1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ở nơi toàn người nói dọc, tổ tiên ta ở sông Dương Tử đi xuống
    sông Hồng, thì cũng có người nói ngang, để cái thuyết dọc ấy
    mới thấm sâu trong trí não các bạn chứ .
    Còn họ Đỗ ở Đỗ xá ấy là tổ họ Đỗ, mà Đỗ Phủ, Đỗ Mục chỉ là
    nhánh em thôi. Họ Đỗ này di cư xuống sông Hồng, ở Hưng Yên,
    còn nhánh các chú em sinh ra Đỗ Phủ, Đỗ Mục thì ở lại Trung
    Quốc, có tài làm thơ. Những bài thơ Đường nổi tiếng của họ,
    thật ra chỉ là cóp lại những mảnh rách của bí kíp nhà họ Đỗ ở
    Hưng yên thôi. Bí kíp này trải qua thời kỳ đốt sách đã bị mất rồi.
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bác phuongak có nghe nói tới tín người thờ Tô tem (vật tổ) và việc lấy tên thị tộc theo vật tổ không?
  3. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Hai bà Trưng họ gì ? (Lê Văn Lan)
    ?oNgười kể chuyện lịch sử? mấy tuần qua, luôn nhận được câu hỏi này, đồng thời, có lúc còn kèm cả câu ?ođáp án? hoặc là phân vân ngờ ngợ : ?oCó phải cũng là Trưng không ạ ??, hoặc là khẳng định chắc nịch : ?oLà Trưng chứ còn gì nữa !?.
    Trước tình hình rất là... tình hình như thế, ?oNgười kể chuyện lịch sử? xin thử gợi ý các em trước hết hãy suy nghĩ theo hướng này xem sao nhé : Phàm là ngày xưa có họ nào, thì về sau (và bây giờ) cũng thấy còn (có) họ ấy. Thế mà sao chẳng tìm thấy - cả trong cổ sử lẫn hiện đại sử - một ai mang họ Trưng ?
    Tiếp theo : Hai Bà Trưng sống cách chúng ta ngày nay đã (gần) hai nghìn năm. Mà tiếng Việt ta thì biến đổi phát âm qua từng thế kỷ. Chẳng hạn : Hồi thế kỷ 17 - nhưng thấy ghi rõ trong từ điển A-lếch-xăng Đờ Rốt làm vào thời ấy - ông cha ta có gọi ?oTrời? như bây giờ đâu ! Mà gọi là ?oBlời? ! Cụ Nguyễn Trãi, hồi thế kỷ 15, để lại cho chúng ta ngày nay bộ ?oQuốc âm thi tập? nổi tiếng, trong đó có nhiều từ - chẳng hạn như : ?osong viết? mà các nhà nghiên cứu bây giờ đoán mãi cũng chẳng ra nghĩa là gì !
    Vậy thì, ?ogiải pháp? ở đây là phải có bước thứ nhất : Khôi phục cách phát âm chữ (từ) ?oTrưng? ngày nay, xem về thời Hai Bà Trưng (tức : 2 nghìn năm trước) phát âm như thế nào ?
    Xin có đáp án ngay : Thời ấy, ?oTrưng? không đọc (phát âm) là ?oTrưng?, mà lại thành ra là ; ?oKhu - rung?, ?oKơ - rung?, hoặc ?oTô - ruông? !
    Bước thứ hai : Xem nghĩa của ?oKhu - rung? ?oKơ rung? ?oTô ruông? - nghĩa là gì ?
    - Kết quả : So sánh với những nhánh tiếng nói cổ đã hòa hợp với nhau từ xa xưa để thành tiếng Việt cổ, thì ở đấy, những từ này đều có nghĩa là : ?oNgười đứng đầu, ?ongười cầm đầu? tức : ?oThủ lĩnh? !
    Bước thứ ba : Liên hệ với những từ nghề nghiệp (chuyên môn) thời cổ ở nước ta thì - may quá ! Thấy có trường hợp ở những làng nghề nuôi (?ochăn?) tằm, lấy kén kéo sợi dệt lụa, có những từ : ?oKén (trứng) chắc ?otrắc?), ?oKén (trứng? nhì (nhị), để chỉ lứa sản phẩm (tốt hoặc ?ora lò?) thứ nhất, (tốt hoặc ?ora lò? thứ hai?) !
    Kết hợp lại, và từ đấy suy ra : ?oTrưng? có nghĩa là ?oThủ lĩnh?. Và ?oTrưng Trắc?, nghĩa là ?oThủ lĩnh thứ nhất?, ?oTrưng Nhị? nghĩa là : ?oThủ lĩnh thứ hai?.
    Kết luận (đáp án) chung : Hai Bà Trưng không phải họ là ?oTrưng?. Và ?oTrưng? là danh hiệu, chứ không phải là tính danh (tên họ) !
  4. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, họ nguyên thuỷ nhất của Việt Nam là họ Doãn và họ Nguyễn là tiêu biểu nhất (Nhưng phải là họ Nguyễn Thanh Hoá).
    Được V_Kid sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 24/09/2007
  5. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Bác Lan (VTV???) có kết quả suy luận giống ở đây quá!!!http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2005/04/050406_truongthaidu.shtml
    Được Ledung18 sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 24/09/2007
    Được Ledung18 sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 24/09/2007
  6. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Văn hoá họ tên của dân tộc ta đúng là du nhập từ Tàu, đến tận đầu Công nguyên, thời Hai Bà Trưng ( hai bà không phải họ Trưng) người Việt cổ vẫn chưa có họ (mà các *****i đó cũng không gọi mình là "người Việt").
    Một số họ chúng ta mượn hẳn của người Tàu nên hiện nay có nhiều họ ở Việt Nam mà cũng có ở Trung Quốc. Một số họ khác được sinh ra và chỉ có ở Việt Nam, cách mà các họ này ra đời chắc cũng tương tự cách mà các họ Tàu được sinh ra
  7. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Rất đúng ! Các họ nước ta cũng căn cứ theo đặc điểm, hoàn cảnh sống như họ Chử (Ao, hồ, đầm lầy), họ Lê, Nguyễn, Phan, Phạm ...Nhưng dù sao thì có đổi sang họ tiếng Anh, Pháp, Đức,Nga ... thì ta vẫn là ta, con Rồng cháu Tiên thôi ! Ở nước Tàu có lệ : Một họ có nhiều nhánh phụ, gọi là các chi như họ Hàn, Triệu, Nguỵ là chi của họ Tấn, họ Ngô là chi của họ Chu ...Ở nước ta thì có : Họ Nguyễn có các chi : Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức, Nguyễn Phúc, họ Bùi còn họ Hồ có họ Nguyễn, Tống, và họ Mạc có họ Phạm, họ Nguyễn, họ Phạm, còn họ Nguyễn Phúc có họ (Công Tằng) Tôn Nữ là tiêu biểu. Không hiểu bà Tôn Nữ Thị Ninh có phải là dòng dõi vua chúa nhà Nguyễn không vậy ta ? Có lẽ vì một lý do lịch sử cụ thể (Thay đổi triều đại, bị truy đuổi vì mắc tội trọng gì đó ...)
    Được V_Kid sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 04/10/2007
  8. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy, em cũng thắc mắc về việc họ Tôn Nữ là một "họ" hay đó là danh hiệu dành cho các tiểu thư hoàng tộc nhà Nguyễn. Em có đọc ở đâu đó tài liệu nói về điều này nhưng lâu quá quên mất.
    Bác nào biết chia sẻ cho anh em rõ với.
    À mà các bác cho em hỏi ở Tàu bây giờ còn họ Công Tôn, họ Tư Mã, họ Cơ, Da Luật, Hoàn Nhan.....Trong lịch sử thấy nhiều không biết giờ còn không?
  9. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Mình có ý kiến thế này: trong nhánh của họ Nguyễn Hoàng Tộc thì Công Tằng hay Tôn Nữ đều dùng làm họ cho người phụ nữ có liên hệ với Hoàng tộc. Nhưng cũng nên phân biệt rỏ ràng giữa 2 cách gọi vì thực chất các mối quan hệ đó ko giống nhau. Cụ thể: họ Công Tằng dùng làm họ cho người con gái có mối quan hệ họ ngoại với hoàng tộc. Ví dụ: 1 người con gái 1 của Vương gia hay người có tước Công thì cháu ngoại người đó lấy họ là Công Tằng, con trai của người đó vẫn lấy họ của cha mình. Còn 1 người con trai cũng của Vương gia hay người có tước Công thì con gái của người đó lấy họ là Tôn Nữ, con trai của người đó lấy họ là Tôn Thất. Cũng nên lưu ý, các trường hợp này chỉ áp dụng với những người có mối liên hệ sau 3 đời với nhà Vua.
    Bà Tôn Nữ Thị Ninh, cũng có mối liên hệ với Hoàng Tộc, cha bà trước đây là quan Thượng Thư trong triều đình Huế. Hiện nay bà vẫn còn những anh chị em ruột sống ở Pháp.
  10. hangbantrung

    hangbantrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Vê kít nói cứ cứ như đúng rồi, cho xin ít dẫn chứng đê.
    @ các bác khác: Cụ Lan nói là Trưng liên quan đến nuôi tằm, nhưng thực sự nuôi tằm bắt đầu ở nước ta bắt đầu từ khi nào? khởi nguồn nghề nuôi tằm từ đất Việt hay đất Hán. Cũng xin các bác vài xu minh họa, xin cảm ơn

Chia sẻ trang này