1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HIV / AIDS

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi BachHop, 21/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Hãy để cho họ được sống trong vòng tay cộng đồng​
    Đúng giờ khai mạc hội thảo, khi biết thành phần chủ yếu là người có AIDS, một khách sạn tại Kiên Giang đã đuổi ngay tất cả những người tham dự ra khỏi khách sạn và không cho hội thảo diễn ra vì sợ ?ođen? và lây. Trước đó, nhân viên ở đây chỉ mang hai cái bánh mì và một chai nước trắng lên tận phòng một người dự Hội thảo chỉ vì chị có AIDS.
    Căn phòng ngồn ngộn những tranh, toan, các loại màu, bút vẽ... là của Trọng - một bệnh nhân có HIV tính đến nay đã được 9 năm 37 ngày, khoảng thời gian bằng đúng 1/3 tuổi đời của anh. Xuyên suốt các bức tranh của Trọng là sự cô đơn, đau đớn đến quằn quại qua hình ảnh những tấm thân gầy guộc, không còn sức sống, những gương mặt dẹo dọ, u buồn, hay những mảng màu ?ođầy lửa? đối chọi nhau như muốn đốt cháy tâm can vì những điều không thể lý giải trong đó.
    Trọng kể, năm 16 tuổi, anh đã ?obập? vào ma túy như một con thiêu thân để rồi không thể dừng lại ngay cả khi rất muốn. Năm 1995, sau khi ?ochơi cơm trắng? khoảng 2 năm và chích ?ođen? được 9 tháng, thấy trong người có những triệu chứng bất ổn, Trọng đi làm xét nghiệm HIV và kết quả là dương tính. Nhưng Trọng không hề thấy ?osốc? mà ngược lại vẫn cứ mơ mơ màng màng với cái cảm giác thèm ma túy. Dẫu vậy Trọng vẫn nhớ như in ngày anh ?olĩnh án?: 13/10/1995.
    Theo thống kê mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, đến tháng 6/2004, đã phát hiện khoảng 82 nghìn người nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc.
    Nhận được thông báo từ nơi xét nghiệm cho Trọng, chính quyền địa phương đã không làm đúng nguyên tắc là giữ bí mật cho người bệnh nên tin anh bị ?oết? (AIDS) lan truyền khắp xóm. Những người hàng xóm thân quen gần gũi biết anh mang "căn bệnh thế kỷ?, mỗi khi gặp anh đều lảng tránh. Họ lạnh lùng từ ánh mắt đến nét mặt, thậm chí né tránh để không đi cạnh hoặc động chạm đến người anh khi vô tình đối mặt.
    Những đứa trẻ trong xóm chỉ mới thấy bóng Trọng là hô nhau bỏ chạy như thể anh sắp ăn thịt chúng, kể cả những đứa thường ngày vẫn đam mê sở thích hội họa của anh. Ở trường, anh bắt đầu phải lầm lũi một mình vì chẳng một ai muốn chuyện trò, kể cả thầy giáo. Đối với mọi người, anh đã không tồn tại. Trọng sống vật vờ, vô tri, vô giác. Anh bị khủng hoảng và mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng.
    Bố mẹ anh cũng bàng hoàng, mất phương hướng. Do sợ ?ocon HIV dễ lây?, mẹ anh đã để riêng những đồ dùng của anh: từ bát đũa, khăn mặt, cốc uống nước... và gần như cả một mâm riêng khi ăn cơm. Hơn nữa, vì quá bức xúc trước việc con mình bị nhiễm HIV, do đều là nhà giáo nên ông bà hay dằn vặt: ?oBây giờ còn dạy ai. Con mình dạy còn không được nữa là??. Đúng thời điểm đó, Trọng lại bị ?osốc? vì một chuyện nữa: bạn gái của anh, tình yêu đầu đời của anh qua đời cũng do ?oết?.
    Sau chuyện đó, Trọng không còn giữ được thăng bằng, nhất là sau khi dự đám tang bạn gái và nhận được giấy buộc thôi học của nhà trường với lý do nghi ngờ anh vẫn sử dụng ma túy, mặc dù lúc đó, Trọng đã từ bỏ ?ocái chết trắng?. Do quá kinh hoàng vì khủng hoảng và đơn độc, anh đã tự cai nghiện ở nhà bằng vẽ tranh. Tính đến nay, Trọng đã hoàn toàn ?odửng dưng? với ma túy được 5 năm.
    Các ông chủ phòng tranh sợ đen đã trả lại tranh của anh khi họ biết Trọng bị ?oết?. Nguồn vui không còn, thu nhập cũng hết. Trọng không còn chỗ bấu víu. Anh ngơ ngẩn như người mất hồn. Bố mẹ phải đưa anh điều trị bệnh trầm cảm mất gần hai năm. Đến khi trở về vào năm 2001, Trọng mới dần bình phục và lấy niềm đam mê duy nhất là vẽ tranh, ?ochơi? màu sắc để quên đi nỗi đau, bệnh tật của mình.
    Giờ đây, ngoài những việc làm đó, Trọng còn trở thành tuyên truyền viên của một câu lạc bộ của người có HIV. Nếu gặp anh ngoài đường, không ai nghĩ rằng anh là một bệnh nhân HIV gần 10 năm. Để đạt được điều đó, Trọng cho rằng bởi anh đã ?oquên? đi sự kỳ thị xung quanh.
    Anh nói: ?oNếu như mọi người hiểu biết hơn về sự lây nhiễm HIV và không có sự kỳ thị đối với những người bệnh như tôi, thì có lẽ khoảng thời gian bị ?osốc? do sự kỳ thị ấy sẽ không làm ?otổn thọ? mà ngược lại còn kéo dài sự sống của chúng tôi. Chúng tôi vẫn sống có ích, thậm chí còn làm giảm nguy cơ gia tăng ?oết? cho xã hội bằng chính kinh nghiệm từ bản thân mình?.
    "Tôi đang sống trong địa ngục"
    Đó là tâm sự của chị Nguyễn Phương Hạnh ở Hà Nội. Mới ngoài 30 tuổi, chị nhiễm HIV một cách tình cờ. Trong một lần truyền huyết thanh cho em trai (bị bệnh viện trả về vì ?oết?), do sơ ý khi khóa van an toàn, chiếc kim rút ra từ ven của người em, xuyên qua găng tay, ngập sâu một nửa trong ngón tay trỏ của chị. Hoảng sợ, chị cố xối mạnh nước và vội vàng nặn hết máu ở ngón tay với hy vọng ?ocon HIV sẽ theo nước và máu trôi ra ngoài hết?. Sau hai tháng lo âu, chị được thông báo dương tính cho việc xét nghiệm HIV.
    Tú Anh
  2. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0

    Những người ?otuyên chiến? với thần chết
    Chúng tôi đến gặp nhóm Tiếng Vọng khi trời đã gần trưa. Ánh nắng bắt đầu gay gắt, đổ cái nóng hừng hực xuống dòng người xuôi ngược trên phố. Tách hẳn khỏi sự ồn ào náo nhiệt của phố xá, nơi làm việc của nhóm Tiếng Vọng là hai gian phòng nhỏ nằm khuất sau nhà thờ Phú Trung. Tất cả thật lặng lẽ. Vài bệnh nhân được người nhà đưa đến khám, người chỉ còn da bọc xương, vật vờ như cái bóng. Nhìn không gian tĩnh lặng, ít ai biết trong hai căn phòng nhỏ ấy có những thiên thần đang tất bật, gồng mình giành giật từ tay thần chết chút thời gian ít ỏi cho các bệnh nhân AIDS. 
    NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI

    [​IMG][​IMG]


    Chị Vinh (phải) đang chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối 
    Chị nhẹ nhàng dùng tay nắn khối hạch to như trái cam, đỏ lừ dưới cổ cô gái dịu dàng nói: ?oCon vẫn hút thuốc à? Cô đã nói con đừng hút nữa mà sao con không nghe??. ?oBỏ thuốc khó lắm nhưng từ giờ con sẽ cố? - cô gái đáp lại bằng lời lẽ hết sức lễ phép, khác hẳn với gương mặt lỳ lợm, nhuốm nét bụi bờ của cô. Sau cô gái, từng người, từng người một, hầu hết đều còn rất trẻ, đến ngồi cho chị khám. Với ai, chị cũng ân cần hỏi kỹ tình hình tiến triển của bệnh: ?oCon còn ngứa không? Có đau chỗ nào không?? rồi bắt há miệng xem nấm họng, mở áo xem những chỗ viêm loét. Chị không phải là người thân của họ, chẳng ai trả tiền cho chị làm công việc mà rất nhiều người không dám làm này, vậy mà cả chục năm nay chị đã gắn bó với những con người bất hạnh ấy. Có những kẻ vì hút chích, chơi bời mà vướng bệnh nhưng cũng không ít người là nạn nhân, bị lây bệnh từ người thân hoặc do đạp phải kim tiêm, ống chích. Tất cả họ đều mang án tử hình lơ lửng trên đầu và họ đến với chị như chỗ dựa cuối cùng để bấu víu. Không phải bác sĩ cũng chẳng phải dư ăn dư để, chị chỉ là một người dân hết sức bình thường. Chị là Nguyễn Thị Vinh, Trưởng nhóm thiện nguyện Tiếng Vọng - một nhóm công tác xã hội gồm những người tình nguyện chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.Nhóm thành lập năm 1999, lúc đầu chỉ có hơn chục người, không trụ sở, chẳng nguồn tài trợ. Tài sản lớn nhất của nhóm là sự đoàn kết và những tấm lòng đầy nhiệt huyết. Thế rồi tất cả cũng dần dần ổn định dù còn rất nhiều khó khăn. Trước đây, chị Vinh đã đi khắp nơi, từ trại cùi, trại trẻ mồ côi đến các vùng dân tộc thiểu số làm công tác xã hội - từ thiện nhưng công việc như bây giờ thì quả thật chị chưa từng nghĩ tới. Tất cả như một sự xếp đặt và đã gắn vào rồi thì không còn dứt ra được nữa. Hồi mới làm công việc chăm sóc bệnh nhân AIDS, chị đi khắp hang cùng ngõ hẻm, lượm lặt những kẻ đang cận kề cái chết để lau rửa vết thương, thay quần áo, cho thuốc men... Nhặt được bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch là chị đưa ngay đến bác sĩ. Nhiều người từ chối thẳng, thậm chí còn mắng chị rỗi hơi, ?oôm rơm nặng bụng?, chỉ đến lúc biết chị là tham vấn viên, họ mới dịu bớt. Sức người có hạn, đất Sài Gòn lại rộng mênh mông, chạy suốt ngày vẫn không xuể, chẳng còn cách nào khác, chị bấm bụng thuê một căn nhà trên đường Lê Văn Quới, huyện Bình Chánh làm nơi tá túc cho bệnh nhân để dễ bề chăm sóc. Được một thời gian, hết tiền, chị liều mạng đưa luôn họ về nhà nhưng nhà thì chật, lại còn chồng con, hàng xóm... Đang lúc bí thì Cha xứ nhà thờ Phú Trung, Q11 cho chị mượn hai phòng trong giáo xứ, thế là có chỗ để khỏi phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi dù thời gian chỉ được từ sáng đến trưa. Thành viên nhóm Tiếng Vọng có người khỏe mạnh, có người nhiễm HIV nhưng tất cả đều giống nhau ở tấm lòng đối với người bệnh. Trong lúc chờ gặp chị Vinh, chúng tôi thấy một thanh niên chừng 27 - 28 tuổi say sưa đọc sách. Nhìn anh cũng khỏe mạnh như những người bình thường, hỏi ra mới biết anh tên Hùng, một thành viên của nhóm Tiếng Vọng. Chuyện đời của Hùng nghe thật buồn. Hùng đã từng có một gia đình hạnh phúc, êm ấm với cha mẹ và một cô em gái. Năm Hùng học lớp mười, rạn nứt giữa cha mẹ bắt đầu xuất hiện và ngày càng không thể hàn gắn, hai người đưa nhau ra tòa, Hùng bỏ nhà đi bụi. Trộm cắp, bảo kê..., việc gì anh cũng làm. Bạn bè rủ chơi ma túy, Hùng tham gia rồi nghiện ngày càng nặng. Những cuộc gặp gỡ giữa anh với mẹ và em gái chỉ toàn nước mắt. Không thể nhìn những người thân đau khổ mãi, Hùng quyết định tự cai và năm 2000, anh đã thật sự đoạn tuyệt với ?onàng tiên áo trắng?. Những tưởng đó chỉ là một quãng đời lầm lỗi và tất cả sẽ qua nhưng năm 2004 Hùng viêm ruột thừa phải nhập viện mổ. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính đã khiến anh như ngây dại. Suy sụp rất nhanh, khi đến với chị Vinh, người Hùng chỉ còn da bọc xương, đi không vững. Được những người bạn trong nhóm Tiếng Vọng hết lòng chăm sóc, sức khỏe hồi phục, Hùng bắt đầu lo cho những người cùng cảnh ngộ, dù biết thời gian của mình còn không nhiều nhưng anh vẫn rất lạc quan. Hùng cho biết dù đã bỏ học 12 năm nhưng bây giờ anh đang đi học lại. Xong cấp III, anh sẽ tham gia lớp điều dưỡng để giúp những người cùng cảnh ngộ. Chúng tôi mong anh sẽ thực hiện được tâm nguyện của mình.  Nguyễn Huỳnh Linh Thảo mới 23 tuổi đời nhưng đã có một thời gian khá dài tiếp xúc và chăm sóc những người bị nhiễm HIV. Là giáo viên, một buổi đi dạy, buổi còn lại Thảo đến với Trung tâm Tiếng Vọng để chăm sóc những người bị nhiễm HIV. Ấn tượng của Thảo trong tôi là một cô gái nhỏ bé có đôi mắt biết cười và đôi bàn tay dịu dàng khi chăm sóc bệnh nhân. Trong căn phòng nhỏ của nhóm, Thảo như con thoi lui tới giữa các giường bệnh: truyền nước biển, lau rửa vết thương, chích thuốc... Công việc luôn tay nhưng cô vẫn líu lo trò chuyện, thỉnh thoảng trong phòng lại vang lên tiếng cười của bệnh nhân dành cho cô tiên nhỏ bé. Thảo tâm sự: ?oKhông hiểu sao, cứ giúp được gì cho người bệnh là thấy tâm hồn mình nhẹ hẳn. Trước đây, vì bận công việc, em đã tính xin nghỉ nhưng chỉ được vài ngày nhớ không chịu nổi, phải quay lại làm!?. Mẹ và em trai Thảo không những ủng hộ việc làm của cô mà còn tham gia nên Thảo rất yên lòng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cảm thông, chia sẻ, Thảo đã từng có bạn trai nhưng khi biết Thảo tham gia ******** nguyện viên chăm sóc những người nhiễm HIV, gia đình người ấy đã ra sức cấm đoán tình yêu của hai người. Không vượt qua được rào cản, người ấy đã chia tay Thảo. Nhắc lại chuyện cũ, buồn một chút rồi Thảo lại vui ngay :?oTừ thời sinh viên, em đã tham gia công việc này rồi, đi học khi nào trong ba lô cũng có kim tiêm, bông băng, nước biển và thuốc men, hễ có người báo ở đâu có bệnh nhân cần giúp đỡ là em đón xe buýt đi liền. Có lần một bạn học thấy trong ba lô em có kim tiêm, tưởng em nghiện nên báo lên khoa. Năm đó dù là bí thư chi đoàn nhưng em vẫn không được danh hiệu sinh viên ba tốt. Cũng may, sau đó nghe em trình bày, thầy cô và các bạn hiểu nên quý em hơn?. Chuông điện thoại đổ từng hồi như giục giã, Thảo nghe xong rồi chuẩn bị túi thuốc tất tả lên đường. Chúng tôi biết có người đang rất cần cô.NƠI NHỮNG NGƯỜI BẤT HẠNH TÌM VỀNgười nhiễm HIV/AIDS không những bị người ngoài xa lánh mà còn bị ngay chính người thân của họ bỏ rơi. Một chút buồn, một chút xót xa cho thân phận con người, chị Vinh kể chúng tôi nghe về bệnh nhân tên Hà, nhà ở Q3. Chị gặp Hà trong Bệnh viện Nhiệt Đới khi Hà đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh quái ác. Những người xung quanh cho biết: Hà có mẹ nhưng bà ta không nhận từ khi biết Hà nhiễm HIV. Mỗi lần chị vào săn sóc, trong cơn đau của một cơ thể chỉ còn thoi thóp, Hà vẫn tha thiết xin chị tìm cách liên lạc cho Hà gặp mẹ lần cuối. Không cầm lòng được trước sự ăn năn dù muộn màng của đứa con lầm lỗi, chị tìm đến tận nhà năn nỉ mẹ Hà vào viện. Đáp lại sự tận tình của chị là thái độ hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn của anh trai và mẹ Hà: ?oCái thứ đó cứ để nó chết đi chứ sống làm gì?. Sau đó vài ngày Hà ra đi trong cô độc và đau đớn. Chị Vinh bảo: ?oĐôi khi bệnh nhân chết nhanh hơn không phải vì bệnh tật mà do sự tàn nhẫn của chính người thân?. Có trường hợp bệnh nhân bị người nhà bỏ vất vưởng ngoài hiên, chị tìm đến lặng lẽ chăm sóc, tắm rửa, lau chùi, cho ăn trước mặt gia đình và không chỉ một, hai lần chị tỉ tê khuyên giải: ?oTôi là người dưng, tại sao tôi chăm sóc được mà gia đình lại đẩy con ra đường? Tôi không đẻ ra nó nhưng tôi xót mà sao chị dứt ruột sinh nó ra lại có thể nhìn nó thân tàn ma dại như thế??. Mềm lòng trước thành ý của chị, nhiều gia đình đã mở rộng vòng tay đón nhận con em mình. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Có hoàn cảnh đau lòng đến nỗi chị không bao giờ quên được. Đó là bệnh nhân tên Luận, nhà ở Q4. Chị đến chăm sóc Luận tại nhà và cho thuốc chữa các bệnh cơ hội nhưng sau vài ngày thấy Luận vẫn không đỡ chút nào, dò hỏi mãi, Luận mới cho biết mẹ Luận không cho uống thuốc. Hết sức bất bình trước sự nhẫn tâm ấy, gặp bà ta chị chỉ muốn làm ầm lên nhưng khi nhìn thấy người đàn bà gầy gò, khắc khổ chỉ lên bàn thờ với di ảnh một người già, hai người trẻ rồi nấc lên không thành tiếng: ?oUống thuốc cũng chết mà không uống cũng chết! Chồng và cả ba thằng con rủ nhau chích chung, Luận là đứa cuối cùng. Lòng tôi chai đá rồi cô ơi!?, chị lại rơi nước mắt xót xa. Một gia đình ở Gò Vấp có cả bốn đứa con đều nghiện và dính HIV. Mỗi lần chị đến chăm sóc chúng, người cha già hắt lên: ?oTrời ơi! Sao tôi khổ thế! Tôi cầu xin cho chúng chết mà sao chúng không chết!?. Cha mẹ nào lại không thương con nhưng với những người như thế nỗi đau của họ dường như đã quá sức chịu đựng! Ấy vậy nhưng cũng có những gia đình thương con đến độ sẵn sàng bán hết đất đai nhà cửa, thậm chí đi vay nặng lãi để lo cho con. Khi con chết, người phụ nữ đó điện thoại cho chị nhờ bán nốt căn nhà nhỏ cuối cùng vì số tiền bà nợ đã lên tới cả trăm triệu đồng. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi con nhưng cả ba đứa con trai đều nghiện, nhiễm HIV rồi lần lượt bỏ bà đi. Gia tài ?ođội nón? theo những cơn vã thuốc của chúng. Đứa đầu bà còn lo ma chay được đầy đủ, đến thằng út chỉ còn là chiếc khăn thấm đầy nước mắt của người mẹ đau khổ. Chúng tôi đi cùng chị đến chăm sóc những bệnh nhân AIDS vào một buổi chiều oi ả. Qua những con hẻm ngoằn ngoèo, chị dừng lại trước Quân, cậu thanh niên đang ngồi gục đầu kiệt quệ, không còn bước nổi nữa. Điện thoại cho sơ Tuệ Linh của Trung tâm Mai Hòa, chị xin sơ cho Quân về đó sống nốt những ngày cuối cùng. Lo cho Quân xong, chị vội vã tìm đến nhà một bệnh nhân ở Q10. Nhìn dáng chị gầy gò trong chiếc áo rộng thùng thình, chúng tôi chợt nghĩ không biết những người như chị, như Thảo lấy đâu ra sức khỏe và nghị lực để gồng mình ôm hết những công việc như thế. Một người đàn ông đưa con đến nhờ chị chăm sóc đã nói rất chân thành: ?oTôi và mẹ nó không biết phải cảm ơn cô thế nào! Với chúng tôi, cô đã sinh ra nó một lần nữa. Cô là người mẹ thứ hai của nó!?. Có lẽ ?osống trong đời sống cần có một tấm lòng?, không phải chỉ để gió cuốn đi mà là để thấy mình có ích hơn.
    NGỌC ANH - THANH THỦY
  3. ku_anhpro

    ku_anhpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi giai đoạn đầu bắt đầu vào tháng thứ mấy hử bác??
  4. MrKien_Trung

    MrKien_Trung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    1.714
    Đã được thích:
    0
    Hình như kéo dài 10 tuần... Lâu lắm không đọc vào nên không nhớ, ngại xem sách lại quá......
  5. ku_anhpro

    ku_anhpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    thế là tuần thứ 10 bắt đầu có biểu hiện như thế hử bác...???
  6. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Tùy vào mức độ cầm cự của ông đến đâu, chớ nói như vậy là vô cùng. Mà hỏi kiểu đó, chỉ có ma trả lời được. Đếm lượng kháng thể đi, cho kết quả lên đây, rồi tôi nói cho. Sai thì đền gì cũng được.
  7. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Selen giúp giảm virus trong máu bệnh nhân HIV

    [​IMG]
    TTO - Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường ĐH Miami, Mỹ, các bệnh nhân HIV có thể dùng viên bổ sung selen - một khoáng tố chống oxy hóa - mỗi ngày để giảm virus HIV trong máu.
    Nghiên cứu - được đăng tải trên tài liệu y học nội khoa Mỹ - cho biết những bệnh nhân HIV dùng 200 microgram selen mỗi ngày có thể giảm được trung bình 12% lượng virus này trong máu.
    Selen là một khoáng tố có trong đất có thể được các loại cây trồng hấp thu. Trâu bò và các động vật khác cũng có thể hấp thu selen khi chúng ăn cỏ ở vùng đất có selen.
    Các nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên quan giữa sự thiếu hụt selen và bệnh tim, sự giảm hoạt động của tuyến giáp và hệ miễn dịch suy yếu. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện khoáng tố này có tác dụng kiềm hãm sự tái tạo của virus HIV trong phòng thí nghiệm và một số bệnh nhân HIV cho thấy có lượng selen thấp hơn bình thường.
    T.VY (Theo Xinhua, Medical News Today)
  8. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    1.852
    Đã được thích:
    0
    Cơ hội nhiễm HIV của bạn tất nhiên là có nhưng mà khá thấp, vì HIV lây qua đường máu. Trong trường hợp hai bên đều có các vết trầy xước thì cơ hội bạn bị HIV sẽ cao hơn, bạn nghĩ lại xem hôm đó mồm miệng bạn có bị nhiệt hay chảy máu gì ko. Trong trường hợp oral khả năng xâm nhiễm HIV còn thấp hơn nữa,. Nhưng dù sao tôi cũng khuyên bạn sau 6 tháng đi thử test xem sao. Hix - ko hiểu sao bạn lại hun **** được nhỉ?
    Bạn nào biết tiếng anh xin vô trang http://www.teenwire.com, một trang khá chi tiết về giáo dục giới tính và các bệnh lây truyền qua đường STD (***ual transmitted diseases)
  9. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    1.852
    Đã được thích:
    0
    Nhiễm HIV cũng đâu phải là bản án tử hình, nếu bạn bị nhiễm nhưng có lối sống và sinh hoạt hợp lý, kết hợp với việc dùng thuốc bạn có thể tồn tại được 15 - 20 năm nữa, như vậy thì khá hơn nhiều các bệnh như SARS, ung thư, suy tim,... thực sự mà nói thì bạn còn may mắn hơn mấy người kia đấy
  10. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Đứng lên từ nước mắt 


    [​IMG]

    Chị Quách Thị Mai ở Hải Phòng đã được T.Ư Đoàn trao giải ?oThanh niên sống đẹp?.
    Chị nằm trong số ít người có HIV dám bước ra từ bóng tối, sẵn sàng đương đầu với sự xa lánh kỳ thị và phân biệt đối xử , đứng lên để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống và sự bình đẳng cho những người cùng cảnh ngộ.

    Một buổi tối mùa thu se lạnh, đang trên đường từ Đông Anh về Hà Nội, tôi phải dừng xe lại để nghe điện thoại. Tôi nhận ra giọng của Mai có vẻ như đang rất vui: ?onh Thành ơi bọn em vừa đi dự hội thảo ở Hạ Long  sắp về tới Hà Nội rồi. Anh nhớ mua hoa tặng em nhé. Hôm nay, em lên nhận giải Thanh niên sống đẹp ở Nhà hát Lớn?.
    Tôi và mấy người bạn vội vàng mua một bó hoa tươi chạy thẳng đến Nhà hát Lớn. Trong ánh đèn màu sân khấu rực rỡ là 78 gương mặt trẻ tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam năm 2006 đến từ khắp các tỉnh thành và các cơ quan, các tổ chức khác nhau. Họ là chiến sĩ công an, quân đội có thành tích xuất sắc. Và có cả thanh niên dân tộc, tăng ni phật tử...
    Đại biểu và khách mời dường như không ai nhận ra trong số đó có một phụ nữ trẻ đang chung sống với HIV. Hôm đó Mai mặc bộ áo dài dân tộc, trang điểm qua loa.
    Những tháng ngày đau khổ
    Nhận xong giải thanh niên sống đẹp do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức tối 5/10/2006, Mai mời chúng tôi đi ăn cơm.
    Mai mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 15 tuổi, học hết phổ thông trung học và  thi đỗ vào Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn nhưng không có tiền để ăn học. Mai phải xin làm công nhân ở doanh nghiệp giày da để đảm bảo cuộc sống cho hai chị em.
    Những câu chuyện của  quá khứ cứ ùa về. Mai kể: ?oKhoảng  tháng 6/2000, khi em sinh cháu có kết quả xét nghiệm dương tính. Lúc đó, cũng chẳng có tư vấn gì. Bệnh viện gửi kết quả về địa phương.
    Chẳng hiểu sao mọi người đều biết em bị nhiễm HIV. Muốn khóc nhưng không thể khóc được. Ưng nội không dám bế cháu. Sau này, hàng xóm cấm con họ chơi với con của em. Bạn bè gặp em cũng không muốn hỏi?.
    Đỉnh điểm của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là Mai mất việc, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình cũng mất luôn. Mai phải hái rau muống đem đi bán ngoài chợ. Nhưng đến cả những mớ rau cũng khó bán vì người ta chê là ?orau ết?.
    Đứng lên từ nước mắt
    Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV khiến Mai tìm ra một hướng đi mới. Tự cứu mình và làm cái gì đó để giúp cho những người có HIV ngay tại địa bàn nơi Mai đang sinh sống.
    Bước đầu, Mai là đối tượng của chương trình, tham gia vào câu lạc bộ Hải ỹu ở Hải Phòng do FHI (một tổ chức phi chính phủ về sức khỏe, gia đình thế giới) tài trợ để chia sẻ với những bạn cùng cảnh và hỗ trợ lẫn nhau về tinh thần.
    Còn cuộc sống là còn hy vọng
    Bây giờ các thành viên trong nhóm không cần phải đi tiếp cận nhiều. Những người nhiễm HIV đã tự tìm đến với nhóm. Thành viên trong nhóm còn được tham gia đóng góp vào Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
    Một số ý kiến đưa ra cũng được Quốc hội lắng nghe và cho vào luật. Hy vọng luật sẽ có hiệu lực và thực sự đi vào cuộc sống. Sự kỳ thị tuy chưa thể hết nhưng cũng hạn chế đáng kể so với trước.
    Điều Mai mong muốn cũng giống như những người có HIV. Đó là sức khỏe và được cộng đồng nhìn nhận đúng. Cần cảm thông chứ không phải lòng thương hại. ?oƯm chỉ mong muốn là có sức khỏe để làm việc, còn cuộc sống là còn hy vọng anh ạ?.
    Qua tham gia nhiều khóa tập huấn do tổ chức CRƯ quốc tế tại Việt Nam, HPI (dự án sáng kiến về chính sách y tế) tổ chức, Mai tự tin lên rất nhiều. Có kiến thức tự chăm sóc cho mình và tư vấn cho người khác, Mai đã có thể tự tin nói trước công chúng.
    ?oKhởi điểm, bọn em được sự hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ nhỏ từ dự án Policy (nay là dự án HPI). Ưm thành lập nhóm Vì ngày mai tươi sáng Hải Phòng. Nay đổi tên là nhóm Hoa Biển.
    Bọn em hình thành thêm nhiều nhóm khác tại Hải Phòng. Không còn kinh phí nhưng chúng em vẫn nhận được hỗ trợ về kỹ thuật và giúp nhóm tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức khác. Bọn em mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Policy cả về kỹ thuật lẫn tài chính để tăng cuờng sự hợp tác liên kết gữa các nhóm, tại Hải Phòng?.
    Tháng 4/2005, Mai được UBND thành phố Hải Phòng ghi vào sổ vàng và tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

    Theo Tien Phong

Chia sẻ trang này