1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hít thở 4 thì- Cái gốc của tập luyện Võ Thuật và tập luyện thể thao

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi v-loc2002, 10/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. v-loc2002

    v-loc2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời tiếp cho bạn DHN về việc các VĐV có nên tập thở 4 thì ko?
    Bạn lý luận rất đúng là khi thi đấu thì cần gì thở 4 thì vì lúc đó cường độ vận động rất cao nếu nín lại ở thì 2 và 4 thì không được
    Nhưng tập thở 4 thì chỉ là tập khi không thi đấu để tăng phần nội lực ( sức bền và thể lực lên ) Còn khi thi đấu thì không 1 nhà Võ thuật nào thở 4 thì cả kể cả Các Nhà sư chùa Thiếu Lâm
    Vì vậy bạn đã hiểu lầm đề bài ( đề bài chỉ nói tập chứ ko nói đến thở 4 thì khi thi đấu )( Bạn Jack_fine_Ro se cũng đồng tình như vậy )
    Võ thuật tại sao phải cần luyện thở 4 thì ( khí công ) thì không cần bàn cãi nữa vì nó đã được công nhận từ thời Đạt Ma ***** truyền Võ Thuật cho những Nhà Sư ở chùa Thiếu Lâm cách nay cả ngàn năm rồi
    Như vậy khí công giúp cho người luyện võ có 1 nội lực dồi dào, thi đấu không mệt mõi, và sức đánh ra cũng mạnh mẽ khác người thường. Mà cường độ vận động của Võ thuật đâu có thua kém chi các môn thể thao khác. Như vậy cái ích lợi về sức bền và thể lực của tập thở 4 thì chắn chắn cũng giúp cho các VĐV của các môn thể thao vận động khác
    Nói nôm na là sạc bình AcQuy khi Ac quy hết điện. Nếu lúc chưa thi đấu mà không luyện khí công để nạp năng lượng thì khi thi đấu với 1 bình ac quy không còn điện tích thì dù bạn có hít hít thở thở nhanh gấp 18 lần cũng ko đủ Õy cho cơ thể.
    Câu này chỉ những ai nghiên cứu về Ảnh hưởng của việc hít thở 4 thì đối với cơ thể mới hiểu
    Nhưng tôi cũng xin giải thích cho Bác DHN như sau:
    Hít thở 4 thì làm tăng lượng O_xy nhiều hơn hít thở ( kiểu thể thao )của các VĐV không tập HT 4T Vì:
    Hít thở vủa VĐV không có 2 thì nhốt hơi sau khi hít ( thì số 2- Khí quản mở khi nhốt hơi ) và thì ngưng hơi sau khi Xả ( thì số 4 ) và thời gian chu kỳ 1 nhịp thở cũng rất ngắn, thể tích phổi khi hít cũng không đạt tới mức cực đại được như HT 4T
    THEO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA CÁC BÁC SĨ KHOA DƯỠNG SINH THÌ SAU KHI HÍT TỐT NHẤT CẦN 10-20 GIÂY ĐỂ CƠ THỂ TRAO ĐỔI O-XY VÀ THẢI CABONIC
    VÌ VẬY TẬP THỞ 4 THÌ VỚI THỜI GIAN 1 HƠI THỞ KÉO DÀI HƠN (TỪ 10- 30 GIÂY TÙY THEO NGƯỜI TẬP ) + HÍT SÂU (TĂNG LƯỢNG O-XY TRONG PHỔI LÊN) + THÌ GIỮ HƠI- SẼ CÓ THỜI GIAN CHO CƠ THỂ NHẬN O-XY VÀ CÓ CẢ ÁP SUẤT CAO ĐỂ ĐẨY O-XY THẨM THẤU VÀO MAO MẠCH TRONG PHỔI
    NHIỀU HƠN
    TRONG KHI ĐÓ NHỊP THỞ NHANH CỦA VĐV THIẾU THỜI GIAN LƯU O-XY TRONG PHỔI- THIẾU ÁP SUẤT CAO NÊN PHỔI KHÔNG THỂ ĐẠT TỚI THỂ TÍCH CỰC ĐẠI HOẶC GẦN CỰC ĐẠI CỦA NÓ ĐỂ CHỨA O-XY NÊN LƯỢNG O-XY ĐƯA VÀO MÁU KHÔNG BẰNG THẬM CHÍ KÉM RẤT XA HÍT THỞ 4 THÌ.
    NGOÀI RA TẬP HÍT THỞ 4THÌ THỪƠNG XUYÊN VÀ LÂU DÀI SẼ GIÚP CƠ HOÀNH GIÃN RA ĐẾN MỨC SÂU NHẤT ( DO TAP GIU HOI O DAN DIEN ) , CHỨA ĐƯỢC O-XY NHIỀU NHẤT NÊN KHI THI ĐẤU DÙ HÍT THỞ BÌNH THƯỜNG NGƯỜI LUYỆN THỞ 4 THÌ VẪN CÓ LƯỢNG O-XY HÚT VÀO PHỔI NHIỀU HƠN.
    CÁI NÀY CŨNG GIỐNG NHƯ TẬP DANG CHÂN BẸT 180 ĐỘ CỦA VĐV VÕ THUẬT. KHI CHÂN ĐÃ GIÃN RA TỐI ĐA THÌ VỚI NHỮNG TÌNH HUỐNG RẤT GẤP VĐV VẪN CÓ THỂ ĐÁ TỚI ĐẦU ĐỐI PHƯƠNG
    CÒN ANH NÀO LƯỜI HOẶC SỢ ĐAU MÀ KO BẸT ĐỂ GIÃN TỐI ĐA GÂN THÌ CHỈ ĐÁ THẤP VÀ SỰ LINH HOẠT CŨNG KO BẮNG NGƯỜI CÓ TẬP BẸT TỐT ĐƯỢC
    Đó là câu trả lời vì sao phải tập thở 4 thì cho VĐV chứ không có ĐZƯ như bạn DHN đã nói đâu
    Còn việc Tiểu Quỷ chưa hiểu hít thở 4 thì và tranh luận với anh Trường thì rõ ràng bạn ấy chưa biết kiến thức về thở mà cả cái Fo rum Võ thuật này nhiều người đã biết và đã Po st lên rất nhiều bài về lịch sữ khí công, phân loại, cách tập luyện , lợi ích của nó .v.v...Bạn DHN không phải nói Topic này là sai mà chỉ nói nó ko cần cho VĐV Chỉ còn mình Tiểu Quỷ là Nói CÁI TOPIC KHỈ NÀY... ( hơi buồn khi bị bạn nặng lời đến thế )
    Xin chào cô Nhân Viên Hành Chính và mong có những ngôn từ Văn Hoá hơn khi tranh luận nhé.
    Kính chào Đoàn kết và trân trọng
    Công Ty Sáng Tạo 1-1-1
    loc
    Được v-loc2002 sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 03/12/2002
  2. HIHOHA

    HIHOHA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2001
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0
    Lung tung qua

    HiHoHa
  3. moi_moi_toi

    moi_moi_toi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    tôi muốn hỏi đôi chút về phép độn thổ , tôi muốm học nó lắm vì mỗi lần làm gì sai là tôi muốn độn thổ luôn
  4. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0

    Bác Lộc giải thích cơ chế thở 4 thì đúng và đủ rùi. Dưng mà bác xui mang đi dạy VĐV làm tui mới phải hỏi là "họ sẽ tập bao lâu/ngày và tư thế nào" :) sách cảu bác sĩ NKV tui đã đọc, cuốn dưỡng sinh đó lấy rát nhiều chi tiết tù Vịnh Xuân vì bản thân bác NKV cũng có tập Vịnh XUân. Trong Vịnh Xuân, thở 4 thì là yêu cầu cơ bản của việc luyện nội công.
    Ngoài ra việc hít thở 4 thì bằng cơ bụng, đan điền làm cho các cơ quan nội tại chuyển động tích cực. Muốn tho 4 thì tốt thi bắt buộc phải "tĩnh TÂM" ---> mấu chốt của dưỡng sinh :)
    Có điều,tui đã nói rồi, tư thế khi tập thở rất quan trọng. Nếu xui các VĐV điền kinh ngồi bẹt đít quắp chân thở 30 phút/ngày thì sẽ làm hỏng các cơ bắp của họ chưa biết chừng :)
    Vấn đề là giáo án tập luyện không phải dễ, các nước tien tiến họ có đàu óc học hỏi và áp dụng hơn chúng ta nhưng họ có đưa cái thở 4 thì này vào huấn luyện đâu.
    Thở 4 thì là tốt, là tăng oxy là v...v nhưng các cách thở khác cho VĐV cũng TỐT :)
    nothing is forever
  5. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Thở 4 thì trong khí công gọi là SỔTỨC, giai đoạn nhằm tăng nội lực, rất quan trọng với người luyện võ nhưng không nhất thiết khi luyện phải ngồi kiết già hay bán già.
  6. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tập bẹt không cẩn thận giãn dây chằng đấy.

    Anh vẫn đi trên phố một mình
    Người thì đông và phố thì ồn ã
    Chỉ thiếu em và thể là tất cả
    Biến hồn anh thành cát bụi hư không
  7. v-loc2002

    v-loc2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Bác VXDTA nói rất đúng không cần phải ngồi kiết già hay bán già khi tập thở 4 thì , vậy các bác Tập Thái cực quyền thật chậm cũng có thể kết hợp tập thở 4 thì
    Hoặc môn Hồng gia quyền khi tập đứng tấn và tập bộ tay thì cũng kết hợp với hít thở được
    Hoặc môn Yoga khi tập các tư thế rắn mãng xà, đứng 1 chân, cái cày...đều có thể kết hợp với luyện thỏ 4 thì.
    Vấn đề ở đây là sự vận dụng giữa cái cổ,với vái tân Như ***** phái Võ Đang tại sao lại sáng chế ra võ thuật Dĩ nhu khắc cương mà vẫn lấy cái gốc Khí công của các bậc tiền bối.
    Đó là sự vận dụng có sáng tạo. Người đương thời cũng rất sáng tạo như Aerobic rồi Box-Aerobic..Mới đây còn có người sáng tạo ra môn thể thao Nhảy chân sáo
    Trở lại vấn đề là tập thở 4 thì không nên giới hạn ở tập tĩnh
    Như Bác Trường khẩu chiến với Tiểu Quỷ nói Ngủ cũng thở 4 thì Do cách thở đã thấm sâu vào tiềm thức nên tôi NGỒI ĐÂU CŨNG TẬP ( Xem Ti Vi cũng tranh thủ hít thở, ngồi vi tínhcũng tập, ngồi xe đi xa cũng tập, ngồi nghe giảng bài cũng tập, thậm chíđi xegắn máy ở những đoạn đường vắng vẻ, không khí trong lành tôi cũng tranh thủ hít thỡ 4 thì)
    Vã lạitrong sách hướng dẫn tập thở 4thì Bác Nguyễn Văn Hưởng có nói tập thở nằm kê gối dưới mông cũng là 1 hướng tập không ảnh hưởng đến cơ bắp
    Còn việc ngồi yên thật ra không ảnh hưởng đến cơ bắp tí nào bằng chứng người luyện võ càng cao , ngồi thiền càng nhiều ( diện bích ) thì khi đánh nhau càng nhanh hơn- Các vị ***** ngồi thiền nhiều hơn nhưng họ đâu có bị xụi giò hay kém khinh công và bộ pháp đâu ??? ( Sẽ giải thích nếu như bạn có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này )
    Vấn đề tôi nêu lên là đã áp dụng ở các bài huấn luyện của Võ sư Nguyến Hữu Huy ( Đội tuyển Judo VN ) Khi tôi còn học Judo , không phải làđội tuyển nhưng ông đều dành 5 phút cuối buổi tập để điều tức ( hít thở ) Và thiền
    Kết quả là cácVĐV Cao Ngọc Phương Trinh, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Quốc Tuấn...đều đãtừng đoạt giải cao ở các kỳ thi Judo ở Seagame...( không phải chỉ nhờ tập kỹ thuật đơn thuần đâu nhé)
    Còn VĐV Trung Quốc quả là có đoạt giải cao ở nhiều cuộc thi Quốc tế như cử tạ, bóng bàn , bơi lội, điền kinh, võ thuật...tôi nghĩ là do kỹ thuật thở của họ đã có căn bản từ nhiều môn võ cổ truyền trong nước như Wushu, thiếu lâm, Thái cực Quyền, Hồng Gia Quyền...
    Sau bài này tôi còn muốn Post lên rằng CẦN PHẢI PHỔ BIẾN HÍT THỞ 4 THÌ CHO CẢ HỌC SINH, SINH VIÊN , GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN, CÔNG NHÂN...chứ không chỉ riêng VĐV thôi đâu. Vì hiện nay nhiều người Vn đang có những bệnh lý liên quan đến việc hít thở không đủ O-Xy như sTRESS, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ốm yếu, kém ăn, thận hư, ăn không ngon, tiêu hoá kém, phổi yếu, ......
    Vì thời gian rỗi rất ít, tôi sẽ post tiếp vào lần sau.
    Kính chào các bác
    Công Ty Sáng Tạo 1-1-1
    loc
  8. v-loc2002

    v-loc2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Vì sao hít thở 4 thì có lợi cho sức khỏe?
    Trước tiên phải cần tìm hiểu 4 thì của cách hít thở này:
    Thì 1: Hít vào ( hít sâu xuống đan điền-là nơi rốn )
    Thì 2 : Ráng hít thêm 1 chút và giữ hơi 5-10 giây ( Khí quản mở để áp suất không ép vào thành phổi gây nghẽn mạch máu, khó chịu )
    Thì 3 : Thở ra từ từ .hơi thở mỏng như sợi chỉ, càng chậm càng tốt . Cơ hoành đẩy hơi ra tích cực cho sạch khí thải ( khí cacbonic rất độc )
    Thì 4 : Nín lại chút xíu , không hít vào vội
    Sau đó quay lại hít thở từ thì 1
    Cơ hoành là cơ nằm ngang bụng sẽ chạy xuống khi hít hơi vào
    Nếu hít thở bình thường cơ hoành khó xuống sâu được vì nó bị 1 số cơ quan nội tạng như ruột .gan ,bàng quang...cản trở.
    Ngược lại nếu cố hít vào sâu thì sẽ làm cho cơ đáy chậu co thắt lại để giữ cho nội tạng không bị sa xuống bàng quang Vì lực ép từ trên xuống của cơ hoành và lực chống lại của cơ đáy chậu
    nên bụng gồng cứng lại ( Chính vì vậy tập lâu có thể cho xe cán qua như Đại lực sĩ Hà Châu , hay có thể chịu được 1 tảng đá đập bể trên bụng bằng búa như 1 số võ sĩ Thiếu Lâm hay biểu diễn ) ( Lúc ấy bụng như 1 bánh xe chứa hơi thật căng Mà bánh xe thì có thể chịu được tải trọng của xe và người trên xe khá nặng nên nó chịu được 1 lực khá lớn )
    Khi hơi hít vào đầy các cơ thành phổi bám chắc vào các cơ xung quanh nên tăng khả năng dùng cơ bắp lên Vì vậy khi kéo , khiêng vật nặng , nâng tạ người ta thường hít hơi mạnh và sâu thì mới có sức nhiều hơn
    Đó là cách giải thích CỦA CÁC BÁC SĨ DƯỠNG SINH HỌC
    Trở lại vấn đề nén hơi nhiềi quá ép xuống rốn, cơ đáy chậu cũng căng cứng chống lại để giữ cho nội tạng không bị sa xuống là 1 phản xạ của cơ thể. Lúc đó bụng sẽ phình ra theo hướng bung ra ngoài ( bụng phệ ) Vì vậy trong võ học người ta phải đeo đai ( VĐV cử tạ cũng vậy ) để có 1 khung cố định chống lại việc sổ bụng theo hướng phình to.
    Các bạn thấy không hàng ngàn năm trước người ta đã hiểu cơ chế của hít thở và đã tận dụng nó để nâng cao năng lực ( sức lực ) của con người lên Khi hít mạnh vận sức ta có thể làm việc nặng hơn khi không hít nhiều lần.
    Việc tập thường xuyên làm cơ hoành của người có tập giãn ra và khi vận sức sẽ mạnh mẽ hơn nhờ các cơ phổi bám chắc hơn vào thành cơ chung quanh ĐÓ LÀ LÝ DO GIẢI THÍCH TẠI SAO TẬP KHÍ CÔNG HAY HÍT THỞ 4 THÌ LẠI CÓ SỨC MẠNH MẼ HƠN MÀ NGƯỜI TA GỌI LÀ NỘI LỰC, CÔNG LỰC...
    Bài sau tôi sẽ post tiếp về công dụng đối với Thần Kinh, Tiêu Hoá, Tuần Hoàn, Nội Tạng...
    Kính chào quý vị
    CTy 1-1-1
    loc

Chia sẻ trang này