1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên còn nhiều sai sót. Chẳng hạn:
    Khổng Minh tự xưng mình là Lượng thì đúng rồi. Nhưng cấp dưới, thậm chí Lưu Bị cũng chẳng bao giờ dám gọi ông là Khổng Minh (tự của ông) mà gọi theo cấp bậc (quân sư, thừa tướng...). Lưu Bị chỉ gọi tự những người thân mật của ông như Vân Trường, Dực Đức (Quan Vũ, Trương Phi). Mặc dù thân cận nhưng Lưu Bị không bao giờ gọi hai ông này là Vũ và Phi (huý) cả. Hai ông em thì chỉ gọi ông anh là đại ca chứ chả dám gọi là Huyền Đức.
    Tên huý có lẽ chỉ dùng trong 3 trường hợp:
    - Tự gọi mình.
    - Gọi một cách coi thường ở ngôi thứ 3 (vắng mặt).
    - Khi chửi nhau ở ngôi thứ 2.
    Khi xưng hô ở ngôi thứ 2, mặc dù coi thường cũng không dùng huý. Có lẽ đây là truyền thống quý báu của người Trung Quốc... xấu xí.
    Tác giả gọi nhân vật của mình gọi bằng tự hay huý còn tuỳ vào tình cảm. Lưu Bị từ đầu tới cuối chỉ được gọi bằng Huyền Đức. Tào Tháo ở đoạn đầu được gọi là Mạnh Đức. Khi bắt đầu có quyền hành thì lại được gọi là... Tào Tháo.
    Liên quan đến Tam Quốc và tên họ có câu chuyện cười như sau:
    Hai thầy đồ mê tuồng cùng nhau đi xem vở Thất cầm Mạnh hoạch. Một thầy ra về cảm khái nói:
    "Không ngờ con cháu của thầy Mạnh (Mạnh tử) mà lại tệ thế, chẳng am hiểu luật pháp tí nào, người ta bắt sống sáu lần đều thả ra mà vẫn còn chưa chịu phục!"
    Thầy kia cũng lắc đầu:
    "Anh phê bình cực kỳ chính xác đấy. Tóm lại là Khổng Minh con cháu của Khổng tử thì khá hơn!"

    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 20/05/2007
  2. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Anh Cuonglhvt này chắc cụ kị gốc người Minh Hương nên giỏi phần văn hoá và lịch sử về vấn đề liên quan đến Hoa - Việt . Được !
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @cuoinguaxemhoa: Đọc từ đầu thì cậu sẽ biết tớ là người La Mã.
    @all: Tích hợp các đoạn nói về tên gia tộc, thị tộc của người La Mã, cách phân biệt các dòng tộc trong dân tộc Ba-na và đoạn dưới đây của người Trung Quốc.
    Ta thấy rõ ràng trước khi bước vào chế độ phong kiến (quân chủ), các dân tộc, kể cả dân tộc Việt ta đều có cách xác định dòng tộc riêng hơi phức tạp và tương đối giống nhau. Văn hóa Trung Hoa khi truyền qua Việt Nam truyền luôn cả quan điểm đương thời cùng với sự nhầm lẫn của riêng nó. Nhược điểm của người Việt luôn lấy quan điểm của người Trung Quốc ở trạng thái tĩnh và tuyệt đối hoá nó (giống như việc đặt họ tên cho các vua Hùng của các triều đại phong kiến sau này, hoặc việc ban họ cho các tù trửong dân tộc ít người). Lỗi là lỗi ở ông bà ta quá mê tín văn hóa Trung Quốc. Cộng thêm tinh thần tự hào dân tộc quá khích (trên cơ sở hệ quy chiếu tĩnh của văn hoá TQ) làm con người ta mù quáng.
    Việc này (mê tín và tuyệt đối hoá văn hóa Trung Quốc ở trạng thái tĩnh) không những xảy ra ở "mảng" này mà còn trong nhiều "mảng" văn hóa khác nhau. Chẳng hạn, tục cải táng của người miền Bắc và tục chôn người cố định ở miền Nam. Cùng một "mảng" nhưng cách làm của người hai miền khác nhau do sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ở hai thời điểm khác nhau.
    - Ở miền Bắc, người Trung quốc thời ấy là người thống trị nên sau khi mất, họ muốn cải táng ở quê nhà.
    - Ở miền Nam, người Trung Quốc thời đó là người Minh Hương. Cơ hội trở về quê hương là con số không, nên họ phải chôn cố định.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 08:18 ngày 22/05/2007
  4. xeko_mid_bulwark

    xeko_mid_bulwark Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang đùa ? ^^
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra vậy à.
    Ông Khổng Tử mà nhiều người nghĩ họ là Khổng, huý là Khâu, tự là Trọng Ni. Mà thực ra ông có tính là Tử, thị là Khổng.
    Vậy các ông Lão Tử, Mạnh Tử... thì sao nhỉ?
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 22/05/2007
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Theo wikipedia thì
    Mencius
    Ancestral name (" [tính]): Ji (Chinese: 姬 [Cơ]; Pinyin: Jī)
    Clan name (氏 [thị]): Meng¹ (Ch: Y [Mạnh] ; Py: Mèng)
    Given name (名 [danh]): Ke (Ch: 軻 [Kha] ; Py: K")
    Courtesy name (- [Tự]): Unknown²
    Posthumous name (s [chữ này không tra được]): Master Meng the
    Second Sage³
    (Ch: z-Y子 [Á Thánh Mạnh Tử];
    Py: Yàshèng Mèngzǐ)
    Styled: Master Meng 4
    (Ch: Y子[Mạnh Tử]; Py: Mèngzǐ)
    1 The original clan name was Mengsun (Y孫 [Mạnh Tôn]), but was
    shortened into Meng (Y), before or after Mencius''''''''s life,
    it is not possible to say.

    2 Tra***ionally, his courtesy name was assumed to be Ziche
    (子S[Tử Xa]) , sometimes incorrectly written as Ziyu (子輿 [Tử Dư]) or Ziju
    (子. [Tử Cư]), but recent scholarly works show that these courtesy
    names appeared in the 3rd century CE and apply to another
    historical figure named Meng Ke who also lived in Chinese
    antiquity and was mistaken for Mencius.

    3 That is, the second sage after Confucius. Name given in
    1530 by Emperor Jiajing. In the two centuries before 1530,
    the posthumous name was "The Second Sage Duke of Zou"
    ("'oNotes: Những chữ trong ngoặc vuông [.....] là cuonglhvt tra trong từ điển Thiều Chửu để ra phiên âm Hán Việt.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 22/05/2007
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bác nói:
    Tử có nghĩa là tính của ông Khổng Tử - ông tổ của đạo Nho.
    Tử cũng có nghĩa là con, cũng là từ để chỉ người thầy (từ kính trọng).
    Tử còn có nghĩa là một trong các chức tước thời xưa ở TQ: vương, công, hầu, bá, tử, nam.
    Khổng Tử ta hay nói có nghĩa là "người thầy họ (thị) Khổng".
    Mạnh Tử: "người thầy họ (thị) Mạnh". Tính là Cơ. Thị là Mạnh. Huý là Kha.
    Tư Mã Thiên đã đồng nhất giữa Tính và Thị, gọi Thị thay cho Tính.
    Còn ông Lão Tử: "người thầy già". Tính (họ) là Lí. Huý là Nhĩ. Ông không có Thị vì là sinh ra không phải là gia đình quyền thế.
    Cám ơn bác Cường nhiều .
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 22/05/2007
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cần lưu ý là chữ Tử trong Khổng Tử và chữ Tử tính của ông mặc dù cùng một chữ nhưng để chỉ hai "đối tượng" khác nhau.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Lưu ý thêm: theo wikipedia, Thị của ông là Mạnh Tôn (hai chữ). Sau nói tắt là Mạnh.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 22/05/2007
  10. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    Trích từ bài của cuonglhvt viết lúc 14:58 ngày 07/05/2007:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Họ của Trung Quốc có nguồn gốc từ Việt Nam:
    Kinh Dương Vương họ Kinh.
    Lạc Long Quân họ Lạc.
    Hùng Vương họ Hùng.
    An Dương Vương họ An.Hai bà Trưng họ Trưng (không phải họ Hai). Mặc dù là dòng dõi vua Hùng.
    Thi Sách họ Thi tên Sách.
    ----------------------------------------------------------
    Bắt giò bác này một tí:
    Đoạn vàng của bác nhầm rồi , An Dương Vương là hiệu cứ không phải họ tên, Tên là Thục Phán (tức là họ Thục)
    Các bác tranh cãi sâu quám nhưng có vẻ hơi lạc chủ đề.
    Ở đây theo chủ đề đặt ra bàn về nguồn gốc họ ở Việt Nam, bác có tư liệu thì post lên. Ví dụ: họ Nguyễn, Trương,... xuất xứ từ đâu, phát triển chi họ thế nào..ở VN.

Chia sẻ trang này