1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    [topic]816226[/topic]: tham khảo thêm nhé
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Câu này không chính xác lắm "cô đơn" à! Trước khi dân Tây Nguyên (nhất là dân thuộc hệ Mon-Khmer) có họ do các chúa và vua Nguyễn ban cho, họ vẫn theo mẫu hệ (và có cách xác định dòng tộc của riêng mình như tôi đã nói ở trên). Họ chỉ có tên với tiền tố là Hơ, Y, Đăm, A... (đại ý là "thằng" hay "con" gì đó) gần gần giống như tên của người Xơ-Đăng bây giờ.
    Tên của người Xơ Đăng không có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính: nam là A, nữ là Y (ví dụ như là A Nhong, Y Hên). Trai gái lớn lên, sau khi đã cưa răng theo phong tục (ngày nay ít người còn theo phong tục này), được tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới xin đơn giản. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên.
    (nguồn wikipedia).
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 08/05/2007
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Trong bài "Hùng Vương hay Lạc Vương?", ông Huệ Thiên (bênh vực giả thuyết rằng chữ "Hùng" là do chữ "Lạc" viết trại thành), có chứng minh rằng chữ "Khun" hay "pò khun" trong các ngôn ngữ của các dân tộc ở bán đảo Trung - Ấn có nguồn gốc từ một từ Pali (tôi quên mất). Mà tiếng Pali cùng với văn hóa Ấn độ thì chắc truyền vào sau thời được lịch sử đề cập đến như là thời Hùng Vương rất nhiều.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với bác rằng người Do Thái theo phụ hệ và không có họ.
    Hôm trước có người nói với em (theo kinh nghiệm thực tế tiếp xúc với người Do Thái) rằng một trong những điều kiện để được coi là người Do Thái là phải có mẹ là người Do Thái. Em kiểm tra một số trang web và đúng là có một số trang nói như thế thật. Nhưng em chưa tìm ra link.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 08/05/2007
  5. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    Hay ! Vấn đề đặt ra rất hay !
    Sao bây giờ không thấy có ai có họ "Hùng" nhỉ ?
    Thế các dòng họ Việt gốc phát triển ra sao nhỉ ? Ví dụ: Thi Sách (họ Thi), Thục Phán (họ Thục), Cao Lỗ (học Cao), ...
    Thế còn các dòng họ thông thường bây giờ như: Nguyễn, Trần, Hồ, Trương, Triệu, Mai, Lý.... xuất xứ như thế nào nhỉ ?
    Ai có tư liệu hay nguồn thì "he" lên cho AE tham khảo với !
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có người nói các vua Trần (đánh quân Nguyên) vốn là người
    Trung Hoa di cư xuống . Nếu đúng, thì tôi là người gốc Hoa.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Em là hãi nhất các bác VÕ SƯ, cứ hùng hùng hổ hổ y như thật các bác ạ. Nhất là các bác Vovinam ấy. Lúc nào cũng nêu cao tinh thần dân tộc! Sợ vãi.
    www.vovinamus.com/viet05/vsnthcuoctruongchinhdantocviet.htm
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Con người sinh sống theo từng gia đình, làng xã, quốc gia...
    Lúc sơ khai, còn theo chế độ mẫu hệ thì theo họ mẹ, hoặc là không cần đến họ (tính), cái tên, họ chẳng qua là để phân biệt người này với người kia trong một cộng đồng nhỏ. Hoặc là để phân biệt giữa làng này với làng khác, xã này với xã khác, thị tộc này với thị tộc khác, bộ lạc này với bộ lạc khác thì người ta đặt cho cái tên để phân biệt, khỏi nhầm lẫn. Ở xã hội như thế, họ của mỗi cá nhân không cần thiết, chỉ cần cái tên thôi cũng đủ rồi. Hay là người ta chưa nghĩ đến phải có tên họ.
    Khi nhà nước hình thành, để quản lí nhân khẩu, tiện cho khi làm việc với sổ sách mới bắt đầu có họ nữa, thành ra họ - tên.
    Họ cho ta biết người này (có cái tên này) xuất phát từ gia đình nào, hay là từ vùng đất nào, nên dễ quản lí hơn. Cứ thế, cứ thế trở thành quy luật của con người là có họ - tên.
    Các họ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như Nguyễn, Trần, Lê, Phạm... ở Trung Quốc đều có. Cái tên họ này là du nhập từ TQ rồi.
  9. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Cái này hấp dẫn đây.
    Chưa đọc, tớ không dám có ý kiến gì về thuyết của Huệ Thiên - dù có xu hướng cho rằng nếu thuyết này vững chắc thì khả năng không phải Pali (hay Sanskrit), mà là một ngôn ngữ nền xa xưa hơn.
    Trong nghiên cứu về tiền sử Trung Quốc hiện nay có một xu hướng cho rằng văn hóa tiền Ấn-Âu (Proto-Indoeuropean) có những đóng góp đáng, kể từ thời văn minh Hoa Hạ lận Có một số từ ngữ cổ trong tiếng Hoa có cùng âm, cùng nghĩa / gần nghĩa với ngôn ngữ trên. Có người còn cho rằng Đạo Đức Kinh là một diễn bày đặc thù của một số chủ đề trong kinh sách tối cổ của Ấn độ.
    Trong xu hướng này, có cả một số nhà khoa học Trung Quốc chứ không chỉ có tây thôi - và tất cả đều là dân thứ dữ chứ hong phải type đụng tí là đặt ra giả thuyết ngang ngược (một điều các bác học tâm lí học có thể hiểu rõ vì sao )

    Thế nên nếu được nhờ bác cho biết cụ thể hơn về bài của ông Huệ Thiên (đăng ở đâu, khoảng thời gian nào ... ). Biết đâu văn hóa cổ Ấn độ cũng đã len lén mò đến Bắc Bộ VN theo ngã Vân Nam, cả nghìn năm trước công nguyên?
    gocLe
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Huệ Thiên (còn có bút danh khác là An Chi) là người phụ trách mục "Chuyện Đông Chuyện Tây" của Kiến Thức Ngày Nay. Bài "Hùng Vương hay Lạc Vương" cũng đăng trên Kiến Thức Ngày Nay. Em không nhớ thời gian. Em sẽ cố lục lại và scan toàn bài viết nói trên lên đây.

Chia sẻ trang này