1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình Ý Quyền Thiên Tân - Hà Bắc

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi xingyihanoi, 24/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Ba môn Nội Gia Quyền ngày nay được chính thức công nhận tại Trung Hoa là Thái cực quyền - Hình Ý Quyền - Bát Quái Chưởng.
    Trình tự TCQ-->HYQ-->BQC cũng là trình tự đào luyện NHÂN-->DŨNG-->TRÍ vói đặc điểm là thực chứng thực dụng xa rời lý thuyết mơ hồ.
  2. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Tham khảo 1 bài viết của 1 võ sư học hệ phái Nội Gia TCQ - HYQ - BQC dòng Wang shu Jin (Vương Thụ Kim): nick motgiot bên thaicucquyen. Đây là một người rất hiểu biết và sâu sắc.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------
    Tôi cũng xem nhiều video các cao thủ Trung quốc, thấy rất nản. Khi nhìn cách họ đi quyền hay phân thế chiến đấu bạn có thể đoán trình độ phải không. Bạn thấy cái nào hay giới thiệu xem!
    Võ thuật ngày nay kém xưa là hiển nhiên. Văn ôn võ luyện là yếu quyết muôn đời. Ngày xưa võ tập full time, ngày nay võ tập part time thì sao bì. Võ ngày nay nói thì nhiều, người ta mãi mê tìm bí quyết mì ăn liền, hi vọng rằng có thể tập ít mà thành tựu nhiều.
    Ngoài ra tiêu chuẩn đánh giá võ thuật ngày nay quá xa thực tế:
    1-Vì ảnh hưởng của film, truyện võ thuật
    2-Vì những huyền thoại hoá khả năng võ thuật những nhân vật trong lịch sử
    3-Vì tật phóng đại, đại ngôn của người TH (một số người - sorry!)
    Võ thuật xuất hiện do nhu cầu chiến đấu (martial) lâu dần thuật (art) được thêm vào, lấn chiếm. Võ thành vũ, một nghệ thuật múa cho đẹp, tính chiến đấu biến thành tính biểu diễn, võ thuật là cho mình biến thành cho người xem, mang nhiều tính gymnastic. Người ta bắt đầu chạy theo tính entertainment bằng những sáng tạo các bài quyền thật đẹp mà đánh mất tính chiến đấu thực dụng. Người theo học không có kiến thức võ thuật lại bị mê hoặc đua nhau theo học, đắm chìm trong các bài quyền. Họ tạo ra những bài đối luyện quy ước thật đẹp, nguờI tập cảm thấy thích thú, người xem thì thấy thật là cao siêu, đánh nhau có tiến có thoái, ngang dọc, nhảy nhót tuyệt vời, đòn thế rõ ràng. Những cái đẹp cao siêu đó in vào tâm khảm rồi khi thấy đánh nhau thật sao không giống như vậy thì cho là dở võ, học chưa tới. Cũng vì vậy mà Wang Shu-chin đã loại bỏ những bài đối luyện quy ước trong HÌnh ý cũng như Bát quái mà chỉ chú trọng đến thôi thủ tán thủ tự do
    Thân
    Nguồn tham khảo: http://thaicucquyen.com/portal.php
    Được xingyihanoi sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 13/10/2008
  3. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Lại xin tiếp tục trích đoạn đối thoại của 2 thành viên trang forum thaicucquyen.com là tcq_01 và motgiot:
    -------------------------------------------------------------------------------------
    tcq_01 hỏi: Chào võ sư Motgiot,
    Tôi cảm thấy môn võ TCQ-HYQ-BQC dòng Wang Shu-Chin của võ sư rất hay. Tôi thấy ở một số chi phái Thiếu Lâm, những môn sinh luyện qua nội công có khả năng làm được những việc như: chống mũi giáo vào yết hầu đẩy được otô, nằm cho oto tải lăn qua, đứng trên bao diêm, bóng đèn. Xin võ sư cho biết là các phương pháp tập khí công, nội công... của môn phái của võ sư có thể giúp môn sinh đạt được những khả năng đó không? Cảm ơn võ sư.

    motgiot trả lời:
    Bạn có thể bỏ tước hiệu võ sư trên net cho nó thân mật nhé!
    Nội gia quyền không có tập những môn công phu trên bạn ạ, dòng phái này cũng vậy! Wang Shu-chin cũng như các vị nội gia không xem những công phu trên là hiệu dụng thực tiển nên xem thường. Mất thời gian tập luyện mà đôi khi không có lợi cho sức khoẻ khi về già.
    Ba của tôi là một võ sĩ thiếu lâm có tiếng miền lục tỉnh, có làm những công phu trên nên tôi cũng biết chút ít về sự việc này:
    1-Muốn tập những môn này, học viên phải có tư chất khỏe mạnh
    2-Học viên phải tập gân cơ , nói là nội công nhưng thật ra là ngoại công
    3-Học viên phải tập kỹ thuật và kỹ xảo như ngành xiếc vậy.
    Như vậy không phải ai muốn học là học được. Ở đây xin nói vấn đề này xa hơn một chút: Mas Oyama của Karate chặt gẩy sừng bò nhọng, nhưng không có đệ tử nào của ông làm được như ông vì tư chất bất khả truyền, và ông cũng không bảo là do thành quả khí công hay nói rằng ông học khí công. Có những người có khả năng bẩm sinh kỳ lạ như làm một vật phát lửa khi tập trung nhìn vào, nhưng chính mình còn không biết tại sao như vậy thì làm sao dạy. Trong các nước Á châu, những người được biệt tài như thế dễ dàng lợi dụng 2 chữ khí công để kiếm tiền lắm. Cái gì cũng đổ cho khí công cho nên ông Wang XiangZhai về sau này đã không còn dùng chữ khí, theo nghĩa sức mạnh huyền nhiệm nữa, có phải không anh Quan?
    Thân ái

  4. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Xin tiếp tục trích dẫn nhưng đoạn đối thoại của võ sư motgiot:
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    tcq_01 hỏi:
    Ví dụ như tiết mục công phá chặt sừng bò, chém bay cổ chai bia của võ sư Mas Oyama của Karate thì có thể là dùng sức cơ bắp. Nhưng còn những tiết mục như cắm mũi giáo vào yét hầu đẩy otô đi, hay đứng trên bao diêm, bóng đèn thì sao (thường thấy các võ sư Thiếu Lâm trình diễn)? Theo như tôi được đọc và hiểu thì khi thực hiện tiết mục cắm giáo vào yết hầu đẩy otô đi, thì người thực viện phải vận khí vào yết hầu, khi ấy yết hầu sẽ có khả năng chịu đựng cao hơn bình thường rất nhiều nên có thể đẩy otô đi mà không thủng. Anh có thể bớt chút thời gian giải thích những kỹ thuật và kỹ xảo của hai tiết mục này được không?
    Cảm ơn anh!
    ====================================================
    motgiot trả lời:
    - Thật sự tôi không làm được những tiết mục đó thì không có đủ tư cách để nói. Tuy nhiên tôi có mấy điều gơi ý:
    1-Người thực hiện công phu cho giáo vào yết hầu có dám cho người cầm dao chọt vào yết hầu không? dù bằng một lực nhỏ.
    2-Người đứng trên bao diêm, trên bóng đèn khi đứng trên bàn cân, trọng lượng của anh ta có giảm không? Bạn có thể bóp vở quả trứng dễ dàng nhưng nếu bạn bóp 2 đầu nhọn của quả trứng thì bạn không thể làm vở trứng được. Đó chỉ là nguyên tắc vật lý. Khi bạn tập TCQ đến trình độ truỵ tấn, một người sẽ cảm thấy bạn rất nặng khi đẩy bạn không có nghĩa là bạn đã tăng trọng lượng. Nếu nói do vận khí làm cho nặng thì khí có trọng lượng sao? Trường hợp làm cho mình nhẹ thì ngược lại, bạn có thấy kỹ xảo trong vấn đề chưa?
    3-khí là vô hình hay hữu hình, cứng hay mềm, có trong lượng hay không có, không khí có thể cản lực đâm tới không?
    4-khi bạn thấy một người biểu diễn nằm trên bàn chông, đá để trên người rồi cho người khác dùng búa dập vở đá, bạn có nghĩ nếu không cần nằm trên chông, không cần để đá chỉ nằm cho người dùng búa nện xuống thì sẽ như thế nào?
    5-tại sao các nhà khí công đơn thuần, không phải bên võ, có khả năng vận chuyển khí, truyền khí trị bệnh nhưng không thể thực hiện được những tiết mục như vậy?
    PS: ở đây tôi có dịp so tài với một tay nổi tiếng thế giới, tôi xin dấu tên, biểu diển công phu đâm giáo vào yết hầu, xin thành thật nói không có gì đáng bận tâm đâu. Nói như vậy không phải để đề cao cá nhân tôi mà chỉ đề cao nội gia quyền thôi.
    Mong bạn hiểu tôi muốn nói gì
    Thân ái
    Nguồn tham khảo: http://thaicucquyen.com/viewthread.php?tid=306&page=4
  5. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Thêm một bài viết của bác motgiot bên thaicucquyen.com:
    Nguyên tắc HYQ cũng giống TCQ về thân pháp, eo lung vai ngực?điểm khác là động tác đi từ chậm đến nhanh mà không dùng sức, có sự phối hợp như là một thể thống nhất toàn cơ thể từ chân đến tay. Đánh như châm ngòi pháo nổ: explosive. Nói cho nghe cao siêu là dụng ý bất dụng lực, kình phát xuất từ chân qua eo, vai ra đến tay. Thần quy tụ vào một điểm. Đây cũng là một ví dụ tốt về việc đơn giản hoá sự giãng dạy nội gia quyền.
    Khi ta yêu cầu một học viên mới dụng ý bất dụng lực thì thông thường anh ta sẽ ngớ ngẩn. Thay vì vậy ta chỉ yêu cầu ?ođừng dùng sức, đánh trong trạng thái buông xả? là đủ. Điểm khác biệt là ta không đề cập ?oý?. Để đạt được ?okhông dùng sức, đánh buông xả? học viên phải dụng ý rồi.(?o ý? là chủ nhân ông không lộ mặt)
    Thêm nửa, để đạt yêu cầu toàn thân thống nhất một thể tự động học viên phải sử dụng ý cao độ. Nói là kình lực phát xuất từ chân qua eo vai đến tay, chứ thật ra như việc đẩy xe ra khỏi bùn. Hãy hình dung có chiếc xe ôtô lún bùn, mọi người cùng nhau đẩy, thế là một người hô hào 1, 2, 3? đẩy. Một đẩy rồi hai đẩy?, mỗi lần đẩy là một sự bùng nổ.
    Khi nói dụng ý không dụng lực thì dễ dàng confuse (confuse=làm cho mơ hồ, làm cho mập mờ, làm lộn xộn, làm lung tung, xáo trộn , làm cho tối, làm rối rắm (ý nghĩa...) lẫn lộn, nhầm lẫn )
    Hãy xét kỹ, đường đi của động tác từ chậm đến nhanh thì làm sao không dụng lực được. Dùng ?oý? tưởng tượng cánh tay đi thì cành tay di động sao!Không thể! Thật ra khi nói ?okhông dùng sức (tùng)? chỉ có nghĩa là hạn chế sử dụng cơ bắp đến mức tối thiểu, lúc đó sự chuyển động nhờ vào gân, các dây chằng liên kết các xương là chính. Trình độ ?otùng?càng ngày càng cao thì cơ bắp sử dụng trong quá trình thực hiện càng ít.
    Một điều cần chú ý là các động tác đơn luyện theo một nguyên tắc khác trong HYQ là không được lấy trớn. Thứ nhất, nó huấn luyện khả năng đánh không cần khoảng cách. Lý tiểu Long nổi tiếng cú đấm 1 inch punch, nội gia không cần 1 inch đó, zero inch. Thứ hai trong thực tế chiến đấu, đòn công không lấy trớn sẽ làm đối phương khó phát giác. Thứ ba, cái hay của TCQ là niêm thủ, tay dính vào đối phương làm cho đối thủ thật lúng túng, khi tay đang dính mà đòn công vẫn tung ra được bất cứ ở tình huống nào thì hiệu quả rất caovì tính bất ngờ. Tấn công mà cần phải rụt lui tay lấy trớn thì tay đã rời không dính. Điều đó dễ bị phát hiện và dễ bị đối phương tấn công trong một tích tắc rút tay. Ngược lại trong tích tắc đối phương muốn lìa ra khỏi niêm thủ thì đó là cơ hội cho đòn công mà không cần phải lấy trớn.
    TCQ hay là vì trong động tác có âm dương hài hoà. Một biểu hiện của âm dương là cương nhu. Một biểu hiện của cương nhu là sự xoáy cơ bắp và gân rồi buông thả, hay hiện tuợng coiling và decoiling. Sự liên tục của coiling và decoiling tạo năng lực, năng luợng ấy vừa có tính cơ năng vừa mang tính điện năng, cho nên đối phương chẳng những bị chấn động bởi cơ năng mà còn bị chấn động bởi điện năng. Năng luợng này tác động lên đối tượng dưới dạng kình lực xoáy hay xoáy kình.
    Ngũ hình quyền của HYQ phải thực hiện đúng nguyên lý xoáy kình này. Khi lấy một thế của TCQ để làm đơn luyện phải tích tụ năng luợng qua coiling rồi release, như xoắn dây lò xo rồi nhả cho bung ra vậy. Điểm trước tiên cần phải thấy ở TCQ và nội gia quyền là sự thông minh ứng dụng vật lý cơ học.
    Cương nhu còn biểu hiện ở thế căng cơ và rộng trong TCQ, vì vậy mà ngưòi luyện nội gia có ngực nở rộng và có bắp, lưng nở.
    Khi múa TCQ phải chậm, tại sao vậy? Xin các bạn hãy đóng góp xem tại sao? Ưu điểm, khuyết điẻm? từ đó các bạn sẽ thấy tại sao đơn luyện và thôi thủ là cần thiết cho phát kình
    Thân ái
    ps: thật ra tôi chưa từng đọc một quyển sách tiếng Việt tiếng Hoa nào cho nên những từ chuyên môn rất kém, tôi nghĩ nếu tôi biết nhiều từ chuyên môn thì sự phân tách có lẽ dễ hiểu hơn. Tôi có cảm giác mình diễn tả rất lủn củn
  6. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Tiếp tục:
    Người hỏi:
    Ông Tôn Lộc Đường là 1 cao thủ Hình ý quyền, Bát quái chưởng, sau đó ông còn học thêm Thái cực quyền. Tại sao vậy?
    Ông Dương Lộ Thiền được mệnh danh là ''Dương vô địch''. Tại sao vậy?
    TQ hô hào toàn dân tập TCQ. Tại sao?
    TCQ có nhanh, có chậm, có thẳng, có cong, có đoản kình, có trường kình...
    Sắp xếp TCQ là cơ bản công thì sẽ không nghiên cứu & không thể hiểu sâu TCQ được.
    Lại nữa, có bao nhiêu môn TCQ?
    Vậy nên nếu anh Motgiot bảo rằng TRONG MÔN VÕ CỦA ANH, HYQ cao hơn TCQ 1 bậc hay bảo rằng tôi thích HYQ hơn TCQ - có vẻ hợp lý hơn. Vì sao? Vì những luận điểm trên của anh chưa cho thấy được cái hay vượt trội của HYQ so với TCQ.
    Nếu tước bỏ cái ''Ý'' thì HYQ thành ra Hình quyền! thuần tuý cơ học.
    Gần đây lại thấy có môn Quĩ tích quyền học - cái gì vậy?

    motgiot trả lời:
    Ông Hao Wei-chen là một cao thủ TCQ ngã bệnh khi đến Bắc kinh tìm người thân, Ông Tôn Lộc Đường, mặc dầu chưa quen biết, đã cho người mang ông về chăm sóc. Sau khi hết bệnh, để đền đáp, ông chỉ cho Tôn Lộc Đường TCQ. Điều đó không thể kết luận rằng ông Tôn cho TCQ là số một nên phải học, nếu thế sao ông không đi học TCQ từ đầu đi, phí chi thời gian học HYQ và BQC. Cũng nên nhớ là ông Tôn không phải nhận ông Hao làm thầy và giả sử 2 ông đấu với nhau để phân cao thắp thì kết quả ai hơn ai chưa biết được. Nội gia quyền căn bản gồm có TCQ, HYQ, BQC, tùy theo nhân duyên của mỗi người mà bắt đầu học môn nào, nhưng sau đó đa số đều thích học hết như nếu có cơ hội. Ông Wang Shu-chin dòng phái tôi cũng học TCQ sau cùng. Như một người chơi nhạc, bạn có thể biết chơi trống, có thể biết chơi piano, nhưng bạn cũng muốn học thêm violon.
    Trống=HYQ (explosive) Piano=BQC (slippery) Violin= TCQ (deflecting)
    Theo lời con gái của ông Tôn, Sun Jian-Yun, sau những năm tháng miết mài nghiên cứu 3 nghành nội gia quyền, ông đi đến sáng chế TCQ Sun style, TCQ này theo con gái ông nói là sự kết hợp bộ pháp của BQC, cước pháp và eo pháp của HYQ, và sự mềm mại thân pháp của TCQ. Điều đó chứng minh TCQ mà ông học từ đầu không thoả mãn cho cá nhân ông, nếu ông coi là số một thì cần chi phải sáng chế cái khác phải không? Rồi sau khi hoàn thành tác phẩm TCQ của ông, ông có vứt đi HYQ và BQC không còn truyền dạy cho ai không? Thực tế không phải vậy, đúng không? Ông Wang Shu-chin cũng làm tương tợ, sau khi ông học được TCQ 99 thức, một quyền phổ mới do các cao thủ đại diên của ngũ đại phái hoàn thành dưới sự điều động của của ?othe taijiquan Organizing Committee of the National Martial Arts Academy in Nanking? năm 1929. TCQ này đã được ông Wang cho vào hương vị HYQ và BQC.
    Mặc dầu lý luận như vậy nhưng tôi và dòng phái tôi chưa bao giờ kết luận TCQ là số 1, số 2 số 3. Cả 3 đều trân quí ngang nhau. Theo tôi, công tâm mà nói, về phuơng diện võ thuật, yếu tố thiên tư là trọng yếu, quyết định khả năng chiến đấu, bởi vậy có người nói không có môn võ giỏi mà chỉ có người giỏi, mặc dầu tôi không hoàn toàn đồng ý, vì khả năng chiến đấu lệ thuộc nhiều nhân tố.
    Ông Dương Lộ Thiền được mênh danh là ?oDương vô địch? trong bối cảnh lúc đó, trong bối cảnh lịch sử khác thì có thể khác. Nếu kết luận ông Dương vô địch vì TCQ thì trong bối cảnh nào thì người học TCQ cũng vô địch cả. Mike Tyson đã từng được coi là vô địch của thế giới, vẫn không có thể kết luận boxing vô địch phải không, và trong một bối cảnh lịch sử khác Mike không còn là vô địch. Đổng Hải Xuyên đã từng là vô đich nhờ Bát Quái chưỡng và trong dòng phái tôi, cũng không nên quên rằng Wang Shu-chin đã được tặng cho danh hiệu ?obất bại?!
    TQ hô hào toàn dân tập TCQ chỉ vì TCQ là môn thể dục dưỡng sinh rất tốt và trên bình diện thể dục nó tương đối dễ học, vừa có ích trên thân và tâm. Chớ không phảI TQ muốn mỗi người dân của mình trở thành vô địch, cũng không phải muốn người dân của mình có ?othần?, cũng không phải muốn người dân của mình ?oluyện ý?đến độ có thể dùng ?oý? để đoạt các giải quán quân trong các kỳ thế vận hội. Mà dầu có muốn cũng không được, chỉ là ảo tưởng. Đơn giản như vậy! TQ không thể nào dẹp bỏ các môn khác chỉ chừa lại TCQ.
    Lại nữa, ?ocó nhiều môn TCQ? thì sao? Chứng minh được gì nhỉ? Chứng minh được rằng mỗi TCQ không phải là sản phẩm toàn hảo, người ta không hài lòng nên thay đổi, biến chế cho phù hợp hương vị của mỗi người, cho phù hợp với cấu trúc của cơ thể, vậy cái gì là chủ yếu của nguyên nhân: HÌNH.
    Bạn Quan bảo ?oVậy nên nếu anh Motgiot bảo rằng TRONG MÔN VÕ CỦA ANH, HYQ cao hơn TCQ?, không có NẾU gì cả, bởi vì tôi chưa nói vậy bao giờ thì đừng nếu kéo hỉ (giỡn thôi!)
    ?oNếu tước bỏ cái ''Ý'' thì HYQ thành ra Hình quyền! thuần tuý cơ học? : lại nếu kéo nữa . Ai bảo tước bỏ cái ?oý? hồi nào nhỉ. Mong bạn Quan hãy đọc lại những post trước của tôi. Ý có nhiều nghĩa, nghĩa chung là tâm, là phần tinh thần đối với thể xác, cái mà tiếng Mỹ gọi là ?omind?. Nếu bỏ mind thì ?oout of your mind?, Khi bỏ cái ?oý? này thì chỉ còn lại thây ma mà thôi.
    ?oQuĩ tích quyền học là gì? thì bạn Quan trình bày xem và cũng trình bày xem ông Cuồng Sinh nói gì khi phát biểu: ?omuốn học phát lực, anh phải nghiên cứu quĩ tích vận động?. (http://thaicucquyen.com/viewthread.php?tid=309)
    Thật tình muốn biết
    Thân ái

  7. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Khí
    -------------------------------------------------
    1)theo anh nói thì việc tập trạm trang ko trực tiếp tạo ra kình(tức là power).theo kinh nghiệm của anh,từ khi tập trạm trang>>có khí cảm>>khí thông suốt tới đầu ngón tay(mà hình như hiện tượng thường gặp là cảm giác các ngón tay căng lên,hơi tê nhẹ)>>có thể dùng làm nền tảng tạo ra power>>ứng dụng được vào chiến đấu>>thực sự chiến đấu bằng kình lực là bao lâu?
    2)em hơi tò mò,muốn hỏi cảm giác dụng kình nó như thế nào?có thể mô tả hay ko?cảm giác khi dụng trường kình có khác đoản kình ko?hay là tuỳ theo hình mà kình tự biến?
    3)là một người đã luyện tập đến độ có thành tựu nhất định,theo anh thì chuyện như truyền thuyết là kình tự sinh hộ thể đến mức chó cắn vào cũng gẫy răng có thể có thật hay ko?
    4)em có được chứng kiến 2 người luyện "phách ko chưởng" có thể đứng cách xa vài m phất tay 1 cái tắt hàng loat nến?trường hợp này là kình làm tắt nến,hay là họ dùng kình để tăng tốc độ +sức vung tay tạo gió làm tắt nến (em thấy họ vung tay chẳng nhanh lắm) "
    ------------------------------------------------
    Cám ơn anh motgiọt đã chỉ giáo. em muốn nói về một quan điểm hơi khác, đối với dòng phái mà em học, thì ngồi thiền là yếu tố đầu tiên và tiên quyết trong việc phát triển khí lực ra các bộ phận trong thân thể, đặc biết ứng dụng trong võ thuật anh a.
    ------------------------------------------------
    Ngồi, Đứng, Nằm, đều nên tập cả.
    ------------------------------------------------

    Tất cả những thắc mắc cũng như quan điểm trên nó cùng liên hệ đến một vấn đề: KHÍ
    Khí là gì, khái niệm về khí rất bao quát và tuỳ theo nghành nghề cũng như nội dung của đề tài mà ta có thể hiểu khác nhau.. Nói chung , khí là một khái niệm về sự thể vô hình cơ bản cho sự sống của muôn loài nhưng nó không chỉ giới hạn trong sinh vật mà cả sự vật, như núi sông, kể cả tư tưởng như hùng khí của một bài thơ.... hay cái gì cũng có khí.
    Trong đông y, khí là luồn vô hình luân chuyển trong châu thân, khi sự luân chuyển không thông suốt thì biểu hiện ra bằng bệnh, họ sẽ sủ dụng dược thảo hay châm cứu để đả thông. Măc dầu đối tượng của đông y là khí nhưng thầy thuốc cũng như bệnh nhân không cần cảm nhận nó, nó có tính chất như là một thuyết.
    Đối với các nhà khí công thì khí là đối tượng để tập luyện, phát triển hay gọi là luyện khí. Đối với họ khí không chỉ là một khái niệm như đông y mà là đối tượng để cảm nhận, nó là một dạng "năng lượng" tuy vô hình nhưng cụ thể mà khi được phát triển thì sức khoẻ sẽ tốt hơn, đối tượng ấy với họ cụ thể như bắp thịt của các nhà tập tạ. Các lực sĩ có thể sử dụng bắp thit phát triển thì cũng vậy, các nhà khí công tìm ra những phương pháp để sử dụng nguồn năng lượng ấy để trị bênh cho người khác, như phái nhân điện đã sử dụng cái mà họ gọi là universal energy.
    Đối với võ thuật, nhất là nhánh nội gia, khí cũng là đối tượng tập luyện như các khí công gia, nhưng ngoài công năng bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, họ còn tìm những phương pháp để biến "năng lượng" ấy thành "năng lực" có khả năng bảo vệ hay tấn công. Nói khác, khí có thêm một công năng khác gọi là "khí lực". Từ "khí lực" lại đẻ ra một một khái niệm hay một hiện tượng mà họ gọi là "kình", "kình lực"
    Đối với một số người thì khí không chỉ đơn giản như vậy- thông thường là khí công gia và nhà võ- khí là một cái gì cao siêu hơn, khí có thể tạo ra những huyền năng siêu nhiên, phá vở những định luật vật lý, đối với họ khí=magic power, kiểm soát được khí và biết sử dụng chúng , họ có huyền năng, có thể làm những điều như phép lạ.
    Như vậy quan điiểm về khí thật khác nhau, từ quan điểm đơn giãn như trong đông y, khí chỉ là vô hình nhưng hoạt động như máu huyết, so với khí =power và khí= magic power, thật khác nhau một trời một vực.
    Là con nhà võ ta nghĩ sao? Quan điểm của con nhà võ về vấn đề này thật hết sức quan trọng, vì nó quyết định hướng đi và thành quả của ta.

    (Còn tiếp)
  8. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Trong một loạt bài nghiên cứu nội gia quyền có giá trị, "Martial Arts Taught in the Old Tra***ion" tác giả đã có điều kiện tiếp xúc với nhiều dòng phái cỗ truyền:" Today some people in the internal arts are fond of saying "use no strength, let the qi move your body." Reality check! I''m sorry folks, if your body is moving you are utilizing muscles and strength. Don''t let them get away with that "its the qi" dodge".
    Ông cực lực chỉ trích sách vở và những "sư phụ" hay xài những câu như: dụng khí bất dụng lực, ông cho rằng những người hay mở miệng nói "dụng khí" chỉ có nghĩa người ấy nói mà không biết mình nói gì nhưng để tỏ ra mình là bậc thầy: "Whenever anyone tells me "its the qi" or "use the qi" my mind translates it to mean "I don''t really know what I''m talking about so I will say something very non specific and people will think I am an expert." The top level Xing Yi and BaGua instructors that I have met in mainland China andTaiwan rarely ever even use the word qi when they are teaching beginners. But here in "new age" America we find that word everywhere and there are people who will believe anything is possible as long as they are told "the qi" is doing it.
    Đối với những người tập khí công nhằm tìm thấy "power" trong võ thuật, ông nói : "Wild visualizations exercises which tell you to "imagine the energy of your large intestines connecting with your lungs, moving out your middle dan tian, wrapping around your body four times counterclockwise and then sucking back in to your body through your third eye" are not going to get you very far in the internal martial arts. In my opinion, in the context of obtaining martial arts skill, it is simply mental-masturbation . Sure you might get a little "qi buzz" happening, but this kind of qi development is usually not very functional in martial arts. Ad***ionally, forced movement of energy in the body through strong mental visualization is potentially very dangerous." Vói những lời châm biếm, ông nói các loại khí công dùng óc tưởng tượng xoay chuyển khí và các loại lạ lùng không đưa ta đi đến đâu trong võ công mặc dầu chúng ta có những loại cảm nhận khí ấy nhưng nó không xử dụng gì được trong võ thuật đó là chưa kể sự nguy hiểm của nó khi sự tưởng tượng quá mạnh
    Ngoài ra bài báo cũng chỉ trích lối dạy tạp nhạp, gán ghép các kiểu tập khác nhau sẽ không đi đến đâu: "If the teacher shows the student "Sun Lu Tang''s form" this month, "Jiang Rong Chiao''s form" next month, adds in "Wang Shu Jin''s form" two months down the road, and then supplements the forms with ba duan jin and "iron shirt" and shows you his "fighting training" which simply consists of his interpretation of "the application" of each of the form movements, you are simply following him down his road that leads to Ba Gua Nowhereland. Complete martial arts training programs are very systematic. Like building a house, there is a plan. A strong foundation is built and then each piece is added sequentially and everything fits in its place. When the plan has been followed, there are no missing pieces in the end."
    Tóm lại, từ những quan điểm thực tiễn đến quan điểm gần như huyền hoặc về khí, người tập nội gia phải nghĩ như thế nào ?
    TCQ nói riêng nội gia quyền nói chung đều liên quan đến khí. Vậy TCQ có khả năng tạo magic power hay không?
  9. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    (tiếp theo)
    Nếu kình là power thì khí không phải!
    Các khí công gia, các nhà nhân điện, đã mở các luân xa, đã mở tiểu châu thiên, đại châu thiên có thể dùng khí như là một power để tấn công người không. Câu trả lời là không! Các bạn có thể ngồi thiền để nối nhâm đốc mạch, đối với một số người thì chuyện đó không khó, có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Khi thành công bạn thấy khí luân chuyển, bạn cảm thấy như nội lực sung mãn. Bạn đừng tập gì khác, chỉ vận động bình thường mỗi ngày và luân chuyển tiểu châu thiên trong vòng một tháng, sau đó hãy thử đấu với một đối thủ, tôi bảo đảm bạn sẽ cảm thấy yếu đi rất nhiều. Thay vì mỗi ngày bạn dở một vật nặng 100 kg, bạn chỉ NGỒI luyện công, sau một tháng bạn có thể cảm thấy nội lực sung mãn, bấy giờ bạn thử dở vật nặng 100 kg đó lên xem, bạn sẽ thất vọng Trong phần Nei Gong của quyển "Written Transmissions of Xing Yi Quan" viết: "One must practice Xing Yi Quan diligently everyday. Sitting in me***ation trying to become immortal will not cultivate the dan tian."
    Bạn ước mơ rằng khi khí của bạn tràn đầy, hay là bạn có thể lấy năng luợng của vũ trụ mỗi ngày và như vậy, những người không tập khí công, những người không biết thâu hút năng lượng vũ trụ qua các luân xa sẽ không sống lâu bằng bạn. Sự thật là có người sống trăm tuổi mà chưa biết khí công hay năng lượng vũ trụ là gì. Và bạn cũng nên biết rằng, cấu tạo gen của bạn đã vẽ sinh mạng của bạn, đôi khi luyện tập chỉ là một thay đổi nhỏ. Có những người, mở luân xa, điện rất mạnh, luân xa xoay chuyển đến người run bần bật mà không chống được bệnh nan y của chính mình, vì genetic make up quá mạnh. Hay nói theo Phật gia vì nghiệp lực quá mạnh mà khí lực, nhân điện lực cũng chẳng thấm vào đâu. Có người bảo rằng, khi họ hấp thụ được năng lượng của vũ trụ, vì năng lượng ấy vô hạn nên trên lý thuyết họ sẽ trường sinh bất tử, nhưng thực tế là không ai chiến thắng định luật vô thường, các khí công gia master, TCQ master đều phải cạn... KHÍ mà chết.
    Nếu bạn chú ý thì khi bạn hành trạm trang công, từ toạ bàn đến đĩnh đầu có khác gì toạ thiền đâu, chỉ khác là chân đứng và bộ vị tay, và nhờ vậy chân sẽ mạnh hơn, lâu dần sẽ có cảm giác mọc rề hay tấn trung tâm hơn, hệ thống gân cơ của tay sẽ cải thiện mạnh mẽ hơn, hệ thống tiểu châu thiên dễ thông hơn nhất là đại châu thiên vì chân không bị bẻ gập như toạ thiền. Dù bạn có khí cảm hay không thì điều kiện này sẽ thay đổi cơ gân của bạn, và bên trong nội tạng, chúng âm thầm hoạt động mà người ta gọi là khí. Thật ra tập TCQ, trạm trang, gân cơ bắp thịt được luyện tập trong một kỹ thuật khác, tâm lý, sinh lý, vật lý cơ thể phát triển trong một hệ thống relax sản sinh một cảm thọ, gọi là khí cảm. Khi có cảm thọ về khí ta cho rằng khí là cái gì độc lập thật ra nó chỉ là kết quả tương tác của tâm sinh lý. Bạn có khi nào mắc cở bừng nóng mặt không, đó là khí. Ở thời kỳ hết kinh của người đàn bà, có nhiều người trải qua hiện tượng "hot flash" họ có cảm nhận những luồng khí nóng bốc lên lưng và đầu, đó là khí ấy, rõ ràng chúng là những hiện tượng sinh lý.
    Cảm thọ đó có thể được điều khiển bằng ý và đôi khi tạo cho ta một cảm tưởng nó hoàn toàn độc lập với ta, với cơ thể ta và ta có thể phóng nó ra ngoài như bắn một viên đạn, nhưng đó chỉ là ảo tưởng, nó chỉ là nước đại dương không thể tạo sóng, nó chỉ là không khí không thể tạo gió, kình chỉ có thể thực thi qua cơ chế rất vật chất của cơ thể, xương gân bắp thịt..., qua quá trình tập luyện theo nguyên lý vật lý của TCQ, một thường nhân có thể có kình trong 6 tháng tập luyện. Nếu bạn cử tạ, sức mạnh của bạn tăng gia mỗi ngày mà bạn không nhận biết được, nhưng cái đối tượng là quả tạ cho bạn biết. Cũng vậy với trạm trạng, TCQ HYQ BQC và những đơn luyện để phát triển kình, kình lực của bạn tăng gia mà bạn không biết được, nhưng cái đối tượng là người nhận đòn mới biết được. Còn làm sao để luyện kình lực, nó thật là đơn giản, nhưng bút mực thì không thể nào dạy được, 5 thức trạm trang công trên muốn diễn tả đã khó khăn thì làm sao có thể huấn luyện kình trên sách báo. Đúng như Tim Cartmell đã nói, một trong những điều kiện của kình là body mechanic, alignment....
  10. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Bạn có cần tôi nói là tôi hiểu thế nào vì sao Tán Thủ và Boxing đánh tốt không? Đơn giản là họ chỉ luyện đi luyện lại chỉ chừng ấy động tác, chứng ấy kiến thức. (Bản thân tôi tập Tán Thủ đây mà tôi còn không biết thì hơi lạ)
    Học võ nhất là trong Nội Gia ngán nhất thằng nào chỉ tập đi tập lại 1 số động tác tưởng chừng như "Đơn Giản". Nhưng cái cắt động tác, cắt đòn từng thức đó gọi là Đơn Luyện để mà có KÌNH.
    Luyện Nội Gia chọn Tinh chứ không chọn Đa. Lấy Cơ bản công làm chú trọng. Chính vì vậy Lý Thuyết là quan trọng dù tôi không phải người lý thuyết. Lý thuyết thì cũng phải chọn Lý thuyết chuẩn và phương pháp chuẩn để mà Theo, mà học, mà luyện để cải thiện được sưc khoẻ của mình. Nếu những người đã khoẻ mạnh mà chọn đúng phương pháp thì càng thành công trong luyện tập!
    Tìm Tòi Lý Thuyết để mà Thực Hành chứ không phải để đó. Tôi tìm tòi lý thuyết để mong giúp cho bạn bè anh em sẽ chọn được cái hay trong đó mà tập,mà làm theo, chứ không phải tìm cách bắt bẻ tôi. Lý Thuyết để phải đi đến thực hành, chứ Lý Thuyết không phải là để Võ Mồm!
    Xin dẫn chứng bài viết của Võ Sư motgiot bên thaicucquyen.com:
    Đúng như Tim Cartmell đã nói, một trong những điều kiện của kình là body mechanic, alignment....
    Đúng vậy, body mechanic, alignment chỉ là MỘT trong những điều kiện, tức HÌNH phải chuẩn xác, muốn vậy phải đơn luyện.Trong TCQ và BQC, muốn phát triển kình phải đơn luyện, tức là lấy ra những thao tác của một thức mà tập đi tập lại cho đúng góc độ của cơ thể. Tập HY ngũ hình quyền chính là ứng dụng nguyên lý này. Thí dụ lưu đằng ảo bộ trong TCQ, nếu chân trái phía trước, tay trái phải quá đùi trái một nắm, cánh tay khuỳnh, chỏ hướng trái, tay mặt phải thẳng hàng với chân phải, chỏ hướng địa như vậy kình lực phát tiết từ gót chân phải, vặn gối phải, eo vặn, vai phải đẩy ra trước. Những động tác phối hợp hài hoà do đơn luyện lâu ngày sẽ hóa kình.
    Gí trị của sự lập đi lập lại trong đơn luyện có thể mượn câu chuyện của Novice viết để chứng minh:
    Thượng Vân Tường - Hình Ý Quyền Kỳ Nhân.
    Nhắc đến Thượng Vân Tường (1863 ?" 1937)người ta nhớ ngay đến con người nổi danh nhờ Băng (bằng) quyền này. Nói cho đúng, lúc ban đầu ông chỉ biết mỗi Băng quyền. Băng quyền nói đơn giản là tiến nửa bộ, đấm trung đẳng và rút tay về về phía sau.
    Thượng Vân Tường là người nổi danh trong số môn đệ của một người cũng nổi danh là Lý Tồn Nghĩa nhưng ông vốn có vóc người nhỏ thó và không có vẻ gì khiến người khác chú ý. Ban đầu, khi Lý Tồn Nghĩa đi ngang qua làng mình ở, Thượng Vân Tường cùng trai tráng trong làng được chỉ cho mỗi một thế là Băng quyền. Sau một năm chuyên luyện thế võ ấy, Thượng Vân Tường quyết tâm tìm đến Thẩm Châu để gặp Lý Tồn Nghĩa. Sợ rằng đến nơi gặp thầy mà không có chút tiến bộ nào thì sẽ bị quở trách, Thượng Vân Tường cứ đi vừa đi vừa tập Băng quyền. Chẳng may khi đến nơi thì Lý Tồn Nghĩa vắng nhà nên Thượng Vân Tường đành tiếp tục luyện Băng quyền hằng ngày.
    Sau đó, nghe tin tiệc mừng sinh nhật của Lý Tồn Nghĩa được tổ chức tại Bắc Kinh, Thượng Vân Tường lại quảy gánh quà mừng vừa đi vừa luyện Băng quyền cho tới nhà Lý Tồn Nghĩa. Tại lễ mừng, các đệ tử khác lần lượt biểu diễn quyền pháp chúc tuổi thầy mình. Khi được bảo biểu diễn, Thượng Vân Tường chỉ biết lập đi lập lại một thế Băng quyền. Các sư huynh đồng môn ai nấy đều ngao ngán nhưng Lý Tồn Nghĩa và các bằng hữu danh gia có mặt đều kinh ngạc khen rằng ?okhông ngờ trong đám đệ tử lại có một người giỏi như thế này?.
    Bằng quyền chỉ là 1 cú đấm chọt thẳng , nếu đánh tay phải thì quyền khởi từ eo, đưa vào giữa người rồi phóng quyền ra trước, vị trí ngang ức bụng, chỏ hướng địa, nắm tay lơi lỏng, đồng thời chân trái bước tới. Trong khi thực thi, eo làm chủ, kết quả là điểm đích của tay và chân trái chạm đất cùng lúc, tay phải và chân phải nằm trên cùng bình diện. Băng quyền thuộc mộc, là một trong ngũ hình quyền, nói chung chúng rất đơn giản, ngừoi ta nhìn vào sẽ thấy thật tầm thường, nhưng muốn làm đúng phải có thời gian, sau một thời gian tôi luyện thì hiệu dụng của nó mới phát huy tức mới có kình lực. Rõ ràng ông Thượng vân Trường chã có luyện khí gì cả, cũng chẳng ngồi thiền.
    Đơn luyện và sự chính xác của hình( body machanic) là hai điều kiện tiên quyết của luyện kình. Để nói đến tầm quan trong của hình, con gái Tôn lộc Đường trong bài trả lời phỏng vấn báo Pakua Journal , Bà kể, mỗi ngày luyện võ, cha tôi thật chuẩn xác trong lúc đi quyền cho nên ông đá ngay tróc cùng một điểm trên màng vải. Sau vài tháng làm rách một lổ trên màng vải che. Mẹ bà phải vá lại, nhưng vài tháng sau lại rách ngay điểm đó nữa. (She reports that her father was so exact in his forms practice that everyday he kicked the same spot. After several months he wore a hole in the cloth where he had been kicking it. Her mother would patch up the hole, however, several months later a new hole would appear in the exact same spot.)
    Một bậc thầy như Đại sư Tôn cũng luyện quyền tóat mồ hôi, và chuẩn xác về hình như vậy chứ không phải vì trung cấp nên "trọng ý bất trọng hình" cao cấp "toàn dụng thần". Nếu bảo "trọng ý bất trọng hình" thì hình đánh sao cũng được là bỏ khía cạnh khoa học vật lý của TCQ, như vậy ông Tôn không cần đánh chính xác như vậy. Nếu ông Tôn "toàn dụng thần" thì có lẽ ông không đã vứt đi TCQ, với "thần lực" có lẽ ông cũng chả cần tay chân của mình, thực tế không phải vậy, không phải vậy!
    Muốn có sự chuẫn xác của hình, ý phải tập trung, ý và hình trở thành nhất như. Cho đến không còn sự phân biệt của Hình và Ý. Động tác là người tập người tập là động tác. Cho nên người tập phải cảm nhận động tác, sống trong động tác. Hơn thua nhau giũa thường nhân, tài nhân, thiên tài nhân... là chỗ đó, mức độ của nó....
    Tôi mượn lời của những người đã thành công và cực kỳ hiểu biết về Hình ý Quyền và Nội Gia Quyền để giải thích theo ý hiểu của tôi. Tuy tôi học chưa được nhiều và chưa thành công, nhưng tôi tự tin là mình đã hiểu đúng và tập đúng cách. Tôi lên diễn đàn chỉ mong đưa ra 1 cái gọi là "LÝ THUYẾT" nhưng CHUẨN để anh em có thể tìm và tham khảo được thêm 1 số phương pháp tập có ích, chứ không phải lấy đó ra so đo võ mồm bắt bẻ về Cá Nhân Tôi (1 người mà kém về phần biện luận) mà mọi người bỏ qua những kiến thức hay của Nội Gia Quyền để lại.
    (Tất nhiên Tôi không phải là người nghĩ ra những kiến thức trên, cả võ sư motgiot bên thaicucquyen.com cũng vậy, và cả Thầy Tôi người hướng dẫn tôi về môn Hình Ý cũng vậy)

Chia sẻ trang này