1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỒ CHÍ MINH _CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi LUMBER, 16/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    HỒ CHÍ MINH _CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP

    Nhân dịp kỷ niêm 112 năm ngày sinh của Bác Hồ , và chào mừng ngày bầu cử quốc hội .Xin đưa ra 1 chủ đề để nói về con người ,sự nghiệp của Bác ! Mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên

    Mãi bước trên đường đời !!!
  2. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    Vài nét sơ lược về Chủ Tịch Hồ Chí Minh _con người đáng kính :
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 tại làng Hoàng Trù, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
    Ng­ười sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước , nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày
    Ngày 3-6-1911, Ng­ười ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng M­ười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Ngưòi tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, Ng­ười tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Ng­ười cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và đượcchỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Ng­ưòi tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).
    Năm 1925, Ng­ười thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản Đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
    Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thanh lập Đảng họp tại Cửu Long ( H­ươg Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ Đảng do chính Ng­ười soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập ********************** (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao Động Việt Nam và nay là ********************** ).
    Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.
    Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đương lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh Hội (*********), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
    Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cứ tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Ng­ười làm Chủ tịch n­ước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
    Cùng với Trung ương đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.
    Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vê độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
    Tại đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Ngưòi được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kếr thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
    Sau khi miền Bắc được hhoàn toàn giải phóng(1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bă`, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
    Đại hội lần thứ III của Đảng(1960) đã nhất trí bầu lại Chủ Tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịc ban chấp hành Trung ­ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khoá III Người là ************* Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng , Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam
    Ngày 2-9-1969 : Người đã trút hơi thở cuối cùng .Đảng ,nhân dân ,đất nước mất đi người con ưu tú ,suốt đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

    Mãi bước trên đường đời !!!
    Được sửa chữa bởi - lumber vào 16/05/2002 12:42
    Được sửa chữa bởi - lumber vào 25/05/2002 16:06
    Được sửa chữa bởi - lumber vào 25/05/2002 16:12
  3. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    BÁC HỒ_ THỜI NIÊN THIẾU :
    1_Quê hương và gia đình
    Ng­ười sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 lúc nhỏ lấy tên là Nguyễn Sinh Cung, tại làng Hoàng Trù (làng Chùa ) quê mẹ .Quê cha ở làng Kim Liên (Làng Sen). Hai làng giáp nhau cùng trong một xã Chung Cự ,tổng Lâm Thịnh,huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
    Nguyễn Sinh Cung là con thứ 3 của bà Hoàng Thị Loan vợ ông Nguyễ Sinh Sắc.
    Nói đến Người ,ta không thể không nói đến 2 vị thân sinh của Người :
    Thân phụ : Nguyễn Sinh Sắc ,là con trai út của cụ Nguyễn Sinh Vượng (Tức Nguyễn Sinh Nhậm ) Gia đình cụ thuộc hạng trung lưu .Cụ bà mất sớm ,cụ cưới người vợ kế là Hà Thị Hy con 1 gia đình nông dân ở làng Mậu Tài xã Chung Cự . Cuối năm Nhâm Tuất (1863) bà Hy sinh được 1 người con trai tên là Nguyễn Sinh Sắc ,khi Sắc được 3 tuổi thì cha mất , đến 4 tuổi thì mẹ cũng lìa đời ,Sắc được ngừơi anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ nuôi nấng .
    Lớn lên ,không được học hành như bao đứa trẻ khác ,Sắc phải lao động cực nhọc vất vả .Nhưng niềm khát khao học tập lúc nào cũng cháy bỏng trong ông ,những lúc chăn trâu ,đi ngang qua cổng nhà của thầy đồ Vương Thúc Mậu ,Sắc thường cột trâu vào gốc tre rồi nghe thầy giảng bài ,lúc rảnh Sắc lại tâp viết lên nền đất hoặc lá cây .Tính siêng năng làm lụng và hiếu học của ông đã khiến cho mọi người cảm động và thương yêu ông ....
    Ngà ấy ,ở làng Chùa có thầy Hoàng Đường hay qua lại thăm bạn là Vương Thúc Mậu ở làng Sen. Tết Mậu Thìn (1878), trên đường qua Kim Liên, thầy thấy một cậu bé đang mải mê đọc sách trên lưng trâu, trong khi các đứa trẻ khác thì vui đùa. Động lòng thầy hỏi tên tuổi gia cảnh cậu bé và nảy ra ý định xin về nuôi dạy . Từ đấy ,Sinh Sắc mới chính thức được đi học . Vài năm sau ,khi trình độ cậu bé đã khá lên , cụ gửi cậu đến làng Đông Chữ xã Thịnh Trường (nay là xã Nghi Trường ,huyên Nghi Lộc ,tỉnh Nghệ An ) theo học thầy Nguyễn Thúc Tự .Nhờ chăm học lại được thầy hét lòng dạy dỗ nên Sắc càng tiến bộ .
    Thầy Hoàng Đường có cô con gái đầu lòng tên là Hoàng Thị Loan cũng đã đến tuổi trưởng thành .Thầy có ý định chọn Sắc là con rễ .
    Năm 1883 đám cưới của đôi trai tài gái sắc được tỗ chứctại làng Chùa .7 năm sau ngày cưới họ đã có được 3 người con : Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên ) năm 1884 ; Nguyện Sinh KHiêm (Tất Đạt ) năm 1888 ,và Nguyễn Sinh Cung (Tất Thành) ngày 19 tháng 5 năm 1980.
    Nguyện sinh Cung cất tiếng khóc chào đời khi đất nước đã hoàn tioàn rơi vào tay thực dân Pháp sau hioệp ước Patơrốt .Dân tộc VN đứng trước thảm họa diệt vong .Nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp đã diễn ra nhưng đều thất bại .
    Khoa thi hương năm Giáp ngọ (1894) Ông Nguyển Sinh Sắc đậu cử nhân .giữa năm 1985 ông vào Huế để tham dự kỳ thi hội (khoa Ất Mùi )nhưng không đâu ,ông xin được học trong trường quốc tử Giám .Bà Hoàng Thị Loan đành phải theo chồng vào Huế để giúp đỡ việc học hành thi cử của chồng .Con gái Nguyễn Thị Thanh được gửi nhờ bà ngoại trông hộ . 2 anh em Tất Đạt , Tất Thành theo cha mẹ vào Huế
    Mãi bước trên đường đời !!!
    Được sửa chữa bởi - LUMBER vào 17/05/2002 11:25
  4. Subasa_Ozora_new

    Subasa_Ozora_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    **sigh** Nói gì chứ nói về....***** thì Lão Lumber này thao thao bất tuyệt. Bao năm vẫn thế, chán bỏ b*** luôn à.
  5. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    2_ Theo cha vào Kinh
    Thời bấy giờ ,2 tiếng vào Kinh đối với người dân Xứ Nghệ là bao hàm nhiều nỗi gian truân khó nhọc vất vả ,là cả sự lo lắng đầy hiểm nguy .Đường từ Vinh vào Huế là con đường đất quanh co hiểm trở .Đối với gia đình nghèo như vậy thì đi bộ là cách duy nhất để có thể đến được Huế .
    Trong những ngày đầu chưa quen ,lại là thân con gái ,bà Loan chưa quen ,phải vất vả lắm mới theo kịp đoàn .Bé Cung thì cứ lon ton chay theo anh Khiêm ,nhưng chỉ 1 chốc là mỏi đành phải để cha cõng .Trên đường đi ,cậu bé được cha me kể cho nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn và được nhìn thấy nhiều cảnh đẹp và mới lạ .Chặng đường ngót ngét 400 cây số ,phải mất nửa tháng trời họ mới đến kinh thành Huế
    Vào đến Huế ,tuy mệt bã cả người nhưng còn phải lo việc chỗ ở .Nhờ người quen giúp đỡ ,họ ở tạm trong 1 gian nhà của 1 trại lính đã bỏ trống từ lâu trong thành nội .Gian nhà chật chội nhưng cũng đủ chỗ để bà Loan đặt 1 khung cửi và chỗ học hành cho 3 cha con .
    Hồi ấy quốc tử giám là trường đại học dạy chữ Hán duy nhất của nước ta ,được vào học ở đấy là 1 điều rất đáng mừng ,trường nằm ở tả ngạn sông Hương ,thuộc xã An Ninh Thượng , quận Hương Trà ,cách kinh thành Huế 7km về phía tây .trưòng có chế độ riêng cho từng nho sinh ,với những nho sinh ở các tỉnh thành , thì chỉ được cấp ít tiền gạo ,giấy bút ,dầu đèn .Trong hoàn cản ấy chỉ có sự đảm đang tần tảo của bà Loan mới đảm bảo cho cuộc sống của cả nhà .hằng tháng ông Sắc chỉ đến trường ít buổi để lỉnh đầu đề thơ phú văn chương về nhà làm theo thời hạn định kỳ .Và cứ đúng ngày mùng 1 âm lịc thì ông lại đi dự Bình Văn .Thời gian còn lại ông tự học và dạy cho 2 con ,ngoài ra còn dạy thêm cho các con cháu quan lại .
    những ngày đầu mới ra Huế ,chưa quen cảnh ,quen người ,nỗi nhớ nhà ,nhớ chị lộ rõ trên khuôn mặt 2 đứa trẻ .bà Loan dỗ dành 2 con nhưng chính bà cũng giọt vắn giọt dài ,từ bé bà đâu đã xa mẹ bao giờ .
    Lúc gia đình cụ Sắc vào đến Huế thì có tin cụ Phan Đình Phùng đã qua đời (ngày 28/12/1895 ) ,sau đó là khởi nghĩa Hương Khê thất bại .thực dân Pháp khủng bố dã man những người kháng chiến ,họ đưa bọn tay sai bù nhìn vào Nam triều cùng với bè lũ Việt gian ,bọn chúng đã gây ra những tội ác dã man ,hèn hạ hơn ,bọn chúng còn quật mồ cụ Phan lên , đốt thành tro rồi trộn với thuốc súng bắn xuống dòng sông La .Cuộc sống của người dân lúc ấy vô cùng khốn đốn khó khăn .Phong trào Cần Vương cũng bị dập tắt trong thời gian này .
    Cuộc sống của gia đình cụ Sắc càng ngày càng khó khăn hơn khi ông thi trượt khoa thi hội 1898 ,mọi khoảng trợ cấp trước đây bị cắt vì ông không còn là nho sinh của trường .Nhờ 1 người bạn giúp đỡ ,gia đình chuyển xuống ở nhà ông Nguyễn Sĩ Độ ở huyện Phú Vang ,cách Huế khoảng 7km để dạy học .Tiếng đồn ông cử Nghệ văn hay chữ tốt nhưng học tài thi phận ,học trò kéo đến học rất đông .Tuy bận bịu là thế nhưng ông vẫn không nản chí ,ngày đêm đèn sách quyết thi hội lần nữa.Đối với các con ông vẫn ân cần dạy bảo cả về trí lực lẫn đức hạnh .Bà Loan lúc này vẫn ở lại chỗ cũ ,thức khuya dậy sớm ngày đêm làm lụng ,sống chan hoà cởi mở nên được bà con yêu mến giúp đỡ .cuộc sống càng vất vả khó khăn ,cụ Sắc càng thương yêu vợ mình hơn .Đối với Sinh Cung , mẹ là 1 kho tàng cổ tích là những câu ca dao dân ca ....những đức tính quý báu ấy đã dệt nên những sợi tơ nhân cách từ những ngày thơ ấu của Sinh Cung .
    Tháng 8 năm Canh tý ,ông Sắc được cử vào Thanh Hoá làm đề lại của kỳ thi hương ,đó là 1 đặc ân ,anh Khiêm được đi cùng cha ,còn Sinh Cung ở lại Huế với mẹ .Làm xong công việc ,lúc trở vào ông đã ghé nhà xây phần mộ cho 2 cụ thân sinh .Trong thời gian ông Sắc ở Thanh Hoá ,bà Loan đã hạ sinh thêm 1 người con thứ 6 ( bé Xin ) và lâm bệnh nặng ,bà cảm thấy mình có thể chết bất cứ lúc nào ,nỗi nhớ chồng lại thêm lo nghĩ về mẹ già ở quê đang mỏi mắt trông con lòng bà càng tê tái .Bà đăm đăm nhìn các con ,đứa thì đang bú mớm ,Sinh Cung thì còn nhỏ dại ..rồi lịm dần trong nỗi đau khổ .Thấy mẹ mê man bất tỉnh ,em thì gào khóc đói sữa ,Sinh Cung tất bật chay đi kêu gào bà con cô bác chạy chữa cho mẹ .Nhiều người lo lắng ,nhiều thầy thuốc giỏi hết lòng săn sóc thăm bênh cho bà ...Nhưng trái tim bà Hoàng Thị Loan đã ngừng đập vào ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10 /2/ 1901) .Bà con làng xóm đã khâm liêm ma chay cho bà rất chu đáo .Thi hài bà được táng tại chân núi Ba Tầng ( thuộc dãy Ngự Bình ) .Sinh Cung phải 1 mình nuôi em ,bế bé Xin đi xin sữa ,có những đêm em bé thiếu sữa khóc gào thất thanh ,khiến ai cũng động lòng .Khó mà kể xiết nỗi đau buồn vất vả của Sinh Cung sau khi mẹ mất .Được tin bà Loan mất ,ông Sắc lập tức trở vào Huế ,đau đớn xót xa thương tiếc khuôn nguôi người vợ hiền thảo đã vĩnh biệt chồng con ở tuổi 33 .Sau khi bồng bế con đi cảm ơn khắp lượt bà con cô bác ông lại dắt díu các con trở về quê cũ .
    Mãi bước trên đường đời !!!
    Được sửa chữa bởi - lumber vào 18/05/2002 16:01
  6. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    3_Trở lại làng Chùa
    Trước cái chết quá đột ngột của bà Hoàng Thị Loan ,người phụ nữ đẹp người đẹp nết khiến ai cũng bùi ngùi thương tiếc ,bà con khắp nơi kéo đến chia buồn .
    Về lại quê cũ ,ông Sắc vẫn tiếp tục công viêc dạy học của mình .Anh em Cung vẫn được cha dạy bảo .Lúc này ,vốn Hán tự của Cung cũng đã khá .Sinh Cung thích nhất là trò đối chữ .Ai đối được hay sẽ được thầy khen và bạn bè tán thưởng .Có lần , thầy cho vế đối "Bạch thanh nhãn " nghĩa là mắt trắng xanh ,các bạn khác cũng đã đưa ra vế đối của mình ,nhưng chưa thật chuẩn ,nhác thấy trong lớp có bạn vì đau mắt phải che mảnh vải đỏ lên mé đầu , Cung liền đọc : " Hồng hắc đầu " nghĩa là đầu đen đỏ .Cả lớp được mẻ cười nắc nẻ .Ông cử Sắc thấy con mình được cái nhanh ý ,nhưng đôi lúc còn mải chơi ,chưa thật chăm học .Những lúc ông cử Sắc bận việc , thì thầy Vương Thúc Độ dạy thay ,với Cung ,ông Độ ngoài là thầy dạy ,còn là chổ họ hàng bên ngoại ,gọi là cậu .Thầy Độ thường xuyên nhắc nhở học trò về tinh thần yêu nước ,noi theo những tấm gương nghĩa liệt . Tuy học với thầy Độ không nhiều ,nhưng Sinh Cung rất quý trọng và biết ơn thầy .Ông Sắc cũng rất biết ơn và quý trọng thầy Độ ,nhờ thế mà ông có thời giờ nghiền ngẫm văn chương chuẩn bị cho kỳ thi hội kế tiếp .Kỳ thi rồi cũng đến ,ông lại khăn gói vào kinh .Chị Thanh ,đã đến tuổi cặp kê ,nhưng hoàn cảnh là vậy ,chị chưa thể tính bề gia thất .Đối với các em ,chị là chẳng những là người chị cả ,mà còn là người bạn là nguồn an ủi động viên tinh thần của các em .Thời gian ông Sắc đi thi ,bé Xin ở nhà ốm nặng rồi cũng theo bước mẹ .Cái chết của đứa em bé bỏng lại gieo vào tâm hồn trẻ thơ Sinh Cung 1 nỗi buồn da diết .Trong cảnh tang tóc ,tình ruột thịt giữa bà cháu ,chị em lại càng thắm thiết bội phần .Thương bà Sinh Cung đỡ đần ,phụ giúp bà nhiều việc trong nhà ngoài vườn .Đối với Sinh Cung ,làng Chùa là nơi chôn nhau cắt rốn là nơi sinh ra cậu ,nơi có biết bao kỷ niêm vui buồn sướng khổ gắn với thời thơ ấu của cậu bé .
    Về mùa hè , nắng tràn gió lộng ,cậu cùng bạn bè trong làng rủ nhau chơi thả diều ,có lần diều của cậu bay vút lên rồi đâm xầm xuống ruộng ,sửa nhiều lần chiếc diều vẫn vậy ,các bạn khác nản chí bảo phá đi làm lại cái khác ,nhưng cậu bé vẫn kiên trì sửa cho bằng được ,cuối cùng chiếc diều cũng chịu vút lên trời cao trong tiếng reo hò của lũ trẻ .Ở làng Chùa có nhiều ao đầm ,nên câu cá cũng là 1 thú vui mà Cung và các bạn đều rất thích .Có 1 buổi trưa , Sinh Cung cùng với người bạn tên Thuyên cùng câu cá ,phao động ,Thuyên giật mạnh cần ,lưỡi câu vô tình mắc vào tai Cung ,làm máu chảy .Thuyên hốt hoảng ,còn Cung vẫn bình tĩnh ,tìm lá thuốc vo nát rồi đắp vào vết thương ,vừa luôn miêng bảo :" Không can chi ,không can chi, tại vành tai mình nó to mà !" ,để bạn yên tâm .
    Hấp dẫn nhất đối với các đứa trẻ ở vùng Chung Cự là chơi đùa ở núi Chung ,đám trẻ tha hồ hò reo chạy nhảy , chơi kéo co ,cũng là 1 trò đám trẻ rất thích ,mỗi lần kéo ,các bạn nhỏ thích về phe của Cung ,cậu bé vừa khỏe kéo lại vừa nhanh trí nên thường thắng cuộc .Vui chơi nhưng Cung vẫn không quên việc học ,cậu bé được gởi theo học với thầy Hoàng Phan Quỳnh ở làng Hữu Biệt (nay thuộc xã Nam Giang ,Nam Đàn ,Nghệ An ) ,Sinh Cung học rất khá ,lại lễ độ nên được thầy quý mến ,xin được giữ lại nhà để làm gương cho bao đứa trẻ khác .Những lúc rảnh Cung thường kể chuyên cho các bạn nghe ,các chuyện lạ ở kinh Thành ,kể mãi vẫn không hết .Hình ảnh nhữg người thầy đáng kính và các bạn vẫn luôn in mãi trong tâm trí cậu .
    Mãi bước trên đường đời !!!
  7. phuhoang

    phuhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    hình như bạn không được sinh ra trong một gia đinh***

    hoangnghiem
  8. vn

    vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bạn có cần đưa nó lên như vậy không???????
    Nếu Tôi chết Ai là người xây nấm Mộ ???
  9. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ tôi xin kết thúc chủ đề của tôi ở đây ,có 1 số cá nhân không tán thành với việc tôi đưa nôi dung này ,mặc dù còn rất nhiều , và biết sẽ mang lại rất nhiều tư liêu cần cho các bạn muốn nghiên cứu sâu về thân thế ,con người chủ tịch Hồ Chí Minh .Xin cảm ơn các bạn đã đọc chủ đề của tôi .Cảm ơn nhiều
    Mãi bước trên đường đời !!!
  10. TTM

    TTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Em thì một lòng tôn kính và ngưỡng mộ !!!
    còn bác LUMBER he he bác paste ở đâu đấy ạ ...vote cho 5* nhé

Chia sẻ trang này