1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn bác trước, thật nhiều .
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bài "Hùng Vương hay Lạc Vương" được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 81 ngày 01/4/1992. Có thể đọc trong "Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm" (NXB Trẻ 2004).
    Đại để theo đó chữ khun trong các ngôn ngữ ở Việt Nam mượn trực tiếp từ tiếng Lào hoặc mượn gián tiếp từ tiếng Lào qua tiếng Thái Tây Bắc từ khũn. Từ khũn có nguồn gốc từ từ guru của tiếng Pali.
    Hi hi! Em có đọc ở đâu giả thuyết Pythagore có gốc từ tiếng Phạn là Budha Guru đấy.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:30 ngày 10/05/2007
  3. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    Xin post một đoạn mới sưu tầm được đây:
    " BÁCH VIỆT TỘC PHẢ CỔ LỤC
    TỔ TIÊN HÙNG QUỐC VƯƠNG
    Trích sách" Suy nghĩ về những khoảng trống trong thời kỳ tiền sử nước ta" của Phó Giáo sư Đỗ Tòng
    Hùng Quốc Vương(1) húy Lâm (Nguyễn Lâm) con trưởng của Lạc Long Quân là Phúc Tâm, làm vua nước Văn Lang, thống nhất đất nước, dạy dân cày cấy, đánh cá, mở mang bờ cõi, phát triển nghề đúc đồng, nghề dệt. Được dân yêu mến. Ông mất ngày 28 tháng Năm âm lịch. Mộ Ông ở đất Kỳ Long Lân, gò thánh hoá hoặc gọi khu đất ấy là khu Mộ Vua, khu Đồng Trù tư mệnh, hoặc gọi là Tào phủ Thần quán (miếu tổ Văn Nội)(2).
    Vợ là con gái Lạc tướng huyện Chu Diên (thôn Hoàng Trung, xã Hồng Dương ngày nay). Bà an táng tại Thiên Trúc (nay gọi là Đồng Trúc) địa phận Văn Nội. "
    Còn rất dài, bác nào quan tâm tôi sẽ "copy" và post sau nhé !
  4. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác. Có dịp tớ sẽ tìm đọc toàn bộ bài viết để xem cách đặt vấn đề và lập luận của tác giả ra sao - cái này quan trọng hơn điều tác giả muốn nói
    Tâm lí thông thường của con người là gặp những điều không hiểu, nó (tâm trí) có xu hướng vẽ chuyện, thêm thắt này nọ vào "câu chuyện" để có được một hình ảnh rõ ràng, tin được. Tên tuổi của từng vua Hùng, hay dấu chân nhỏ nhắn đẹp đẽ của cô tiên nữ in trên đá (ở quê mẹ tớ) là các đại tác phẩm loại đó. Ngày nay cũng có lắm người vẽ chuyện liên quan đến cổ sử Việt nam cũng vì xu hướng đó thôi thúc mạnh quá
    Các nhà nghiên cứu thứ thiệt thì tránh, hay chống lại thôi thúc này. Có đưa ra giả thuyết thì cũng ... viết bí hiểm, nhắm vào giới chuyên môn chứ không đem quảng cáo tùm lum, làm rối loạn kiến thức, hiểu biết chung trong khi thuyết của mình chưa được thẫm định Do đó tớ thèm lập luận của họ hơn là cái họ xem như kết quả.
    Pythagoras là Buddha guru thì khó tin quá dù một historical setting không thể nói là không có: Cuộc viễn chinh của Đại đế Alexander.
  5. victoxxp

    victoxxp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng có chứng cứ khoa học nên chỉ ủng hộ cái này bằng chuyện ông già khốt ta bít. Ông ta kể lại đã bị Salomon con trai của DaviD nhốt vào bình, có thể thấy nếu có họ chắc sẽ gọi là Salomon Davidson ha ha
  6. karaokeom

    karaokeom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Em nghe nói người Nhật trước đây gần như không có họ. Khi thực hiện cải cách Minh Trị, Thiên Hoàng mới quy định cho người dân đặt họ cho dễ quản lý. Thế là mọi người đua nhau đi đặt họ. Nào thì Trung Điền, Mộc Thôn, Thiên Diệp, Sơn Khẩu... ai ở đâu, làm gì thì lấy luôn nơi đó, việc đó làm họ.
    Có bác nào nghiên cứu về vấn đề này không ạ?
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Phải giải thích cho rõ... hi hi. Tôi nhặt được cái này trên mạng đưa lên luôn. Khỏi mất công đánh máy. Đây là đặc điểm văn hóa độc đáo (mặc dù rất đơn giản) của người Nhật (cũng như dùng Dương Lịch mà vẫn bảo toàn bản sắc dân tộc), mà không dễ gì người Việt mình "giác ngộ" được. Ặc ặc...
    Tôi xin nói lại theo ý tôi thế này (xin bỏ qua Trung Quốc vì quá hiển nhiên): người Triều Tiên & Hàn Quốc, Việt Nam đều đặt tên bằng những từ (chữ) gốc Hán, tức là từ Hán-Hàn, Hán-Việt, chứ không phải bằng từ thuần Hàn, thuần Việt; cũng có nghĩa là tên người Triều Tiên & Hàn Quốc, Việt Nam đều viết được bằng chữ Hán, và thực tế là đã được viết bằng chữ Hán trong quá khứ (mặc dù hiện tại cả 3 nước này đều không còn xài chữ Hán nữa!). Còn Nhật Bản thì lại khác, mặc dù tên của họ đã và đang được VIẾT bằng chữ Hán, nhưng lại không phải được đặt bằng từ Hán-Nhật, mà bằng từ thuần Nhật! Họ viết bằng chữ Hán nhưng lại đọc bằng âm Nhật. Mỗi chữ Hán của họ đại diện cho 2 từ, 1 từ Hán-Nhật và một từ thuần Nhật. Ví dụ, chữ 大 lúc thì đại diện cho "DAI" (tương đương "ĐẠI" tiếng Việt), lúc lại đại diện cho "OO" (tương đương "to", "lớn" trong tiếng Việt)
    Quay lại với cái vụ tên họ; xin nêu ra ví dụ cho dễ hiểu:
    + Tên người Việt Nam: f ~ T : Hồ Xuân Hương
    + Tên người Triều Tiên & Hàn Quốc: ?' 正 " : Kim Jong Nam (tương đương "Kim Chính Nam")
    * Tên người Nhật Bản: S" ~ZT : Toyota Asuka (tương đương "Giàu-ruộng Sáng-thơm")
    Cứ đem mấy cái chữ Hán (viết tên) đó đọc theo âm Hán rồi so sánh với phiên âm bằng chữ Latin thì biết ngay "gốc" của nó đó mà! (Thực tình, tôi không biết đọc tiếng Hán, nên tạm dùng âm Hán-Việt thay thế vậy.)
    Cái tên Hàn Quốc/Triều Tiên thì thấy rõ rồi, khỏi phải nói. Còn cái tên Nhật Bản đó thì nếu đọc theo âm Hán-Nhật, S" ~ZT phải là "Hou-ten Mei-Kou" (tương đương "Phong-điền Minh-hương"); nhưng người Nhật không gọi thế, họ gọi S" ~ZT là "Toyo-ta Asu-ka" ("toyo" là giàu có, sung túc; "ta" là cái ruộng; "asu" là sáng; "ka" là thơm). Đó là cách đọc, còn cách đặt cũng khác luôn: Nếu người Việt Nam, Hàn Quốc đặt 1 chữ cho tên 1 chữ cho họ và (thông thường) 1 chữ cho chữ lót thì người Nhật Bản (thường) đặt 2 chữ cho họ, 2 chữ cho tên (không có chữ lót).
  8. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp Nhựt Bủn cũng không có gì lạ. Cái này vốn bắt nguồn từ việc không có chữ viết riêng mà phải dùng chữ Hán để viết như Việt Nam và Triều Tiên (cả 2 nước).
    Giống như trong bài của bạn cuonglhvt đã cóp được. Mỗi quốc gia dùng chữ Hán đều có ngôn ngữ riêng của mình, nhưng vì không có chữ viết riêng, họ phải dùng chữ Hán, từ đó dùng cả văn phong + ngữ pháp chữ Hán để dùng làm văn tự. Điểm khác biệt duy nhất ở Việt Nam, Triều Tiên so với Nhật là 2 nước trước không dùng ngôn ngữ của mình làm tên họ, hoặc có thì sẽ dùng chữ đồng âm để ghi.
    Ví dụ:
    chữ ' 山 thì tiếng Phổ thông đọc là qīng nhưng:
    - Hán Việt đọc là Thanh Sơn, nhưng thuần Việt đọc là "núi xanh"
    - Hán Nhật đọc là Seisan, nhưng thuần Nhật đọc là "Aoyama"
    Chỉ khác 1 điểm là người Việt (thường) không đặt tên là "núi xanh" mà dùng ngay chữ Thanh Sơn. Còn trong văn bản viết thì cả 2 quốc gia khi nhắc đến ngọn núi màu xanh thì viết thành 2 chữ ' 山.
    Người Nhật làm được điều này vì họ có bảng chữ cái ký âm Hirgana phát triển từ thế kỷ thứ 5 hoàn thiện dần về sau.
    Việt Nam đáng lẽ cũng làm được điều này nhưng vì: dân thường ko biết chữ, ko cần ký tên mà chỉ cần điểm chỉ, còn những người có học hoặc quý tộc thì có tên chữ Hán Việt rất đẹp rồi. Sau này chúng ta cũng phát hiện điểm yếu này nên phát triển chữ Nôm để ký âm những chữ như "núi", "xanh" nhưng không phải theo nguyên tắc ký âm mà theo phép ghép chữ phát triển từ chữ Hán => rườm rà rắc rối vì phải học chữ Hán trước.
    Đôi lời mạn đàm cho vui, mời các bác tham khảo
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nhặt được bài viết về tên họ của người Mỹ gốc Phi ở wikipedia:
    Những người nô lệ Phi châu đã mang theo họ tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hoá khi bị cưỡng bức lên tàu đến Tân Thế giới, tuy nhiên, những thương buôn và chủ nô đẩy mạnh những chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm tước bỏ bản sắc châu Phi, dần dần tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn tên, ngôn ngữ và tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ. Khi có thêm các phương tiện nô dịch, giới chủ nô cố ý sắp xếp nô lệ nói các ngôn ngữ khác nhau sống chung tại các nông trang và cấm họ sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh cũng như cấm họ học đọc học viết. Dần dà, người Phi ở Mỹ hình thành một bản sắc mới tập chú vào các điều kiện tương tác tại vùng đất mới đối nghịch với những ràng buộc lịch sử và văn hoá với châu Phi.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%E1%BB%B9_g%E1%BB%91c_Phi
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    NGUỒN GỐC VỀ HỌ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA.
    Người Trung Quốc khi mới làm quen nhau thường hỏi họ: "Xin cho biết quý tính?". Người thì nói họ Ngưu, họ Mã; những người khác thì họ Phong, Thuỷ, Hoả, Trần Tống, Đông Môn, Nam Môn, Đông Quách, Tây Quách.v.v.. Vậy những họ đó ra đời và phát triển như thế nào?
    Nhiều sử liệu ghi chép họ của người Trung Quốc ra đời từ xã hội thi tộc mẫu hệ. Khi đó, con người lấy mẹ làm trung tâm, sùng bái đối với người mẹ. Mỗi tập đoàn xã hội đều được phát triển lên từ một bà tổ, đó là thị tộc tượng trưng cho quan hệ huyết thống. Trong xã hội cần phân biệt giữa các thị tộc, hôn nhân không được xảy ra trong nội bộ thị tộc; từ đó, họ ra đời.
    Người Trung Quốc gọi họ là TÍNH, chữ TÍNHcó bộ nữ, điều này cũng nói lên họ của người Trung Quốc ra đời từ thời thị tộc mẫu hệ. Một truyền thuyết của người Trung Hoa cho rằng mẹ của Thần Nông Thị là Nữ Đăng, do vậy hậu duệ của bà đều lấy họ là Nữ. Hiện nay ở Trung Quốc còn tồn tại nhiều họ có bộ nữ như Cơ, Quỳ, Diêu, Khương, Quý, Doanh...
    Nhưng căn cứ vào đâu để đặt họ? Ở thời mông muội, con người cho rằng, nguồn gốc thị tộc có quan hệ mất thiết với những sản vật tự nhiên nào đó mà họ sùng bái, tức không thể tách rời những tô-tem nào đó. Ví dụ những họ như Tượng Mã, Ngưu, Dương, Trư, Xà, Long, Bì, Mao, Ô, Phong, mai, Lý, Đào, Hoa, Diệp, Sơn, Thuỷ, Lâm, Vân, Hà... có thể đó là những tô-tem mà người Trung Hoa rất sùng bái.
    Trong Tả truyện nói về thời Chiếu Công thứ 17 (năm 526 trươc Công nguyên), trong đó có một đoạn ghi Đảm Tử nói về Kỷ và Danh. "Tộc do Hoàng đế thị làm lãnh tụ sùng bái Vân lấy Vân làm tô-tem, cách thị tộc do Viêm đế, Cộng công thị, thái Hao, Thiểu Hao làm lãnh tụ thi theo thứ tự lấy Hoả, Thuỷ, Long, Điểu, làm tô-tem, và đó cũng là họ của những tộc này". Những Hoàng đế, Viêm đế, Cộng công thị, thái Hao, Thiểu Hao nêu trên đều là những nhân vật truyền thuyết trước đời Hạ, họ có thể là lãnh tụ của một bộ tộc hoặc bộ lạc nào đó, "kỷ" và "danh" có thể là tên gọi hoặc ký hiệu của tô-tem.
    Hứa Thận, một học giả nổi tiếng thời Đông Hán, trong tập Thuyết Văn giải tự thu thập về số họ thời xã hội thị tộc cổ đại Trung Quốc, cho biết: có 52 họ, về sau phát hiện tỏng kim văn, có tất cả trên 60 họ. Thực ra đây chỉ là một con số rất ít trong tổng số họ của người Trung Quốc thời đó.
    Về sau, do xã hội phát triển, dân số tăng lên, các thị tộc không ngừng phân thành nhiều chi, một họ cũng được phân thành nhiều chi gọi là thị, ví dụ họ Doanh phân thành Hoàng, Giang, Đàm, Tần Triệu, Tu Ngư, Tương Lương... tất cả 14 thị, Họ Cơ phân thành 24 thuộc địa, gồm 432 thị, họ Kỷ, 3 thuộc địa, họ Nhiệm 10 thuộc địa, 13 thị...
    Sau khi xuất hiện chế độ phụ quyền ở Trung Quốc, THỊ biểu thị sự phân biệt về quý tiện trong xã hội. Từ thời Hạ, chỉ có chủ nô là nam giới thì mới được gọi THỊ, còn chủ nô là nữ giới và nô lệ không được gọi THỊ. Do vậy TÍNH và THỊ là khác nhau. TÍNH đại diện cho quan hệ huyết hống, còn THỊ tuy cũng diễn sinh từ TÍNH nhưng nó phản ánh mối quan hệ chiếm hữu, không ổn định như TÍNH. Một chủ nô nếu mất hết đất và dân, thậm chí trở thành nô lệ thì THỊ cũng không còn. Một người một đời chỉ có một THỊ, nhưng THỊcó thể rất nhiều, ví dụ một đại phu nước Tấn có đến 9 tên gọi như Hội, Quý, Thị, Vũ Tử, Sỹ, Sỹ Hội, Sỹ Quý, Tuỳ, Tuỳ Vũ Tử, Phạm; trong đó Sỹ, Tuỳ, Phạm là thị của ông.
    Từ thời Chiến Quốc, đặc biệt là sau khi Thần Thuỷ Hoàng thống nhất thiên hạ, do chế độ phong kiến (sic, có lẽ dùng chữ chế độ quân chủ tập quyền thì đúng hơn) xóa bỏ chế độ nô lệ nên chế độ TÍNH THỊ cũng bị xoá bỏ hoàn toàn. Người dân thường do vậy cũng có thể có TÍNH và THỊ riêng của mình; từ đó THỊ và THỊ bắt đầu dung hợp làm một. Đến đời Hán, người ta cũng không còn chú ý đến sự khác nhau của TÍNH và THỊ nữa. Trong quyển Sử Ký, Khổng Tử thế gia của Tư Mã Thiên có ghi Không Tử "tự Trọng Ni TÍNH Khổng THỊ" (Tự là Trọng Ni, họ là Khổng). thực ra, tổ tiên của Khổng Tử người nước Tống, họ (TÍNH) của ngài là Tử, Khổng chỉ là THỊ. Điều này cho thấy đến đời Hán, con người không còn phân biệt về TÍNH và THỊ nữa, nên Tư Mã Thiên đã ghi (nhầm) như vậy.Việc đặt họ của người Trung Quốc từ sau thời đại mẫu hệ có nhiều thay đổi, nhất là từ chế độ phong kiến về sau, có các dạng như sau:
    Thứ nhất, lấy tên phong quốc, thái ấp để đặt họ. Chế độ này ở thời Tây Chu tử thành cao trào. Đầu thời Chu, Chu vương chia thiên hạ thành nhiều nước chư hầu, phong cho những người có công cùng họ hoặc khác họ với Chu Vương, như Tề, Sở, Yên, Vệ, Lỗ, Trần, Tống Trịnh, Tào... Sau đó, hậu duệ của những chư hầu vương này lấy tên nước chư hầu làm họ. Tiệp tục làm theo Chu Vương, các chư hầu vương chia dất thành nhiều thái ấp và phong cho các khanh đại phu, hậu duệ của những khanh đại phu này lại lấy những thái ấp này làm họ. Ví dụ: Một đại phu nước Lỗ tên là Triển Cầm được cấp ấp gọi là Liễu, hậu duệ của ông lấy họ Liễu; Chu Vũ Vương phong cho Tạo Phu ấp Triệu Thanh, do đó mới có họ Triệu về sau; ở Trung Quốc còn có những người mang họ Ông, đó chính là tên thái ấp của Chu Chiêu Vương.
    Thứ hai, lấy tên nơi cư trú đặt họ. Loại này chiếm khá lớn trong số họ của người Trung Quốc. Theo truyền thuyết, thời viễn cổ ở Trung Quốc có một người họ là Phục Hy, cư trú tại phương đông, sau đó hậu duệ của ông lấy họ là Đông Phương hoặc Đông. Thời Xuân Thu, các đại phu công tộc của nước Tề cư trú tại Đông Quách, Nam Quách, Tây Quách, Bắc Quách, hậu duệ của cusc đại phu công tộc này cũng lấy những tên địa phương này làm họ cho mình. Các họ như Đông Môn, Tây Môn, Nam Cung, Bách Lý, Thành Trì, Viên, Quách, Âu Dương... cũng đều là những tên địa phương. Ví dụ: Đông Môn là nơi cư trú của Lỗ Trang Công Tử; Ầu Dương là họ của hậu duệ Việt Vương Câu Tiễn.
    Thứ ba, lấy chức nhiệp của tước quan làm họ. Ở thời cổ Trung Hoa, các chức quan nắm về bang giáo, quân sự, tổ mộc, nhân sự, tư pháp theo thứ tự được gọi là tư đồ, tư mã, tư không, tư thượng, tư khấu, hậu duệ của các vị quan nêu trên cũng lấy tên những chức nghiệp này làm họ. Ở triều Chu xuất hiện họ Nhạc, Nhạc Chính, đó chính là họ của con cháu các quan chức quản về âm nhạc (nhạc chính), còn họ Giả là hậu duệ của các quan quản về thương nghiệp. Ngoài ra, những họ như Tướng, Tể, Uý, Thượng Quan, Thái Sử, Thiếu Chính.... cũng đều là tên các chức quan; còn các họ Vương, Hầu, Bá, Tử, Nam, Công Tôn được lấy từ tên phong tước.
    Thứ tư, lấy tộc hiệu, thị hiệu hoặc tự của người đời trước để đặt họ. Những họ như Đường, Hạ, Ân, Chu... đều lấy từ các tộc hiệu, thuỵ hiệu của vua cũng được dùng để đặt họ. Thuỵ hiệu là danh hiệu được triều đình đặt cho vua sau khi băng hà căn cứ vào công trạng của các vị vua đó lúc sinh thời. Ví dụ: Thụy hiệu Văn vương, Võ Vương của các hoàng đế thời chu được hậu duệ của họ đặt là họ Văn, họ Vũ. Ho Chiêu, Tuyên, Khang, Trang, Bình... cũng thuộc dạng này. Tuyên là họ của hậu duệ Lỗ đại phu Thúc Tôn Kiều vì Thúc Tôn Kiều sau khi qua đời được tặng thuỵ hiệu là Tuyên Bá. Tự của một người cũng được dùng đặt họ cho đời sau, ví dụ các họ Bá, Trọng, Thúc, Quý, Ất... đều là lấy từ tự của người đời trước. Tự ra đời từ thời Chu, xuất xứ từ các chủ nô cho tên của họ là "huý danh", không được gọi trực tiếp, giứoi bình dân phải gọi họ sang một tên khác, đó là tự. Sau đó, giai cấp thống trị phong kiến để làm rõ đạo quân thần và trật tự quý tiện trong xã hội đã thực hiện chế độ đẳng cấp tông pháp quân, thần, phu, tử, Theo chế độ này bề trên gọi trực tiếp bề dưới bằng tên, bề dưới chỉ được gọi bề trên bằng tự. Trong Tam Quốc Diễn nghĩa ta thấy Gia Cát Lượng tự xưng là Lượng , nhưng cấp dưới thì không được gọi ông như vậy mà phải gọi là Khổng Minh, cũng như trong Luận Ngữ, Khổng Tử tự xưng là Khâu, nhưng các đệ tử của ông thì không được gọi như vậy.
    Về việc Khổng Phu Tử lấy tự người đời trước làm thị của mình, sử sách Trung Quốc có ghi chép như sau: Nước Tống có một đại tư mã gọi là Khổng Phu Gia, Khổng Phu không phải họ mà là tự, về sau Khổng Khầu dùng tự của vị đại tư mã này làm thị cho mìn.
    Theo nhiều dự đoán thì người Trung Quốc từ xưa đến nay đã sử dụng rất nhiều họ, nhưng số luợng bao nhiêu thì khó biết được chính xác. Gần đây, Trung Quốc xuất bản cuốn "Trung Quốc tính thị ký biên" đã thu thập được 5730 họ. Trong đó.
    - 3470 họ 1 chữ.
    -2085 họ 2 chữ.
    - 163 họ 3 chữ.
    - 9 họ 4 chữ.
    - 3 họ 5 chữ.
    Đài Loan cũng xuất bản cuốn "Trung Hoa tính phù" có nêu số họ của người Trung Quốc lên đến 6363 họ.
    Theo nhận định của các học giả Trung Quốc, số họ nêu trên cũng chỉ là số ít trong tổng số họ mà người Trung Quốc đã sử dụng.
    (Nguyễn Thành Tuệ - Kiến thức ngày nay số 506 - năm 2007)
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 20/05/2007

Chia sẻ trang này