học thành tài, Xa Nghị Trai trở về cố hương, truyền dạy môn đồ ở đó cho đến hơn 80 tuổi. Công phu của ông cực cao, tương truyền danh thủ HYQ Hà Bắc là Quách Vân Thâm nghe tiếng có tìm đến tỷ thí và khen tặng ?o Xa sư huynh công phu đã đến mức xuất thần nhập hóa, thật khó có người sánh kịp?. Xa Nghị Trai giữ gìn nghiêm nhặt đường quyền của sư phụ dạy cho, chỉ truyền cho một số ít môn đồ nên kỹ thuật của Lý Lạc Năng trong thời kỳ đầu được bảo tồn gần như nguyên vẹn. So với HYQ Hà Bắc nổi danh trong thời cận đại thì HYQ Sơn Tây có nhiều kỹ thuật nhu hơn, phong cách khinh linh, xảo diệu, có vẻ mỹ quan , xứng đáng được gọi là HYQ cổ truyền.
    * Hình Ý Quyền Hà Bắc Phái ?" Nơi sản sinh nhiều quyền hào, danh thủ
    Kể từ thời Dân Quốc (1911), vùng Bắc Kinh, Thiên Tân có rất nhiều quyền sĩ thuộc Hình Ý Quyền và HYQ lưu danh thơm trong lịch sử võ học Trung Hoa. Với hai nhân vật trung tâm là Quách Vân Thâm và Lưu Kỳ Lan, HYQ Hà Bắc được nhiều người theo học. Đặc biệt, Quách Vân Thâm được tán thưởng là danh thủ ?obán bộ Băng quyền đả biến thiên hạ? , là người phát huy thực lực của HYQ trong chiến đấu và giao lưu với nhiều võ thuật gia đương thời.
    Cùng từ HYQ Hà Bắc có Lý Tồn Nghĩa làm bảo tiêu ở Bảo Định, Trương Chiếm Khôi là bộ khoái duy trì an ninh tại Thiên Tân, Thượng Vân Tường ?" người cũng nổi tiếng về Băng quyền như Quách Vân Thâm, Tôn Lộc Đường ?" đại gia thành tựu với Tôn thị quyền pháp?Những người vừa kể đều là những quyền thuật gia lưu danh hậu thế của HYQ Hà Bắc.
    HYQ Hà Bắc có phong cách trang nghiêm, chỉnh chu và hào khóai. Khác với HYQ Sơn Tây giữ đúng nền nếp cổ truyền, HYQ Hà Bắc xem trọng thực chiến và giao lưu với các môn phái khác, chủ luyện nội công, lý luận cũng đã được chỉnh lý phù hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành, đủ là một môn trong Nội gia quyền.
    HYQ Hà Bắc luyện công dựa trên tư thế căn bản Tam Thể Thức, điều chỉnh tư thế và rèn luyện phần hạ bàn. Cùng với việc chuyên cần luyện ngũ hành quyền, bộ pháp đặc dị của HYQ dần dần được thành hình và dưỡng thành nội lực.
    Nhìn sơ qua thì thấy HYQ Hà Bắc tập đi luyện lại những đòn thế đơn sơ nhưng trong ba nhà HYQ, BQC và TCQ thì đây là dạng đã được tinh giản nhất, có thể xem như tu thiền. Đệ tử cuối đời của Quách Vân Thâm là Vương Hướng Trai lại còn giản lược hơn, chú trọng Trạm trang công, bỏ hết bài quyền và sáng lập Ý quyền.
    Qua bao thế hệ, HYQ được nghiên cứu và cải tiến, sự tinh luyện của HYQ Hà Bắc chứng minh trong suốt thời gian lịch sử vừa qua với những kinh nghiệm giao đấu thực sự của các danh thủ phái này rằng quyền pháp này quả thực là một quyền pháp có uy lực công kích không thua kém bất kỳ môn võ nào khác.
  9. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Bàn về phân biệt Nội gia, Ngoại gia trong quyền thuật
    Tác giả : Tôn Lộc Đường

    Lời người dịch Năm 1929, nhân dịp Giang Tô Quốc Thuật Quán phát hành tập san kỷ niệm 18 năm ngày thành lập, Đại sư Tôn Lộc Đường với tư cách Võ Đang trưởng môn trong quán đã góp bài tiểu luận này. Nội dung tiểu luận thuật lại những trao đổi với Tống Thế Vinh, một danh gia Hình Ý Quyền tại Sơn Tây 48 năm về trước. Theo lời Tôn Kiếm Vân, ái nữ của Đại sư Tôn Lộc Đường, vài tháng sau cuộc trao đổi về nội công và nội ngoại gia với Tống Thế Vinh kể trên, Đại sư Tôn Lộc Đường đạt đến cảnh giới hoàn hư. Nay xin giới thiệu cùng quý đồng đạo lời bàn của bậc danh sư với ước mong có người hữu duyên, ngộ tánh cao mau đạt thành công. Lời danh sư ngắn gọn, súc tích, hàm nghĩa uyên thâm nhưng trình độ Hán văn của người dịch thì có hạn nên chắc chắn có nhiều sai sót. Mong được chỉ bảo để chỉnh lý cho hoàn thiện.

    Ngày nay, người bàn về quyền thuật ai ai cũng phân Nội gia, Ngoại gia. Hoặc nói Thiếu Lâm là Ngoại gia, Võ Đang là Nội gia; hoặc bảo Phật môn là Ngoại gia, Lão giáo là Nội gia. Kỳ thực, tất cả chỉ là nhìn vào hình tướng bề ngoài. Tên gọi thì có phân ra Thiếu Lâm, Võ Đang nhưng thực thì không lấy đó mà chia Nội gia, Ngoại gia. Thiếu Lâm là chùa, Võ Đang là núi; quyền pháp gọi tên theo địa danh, tịnh không có cao thấp. So sánh đôi bên, việc tên gọi Thiếu Lâm nhiều người biết, Võ Đang ít người nghe cũng có nguyên do. Nhắc đến quyền thuật Thiếu Lâm Tự thì chi phái cực nhiều, danh mục cũng lắm, khắp nơi tương truyền, nghe quen biết rõ. Võ Đang thì không như thế, người luyện chỉ có một số ít, trong xã hội có người còn không biết Võ Đang nằm ở tỉnh nào, nói như thế cũng không phải là quá lời. Chiết Giang Trương Tòng Khê không phải là đích truyền của Võ Đang sao? Người kế thừa của Chiết Giang nhân sĩ họ Trương hiện nay, sao trước đây chưa từng nghe thấy? Mươi năm gần đây, người ta bắt đầu biết đến Võ Đang là quý rồi. Thiếu Lâm, Võ Đang một ẩn một hiện như vậy, sao lại vội chia nội ngoại một cách dễ dàng như thế ? Hay lại nói không chia nội, ngoại cách ấy mà căn cứ vào hình thế có cương nhu mà phán đoán ? Ấy là không biết rằng một đằng từ nhu mà luyện thành cương, một bề từ cương mà luyện thành nhu, cương nhu tuy phân, thành công lại là một. Người tập võ thuật dĩ Hòa chi dụng, trong Hòa gồm đủ Trung, Trí, Dũng vậy.
    Tôi đã luyện quyền được mấy mươi năm. Lúc đầu cũng theo cái nhìn của thế tục, mỗi ngày tích khí vào đan điền, bụng dưới cứng như đá tảng, mỗi lần vận khí có thể đánh ngã người khác văng ra cả trượng. Đi, đứng, nằm, ngồi không có khi nào là không luyện khí như vậy. Tự bảo mình rằng tích khí trầm hạ, như vậy là đắc nội kình trong quyền thuật rồi. Những kẻ không có khả năng trầm khí đan điền thì tất thảy đều là Ngoại gia. Một ngày nọ, nhân vì có ước hẹn từ trước với Sơn Tây Tống Thế Vinh tiền bối, tôi khăn gói lên đường. Sau khi hàn huyên, nhân hỏi việc phân biệt Nội gia, Ngoại gia, Tống tiên sinh bảo ?o Hô hấp thì có chia ra trong, ngoài nhưng quyền thuật thì không phân biệt nội, ngoại. Kẻ khéo dưỡng khí tức là Nội gia, người không khéo dưỡng khí là Ngoại gia. Câu nói rằng ?o thiện dưỡng hạo nhiên chi khí? thực là vạch rõ tinh túy Nội gia. Công dụng của quyền thuật là ?odĩ động cầu tĩnh?, tác dụng của tọa công là ?o do tịnh cầu động?. Kỳ thực trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, cùng trong một bản thể, không thể chia hai. Do vậy mà nói, tĩnh đến cực thì động, động đến cực thì tĩnh, động tĩnh tương sanh. Nhược bằng đem phân chia nội ngoại tách bạch tức là ?osai một ly đi một dặm?. Ta nói hô hấp có chia nội ngoại bởi truớc hết cầu thông. Thông và bất thông, phân chia như thế nào ? Những kẻ mới luyện quyền hay những người không biết thì hô hấp dừng lại ở phần giữa, đi ngược trở lại, dội lên trên. Như vậy gọi là hô hấp bất thông. Cực kỳ tệ hơn nữa là sanh ra nóng nảy, hung hãn. Đó là do hỏa khí cương quá nên nóng mà như vậy. Ngược lại, hô hấp đi xuống sâu, xa đến tận đan điền thì tâm thận tương giao, thủy hỏa tương tế, hỏa khí không bốc lên, hô hấp khả dĩ tự nhiên, không dội ngược lên trên. Như thế gọi là nội ngoại tương thông, thượng hạ tương thông, khí tự hòa thuận, hô hấp đạt đến phần dưới. Khí là một, ngộ nhận thành ra hai, dẫn đến cái tệ bất thông. Tử Dư viết ?oCầu an tâm, an tâm rồi thì sau đó đạo sanh?cũng tức là cái lý của Đạo gia.? Tôi hỏi ?oNhư kẻ hèn này có thể gọi là đắc được nội kình trong quyền chăng ? Toàn bộ khí hạ trầm, bụng dưới cứng như đá vậy.? Tống tiên sinh đáp ?oKhông ! Không! Ngươi tuy khí đã thông tới bụng dưới nhưng không hóa cứng thì kết quả tất bị lụy, chưa gọi là thượng thừa được.? Tôi bèn hỏi làm sao để hóa giải. Tiên sinh đáp ?o Có tức là không, thực tức là hư. Bụng còn cứng tức là chưa phải chân đạo. Mạnh Tử nói ?ovì nhân nghĩa mà làm, không làm nhân nghĩa?. Sách ?oTrung Dung? luận công dụng của trung dung. Nên biết lời nói người xưa, tất thảy có chỗ dùng. Quyền thuật trọng trung hòa , cũng trọng nhân nghĩa. Nếu không biết cái lý này, có luyện được nhanh như chim bay , sức cử nổi ngàn cân bất quá cũng chỉ là cái dũng của kẻ thất phu, không ra khỏi Ngoại gia. Nhược bằng có người luyện đến trung hòa, khéo giảng giải nhân nghĩa, động tác có lễ tiết, thấy việc nghĩa là làm, người đó cho dù không có được sức cử trăm cân cũng vẫn là Nội gia. Kíp luyện khí công thâm hậu, xem rõ trong ngoài, nhận xét có không, chí đại chí cương, thẳng thắn vô hại, biết gói biết mở, cách dùng rộng rãi nguyên lý tinh vi. Người xưa nói ?ovật là thái cực, vật là âm dương?. Bên trong con người là khí trung hòa thiên địa, há chẳng phải là thái cực sao ? Kinh Dịch viết ?o cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật?, trong tâm có cái lý trọn vẹn, bề ngòai là lý thể hiện tâm, nội ngoại chỉ một lý mà thôi.?. Tôi nghe lời dạy của tiên sinh, mới biết quyền đạo cũng chính là thiên đạo, thiên đạo tức nhân đạo. Lại biết hình thế của quyền tuy có khác, lý chỉ là một. Những người còn chia nội ngoại thực là sở kiến chưa thấu đáo, chưa nhận thức rõ cái lý. Từ đó mà suy, ngôn ngữ cần phải ôn hòa, động tác cần phải tự nhiên. Người ta lập thân xử thế, bề trong phải thành thật rồi mới tới bề ngoài. Sao chỉ có quyền thuật phải khác biệt.chứ. Cứ lấy ví dụ các danh tướng xưa nay như Quan Vân Trường, Nhạc Vũ Hầu mà xem, các vị đều biết Xuân Thu đại nghĩa, giảng Lễ Nghĩa trau dồi Thi, Thư, đến ngàn sau vẫn còn được người người kính ngưỡng, sùng bái. Nếu chỉ mở mang đất đai bờ cõi, sanh con cháu đầy đàn thì bất quá cũng chỉ lưu danh là dũng sĩ.
    Một đằng là nội ngoại hòa hợp, trước sau tinh thô không chỗ nào không đến, một đằng là khách khí, tự mình chuốc lấy đau buồn, lấy làm bùi ngùi. Tống tiên sinh lại nói ?oQuyền thuật có thể làm thay đổi khí chất con người.? Tôi tự vấn thấy mình vẫn chưa có khả năng làm được hết, còn có chỗ phụ lời giáo huấn của tiền bối. Nhân Giang Tô Quốc Thuật Quán phát hành tập san kỷ niệm 18 năm thành lập, tôi đang làm việc trong hội quán, cũng đã được hai năm, tài hèn sức mọn, ngồi không mà phê phán, nay lược thuật lại lời dạy của tiền nhân mà tự lấy làm hổ thẹn.
    ( Tôn Lộc Đường Võ Học Lục , NXB Nhân Dân Thể Dục, Bắc Kinh, 2001. p.p. 377 - 380)
  10. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Cơ bản công và cơ sở công
    Trong võ thuật, cơ bản công là bí mật của từng môn phái.
    Việc rèn luyện cơ bản công cần thiết và khác biệt tùy theo từng môn phái. Những môn công phu chỉ nhằm tăng năng lực vận động, như Đồng Tử Công chẳng hạn , là cơ sở công và không nằm trong phạm trù võ thuật. Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều người không phân biệt được cơ bản công và cơ sở công.
    Lấy ví dụ, nếu mang cơ bản công của môn Đàn thóai cho người học Đường Lang Quyền học thì nó sẽ trở thành cơ sở công. Cơ bản công của từng môn phái gắn liền với việc rèn luyện căn bản để tung quyền, cước.
    Ngay khi nhập môn thường được truyền thụ cơ bản công. Người tập phải tích lũy công lực thông qua sự rèn tập cơ bản công ấy và phải biết tính liên quan của các công phu cơ bản được truyền thụ ở từng giai đoạn và phải hiểu sâu tính liên quan của chúng với sáo lộ (bài quyền) của môn phái mình học.
    (Theo Lưỡng Nghi Lão Nhân)

Chia sẻ trang này