1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hò?c, là?m bà?i tĂ?̣p và? thi thuĂ?!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi 9635741, 05/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    .......
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 11/09/2007
  2. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 11/09/2007
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 11/09/2007
  3. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    ah còn trường hợp vui này nữa. Thày giáo coi thi tôi nói :" Trong đề bài thi không hề cấm các em mang tài liệu vào phòng thi. Tại sao các em không mang nhỉ"
    các bạn dám mang tài liệu không trong khi đề bài thi không cấm?
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 11/09/2007
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Pretty, thành thật xin lỗi bạn đã hiểu lầm ý của bạn trong việc refer to Iraq. Trong trường hợp này, tớ chưa đủ tư cách để viết bài trong việc chính phủ Mỹ tấn công Iraq. Đây là một lĩnh vực thuộc về public international law mà subject này tớ đã học qua nhưng tớ thật sự không thích nó và vì vậy không hiểu rõ nó. Do không hiểu nên không thể nào nói được và không nên nói.
    + Bạn có thể lưu ý vấn đề này. Public international law là một loại luật có luật mà không có enforcement. Nó khác với domestic law giống như luật hình sự. Đối với một quốc gia sống theo the rule of law, bạn làm gì phải có luật cho phép bạn. Vì vậy, không có lý do gì bạn dựa vào cái gì mà không rõ ràng trong luật hình sự để bạn mang ra bỏ người ta vào tù. Bạn nên nhớ nếu bạn là công tố hay quan toà đi nữa bạn phải nể mặt của luật sư biện hộ. Ai đúng ai sai trong tội nặng của luật hình sự không đến phiên quan toà phán xét mà phải là jury phán xét. Nếu bạn làm sai luật, kiện lên toà án cao hơn cũng bãi bỏ quyết định của bạn mà thôi (quash the conviction due to error of law committed by the trial judge). Cho nên không có chuyện trong luật hình sự ở một nơi sống theo the rule of law là chỉ làm hại xã hội là kết tội đâu. Việc liên quan đến Iraq là không đúng vì hay lĩnh vực khác nhau.
    + Lấy ví dụ, toà án tối cao quyết rằng việc giam con tin ở Guantanamo không cho họ cơ hội access vào civil courts là sai vi phạm luật pháp. Đó là một bằng chứng cho bạn thấy rằng kết tội con người ta mà không có cơ sở hiến pháp là cũng bị bãi bỏ mà thôi ah.
    + Về câu hỏi cuối cùng của bạn ngay ở trên, tớ không biết trường bạn thế nào chứ trường tớ học ở đây trước khi thi đều có quy định rõ ràng được hay không được mang cái gì vào phòng thi. Bạn vi phạm là biết liền. Bạn hãy xem lại câu hỏi này của bạn ở nơi thi cử của bạn. Nếu không có là do trường bạn mà thôi.
  5. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Rất vui vì được tranh luận với bạn. Trước tiên phải xin lỗi những bạn khác nếu những lời tranh luận của tôi ở trên là khó nghe, hay gây khó chịu cho các bạn.
    Trở về vấn đề tranh luận tiếp tục với bạn analyst và các bạn khác. Trọng tâm tôi đưa ra tranh luận là nguyên tắc " một hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định cho pháp luật hình sự" mới chịu TNHS trong luật hình sự
    và cái nguyên tắc được làm những điều pháp luật không cấm ở tất cả các ngành luật khác và lưu ý ở đây là trong hệ thống pháp luật VN để giải quyết trường hợp thi hộ có vi phạm pháp luật hay không.
    Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của tôi trong trường hợp thi hộ nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể truy tố theo điều " gây rối trật tự công cộng" và tôi đã lấy bằng chứng trường hợp tương tự là đua xe trái phép của mấy chú nhóc trên. Đó là trường hợp thực tế, đã được đưa ra xét xử theo luật hình sự VN. Các bạn hãy tập trung phân tích vào trường hợp đó.
    Tôi cũng đưa ra trường hợp luật đầu tư VN để giải thích cái nguyên tắc được làm những điều pháp luật không cấm là tương đối để ( để giải quyết vấn đề giả sử việc thi hộ không bị truy tố theo hình sự thì cũng có chế tài khác xử lý)
    Tôi cũng nêu ra một số ví dụ ở các nước khác để chứng minh không chỉ ở VN mà chuyện trên ở các nước khác cũng là phổ biến, bình thường ( xin lỗi tại vì tôi không học ở nước ngoài, nguồn tin có được từ các báo chí VN nên có thể thông tin sai trái, phân tích của tôi cũng có thể sai mong các bạn thông cảm). Nếu có thể tôi rút phần tranh luận về vấn đề luật nước ngoài vì tôi không rành.
    Về câu hỏi thi của tôi thì như tôi đã nói rõ đó là trường hợp thực tế tại VN, đề thi không hề nói cấm, nhưng cũng không nói rõ là cho phép mở tài liệu ( như vậy là rất rõ ràng không cần phải giả sử này nọ nữa". Tôi mong sự giải quyết của các bạn nếu là người bảo vệ cho thân chủ bạn, ban vẫn khuyên người ta mở chứ.
    Về câu hỏi của tôi đưa ra là đề thi không cấm mở tài liệu, tôi sẽ trả lời luôn là tôi sẽ không mở vì hàng loạt những rủi ro trước mắt sẽ dành cho tôi. Tôi không thể tranh luận trực tiếp với giám thị thi rằng việc trên là không cấm tức là được phép mở, vì thời gian tranh luận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian làm bài thi của tôi. Rủi ro, người giám thị đánh dấu bài, đuổi tôi ra khỏi phòng thì tôi sẽ mất cơ hôi trong kì thi , trong khi việc tôi khiếu nại chắc chắn là thua vì thầy hiệu trưởng tôi sẽ nói giả sử quy chế thi không có nói điều đó nhưng tập quán thi cử VN từ trước đến nay vào phòng thi, không được mang tài liệu. Đạo đức xã hội lên án các hành vi trên. Vậy nhé, em cố gắng học đi để còn thi lại
    ý của các bạn làm sao. Tranh luận với giám thị thi. Tranh luận với thầy hiệu trưởng chứ

    PS: to Anylyst rất mong tiếp tục nhận được sự phân tích, giải quyết của bạn theo hướng áp dụng pháp luật nước ngoài, cũng như cái cách bạn học được ở nước ngoài. Mong học hỏi nhiều điều từ bạn
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 12/09/2007
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Bạn Pretty thân mến, cám ơn bạn tranh luận rất là nhiều và mình thích kiểu tranh luận này vì nó thuần tuý là khoa học pháp lý thay vì cứ nhào vô nhào ra nói chuyện chính trị với mình. Chính trị rất là khó cãi vì nó không dựa vào luật pháp rõ ràng như khoa học pháp lý và vì nó dựa trên quan điểm từng người cho nên mình không quan tâm. Bạn theo chủ nghĩa nào mình cũng không để ý vì, như đã nói, nó không làm cho mình mất một đồng lương nào vì mình chỉ muốn sống và làm việc trong một môi trường luật pháp tốt như common law mà thôi, chuyện quê hương thay đổi mình không để ý. Vì lẽ đó mình đã vote sao cho nick của bạn như là một lời cám ơn bạn đã dành thời gian tranh luận. Bạn đừng nói học hỏi mình nhe. Hãy xem nhau bình đẳng trao đổi qua lại. Khi mình rảnh mình sẽ viết nhiều bài viết hơn cho room này thuần tuý về mặt luật pháp cho các bạn chưa có dịp hiểu về common law system có thể xem qua. Nếu như mình có nói gì làm cho ai, hoặc bạn, phật lòng, cho mình nhân đây xin lỗi bạn.
    (ii) Trong bài viết của mình dưới đây, mình sẽ nói cho bạn việc này theo nguyên tắc luật pháp của common law system như sau
    (a) Việc bạn nói luật hình sự vn xử như vậy thì mình không có ý kiến đâu. Theo em VT thân mến nói, hình như theo lý thuyết luật hình sự (LHS) vn cũng theo quan điểm là nếu có quy định rõ ràng thì mới phạt nếu không thì không. Tuy nhiên, vì vn là quốc gia không theo the rule of law cho nên bạn có xử sai cũng không ai làm gì được bạn. Không có toà án hiến pháp cho bạn appeal thì coi như xong, có hay không có luật thì cũng như nhau hichic.
    (b) Nay mình nói cho bạn nghe về nguyên tắc của luật pháp domestic (gồm luật hình sự) của một quốc gia sống theo the rule of law (nghĩa là làm cái củ chuối gì cũng phải có luật cho phép ghi rõ ràng mới làm theo Entick kiện Carrington cách đây hàng trăm năm mà tớ nói hoài rồi đó):
    + Nếu bạn muốn jury buộc tội ai bạn phải chứng minh case của bạn.
    + Luật sư biện hộ chứng minh tương tự. Nếu jury thấy rằng cáo trạng của bạn củ chuối quá có nghi ngờ (reasonable doubt) nó phán quyết vô tội. Xong, finished. Bạn là công tố muốn nói gì nói kệ bạn nhưng phải thả người. Muốn làm gì phải có bằng chứng.
    + Giả sử rằng không có jury, quan toà phán sai (error of law) luật sư biện hộ kiện lên quan toà trên thấy sai luật quash the conviction (hay certiorari trong hành chính) phán vô tội trả tự do cho họ. Đây là cái hay của the rule of law.
    + Nếu bạn thấy một hành vi làm hư xã hội, bạn phải theo đúng trình tự làm luật bổ sung điều khoản của luật cho case về sau. Không retrospective xử lại case đã có.
    (c) Bây giờ bạn nói Iraq. Iraq là public international law. Lại cũng nói đến the rule of law (ROL). Nếu ông Bush đi đánh Iraq, toà án tối cao Mỹ không thể thụ lý case được vì nó không có trong luật. Không có the rule of law (foreign jurisdiction) toà án không thụ lý. Bạn thấy chưa, nước người ta sống theo the rule of law nên làm gì cũng phải có luật cho phép. Bạn muốn thì đem ra Toà án Quốc tế đi nhưng tiếc là luật quốc tế không thực thi được thì làm sao đây? Vì vậy mình mới nói là Iraq issue và luật hình sự khác nhau.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Nay một việc khác, dựa trên lý luận của bạn về thi cử:
    + Khi bạn xem một quy định bạn phải xem từ trên đi xuống. Bạn đã chỉ xem trong exam paper là chưa xem từ điều khoản ở trên của nó.
    + Giả sử rằng không có đi nhưng bạn phải xem nội quy của trường cho việc thi cử. Chắc chắn là phải có cấm mang tài liệu hoặc cho mang tài liệu. Nếu "Consitution" của trường mà có cái củ chuối này thì exam paper không quan trọng. Nếu bạn vi phạm "Hiến Pháp" của trường bạn vẫn "lên đường" như thường.
    + Tớ bảo đảm là hầu như trường nào hoặc BDD sẽ có quy định về việc này bạn phải xem chứ đừng ở đó nói không có trong exam paper thì là ok.
    + Ở nước ngoài, vì là the rule of law, 100% sẽ có quy định này. Trong trường luật của tớ, trên website của trường, từng môn một sẽ có ghi rõ ràng được đem cái củ chuối gì không được đem cái củ chuối gì nhưng đa số law exams là open book không thôi đem cái gì vào cũng được vì câu hỏi exam không phải kiểu học thuộc lòng mà là phân tích lý luận dùng đầu óc lý luận cho clients dựa trên legal basis đã học.
    + Mình hứa với bạn mình sẽ phải nói qua trong room này nguyên tắc giải quyết tình huống luật pháp theo nguyên tắc IRAC mới được vì mình tin chắc là sinh viên việt nam không được dạy cái này.
    + Trường mình nằm trong the rule of law cho nên nếu như thật sự là không có quy định thật mình đem vào con ma nào bắt mình hả? Mình kiện đến toà án tối cao chứ không phải nói theo bạn là "nguy hại xã hội" là phạt mình đâu. No way. Muốn phạt con người ta ở common law phải có legal basis.
  8. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn anylyst đã đưa ra quan điểm của bạn theo cách áp dụng nước ngoài.
    Tiếp tục trao đổi với bạn theo pháp luật VN.
    Từ hồi còn học năm đầu, tất cả các SV luật VN đều được học môn " lý luận nhà nước và pháp luật" trong đó có giảng dạy các em về một nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo cái nguyên tắc này thì cũng như bạn anylyst trình bày ở trên tức là nhà nước điều chỉnh mọi QHXH dựa trên pháp luật... hiến pháp là đạo luật cơ bản, luật của cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với cấp trên, nếu trái thì đương nhiên không có giá trị...
    Tuy nhiên trên thực tế thì lại hoàn toàn khác.
    Chẳng hạn Bộ luật dân sự thì nói rằng thời hiệu khởi kiện phân chia thừa kế là 10 năm. Hết mười năm thì thôi khỏi khởi kiện. Tuy nhiên vào đầu năm 2005 thì mấy bác hội đồng thẩm phán lại ban hành cái nghị quyết nói rằng hết hạn 10 năm nhưng ko tranh chấp thì lại chia cái di sản TK theo kiểu chia tài sản chung ( tóm lại là vẫn là chia theo TK thôi).
    Giả sử bạn là bảo vệ cho bị đơn bị khởi kiện chia di sản thừa kế quá 10 năm chẳng hạn. Bạn không thể thao thao với toà là theo BLDS thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm. Do đó, hết 10 năm thì hết thời hiệu khởi kiện, yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ án. Còn theo cái nghị quyết gì gì đó năm 2005 là trái BLDS. Theo hiến pháp, theo luật ban hành VBPL thì Yêu cầu không áp dụng NQ trên.
    Tất nhiên, thẩm phán sẽ xem lập luận của bạn là đàn gảy tai trâu mặc dù nó hoàn toàn đúng so với cái nguyên tắc " pháp chế XHCN" nói trên.
    Bạn thua, bạn áp dụng hoàn toàn đúng luật, nhưng bạn giải thích làm sao với thân chủ không hề biết luật của bạn bây h.
    Đó là thực tế pháp luật VN. Các văn bản dưới luật trái với văn bản trên là điều bình thường. Thậm chí nhiều khi đem một cái công văn hướng dẫn ra để thay thế luật áp dụng cơ đấy.
    ah mà thực tế còn có chuyện trước khi xử còn phải hỏi ý kiến của thẩm phán xem áp dụng luật như này đúng chưa. Trên toà ấy có trường hợp ngoại lệ hay không. Đó mới là Rule of law trong hoàn cảnh VN hiện nay.
    Theo ngành luật ở VN không chỉ yên tâm ngồi nghiên cứu luật xem nó quy định như thế nào mà còn phải nghiên cứu "lệ" ở bên ngoài nữa. Thế mới bảo vệ tuyệt đối cho thân chủ mình.
    Mấy em SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì nhìn đời với con mắt màu hồng lắm. Áp dụng luật phải như pháp chế XHCN chứ đâu được mấy thày giảng cho luật đời. Nên ra trường hoặc là phải chấp nhận sự thật trên, khôn khéo tìm cách áp dụng theo hướng có lợi nhất cho thân chủ của mình hoặc là thất vọng tìm ngành khác làm.
    Nhân tiện kể luôn chuyện mới gặp chiều nay. Khách hàng hỏi tôi nhận chuyển nhượng vốn góp của một thành viên cty. Giá trị phần vốn trong cty là 500 tr, nhưng anh đó đồng ý bán cho tôi 400 tr với lý do cty làm ăn khó khăn. Thế nhưng lúc tôi lảm thủ tục tại sở KHĐT anh nhận hồ sơ nói phần vốn là 500 thì phải ghi là 500 chứ sao lại ghi bán có 400. Về xem lại đi.
    Tôi không dám dứt khoát trả lời khách thẳng thắn theo hướng của bác Anylyst là lên gặp ngay trưởng phòng của thằng đó để yêu cầu giải thích, căn cứ vào đâu ....
    mà còn phải kèm theo phương án thứ hai là nếu có thể thì nên ...sửa lại.
    Đúng là cứ nếu tiếp tục như này chắc mình trở thành thằng " cò" mất thôi chứ không phải là cử nhân luật chân chính.
    Bạn Anylyst nhìn trường hợp trên theo quan điểm nào?
    Ps: mình cũng như nhiều người khác rất mong nhận được nguyên tắc giải quyết tình huống luật pháp theo nguyên tắc IRAC. Cám ơn bạn nhiều.
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 12/09/2007
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 18:41 ngày 12/09/2007
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Cám ơn bạn Pretty đã viết bài nhiều lắm nhe. Vì việc bạn viết mình tặng cho bài viết đó 5 sao vì thời gian và sự chia sẻ của bạn. Mình đã có mở ra một topic chia sẻ cho nhau về cuộc sống học tập và làm việc giữa các hệ thống luật pháp khác nhau nhưng có vẻ các bạn không thích tham gia nếu không thì mình viết sang chuyện khác vì mình không rảnh để viết những điều vô bổ cho các bạn. Trên forum này còn rất làn nhiều room mà mình có thể dùng kiến thức của mình để trả lời cho các bạn cho nên mình có một sự chọn lựa rất là hạn chế những điều cần viết cho các bạn xem chỉ khi nào mình thấy rằng nó là cần thiết thì mình mới nói mà thôi. Mong rằng Pretty khi nào có thời gian rảnh hãy vào lại đây chia sẻ với mình cuộc sống học tập và làm việc của bạn với mình thì bạn sẽ thấy được sự khác biệt rất là nhiều. Cám ơn thời gian của bạn nhe Pretty. Nhắc lại là khi nói chuyện với mình hãy bình đẳng với nhau coi mình như là một đồng nghiệp làm ở một quốc gia khác vậy thôi. Mình không muốn nói chuyện với bạn mà không bình đẳng vì đó là một điều rất là dở với một người trong vấn đề communications.
    (ii) Về bài viết của bạn về hệ thống luật vn ngay ở trên, mình biết chứ sao không và đó cũng là lý do mình đã đi không bao giờ trở lại hành nghề ở vn nữa dù văn phòng luật của employer của mình có chi nhánh cả saigon và hanoi. Đó là lý do vì sao mình đã nói với bạn là mình ở đây nhưng mình biết rõ trong một văn phòng luật nước ngoài ở vn sẽ hoạt động như thế nào để chia sẻ với các bạn là những sinh viên luật vn mới ra trường sẽ hỏi rằng không biết văn phòng luật ở nước ngoài như thế nào. Ở trong đây không thiếu các bạn làm cho họ nhưng mà để các bạn đó lên đây viết thì không phải có nhiều người viết.
    (iii) Mình nghĩ bạn không nên gọi Việt Nam với từ the rule of law vì nếu bạn dùng ngữ này nói chuyện với luật sư nước ngoài họ sẽ hiểu lầm bạn nói. The rule of law không có nghĩa là bạn có phép vua thua lệ làng theo kiểu bạn đang sống đó. The rule of law, mà bất cứ sinh viên luật nào ra trường ở đây đều đã phải học qua và nhớ mãi trong lòng cho đến chết cũng nhớ, là bất chấp bạn là ông kẹ nào trong xã hội bạn đang sống bạn muốn làm cái gì với nhân dân không có power như bạn bạn phải chịu khó mở Hiến Pháp ra mà nhìn, chịu khó đọc mấy cái cases dài dòng của mấy vị quan toà tối cao, để biết quyền của bạn được phép đến đâu chứ không phải cuốn hiến pháp đó nằm dưới chân của bạn. Nó chỉ có một nghĩa duy nhất đó thôi ah bạn. Ở xã hội của my adopted country, không có chuyện phép vua thua lệ làng. Nếu bạn là chính quyền địa phương bạn ra quyết định mà nhân dân thấy bạn làm sai luật ở trên, nhân dân thuê luật sư đem bạn ra toà từ thấp lên đến toà tối cao. Giả sử rằng bạn thật sự là làm sai luật ở trên thật bằng việc bạn nghĩ phép vua thua lệ làng, chắc chắn là toà tối cao cho cái quyết định của bạn (chính quyền địa phương) vào thùng rác. Bất cứ một sinh viên luật nào cũng đọc không biết bao nhiêu cases về việc này.
    continued
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Nay mình tiếp nhe
    (iv) Về câu hỏi góp vốn của bạn ở trên, vì mình không biết rõ luật vn nên mình cũng không biết là ghi như thế nào mình chỉ biết nói rằng giả sử vn là nước theo the rule of law, luật ghi thế nào phải làm thế đó chứ không phải luật được giải thích theo ý muốn của "em nào đó" của anh nhận hồ sơ của bạn.
    (v) Mình đã nói nhiều rồi đó, xã hội sống theo một vòng circle, nếu bạn không làm theo the rule of law, quan toà và luật sư không có vai trò thực sự trong cuộc sống, trường luật sẽ không có nhu cầu cần. Vì không cần, nó không có chất lượng như trường luật ở common law, vì không có chất lượng nó đào tạo ra mấy giáo sư "tre trẻ" mà kiến thức cơ bản về luật pháp cũng nói sai như em Pna hay chỉ trích đó. Và rồi lại cho ra luật sư và quan toà không làm gì được cả. Cứ thế xã hội tại tạo ra nhiều bất công với nhân dân không có power trong tay. Luật sư và quan toà không xuất sắc sau này lên làm lãnh đạo không làm theo the rule of law rồi lại tạo ra xã hội bất công.
    (vi) Trong xã hội theo the rule of law, bạn là một luật sư đào tạo ra bạn sẽ biết đâu là nguyên tắc của luật pháp theo đúng hiến pháp. Em hành pháp nào củ chuối với khách hàng của bạn làm sai luật vượt thẩm quyền (ultra vires) làm ảnh hưởng đến interest của thân chủ của bạn là chết với bạn. Đó là một cái quyền rất lớn của luật sư nơi mình sống cho nên bạn mới thấy ai cũng muốn học luật sư bác sĩ ở bên này là như vậy vì xã hội cần họ. Luật sư văn phòng mình partner nào cũng 500 hoặc 600 đồng một giờ làm việc bằng cả một tháng lương của người ta và hầu như partner lâu năm nào cũng là triệu phú bằng đầu óc của họ tạo ra. Tiền luật sư ở đây mắc là như vậy. Bạn thấy không anh Fred Burke hoặc Bill Magennis ở Việt Nam làm cho khách hàng hơn 500 USD một giờ là vậy. Đâu phải khách hàng họ ngu họ trả tiền cho họ như vậy mà không trả cho bạn 500 đồng tương tự vì bạn cũng là luật sư. Đó là vì nhu cầu khách hàng cần và họ phải trả tiền như vậy.
    (vii) Hôm nọ mình có nói với các bạn là mình học luật hiến pháp không phải là học quan điểm chính trị mà học quyền và chỉ là quyền mà thôi chứ không có giáo sư nào dạy cho mình chủ nghĩa này hay hơn chủ nghĩa kia cho nên phải đi theo như vậy mới làm cho nhân dân sung sướng vân vân. Đó không phải là trách nhiệm của trường luật và vai trò của luật sư. Vai trò của luật sư tui mình là phải hiểu quyền để nói chuyện với các em lạm dụng quyền lực khi cần. Mình trích trong đây hai URL cho bạn thấy là một bài exam của luật hiến pháp sẽ là như thế nào. Bạn cứ xem coi có phải họ sẽ hỏi bạn về chính trị hay không hay là họ chỉ hỏi bạn thuần tuý về quyền trong hiến pháp.
    http://barnonereview.com/past-constitutional.php#essay1
    http://www.agd.nsw.gov.au/lawlink/lpab/ll_lpab.nsf/pages/lpab_pastexampapers

Chia sẻ trang này