1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HIV / AIDS

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi BachHop, 21/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mtuan74

    mtuan74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Để tôi hô khẩu hiệu, mọi người hô theo nhé.
    - Đã yêu nhau thì không bao giờ sợ chết!
    - Sợ chết-sợ chết-sợ chết !!!
  2. mtuan74

    mtuan74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    BS xét nghiệm máu bao giờ cũng dùng kim tiêm mới tinh và sau đó vứt vào sọt. Hơn ai hết, là dân trong nghề, họ hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu.
    Lần sau, để yên tâm, chị nên nhìn kỹ bác sỹ lúc họ lấy kim mới. Còn lúc họ lấy máu thì không nhìn cũng được.
  3. meohoi

    meohoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn. Thấy bạn khẳng định chắc chắn như vậy mình cũng đỡ lo hơn một ít. Đúng ra là mình nên nhìn lúc bác sĩ thao tác vì nếu thế thì bây giờ mình đã yên tâm rồi. Chỉ tại cái tính nhát gan và lại ít có kinh nghiệm đi khám bệnh nên mới thành ra thế này. Chán mình quá đi mất
  4. pve501kimma

    pve501kimma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Trẻ đường phố dùng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy, quan hệ ******** không an toàn với nhiều người nhưng không biết rằng đó là con đường lây nhiễm HIV. Các em còn cho rằng, AIDS là bệnh của người lớn và có thể điều trị dễ dàng... [mời bạn xem tiếp trên www.trieudiep.da.ru ]
  5. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Thêm nhiều phương pháp ngừa AIDS!

     


    Ngày 18/8, các nhà chức trách Trung Quốc đã vui mừng thông báo về kết quả của đợt thử nghiệm vaccine AIDS. 49 người khỏe mạnh tuô?i tư? 18 - 50 đã được tiêm vắc-xin AIDS và sau 180 ngày, họ vẫn khỏe mạnh.


    Hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm
     
    Gần 39 triệu người đang sống chung với AIDS. Năm ngoái 4,1 triệu ca nhiễm mới và chưa có cách nào chữa được mà chỉ có một số loại thuốc kìm hãm được virút ở mức có thể kiểm soát được.
    Nghiên cứu về một loại vaccine cũng chưa cho thấy kết quả khả quan nào. Các biện pháp phòng tránh hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào bao cao su và ?okiêng? quan hệ ********...
    Hôm nay 21/8, AFP đưa tin các chuyên gia tại Hội nghị toàn cầu về AIDS cho biết việc cắt bao quy đầu và dịch âm đạo cản trở virút HIV có thể cách mạng hoá chiến dịch dọn đường trong ngăn ngừa sự lây lan HIV.
    Theo những nghiên cứu thực hiện tại Nam Phi và Pháp, số bệnh nhân HIV/AIDS trong nhóm những người đàn ông dị tính luyến ái đã cắt bao quy đầu thấp hơn 60% so với ở những người chưa cắt. Phát hiện bất ngờ này được giải thích đơn giản: bao quy đầu được bao phủ bởi một lớp tế bào mỏng nên dễ bị virus xâm nhập.
    Cắt bao quy đầu là một phẫu thuật nhỏ, rẻ tiền, vẫn được thực hiện trên trẻ sơ sinh ở nhiều nước, nhưng chủ yếu vì lý do nghi thức tôn giáo và tập quán dân tộc (người Do Thái, người Hồi giáo, người Mỹ, một số dân tộc châu Phi...). Để nó trở thành một biện pháp phòng ngừa AIDS áp dụng đại trà trên thế giới, giới chuyên môn cho rằng sẽ rất mất công tuyên truyền, vận động.

    [​IMG]


    Một loại thuốc ngừa giúp ngăn chặn và diệt HIV
    Ngoài ra, nhóm các nhà nghiên cứu Tổ chức phòng chống HIV toàn cầu với sự giúp đỡ của mạnh thường quân Bill Gates và vợ ông, Melinda Gates đã giới thiệu một số phương pháp phòng ngừa đầy hứa hẹn:




    Cắt bao quy đầu: bằng chứng cho thấy cắt bao quy đầu có thể bảo vệ nam giới chống lại HIV khi quan hệ ******** mặc dù lý do chính xác tại sao lại như vậy vẫn chưa rõ ràng.




    Dùng phim ngừa thai đặt trong âm đạo: lớp phim mỏng này bảo vệ phần trên của âm đạo, nơi thành mô rất mỏng và dễ tổn thương tạo điều kiện cho HIV vào trong máu khi quan hệ ********.




    Uống thuốc ngăn chặn HIV hàng ngày để làm giảm lượng virut này lây từ ********.




    Trị bệnh mụn giộp: vì loại virút này xâm nhập dễ dàng vào vùng da bị tổn thương để vào đường máu. Nó làm tăng thêm nguy cơ mắc phải mầm bệnh AIDS.




    Dịch diệt tinh trùng mà phụ nữ có thể đặt trong âm đạo: giúp ngăn chặn và diệt HIV trong tinh dịch. 5 loại dịch đang được thử nghiệm ở người để kiểm tra xem liệu chúng có an toàn và hiệu quả khi sử dụng hay không. Loại dẫn đầu có tên gọi Carraguard sẽ kết thúc thử nghiệm vào tháng 12 năm 2007, nếu tốt, sẽ được bán ra thị trường vào năm 2009.

    Điều đáng lo ngại những phương pháp trên sẽ gây ra sự chủ quan khiến người ta quan hệ ******** không an toàn.



    Theo AFP, Fox News, Dân Trí
  6. nguyenxuanhoang76

    nguyenxuanhoang76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mình có post một số KIẾN THỨC CƠ BẢN về phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường ********. Ai cần xem thì vào đây nhé.
    http://www5.ttvnol.com/cantho/819801.ttvn
    Thanks.
  7. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Lọc tinh trùng để sinh con cho người có HIV
    TP - ?oPhương pháp này có thể loại bỏ virus HIV trong tinh trùng và độc tố trong tinh tương? ?" TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khẳng định ?" ?oNhưng chúng tôi không chắc chắn đạt hiệu quả 100%?.

    [​IMG]
    Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương cho biết bệnh viện này đã  làm chủ được kỹ thuật lọc tinh trùng nhưng ông khuyến cáo chưa nên áp dụng trên người có HIV/AIDS.
    Theo TS Tiến, nếu virus HIV tồn tại trong chính tế bào tinh trùng chứ không phải tinh tương, việc lọc rửa cũng vô ích.
    Thời gian gần đây, một số người có HIV đến Bệnh viện tìm hiểu và xin được áp dụng kỹ thuật lọc tinh trùng.
    Theo Th.S Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Hà Nội, trong chuyến công tác Thái Lan đầu năm nay, ông nhận thấy Thái Lan áp dụng khá thành công kỹ thuật này cho một số người có HIV. ?oNhưng giá thành rất đắt và thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố?- Th.S Tuấn nói.
    Anh N, một người nhiễm HIV, lập gia đình nhưng không bao giờ nghĩ mình có thể sinh con. Qua một vài người bạn, anh được biết Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang tiến hành phương pháp lọc tinh trùng. Thông tin này khiến vợ chồng anh N vô cùng hi vọng.
    ?oTôi cũng như bao người đàn ông khác, mong muốn có một gia đình hạnh phúc, có tiếng trẻ con nô đùa? ?" Anh N tâm sự.  Tuy nhiên, khi biết phải đối mặt với nguy cơ có thể thất bại, anh vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng. "Tôi chấp nhận rủi ro?. - Anh N nói.
    ?oMột số người bạn của tôi có ý định ra nước ngoài để thực hiện phương pháp này vì họ không biết trong nước cũng làm được. Họ nói nếu không được bác sĩ chấp thuận, họ sẽ sinh con bằng phương pháp tự nhiên? ?" Anh N cho biết.
    Mặc dù gặp nhiều trở ngại và luôn phải đối mặt với rủi ro, những người nhiễm HIV như anh N vẫn xem phương pháp lọc tinh trùng là một nguồn hi vọng lớn.
    Vẫn làm nếu bắt buộc phải làm
    TS Tiến thừa nhận phương pháp này đến nay chưa thể khẳng định hiệu quả tuyệt đối, ngay cả ở các nước phát triển. Đó là lý do khiến Bệnh viện Phụ sản Trung ương chưa nhận lọc tinh trùng cho người có HIV.
    ?oChúng tôi chủ trương khi có yêu cầu từ người nhiễm HIV sẽ khuyên họ chưa nên làm vì nếu chẳng may đứa trẻ sinh ra vẫn nhiễm bệnh thì người lớn sẽ rất ân hận? ?" TS Tiến bộc bạch.
    Tuy nhiên, với những trường hợp quyết tâm và chấp nhận rủi ro như vợ chồng anh N, TS Tiến cho biết Bệnh viện sẽ không từ chối. ?oChúng tôi sẽ chấp nhận làm nhằm hạn chế rủi ro cao khi họ cương quyết sinh con bằng phương pháp tự nhiên?- TS Tiến nói.
    Nhưng TS cảnh báo, ngay cả khi Bệnh viện chấp nhận làm, vẫn phải đảm bảo điều kiện là người vợ không nhiễm HIV và hai vợ chồng dùng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ ********.
    Lọc tinh trùng là biện pháp làm sạch tinh trùng trước khi bơm vào buồng tử cung hoặc ống nghiệm. Tinh trùng được cho vào một hóa chất có sẵn (cũng là môi trường nuôi cấy tinh trùng) rồi đưa vào máy quay ly tâm.
    Lực ly tâm sẽ tách tinh trùng khỏe về một phía, các tinh trùng chết, yếu, dị dạng và tinh tương về phía bên kia. Virus HIV nếu có trong tinh tương cũng sẽ bị tách ra khỏi tinh trùng. 
    Mỹ Hằng
  8. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi, cho em hỏi, ******** qua đường miệng, có nghĩa là vợ bị nhiễm HIV ngậm ********* của chồng, thì chồng có bị lây ko ạ?
    và một trường hợp khác: hôn nhau, nhưng hôn sâu, có nghĩa là ngậm cả lưỡi nhau (cháo lưỡi) có bị lây ko ạ? em xin cảm ơn
  9. truaha1905

    truaha1905 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    có thể yên tâm là không có chuyện dùng kim cũ để lấy máu đâu ạ. 1 cái bơm tiêm giá tiền không đáng vào đâu cả và rất sẵn oả các phòng xét nghiệm. người lấy máu người ta cũng có ý thức tự bảo vệ bản thân họ nữa, dùng xong vút luôn, để dùng lại chẳng may chính mình đâm phải. Có thể trường hợp bơm tiêm đã bóc ra khỏi nilong thôi.mà lấy máu 1 lần rồi thì máu còn đọng lại trong lòng kim, khó lấy máu tiếp lắm a, thế nên ko ai người ta muốn lấy máu nữa bằng kim cũ đâu. (1 người mà chọc ven hai lần không được có khi còn phải thay kim khác mừ).
  10. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Huyễn hoặc về HIV

    Có thể nói chưa có một loại virus nào được nghiên cứu nhiều và kỹ lưỡng như HIV. Thực tế vẫn còn nhiều câu chuyện huyễn hoặc về con virus này, dẫn đến những sự lo sợ không đáng có và sự kỳ thị đối với người sống chung với HIV.
    [​IMG]Nhân viên bệnh viện cũng lo sợ thái quá
    Bệnh viện, các cơ sở y tế là nơi được coi là hiểu rõ nhất về HIV/AIDS. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) được công bố vào giữa tháng 10/2006 thì phần lớn cán bộ nhân viên bệnh viện đều sợ lây nhiễm HIV qua tiếp xúc thông thường, có đến 60% người trả lời sợ chạm vào da của một người có H (NCH).
    Tại một số bệnh viện đều có khoa HIV riêng, và khi một bệnh nhân được xác định là dương tính với HIV thì bệnh nhân đó sẽ được chuyển sang khoa HIV. Lâu nay nhân viên của các bệnh viện dường như không để ý tới, nhưng thực sự đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến những NCH. Đó là việc ghi kết quả xét nghiệm ngay ngoài bìa bệnh án. Điều này khiến ai cũng có thể phân biệt dễ dàng bệnh án của bệnh nhân HIV+ và những bệnh nhân khác.
    Và như vậy, quyền được bảo đảm bí mật của bệnh nhân HIV không hề được thực hiện. Thậm chí, một bệnh viện lao ở miền Bắc còn đánh dấu quần áo của bệnh nhân có HIV bằng một đường viền màu khác ở gấu tay áo và gấu quần...
    Sự lo sợ một cách thái quá về việc lây nhiễm HIV đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của nhân viên y tế đến bệnh nhân HIV+. Ngoài việc tránh tiếp xúc, tránh chạm vào bệnh nhân có H thì nhân viên y tế còn sử dụng các phương tiện bảo hộ một cách quá  mức cần thiết.


    Phòng tránh không cần thiết sẽ làm tổn thương người có H
    Các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS với tệ nạn xã hội. Cách truyền thống hù dọa trong thời gian đầu cũng để lại những hậu quả không mong đợi, khiến cho người dân quá lo sợ bị lây nhiễm virus. Nhiều người đã thực hiện các biện pháp phòng tránh không cần thiết, làm tổn thương, thậm chí còn xâm phạm đến quyền của những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
    Viện Nghiên cứu phát triển xã hội
    Nhiều người luôn luôn đeo găng tay y tế, đeo khẩu trang và kính bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân có HIV và AIDS. Nhiều khi, một đôi găng tay được nhân viên y tế đeo suốt từ sáng đến lúc nghỉ trưa, vừa dùng phục vụ bệnh nhân, ghi chép, phát thuốc, đẩy xe, mở cửa... Cách làm này nhằm bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng, nhưng thực tế lại tạo ra một môi trường có nguy cơ cao hơn...
    Tạo một môi trường bệnh viện an toàn và thân thiện
    Cũng như các nước trên thế giới, ở Việt Nam sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là rào cản lớn nhất đối với những nỗ lực phòng chống đại dịch AIDS, khiến cho HIV/AIDS càng trở nên khó kiểm soát hơn.
    Theo bà Khuất Thu Hồng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, việc hiểu sai lệch về sự lây nhiễm virus HIV là một trong những nguyên nhân gốc rễ, tạo nên sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
    Cơ sở y tế là nơi sự kỳ thị liên quan đến HIV rất dễ nhận ra, bởi đây thường là nơi mà NCH phát hiện ra tình trạng dương tính của mình. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy rằng, những phản ứng kỳ thị hoặc phân biệt đối xử của cán bộ y tế có thể gây ra những tác động rất tiêu cực.
    Tại các cơ sở y tế, NCH thường nhận được sự chăm sóc ít hơn, hoặc thậm chí bị từ chối vì thái độ kỳ thị hoặc các hành vi phân biệt đối xử của cán bộ y tế. Bởi vậy, khi được hỏi về những mối lo lắng, sợ hãi liên quan đến HIV/AIDS, nhiều NCH thường nói về những kinh nghiệm đau lòng mà họ phải trải qua tại cơ sở y tế.Nhằm đáp ứng nhu cầu giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cơ sở y tế, ISDS phối hợp với Chương trình Horizons/Hội đồng Dân số và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ (ICRW) đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu tác nghiệp để kiểm định tác động của các can thiệp, nhằm làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử ở bệnh viện đối với NCH ở Việt Nam.
    Nghiên cứu này dựa trên những kinh nghiệm mà Horizons thu nhận được từ một nghiên cứu can thiệp tương tự trong các bệnh viện ở Ấn Độ, và kinh nghiệm ISDS và ICRW trong nghiên cứu, thực hiện các can thiệp làm giảm kỳ thị ở Việt Nam. Nghiên cứu dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2007. 


    Lây truyền HIV - tưởng tượng và thực tế
    Tưởng tượng: HIV rất dễ lây truyền?
    Thực tế: Không đúng. Trên thực tế, HIV là một sinh vật yếu có thể chết nhanh chóng khi ra ngoài không khí hoặc nước.Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua dùng chung các vật dụng cá nhân, như khăn tắm, lược, ga trải giường và quần áo với người nhiễm HIV?
    Thực tế: Không đúng. Các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng HIV không thể sống sót ở môi trường bên ngoài vật chủ là người. Vì vậy, không có nguy cơ nhiễm HIV qua dùng chung những vật dụng cá nhân với một người nhiễm HIV.
    Bạn cũng có thể giặt chung quần áo của người nhiễm HIV với những người khác mà không làm lây truyền virus. Bạn không thể nhiễm HIV qua đồ ăn, tay nắm cửa, nguồn nước, vật nuôi hoặc qua các vật dụng tương tự.Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV qua dùng chung đĩa, bát, cốc, chén, đũa hoặc các đồ dùng trong khi ăn khác, bởi có HIV trong nước bọt?
    Thực tế: Không đúng. Lượng HIV tìm thấy trong nước bọt nhỏ đến mức không thể lây truyền. Vì thế không có nguy cơ mắc HIV qua dùng chung những loại vật dụng này với một người mang virus.Tưởng tượng: Tôi có thể nhiễm HIV khi ngồi lên bồn cầu?
    Thực tế: Không đúng. Vì HIV không sống trên các bề mặt ngoài môi trường, nên bạn không thể bị nhiễm khi ngồi lên bồn cầu.Tưởng tượng:Tôi có thể nhiễm HIV qua muỗi đốt?
    Thực tế: Không đúng. Các nghiên cứu được tiến hành bởi trung tâm kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ và các cơ quan khác đã chỉ ra rằng, không có bằng chứng nào về sự lây truyền HIV qua muỗi hay bất cứ côn trùng nào.
    Những nghiên cứu này đã chứng minh khi côn trùng cắn một người, nó truyền vào người đó nước bọt chứ không phải máu của người hay con vật bị đốt trước đó. Một số bệnh như sốt vàng da và sốt rét được lây truyền qua tuyến nước bọt của muỗi. Tuy nhiên HIV thì không. 
    Ngay cả khi virus truyền sang muỗi hoặc các côn trùng khác thì chúng cũng không bị nhiễm bệnh và không thể truyền HIV cho người tiếp theo bị chúng đốt.Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua chơi thể thao và các trò chơi khác bởi HIV có trong mồ hôi?
    Thực tế: Không đúng. Không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua các hoạt động thể thao hoặc các trò chơi khi không xảy ra thương tích. HIV chưa từng được tìm thấy trong mồ hôi của người nhiễm. Nguy cơ lây nhiễm vô cùng thấp trong khi chơi thể thao xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể, gây nên thương tích, ví dụ như trong thi đấu quyền anh.Tưởng tượng: HIV có thể lây truyền qua không khí?
    Thực tế: Không đúng. HIV không phải là một virus sinh ra trong không khí. Không giống như những virus gây nên bệnh cúm và cảm thông thường và cũng giống như loại vi khuẩn lây bệnh lao, HIV chỉ sống  trong dịch cơ thể và chết nhanh chóng khi ra ngoài không khí. Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV qua cầm tay hoặc bắt tay với một người nhiễm HIV?
    Thực tế: Không đúng. Tuyệt đối không có nguy cơ mắc HIV qua nắm tay hay bắt tay, hoặc thậm chí ôm một người nhiễm HIV.Tưởng tượng:Tôi có thể nhiễm HIV qua hôn một người có virus đó?
    Thực tế: Không đúng. Tuyệt đối không có nguy cơ mắc HIV qua ôm hôn xã giao. Nguy cơ mắc HIV trong khi hôn sâu là vô cùng thấp - chưa có trường hợp nào được ghi nhận.Tưởng tượng: Tôi có thể mắc HIV nếu ở chung phòng với một người có virus đó?
    Thực tế: Không đúng. Bạn không thể nhiễm HIV do ở chung phòng với một người có virus.Tưởng tượng:  Là một nhân viên y tế tôi phải chịu rủi ro nhiễm HIV?
    Thực tế: Mặc dù sự lây nhiễm HIV có thể xảy ra tại các cơ sở y tế nhưng điều đó rất hiếm. Quan trọng là thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát lây nhiễm như phòng ngừa phổ quát (dùng các phương tiện bảo vệ như găng tay, áo choàng, mặt nạ và kính bảo vệ mắt). Các biện pháp đó phải được thực hiện với tất cả các bệnh nhân, bởi bất cứ ai cũng có thể mang bệnh phát sinh từ máu. Đó là lý do vì sao chúng gọi được gọi là phòng ngừa phổ quát.
    (Trích Hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS - Ban Tư tưởng Văn hóa T.Ư).
    Theo Võ Thủy

Chia sẻ trang này