1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. victoxxp

    victoxxp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

    Dân Việt thì lấy theo họ tàu nhưng thực tế thì tàu có họ từ đâu nhỉ?
    theo chuyện thì có vua Nghiêu, Thuấn mà mấy ông này cũng có họ kiểu như Lưu văn Nghiêu hay Tư Mã văn Thuấn đâu?
    Như vậy tài kể chuyện của dân tàu còn kém xa dân ta, chuyện của ta từ Lạc Long Quân đến vua Hùng đều đã có họ đàng hoàng, thời Loa thành cũng có, em phát hiện phông đám cưới còn ghi còn ghi rõ Triệu văn Trọng Thủy với lại Thục thị Mỵ Châu này.
    mỗi tội đến Hai bà Trưng lại chẳng thấy họ đâu nữa (có cụ nào bảo là họ Trưng không đấy?)
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Họ của Trung Quốc có nguồn gốc từ Việt Nam:
    Kinh Dương Vương họ Kinh.
    Lạc Long Quân họ Lạc.
    Hùng Vương họ Hùng.
    An Dương Vương họ An.
    Hai bà Trưng họ Trưng (không phải họ Hai). Mặc dù là dòng dõi vua Hùng.
    Thi Sách họ Thi tên Sách.
    Trong những thế kỷ Bắc Thuộc khi người Trung Hoa làm đủ mọi cách để hủy diệt văn hoá Việt Nam, như: tịch thu, hủy diệt và cấm làm trống đồng, bắt người Việt đổi theo họ Tầu (vì thế những họ cổ Việt Nam như họ Thi (Thi Sách, họ Trưng (Trưng Trắc)? không còn nữa?.), thì không biết ông cha ta có làm hình tượng chó đá và con Nghê không? Quan sát cách sinh hoạt của người thượng trên các miền cao nguyên, ta thấy rằng con chó vẫn là con vật rất quan trọng của đời sống thôn dã. Vậy thì ai có thể quả quyết rằng, chó đá, con Nghê không được phát sinh từ thời xa xưa? Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa có dịp may được thấy các hình ảnh hay vật tích hình con Nghê của thời đại cổ xưa này. Ước rằng có người với những phương tiện đầy đủ sẽ làm các việc khai quật nghiên cứu và tìm ra di tích con Nghê từ thời xa xưa.
    (Nguồn http://www.viendu.com/bai%20viet/vanhoa/ConNgheLinhVatThuanViet-BuiNgocTuan.htm)
    Tin không??? Không tin là không có tinh thần dân tộc nhé.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 07/05/2007
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 07/05/2007
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Có một đoạn do Đào Lệ Nguyên viết:
    "Chu diên Lạc tướng tử danh Thi Sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê
    Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc
    Mã viện tương binh phạt
    Trắc Thi tẳu nhập kim khê"

    Dịch ra để biết "Họ và tên" của con trai của Lạc tướng Chu Diên.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 07/05/2007
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Khảo sát về họ và tên của một số nền văn hoá cổ:
    LA MÃ

    TÊN: Praenomen, tiền danh (prae: trước), thực chất là tên riêng của cá nhân, đặt cho đứa bé sơ sinh vào ngày thứ chín sau khi nó chào đời (nếu là con gái thì đó là ngày thứ tám). Khi đứa bé bắt đầu khoác áo tráng niên (virilis toga), nghĩa là bước vào tuổi mười bảy, thì tên của nó sẽ được ghi vào sổ điều tra dân số. Theo Varron, lúc bấy giờ người La Mã có ba mươi tiền danh để lựa chọn mà đặt tên riêng cho con nhưng thực tế chỉ có mười tám tiền danh sau đây là thông dụng: Aulus, Appius, Caius (Gaius), Cnaeus (Gnaneus), Decimus, Caeso (Kaeso), Lucius, Marcus, Manius, Numerius, Publius, Quintus, Servius, ***tius, Spurius, Tiberius, Titus, Vibius. Trên đây là những tiền danh dành cho nam giới còn nữ giới thì chỉ lấy tên thị tộc của cha đặt ở giống cái mà gọi ?" Còn vào thời xa xưa nhất còn biết được thì, theo Varron, phụ nữ thường mang tên riêng nói lên màu tóc hay màu mắt của mình, như Rutila (Nàng tóc hung), Caesellia (Nàng mắt xanh), v.v..
    TÊN THỊ TỘC: Đi sau liền praenomen là nomen, nói đầy đủ là nomen gentilicium, tên thị tộc (gentilicium phái sinh từ gens có nghĩa là thị tộc), thực chất là họ, chung cho tất cả mọi người trong thị tộc, cả đàn ông lẫn đàn bà, tiện dân được bảo hộ và nô lệ được giải phóng. Theo Varron, thì số lượng thị tộc lúc bấy giờ là vào khoảng một ngàn (đối với ba mươi tên riêng mà chỉ mười tám là thực sự thông dụng).
    TÊN GIA TỘC: Đi liền sau nomen là cognomen, tịnh danh (co là tha hình của hình vị cum, có nghĩa là cùng, với). Tịnh danh ban đầu chỉ thuộc về từng cá nhân và thường phản ánh đặc điểm bề ngoài hoặc bên trong của mỗi người. Sau đâu là một số tiêu biểu: Balbus (Người cà lăm), Barbatus (Người nhiều râu), Brutus (Người ngớ ngẩn), Caecus (Người mù), Calvus (Người sói đầu), Cato (Người láu cá), Cicero (Người có nút ruồi), Cocles (Người chột mắt), Crispus (Người tóc quăn), Frugi (Người thật thà), Nascia (Người mũi dài), Niger (Người có nước da đen), Pius (Người hiếu thảo), Rufus (Người tóc hung), Pulcher (Người đẹp trai), Varus (Người chân khoèo), v.v.. Nhưng tịnh danh đã sớm trở thành cha truyền con nối và dùng để chỉ các chi trong thị tộc rồi cuối cùng là để phân biệt các gia tộc với nhau. Vậy đây cũng là một thứ họ.

    (Nguồn Kiến thức ngày nay).
    Chẳng hạn tên của Caius ****** Caesar thì Caesar là tên gia tộc. Sau này sẽ phát triển thành các họ.
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tôi có biết họ cũng có thể là tên nước, tên một vùng đất thời xưa chẳng hạn, người dân ở đó lấy làm tên họ của mình.
    Ví dụ họ Nguyễn vốn là tên nước thời Chu ở TQ (tôi mới biết không gần đây).
    Bạn Cường còn nhớ topic này không?
    http://www9.ttvnol.com/f_533/827070/trang-3.ttvn?SearchTerms=họ,Nguyễn
    Vote bạn 5 sao.
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Con trai của lạc tướng (huyện) Chu Diên tên là Thi hỏi con gái của lạc tướng (huyện) Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. (Bà) Trắc là người can đảm, hùng dũng, cùng với (ông) Thi làm giặc. Mã Viện đem quân đánh dẹp, (ông, bà) Trắc, Thi chạy vào Kim Khê.
    Ở đây rõ là ông Thi chứ không phải là ông Thi Sách rồi.
    Các sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư nói là Thi Sách chắc là nhầm lẫn gì đó (cái này có người nói rồi ).
    Cũng như tên Trưng Trắc (họ Trưng, tên Trắc), Thục Phán (họ Thục, tên Phán) chỉ là nhìn tên đoán họ - tên mà thôi, chứ không có bằng chứng rõ ràng chứng thực là có Trưng hay họ Thục.
    Đơn giản tên Trưng Trắc ở Thuỷ Kinh Chú ở trên, tác giả không nói rõ đó là họ - tên hay chỉ là tên, hay chỉ là họ.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này được ông Nguyễn Phương tại Viện Đại học Huế đặt ra vào năm 1964.
    Theo tác giả Nguyễn Phương thì tài liệu sử đầu tiên nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là quyển Hậu Hán thư do Thái thú Phạm Việp viết vào thế kỷ 5. Trong tài liệu này không hề đề cập đến tên của chồng bà Trưng Trắc. Sách chỉ viết "Hữu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập nữ đệ nhị Trưng Nhị phản công dịch kỳ quận".
    Tạm dịch :"Giao Chỉ có nữ tử Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản đóng chiếm (ở) quận ấy".
    (Đoạn nêu trên không đề cập đến tên của chồng bà).
    Sau đó tên của chồng bà đã được Đào Lệ Nguyên đề cập đến trong Thuỷ Chú Kinh (thế kỷ 6) như đã nói trên.
    Đến thế kỷ thứ 8, Thái tử Hiền đã chú thích cho bộ Hậu Hán thư và đã dùng đoạn trên trong Thuỷ kinh chú để nói rõ hơn về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
    Sau các chữ "Trưng nhị phản...." của Hậu Hán thư như vừa trích ở trên, Thái tử Hiền viết thêm lời chú: "Trưng Trức giả Mê Linh huyện Lạc Sách thê, thậm hùng dũng". Tạm dịch: "Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, (là) vợ của Thi Sách người Châu Diên, rất hùng mạnh".
    Đây là lần đầu tiên chồng của bà Trưng Trắc được nhắc đến với tên Thi Sách.
    (ghi lại theo dactrung.net)
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Một số thông tin vỉa hè để tham khảo:
    http://www.vnn.vn/bandocviet/2005/08/477357/
    http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=3589
    http://vietkiem.com/forums/index.php?s=fa32363b43d7ad829ca71f814582001d&showtopic=11070&st=0
    Vua Đường có phải là ?ongười Tàu? đâu. Mà tập đoàn thống trị nhà Đường là một liên minh quý tộc lai Turk và gốc Turk. (Mấy cái họ mà sau này trong truyện chưởng hay gặp, như họ Độc Cô, Lệnh Hồ, Mộ Dung, đều là tên thị tộc của các ?orợ? gốc Đột Quyết, Tiên Ti, v.v.,
    Hoặc.
    "Thế kỷ XII trước Tây lịch, tại Hồ nam, Hùng Dịch tập hợp các tiểu quốc miền sông Hán, lập ra nước Sở, rồi thôn tính Hồ Bắc khiến nước Sở trở thành một nước lớn, được các nước phía bắc nể sợ. Sách Thế bản, được soạn vào đầu thế kỷ III trước Tây lịch có viết : " Người Việt có tên thị tộc là Mỵ, vì vậy, họ và người nước Sở đều chung một tổ tiên". Vậy, họ Hùng làm vua nước Sở chính thuộc dòng dõi Hùng vương vậy. Do đó, nhà cổ học Aurousseau cho rằng có thể biết lịch sử nước Việt qua lịch sử nước Sở. "
    Sách Lĩnh Nam trích quái của Trần Thế Pháp đời Trần chép Bà Trưng họ Hùng.
    Sách Thiên Nam ngữ lục vịnh về bà :
    "Một xin rửa sạch quốc thù
    Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ... Hùng"

    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 07/05/2007
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    MỘT ĐIỂN HÌNH CHO QUAN NIỆM ẤU TRĨ VỀ "HỌ VÀ TÊN" CỦA NGƯỜI VIỆT.
    Vì quan điểm cho rằng cái "họ" là thể hiện phong hóa. Vua Minh Mạng đã rất nhiều lần ban họ cho các sắc dân thiểu số. Vì theo ý ông, chỉ có cái tên "trần trụi" thôi thì không thể phân biệt được gia tộc, thị tộc.
    Theo Đại Nam Thực Lục, năm 1826, vua Minh Mạng cho các quan đang cai trị Cao Miên được phép đặt lại địa danh và đổi tên người Cao Miên sang chữ Hán để dễ đọc.
    Năm 1827, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, vua Minh Mạng ban cho các sắc tộc thiểu số vùng này các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết.
    Đến năm 1832, theo Đại Nam Thực Lục, vua Minh Mạng lại ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh, Nghệ An những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ, Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả, Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Triển, Uất.
    Thổ tù thuộc Trấn Man, Thanh Hóa được các họ: Bảo, Cam, Cảm, Cát, Đạo, Huy.
    Năm 1834, các người thiểu số Mường và Lào ở Thanh Hóa được vua Minh Mạng ban các tên họ: Hảo, Lâm, Lĩnh, Phàn, Sơn, Thạch, Vạn.
    Sang năm 1835, vua Minh Mệnh cho phép các quan được dùng tên xã thôn để đặt tên họ cho dân chúng huyện Kiên Giang và Hà Châu tỉnh Hà Tiên để tiện việc thu thuế và kiểm soát an ninh.
    Năm 1837, theo Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, vua Minh Mệnh ban cho dân thiểu số ở Tây Ninh các họ: Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng.
    Năm 1838, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Biên Hòa, vua Minh Mệnh ban cho thổ dân huyện Long Khánh, các họ: Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng.
    Năm 1839, thổ dân huyện Phước Bình, phủ Phước Long được ban các họ: Hồng, Lâm, Mã, Ngưu, Nhạn, Sơn.
    Năm 1841, vua Thiệu Trị ban họ Cửu cho quốc trưởng Ma Thái nước Hoả Xá ở Phú Yên.
    Đối với người Chàm, vào năm 1837, vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt người Chàm phải ăn mặc theo người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương.

    Nhưng thực sự có phải là các sắc dân thiểu số không phân biệt được gia tộc nếu không có họ không???
    Là một dân tộc theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ nên phong tục của người Ba Na khuyến khích những đôi trai gái khác dòng họ kết hôn với nhau. Nếu xác định được rõ ràng hai người trong cùng một krung ktum thì chuyện cưới xin khó xẩy ra. Tuy nhiên, do có sự phân biệt giữa họ gần và họ xa nên nguyên tắc hôn nhân ngoài dòng họ ở đây được thực thi với hai cấp độ khác nhau:
    Thứ nhất, toàn bộ các thành viên nam nữ thuộc họ gần (krung ktum gel) (sic), tức là con cháu trong vòng ba đời của một ông bà tổ, bao gồm cả bên cha và bên mẹ, như: con cô, con cậu, con chú con bác, con dì con già; cháu cô cháu cậu, cháu chú cháu bác, cháu dì cháu già... tuyệt đối không có quan hệ tính giao và hôn nhân. Với người Gia-rai, một dân tộc láng giềng, cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai, không có sự ngăn cấm kết hôn một cách nghiêm ngặt giữa hai người cùng một dòng họ thuộc đời thứ ba, nhất là con cô con cậu. Người Ba Na làng Kon Rờ Bàng thì khác, nếu ai vi phạm quy định đó tức đã mắc tội loạn luân (hagăm) và bị làng xử phạt rất nặng theo luật tục. Họ cho rằng người cùng một dòng họ lấy nhau là trái với đạo đức, khiến thần linh nổi giận gây ra các tai họa để trừng phạt con người như cháy làng, dịch bệnh, mất mùa... Dòng họ nào để xảy ra chuyện đó sẽ phải chuẩn bị đủ 3 con trâu, 3 con dê, 3 con gà và 3 ché rượu để cúng thần nhà rông, thần nước để giải hạn cho dân làng và chính hai gia đình đó. Nghi thức quan trọng nhất trong lễ cúng là chủ làng đọc lời cúng mời giàng về ăn uống và dân làng buộc đôi trai gái bị phạt lấy một ít tiết của con vật hiến sinh hòa với rượu, đổ vào vỏ bầu mang đến từng nhà trong làng, dùng cành cây tre nhúng vào quả bầu đựng nước rồi quết lên chân cầu thang với ngụ ý xua đuổi, tẩy uế mọi rủi ro tai họa, mong giàng đừng bắt tội dân làng... Theo ông A Glinh, trước năm 1942, những trường hợp mắc tội loạn luân bị phạt rất nặng theo các bước đã kể trên, thậm chí người vi phạm sau khi làm lễ cúng tạ tội còn bị lột trần truồng và bị buộc phải ăn thức ăn trong máng lợn với sự chứng kiến của dân làng. Ngày nay, nếu ai mắc tội này vẫn phải nhận sự phí báng của dân làng, dù không phải nhận hình phạt mang tính chất nhục mạ như trước kia. Vì thế, các chàng trai, cô gái đến tuổi kết hôn thường được bố mẹ căn dặn rất kỹ để không rơi vào trường hợp này.
    Thứ hai, các thành viên nam, nữ thuộc họ xa (krung ktum gel), tức là con cháu của một ông bà tổ, từ đời thứ bốn trở lên, tính theo đằng cha, cũng có thể lấy được nhau, nhưng phải làm một lễ cúng nhỏ tạ lỗi với tổ tiên. Khi đó họ sẽ không mắc vào tội loạn luân và không vi phạm luật tục.
    (theo wikipedia)
    Rõ ràng là trước khi vua Minh Mạng ban cho cái HỌ, người Bahnar đã biết phân biệt người theo thị tộc và gia tộc để thực hiện luật tục (một cách rất phong hóa) mà không cần có HỌ.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 08/05/2007
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Đây là điển hình của việc không có dấu trong văn chữ Hán, người xem không rõ nên dừng lại chỗ nào.
    Nhưng xem đoạn Hán - Việt trên chẳng có chữ Thi đâu cả, tôi cũng không rõ nhưng cũng có biết đoạn này, xin post lại câu trên để đối chiếu:
    Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dã, giá vi Chu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng.
    Link: http://e-cadao.com/lichsu/haibatrung.htm
    Trong này cũng có giải thích về sự nhầm lẫn này. Và thế là các cụ nhà ta cứ tận tín thư theo cách chú giải của ông thái tử Hiền nước Đường mà chẳng đọc hay không có để đọc Thuỷ Kinh Chú cứ đinh ninh rằng chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách (lại cho ông là họ Thi, tên Sách).
    Chắc là ông thái tử Hiền quan niệm tên người phải có 2 chữ trở lên nên khi nhìn đến đoạn Thi Sách thì cứ cho là họ - tên luôn thể.

Chia sẻ trang này