1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình Ý Quyền Thiên Tân - Hà Bắc

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi xingyihanoi, 24/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jumanjii

    jumanjii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    2.881
    Đã được thích:
    0
    Anh có thể post thêm clip phân thế Hình ý được không ạ?
    Với cả cho em hỏi về Bát tự công (Bazi gong)?
  2. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Chào Jumanji, các clips về ứng dụng Hình Ý bên thaicucquyen.com đã có hết rồi. Mình lười copy lại lắm.
    Bát Tự Công là cái món gì mình chả rõ
  3. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    TẠI SAO HỌC HÌNH Ý QUYỀN?
    Trên thực tế rất nhiều khi bạn sẽ thấy:
    Cách tiếp cận hay nhấy trong việc học tập bất cứ điều gì là hãy học để nắm vững và am hiểu sâu xa một ít điều còn hơn là học rất nhiều điều một cách hời hợt.
    Sau đây là một số ưu điểm trong việc học HYQ:
    -Các chiêu thức căn bản thì đơn giản và dễ học. HYQ giống như học nhảy vũ điệu Valse - chỉ có vài bước di động dơn giản, do đó rất dễ học. Giống như vũ điệu valse, có hàng trăm biến thế dẫn xuất từ những động tác căn bản, và sự ỨNG DỤNG là vô biên. Do đó môn võ công này rất thích hợp cho người mới luyện võ nhưng muốn am hiểu các môn võ công của võ thuật Trung Quốc. Cũng vây, vì những BIẾN THẾ VÔ VÀN của môn võ công này cho nên sau khi đã nắm vững được các động tác căn bản, người luyện võ có thể DÙNG nó như một môn võ công thứ 2 nếu đã học môn võ nội công khác.
    NGŨ HÀNH QUYỀN là Năm chiêu thức nền tảng của môn HYQ , tất cả các kỹ thuật khác trong môn võ này đều dẫn xuất từ năm chiêu thức đó. Chỉ khi nào lãnh hội được Năm chiêu thức căn bản này, người luyện Công mới hiểu ra mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặc dù HYQ chỉ có Năm chiêu thức căn bản, nhưng sự biến hoá và ứng dụng thì lại VÔ HẠN, chẳng khác nào khi ta nhảy điểu luân vũ vốn chỉ có ba bước căn bản nhưng lại có hàng trăm bước biến đổi khác nhau. Do đó, một võ sinh mới nhập môn mặc dù thấy HYQ dễ luyện tập hơn các môn võ thuật khác, nhưng sẽ phải mất hơn mười năm suy tư và THỰC HÀNH mới đạt tới trình độ sâu sắc hơn trong việc Am Hiểu và ỨNG DỤNG năm chiêu thức này. Vì lí do đó cho nên môn võ công này thích hợp với người mới luyện võ không có chút kinh nghiệm gì về các môn Nội gia Tâm Pháp. Môn võ công này cũng thích hợp với người đã từng luyện qua một môn Nội gia khác (như TCQ hay BQC), xem nó như môn nội gia Tâm pháp thứ hai, ĐIỀU NÀY SẼ GIÚP TĂNG THÊM SỰ HIỂU BIẾT VỀ MÔN THỨ NHẤT. Đối với những ai chỉ chú trọng đến sức khoẻ (phương diện dưỡng sinh), HYQ cung cấp một số các thế đơn giản giúp cho họ đạt được mục đích mà họ quan tâm.
    -Lý Thuyết cơ bản và các nguyên lý luyện tập đều dễ hiểu. Do đó, người mới luyện võ, ngay từ đầu, đã am hiểu vững chắc về lý thuyết của môn công phu này. Đối với nhiều môn võ công khác, võ sinh phải thực tập nhiều năm rồi mới hiểu nổi yếu tính của chúng. Càng tập luyện tiến triển, là càng hiểu sâu xa hơn lý thuyết của môn võ công này cả về mặt sức khoẻ lẫn mặt võ thuật. (Giống như những phương trình toán vật lý của Newton, mới trông thì đơn giản, nhưng nhưng phương trình dẫn xuất từ đó thì lại sâu xa hơn rất nhiều). Sự sâu sắc của lý thuyết HYQ cũng giúp cho những người luyện võ thuật nội công đã có kinh nghiệm tiện so sánh yếu tính của môn HYQ với môn võ công gốc của họ. " Ta càng nhìn nhiều khía cạnh của một điều gì thì ta càng am hiểu điều đó sâu xa hơn ".
    -Xét theo quan điểm sức khoẻ, các động tác của HYQ được sáng tạo để bồi bổ năm bộ phận nội tạng quan trọng là: tim, gan, tỳ, phổi, và thận (tâm, can, tỳ , phế , thận). Thực tập năm chiêu thức căn bản sẽ làm mất sự ứ đọng, trì trệ của khí và làm cho khí lưu chuyển thông suốt, cũng như bồi đắp sức khoẻ cho các bộ phận này.
    HYQ đã được sáng tạo nhờ mô phỏng tinh thần, và các kỹ thuật chiến đấu của mười hai con vật, biến cải qua sự phân tích thuận lý của con người. Các kỹ thuật thú hình nhằm giúp người tập phát triển khả năng chiến đấu, và sử dụng trong đấu pháp chống lại đối thủ.
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Để đánh được Hình Ý Quyền thì người ta vẫn phải tập từng bước bắt đầu từ Cơ Bản Công rồi mới tới các phần như :
    - Cơ Bản công
    - Nhu Thủ
    - Thôi Thủ (trong Thái Cực), hay còn gọi là "Ngũ Hành Công Cận Chiến" trong Hình Ý.
    - Tán Thủ
    - Trang Công
    Các chiêu thức tấn công và phòng thủ của Hình Ý Môn đòi hỏi phải chuyên luyện rất nhiều, thực hành rất nhiều, và quan trọng cũng giống như nhiều môn võ Nội Gia khác là phải có người tập giao tay cùng.
    Nói chung nó là môn võ không dễ luyện.
    Nếu những anh em bên Sanshou đã đánh nhiều trận thì khi chuyển sang môn này sẽ dễ đạt kết quả hơn các môn khác.
    Ghi chú : Anh đã nhìn thấy em tập bên cạnh gốc cây ở trong công viên thủ lệ rồi. Cách tập của em vẫn lai tạp nhiều thứ quá, khó đạt hiệu quả cao.
  5. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    EM xin tiếp thu ý kiến anh TLVN. Hôm đó mới ốm dậy đi cùng cô bạn vào nhờ bấm hộ thời gian tập Trạm Trang. Với lại em cứ tập mỗi cái 1 tẹo cho nó khoẻ,giờ ko còn đặt yêu cầu giao tay.
    Thế nhưng để mà nói trong bộ môn Hình Ý và môn Bát Cực tập thì đã vậy,nhưng vận hành thì không dễ. Em đã từng học Tán Thủ, tập luyện nhiều rồi đến Vĩnh Xuân. Cái mà em thấy được dù em tập lai tạp nhiều thứ chẳng qua vì ko đủ thời gian nên chia ra, HÌnh Ý, Bát Mẫu Chưởng,.....
    Nhưng em chốt lại 1 câu, tập để cho khoẻ thì còn có lý. Chứ đến khi thực tế vận dụng hay không nó khác.
    Rất cảm ơn anh đã cho em ý kiến. Em cần phải chỉnh lại nhiều. Thế mà hôm đó anh ko quay lại cho em nhỉ, để em còn nhìn thấy những cái sai. Vì Thầy em đi xa 2 năm,làm gì có ai chỉnh sửa cho em để chuẩn được. cứ lầm lũi 1 mình!
  6. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    P/S: Tuy nhiên, trên một mức độ nào đó có thể khẳng định lại rằng em tập không sai về hình cũng như phương pháp, hoạ chăng có 1 số điều làm cản trở mà đại diện tiêu biểu là : Sức Khoẻ, Thời Gian, Điều Kiện.
    Những gì em tập hôm đó như anh nhìn chỉ là tập rối,mau mau chóng chóng. Nhưng tất cả giáo trình em tập dám đảm bảo 100% là được học lại và vẫn nhớ như in từ Thầy.
    Rồi em tư đưa ra 1 giáo trình mỗi buổi tự tập cho mình hàng ngày như sau:
    1. Boxing (đấm gió): 15''
    2. Trạm Trang: Bỏ ra phải từ 40 - 50''
    3. Đơn Luyện Ngũ Hành Quyền của Hình Ý: 30''
    4. Mỗi buổi tập thì tập đi tập lại vài động tác trong 12 Linh Thú của HÌnh Ý.
    5. Tập Ngoài Công Viên đi ra gốc cây để tập phi người vào cây (môn Hình Ý và Bát Cực đều có) và Đá thấp bằng ức chân vào cây cho nó gọn (cái này nhiều môn có ko chỉ trốc cước) Nếu tập ở nhà thì thay bằng lôi bao cát ra đánh.
    6. Tập Tiểu Niệm Đầu của Vĩnh Xuân
    7. Tập bài Khí Công Quyền của Vĩnh Xuân
    8. Tập Bát Mẩu Chưởng.
    Đấy là nói sơ sơ qua những cái gì mà em được học, chưa kể đến Vĩnh Xuân còn có Ngũ HÌnh.
    Nếu cộng tổng thời gian lại chắc vớ vẩn đi luôn nửa ngày
    Giáo trình em tập là tự cho bản thân em,lấy những nét tương đồng của 1 số bộ môn Nội Gia, tuy nhiên, về Hình thì em ko phải là lai tạp, nếu để nói hôm đó em tập ko chuyên luyện sâu thì đúng, vì là hơi Tham.
    Cách đây 2 năm, em đã được tự thấy tác dụng về sức khoẻ của lối tập này. Tiếc là sau này quá lười, tập ko được chăm vì cũng không đủ điều kiện.
    Anh phải tính 1 người gân yếu xương mềm về tố chất quá đỗi như em, cộng tổng giáo trình tập như vậy quá là cực hình. Tất nhiên những người khoẻ mạnh cao to tập chuyên luyện sẽ đạt kết qủa rất cao với cái giáo trình đó. Em dám mang đầu ra đảm bảo.
    Những phương pháp tập của Nội gia hay ở chỗ cơ thể mình "Lên" hoặc "Xuống" về sức khoẻ thế nào đều biết.
    Cái em nghĩ bây giờ là cố cứ tập tốt Vĩnh Xuân và Hình Ý để mạng lại sức khoẻ. Môn Bát Quái Chưởng rất khó, phải nói là cực kỳ khó học. Nếu để mà múa may theo thì được,chú áp dụng ngay đến Hình Ý còn khó, chứ chưa nói gì dến Bát Quái.
    Chính vì em quá là Tham Lam không phải tập học 1 môn nên nó mới vậy. Tuy nhiên với em như vậy là đủ. Chỉ cần cố giữ đều đều ngày 2 tiếng (nếu người có sức khoẻ và điều kiện, muốn thành đạt về Kình và Lực thì ngày tập 6 tiếng là thường) hoặc trên 2 tiếng liên tục không nghỉ ngơi chỉ để bảo dưỡng sức khoẻ.
    Xét về 3 môn TCQ,HYQ,BQC thì nhiều người rằng TCQ=HYQ về cách thức và ý nghĩa tuy nhiên HYQ tập lên tay nhanh hơn và hiệu quả hơn. Còn BQC là 1 môn để mà "nâng cao"
    Theo riêng chủ quan của em: Hình Ý Quyền và Bát Cực Quyền có tính chiến đấu cao như nhau và có 1 số bài tập rất na ná giống nhau (không hẳn là lai tạp)
    Một vài lời nói nhiều về lý thuyết.
    Rất mong 1 sự thông cảm. Em cố hết sức mình rồi.
  7. linhlee

    linhlee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0

    1. Boxing (đấm gió): 15''''
    2. Trạm Trang: Bỏ ra phải từ 40 - 50''''
    3. Đơn Luyện Ngũ Hành Quyền của Hình Ý: 30''''
    4. Mỗi buổi tập thì tập đi tập lại vài động tác trong 12 Linh Thú của HÌnh Ý.
    5. Tập Ngoài Công Viên đi ra gốc cây để tập phi người vào cây (môn Hình Ý và Bát Cực đều có) và Đá thấp bằng ức chân vào cây cho nó gọn (cái này nhiều môn có ko chỉ trốc cước) Nếu tập ở nhà thì thay bằng lôi bao cát ra đánh.
    6. Tập Tiểu Niệm Đầu của Vĩnh Xuân
    7. Tập bài Khí Công Quyền của Vĩnh Xuân
    8. Tập Bát Mẩu Chưởng.
    @Nghia:
    anh có ý kiến thế này:
    1. Trạm trang: em có thể tập vào thời gian khác,có thể là tối hoặc sáng sớm (lý do là em có thể chuyên tâm và tìm cảm nhận của mình sâu hơn)
    2. Em có thể chọn tập Thủ đầu hoặc Khí Công quyền, khi tập vừa đặt Ý-Khí vào động tác, như vậy thời gian tập sẽ tập trung hơn và mỗi ngày mình sẽ "tích lũy" và "hiểu" môn mình tập hơn thông qua bài quyền đó.
    Chúc em tập luyện thành công
    linhlee
    (neijaman)
  8. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    thanks bác Linh! Có điều em vấn muốn nói là cái quan trọng nhất vẫn là Thời Gian, và ĐIều Kiện.
  9. deple78

    deple78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    ----------
    Ăn ngủ điều độ,thể thao đều ngày 2 tiếng,kô quá ham mê tửu sắc thì sức khoẻ chắc chắn sẽ được cải thiện.
    Ngày xưa tôi rất ốm yếu,đi viện suốt...nhưng nhờ tập luyện đều nên h cũng không đến nỗi yếu ớt lắm.
    Cười nhất là ở chỗ làm có cậu Hàn Quốc,thấy cậu xanh xao vàng vọt hỏi cậu:"Mày có chơi thể thao kô mà còi thế".Nó trả lời "Tao chơi(Play) gần 3 tiếng 1 ngày,sau khi đi làm về"...lại hỏi"Mày chơi môn gì mà kinh thế:....trả lời "Tao chơi E-sport"..ngớ người 1 lúc mới hiều là cậu chơi điện tử (Game online,hoá ra h nó cũng được gọi là THể Thao).
    Xưa chỉ có rượu và phụ nữ(quá liều)...là kẻ thù của sức khoẻ,nay có thêm 1 thứ nữa.NÓi vậy thôi,tôi vẫn chơi đều 1,5h/ngày ở chỗ làm (12h-1h30)..hehe
  10. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Nhìn thể trạng anh Minh Anh giờ là người khoẻ đó chứ nhỉ:(
    Nếu em ko được tập những thứ hiện giờ em đang có,chắc chết mất. Ngày trước nghiện cafe thuốc lá nặng. Rồi tập liền tù tì các phương pháp của em ghi trên trong thời gian 3-4 tháng cơ thể khác hẳn.
    Thời gian gần đây vì cuộc sống và công việc nên chả tập luyện được đều đặn,rất là tiếc.
    Phương pháp tập của mỗi người phải được học căn bản kỹ lưỡng từ đầu. Ai cũng có sở trường luyện tập,và được học riêng. Nên Đèn nhà Ai nấy Rạng. Phương pháp tập của mình thì chỉ có thể giới thiệu cho người khác mà chưa chắc họ tập theo. Còn phương pháp và lý thuyết tập của 1 môn mình chưa được Thầy dậy,chưa tập hay học từ Gốc và Căn Bản bao giờ thì không bao giờ em dám đi dậy người khác cái mà họ đang có,đang biết. Vì mình đâu biết từ 1,2,3. Nhìn cái demo cái ngọn ai cũng bắt chước được!
    Với EM,tập theo phương pháp nào mình thấy hợp mà có lợi cho bản thân thì mình tập, ai là người chỉ bảo dậy mình thì sẽ phê bình được mình vì yếu quyết là Thầy giữ chứ không phải đoán mò theo cảm giác!

Chia sẻ trang này