1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ có nguồn gốc thế nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 07/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Mới bắt được có một cái. Còn nhiều "giò" lắm, bắt đi!! Xong rồi gom lại nói 1 lần luôn thể. Hi hi!!! Ấy chết! Box LSVH cấm dùng từ đệm. Hị hị!!!
  2. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng khoái bị người khác "bắt giò" mình
    Ai cũng là thánh đâu? cái gì cũng biết
    "Trao đổi "= Trao + đổi tức là phải có đi lại, trao qua cái này, đổi lại lấy cái kia
    Cứ nói 1 câu mà ai cũng tung hô, tán thuởng cả thì chán lắm
    Thế thì chẳng khác gì đi họp cả
    Thế nhé, cứ bắt giò tôi thoải mái đi
    He he, hi hi , ặc ặc....( đúng kiểu chưa ??)
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo thêm một tí về Ái Tân Giác La, THỊ của các Hoàng đế nhà Thanh.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Aisin-Gioro
    Theo đó thì Aisin trong tiếng Mãn nghĩa là Vàng (Kim), Gioro nghĩa là Thị tộc (Thị). Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) dịch ra chữ Hán là Kim Thị.
    Lưu ý là sau khi làm hoàng đế Trung Quốc, các Hoàng đế nhà Thanh đã được ảnh hưởng bởi TÍNH của người Trung Quốc (Xem phần family Naming Code).
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Sau khi khảo sát lòng vòng thì kết luận:
    Thời cổ tên người (quý tộc) gồm các phần sau:
    Tên: Chữ Hán là Danh hay Huý, Tiếng Anh là Name, Tiếng La-tinh là Praenomen.
    Tên Thị tộc: Chữ Hán là Thị, Tiếng Anh là Clan Name, Tiếng La-tinh là nomen gentilicium.
    Tên Gia tộc: Chữ Hán là Tính, Tiếng Anh là Ancestral Name, Tiếng La-tinh là Cognomen.
    Tuỳ theo từng nơi trên thế giới, Tên gia tộc có thể là "chi" của tên thị tộc hoặc ngược lại. Nhưng chắc chắn nó không thể giống kiểu như các "chi" trong cùng một "họ" ở các làng miền Bắc hiện nay.
    Chẳng hạn:
    Sakya Siddhārtha Gautama thì Sakya (Thích-ca) là tên thị tộc (thị), Siddhārtha (Tất-đạt-đa) là tên (danh), Gautama (Cồ-đàm) là tên gia tộc (tính).
    Caius ****** Caesar thì Caius là tên riêng, ****** là tên thị tộc, Caesar là tên gia tộc.
    Đa số các họ được phát sinh từ tên gia tộc, nhưng một số họ được phát sinh từ tên thị tộc. Ngoài ra còn một số trường hợp khác nữa...
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 22/05/2007
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi!! Bài trên là mình đang đùa thật.
    Cắt dán từ wikipedia:
    Nghi vấn lịch sử
    Trong sách giáo khoa bậc phổ thông, đời Hồng Bàng được dạy đầy đủ từ Kinh Dương Vương cho tới 18 vua Hùng như một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, trong giới sử học, một số nghi vấn vẫn được đặt ra về đời Hồng Bàng.
    Có đời Hồng Bàng hay không? Có người cho rằng di tích lịch sử chưa chứng minh được sự hiện hữu của một chế độ cai trị như sử vẫn chép về đời Hồng Bàng. Người khác cho rằng sự hiện diện của trống đồng có tuổi vào những năm 200-300 TCN, nếu chưa chứng minh được đời Hồng Bàng, cũng đủ để không bác bỏ những điều sử cũ chép về đời Hồng Bàng.
    Có phải đời Hồng Bàng là sản phẩm tưởng tượng của một sử gia thế kỷ 14? Người đặt nghi vấn này dựa trên việc sử cổ không viết về đời Hồng Bàng: Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu không chép gì về đời Hồng Bàng mà bắt đầu từ đời Triệu Vũ Vương. An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết tại Trung Hoa khoảng 1333, cũng không viết gì về đời Hồng Bàng mặc dù có nói nước An Nam đã giao thiệp với Trung Hoa từ thời Nghiêu Thuấn. Phải đến khoảng 1377, trong Việt Sử Lược, một cuốn sách không rõ tác giả, mới có nhắc sơ qua đến đời Hồng Bàng. Truyền thuyết Kinh Dương Vương được ghi lại lần đầu là do Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư năm 1479. Trong Việt Sử Tiêu Án (1775), Ngô Thời Sĩ đặt nghi vấn về Kinh Dương Vương, Xích Quỷ, và nhiều truyền thuyết liên quan.
    Niên đại của đời Hồng Bàng có bắt đầu từ 2879 trước công nguyên? Sử gia đặt nghi vấn này (như Trần Trọng Kim) tính từ con số truyền thuyết về vua Kinh Dương Vương (2879 trước CN), qua Lạc Long Quân và 18 vua Hùng (kết thúc 257 trước CN), tính ra 2322 năm cho 20 ông vua, trung bình mỗi người 121 năm. Nhiều người chấp nhận niên đại khoảng 600 trước CN là năm bắt đầu đời Hồng Bàng vì Việt Sử Lược ghi rằng nước Văn Lang bắt đầu từ đời vua Chu Trang Vương (696-682 trước CN).
    Một vấn đề khác là họ Hùng: Các sử gia cho rằng, người Việt cổ tới tận thời Hai Bà Trưng vẫn chưa có họ. Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Viện Sử học Việt Nam, chữ Hùng trong Hùng Vương thực ra là lấy từ tên các vua nước Sở, một nước chư hầu thời nhà Chu của Trung Quốc. Các vua Sở đều có tên mang chữ Hùng như: Hùng Thông (Sở Vũ vương), Hùng Vận (Sở Thành vương), Hùng Hòe (Sở Hoài vương)... Tổ tiên nước Sở vốn có tên là Hùng Dịch. Bởi Bách Việt ở gần nước Sở của Trung Hoa nhất nên những người Việt đã lấy theo tên các vua nước này. Mặt khác, người Việt ở Việt Nam còn tự gọi là người Kinh, mà chữ Kinh vốn xuất phát từ vùng Kinh châu, sông Kinh mà nước Sở cai quản. Như vậy Hùng Vương nói riêng và Hồng Bàng nói chung, với nhiều tình tiết lịch sử pha lẫn truyền thuyết, có thể còn là sản phẩm pha trộn của người Việt gốc và người Việt lai Hán - người Kinh sau này.
    Một số thần phả còn ghi chép rõ thụy hiệu của các vua Hùng (như Hùng Hy vương, Hùng Duệ vương...) nhưng các nhà nghiên cứu không cho rằng đó là đáng tin. Mặt khác, lại có thuyết tính Kinh Dương Vương là Hùng Vương đầu tiên và Lạc Long Quân là Hùng vương thứ hai, sau đó chỉ có 16 Hùng Vương là hết thời Hồng Bàng.
    Bây giờ nếu nói lại cho đúng (giả thuyết về nước Sở sai) thì tên thị tộc của các vua Hùng nhà ta là Hồng Bàng (hay là một từ Việt cổ nào đó đã được Hán hoá bằng phiên âm hay chuyển ngữ). Với một triều đại kéo dài như thế thì chắc không thể là người của cùng một gia tộc cai trị là điều không có khả năng xảy ra. Việc xác định tên gia tộc của các Hùng Vương là điều hiện nay không thể làm. An Dương Vương cũng thuộc thị tộc Hồng Bàng. Hùng Vương hay Lạc Vương còn đang cãi nhau, trên lăng Hùng Vương bây giờ còn 3 chữ do triều Nguyễn ghi là Lạc Vương Lăng. Dù Hùng Vương hay Lạc Vương, đó cũng là một danh hiệu từ tiếng Việt cổ chuyển ngữ vào chữ Hán (Tương tự như Sa Hoàng của người Nga, Khả Hãn Vương của người Mông Cổ).
    Hai Bà Trưng con cháu của Hùng Vương thì chắc cũng thuộc họ (thị) Hồng Bàng. Không có gì để đảm bảo Trưng là tên gia tộc (tính) của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi hoặc Thi Sách (khả năng tên Thi cao hơn), không thể xác định được họ. Mặc dù ông cũng thuộc hàng quý tộc, nhưng không lấy gì để đảm bảo rằng ông có họ.
    Ta có tạm thời hài lòng với họ (thị) Hồng Bàng của Quốc tổ (tổ tiên của quốc gia, chứ không phải tổ tiên của dân tộc nhé).
    Bài toán đã được trả lời.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 22/05/2007
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Theo Ngọc Phả Đền Hùng mà bác Caytrevietnam đưa lên đó là 18 đời Hùng Vương. Tất cả các ông đều thuộc thị tộc Hồng Bàng ghi trong sách sử (Đại Việt Sử Kí Toàn Thư: Kỉ Hồng Bàng thị). Chữ Hùng không phải là tên thị tộc (thị), gia tộc (tính) hay tên huý, mà là tên hiệu. Chưa bàn đến Hùng vốn là từ Khun - vị thủ lĩnh như ý kiến gần đây.
    Đại Việt Sử Kí Toàn Thư cũng chép là bà Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn là họ Lạc, sau mới đổi ra họ Trưng (tạm theo ý bác, Hai Bà không phải họ Trưng). Hơn nữa có tài liệu nói Hai Bà khởi nghĩa nhằm 1 trong nhiều mục đích là "đem lại nghiệp xưa họ Hùng". Ở đây nói Hai Bà thuộc họ (tính) Hùng, đây là điều phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người hiện nay. Ở đây cũng không nói Hai Bà thuộc thị tộc Hồng Bàng. Như bác nói, thời Hai Bà ở Việt Nam vẫn chưa có họ (tính) mà. Bác Cường và các bác có ý kiến gì không?
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 23/05/2007
  7. victoxxp

    victoxxp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Chuyện 18 đời chỉ là truyền thuyết là chắc chắn rồi, ngay như con số 18 khả năng là khiên cưỡng vì các con số là bội của 9 rất được sùng bái.
    Các tình tiết giống với nước Sở cũng rất đáng ngờ, phải chăng các sử gia thời trước nhận nhầm chăng? Giống như nước Tần bị coi là Nhung Địch nước Sở cũng bị coi là Man Di, các sử gia có thể vì thế mà ôm luôn vào. Ngay cả tên dân tộc Kinh mọi người hay khai lý lịch cũng trùng luôn với tên gọi khác của người Sở, không hiểu ngọn nguồn thế nào?
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cái này em đồng ý với bác. Nhưng đây là hiệu chung chứ không phải là hiệu riêng. Như Thanh Hiên của Nguyễn Du.
  9. luuhang

    luuhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì bác hơi lầm nhỉ vì theo Sử Ký Tư Mã Thiên thì từ hoàng đế đến Thuấn , Vũ đều cùng họ ( đồng tính )chỉ có quốc hiệu là không giống nhau,để tỏ rõ đức tốt của tùng người .Vì vậy , Hoàng đế hiệu là Hữu hùng , Chuyên Húc hiệu Cao Dương , đế Cốc hiệu Cao Tân , đế nghiêu hiệu Đào Đường , đế Thuấn hiệu Hữu Ngu , đế Vũ hiệu Hạ Hậu .Tiết là tổ tiên nhà Thương , họ Tý . Khí là thủy tổ nhà chu , họ Cơ .
    Nếu mà mình chấp nhận giả thuyết Lạc Long Quân giống như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi thì Vua Hùng thuộc họ Thần Nông ( Thần Nông Thị ) .
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà bác có thấy lạ là tại sao lại dùng chữ Hùng chung như thế?
    Thường là tên hiệu đi sau tên họ (tính), hoặc đứng sau tên nước. Tên huý đi sau tên họ (tính).
    Ví dụ: vua Lí Công Uẩn, họ Lí, huý là Công Uẩn, (miếu) hiệu là Thái Tổ, thường gọi là Lí Thái Tổ.
    Giống như các vua Sở: vua Hùng Thông, họ Hùng, huý là Thông, hiệu là Vũ, thường gọi là Sở Vũ Vương.

Chia sẻ trang này