1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Họ là những người dũng cảm!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi hunghpt, 13/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiMoDuc

    nguoiMoDuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đừng để lòng tin bị xói mòn*Hai nhà báo chống tham nhũng có vi phạm điều 281 Bộ luật hình sự?
    *Nguyễn Văn Hải - một nhà báo có nhân cách
    *Hai nhà báo có thể được tại ngoại
    TTO - Dư luận bàng hoàng trước việc nhà chức trách bắt giam 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải (Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Thanh Niên) vì tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ? theo điều 281 Bộ Luật Hình Sự. Không rõ những người ra quyết định có tính toán, cân nhắc đến những cái được và cái mất trước khi bắt các nhà báo này không?
    Chắc chắn họ đã không hấp tấp, họ đã tính toán, đã cân nhắc. Vậy thì các nhà chức trách nên công khai minh bạch các lý lẽ của mình và hãy chứng minh việc làm của mình là đúng; đừng để người dân suy luận, chẳng hạn như tôi, là sai.
    Không phạm tội hình sự
    Khoản 1 của điều này quy định: ?oNgười nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm?. Các khoản khác của điều 281 dành cho cùng tội với mức độ nghiêm trọng hơn.
    Cả trong Bộ luật hình sự lẫn Bộ Luật dân sự không có định nghĩa ?ocông vụ? nghĩa là gì. Trong Luật báo chí từ ?ocông vụ? cũng không hề xuất hiện. Nếu hiểu công vụ là việc của nhân viên nhà nước thì chắc chắn 2 nhà báo vừa bị bắt không thi hành ?ocông vụ?. Họ không ăn lương ngân sách.
    Nếu hiểu ?ocông vụ? là việc của các báo này thì họ không hề làm trái ?ocông vụ?. Tội của họ được cho là gắn với các bài báo cụ thể, vậy là họ hành xử như các nhà báo, dẫu họ có chức vụ gì (cao nhất là phó đại diện Văn phòng của Tuổi trẻ ở Hà Nội) thì họ cũng không lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, trừ ?ochức vụ? nhà báo. Và họ đã làm đúng chức trách nhà báo của mình.
    Đó là chưa nói đến họ không ?ovì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác? trong trường hợp thu thập thông tin và viết báo này. Rõ ràng họ không hề liên quan gì Điều 281 của Bộ Luật Hình Sự. Họ là các chiến sỹ chống tham nhũng, họ là những con người có thể sai như tất cả chúng ta, song họ không phạm tội theo Điều 281. Tôi không phải là luật gia nên chỉ xin bàn sơ về khía cạnh pháp lý theo kiểu dân thường như vậy.
    Công lý bị nhạo báng?
    Về mặt xã hội, việc bắt giam hai nhà báo này đã tạo ra phản khuyến khích, làm nhụt chí của các nhà báo (và của nhân dân) trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và chống tiêu cực đang là quốc nạn ở nước ta. Ai hơi đâu mà hăng hái để có thể bị nhốt vào tù, đó là suy nghĩ rất người của tuyệt đại bộ phận dân chúng lương thiện. Và việc làm nhụt chí chống tham nhũng đi ngược lại chủ trương chống tham nhũng của Nhà nước Việt Nam. Việc bắt giam hai nhà báo chỉ làm cho bọn tham nhũng mừng vui vì báo chí là khắc tinh, là kẻ thù (mạnh nhất) của bọn tham nhũng.
    Với người dân, việc hai báo bị bắt giam này làm cho mọi người nghĩ rằng ?ocông lý bị nhạo báng?.
    Thông tin về tướng Quắc, nguyên trưởng ban chuyên án điều tra các vụ án PMU-18, và một cán bộ điều tra cao cấp cũng bị khởi tố vì cùng tội (ông Quắc không bị bắt giam) có thể khiến người ta nghĩ: có lẽ đã có các bè phái đấu đá nhau và thông tin sai sự thật và đã có thể vô tình hay cố ý ?orỉ ra? để biến báo chí thành ?ocông cụ? sát phạt của ai đó. Và các nhà báo hăng hái của chúng ta đã có thể mắc bẫy dẫn đến việc đưa thông tin không chính xác.
    Nếu suy luận này đúng thì những kẻ cố ý để ?orò rỉ? thông tin sai mới có tội, còn các nhà báo của chúng ta thì thật tội nghiệp. Họ đã có thể mắc sai sót nghiệp vụ, nhưng không hề phạm tội. Và nếu đúng như vậy thì việc bắt họ chỉ làm cho người dân mất lòng tin vào pháp luật, vào các cơ quan nhà nước.
    Việc bắt các nhà báo này làm cho bộ mặt của Việt Nam xấu đi rất nhiều trên trường quốc tế, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ nghi ngờ quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam, chắc chắn khiến những người chỉ trích Việt Nam thiếu tự do ngôn luận càng chỉ trích mạnh mẽ hơn. Hình ảnh đất nước là tài sản quốc gia và làm tổn hại đến tài sản quốc gia không phải là việc nên làm đối với bất kể người dân nào, nói chi đến các nhà chức trách.
    NGUYỄN QUANG A
    Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến có vi phạm điều 281 Bộ luật hình sự?
    TTO - Đây là vấn đề cần rộng đường dư luận rộng đường phán xét bởi báo chí là loại hoạt động đặc thù, có phạm vi ảnh hưởng nhiều mặt trong xã hội; mỗi sự xử lý không chuẩn xác từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.
    Do tính đặc thù của hoạt động báo chí nên về mặt luật pháp, Nhà nước đã ban hành Luật báo chí và một nghị định do Thủ tướng Chính phủ ban hành để xử lý những vi phạm hành chính, hình sự trong lĩnh vực này, đó là nghị định 56/2006/NĐ-CP.
    Về phương diện pháp lý, khi Nhà nước đã ban hành luật chuyên ngành thì mỗi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nào phải được đưa về xem xét theo chuyên ngành luật đó; nếu một hành vi vi phạm pháp luật mà có nhiều bộ luật cũng điều chỉnh thì phải theo qui định của luật chuyên ngành. Đó là thông lệ áp dụng luật pháp từ xưa đến nay cả trong nước và quốc tế.
    Căn cứ vào hành vi của 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến do chính cơ quan điều tra xác lập tại quyết định khởi tố bị can ký ban hành ngày 12-5-2008: ?oLợi dụng nhiệm vụ thu thập thông tin về vụ án ?oBùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc?; vụ án ?oCố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đưa nhận hối lộ; tham ô tài sản tại Bann quản lý dự án 18? đang điều tra trong đó có những thông tin sai sự thật để viết bài, đăng báo gây dư luận xấu?... thì loại hành vi vi pháp luật này phải được áp xử theo khung xử phạt hành chính được qui định tại phần a, mục 2, điều 10 nghị định 56/NĐ-CP - điều qui định về xử phạt vi phạm các qui định về nội dung thông tin.
    Loại hành vi vi phạm này tại nghị định 56 qui định: ?oXử phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với các hành vi sau đây: thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu nhưng chưa nghiêm trọng...?.
    Nếu ?othông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng?, về mức độ xử phạt được qui định tại mục 4 của điều 10 từ 10-20 triệu đồng, không qui định loại hành vi này bị chuyển qua xử lý hình sự.
    Tại phần a, mục 5 của điều 10 của nghị định 56 qui định các hành vi vi phạm pháp luật sau đây trong hoạt động thông tin báo chí có thể sẽ được chuyển qua xử lý hình sự: ?oĐăng phát những nội dung không được phép thông tin nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự? thì sẽ bị xử lý hành chính từ 20-30 triệu đồng; như vậy qua qui định tại điều khoản này cho thấy chỉ nhà báo nào có hành vi đăng, phát những nội dung thông tin không được phép thông tin quá mức nghiêm trọng mới phải đưa ra xem xét xử lý hình sự, còn không vẫn ở mức bị xử lý hành chính.
    Tại điều 10 của Luật báo chí ban hành năm 1999 đã qui định những nội dung sau đây không được phép thông tin:
    1. Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;3. Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật qui định;4. Không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
    Như vậy các hành vi mà 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến nếu đúng như cơ quan điều tra đã xác lập là: lợi dụng nhiệm vụ thu thập thông tin về vụ án... đang điều tra có những thông tin sai sự thật để viết bài, đăng báo gây dư luận xấu không nằm trong những hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý hình sự mà chỉ nằm trong phạm vi bị xử lý hành chính!
    PHẠM VIẾT ĐÀO
    Người tử tế
    TTO - Hôm nay là ngày thứ 3, Nguyễn Hải vắng mặt ở cơ quan. Nhưng không như mọi lần, lần vắng mặt này có thể còn kéo dài lâu nữa. Nhớ tối hôm 12.5, các bạn nữ ở Văn phòng Hà Nội báo Tuổi Trẻ đã chuẩn bị gấp gáp cho Hải 2 túi đồ, có quần áo, 2 hộp bánh và chai Lavie, cùng một cuốn sổ chuyền tay nhau viết vội mỗi người vài dòng. Trong ấy tôi viết: ?oBà già bình tĩnh, ông già rất bình tĩnh và Minh cũng thế, tất cả đều vững vàng vì cậu?. Tất cả chúng tôi cùng khóc vào thời điểm đặc biệt ấy.Tôi với Nguyễn Hải cùng gắn bó với Tuổi Trẻ gần 10 năm. Cùng yêu cơ quan này như tôn giáo của mình. Từng cãi nhau đến tôi phải khóc vì những nguyên tắc đến cứng nhắc của cậu ta trong công việc. Và đặc biệt một điều là cùng từng bị khởi tố. Năm 2005, khi tôi bị khởi tố với ?otội danh? đưa tin mật, những người đầu tiên biết chuyện này không phải là chồng, là cha mẹ tôi, mà là những đồng nghiệp Tuổi Trẻ, trong đó có Nguyễn Hải. Điều an ủi cho tôi và gia đình trong những tháng ngày khó khăn nhất, là những đồng nghiệp tốt chưa từng có. Tết năm ấy, Nguyễn Hải đến nhà tôi đợi từ sáng sớm ngày mùng 4 tết, đứng ở cửa mà không dám gọi, để thăm và an ủi tôi vừa trải qua một năm mới thật khó khăn. Tôi lúc ấy, cũng như Hải bây giờ, thật bất an, cử chỉ của Hải đã làm tôi thật ấm lòng.2 ngày nay, tôi đều đến nhà Nguyễn Hải. Cha Hải, ông Nguyễn Văn Mạc, tóc như bạc trắng nhiều hơn dù sự việc mới xảy ra vài ngày. Ông nói lo nhất là mẹ Hải, đang mắc rất nhiều bệnh và ngày ngày phải đi xe ôm đến Bệnh viện E thăm khám, chữa trị. Vợ Hải cũng ốm và đang nghỉ mấy ngày nay. Em gái út của Hải sinh năm 1984 nhưng thiểu năng trí tuệ, đến tắm cũng không biết, mẹ vẫn phải lo. Mẹ vẫn khen em thường rất vui mỗi khi anh trai đi làm về. Mỗi khi nhìn cha mẹ già của Hải, tôi thường không dám nhìn lâu vì tôi biết mình sẽ khóc. Và tôi không biết phải nói gì với họ, trừ việc kể lại câu chuyện của mình.Tháng trước, tôi được chi bộ văn phòng Hà Nội báo Tuổi Trẻ do Nguyễn Hải làm bí thư ra nghị quyết ?obồi dưỡng kết nạp Đảng?. Ngay khi tôi đặt bản nghị quyết ở đáy túi xách, Nguyễn Hải đã chạy đến giật lấy và hét to: ?oBà làm thế thì nhăn hết. Nghị quyết này sẽ đưa vào hồ sơ đấy?. Tôi vẫn lấy điều này ra kể như một chuyện đùa. Nhưng Nguyễn Hải là thế đấy. Một người rất tin yêu Đảng, coi nghề báo như một thứ tôn giáo và trong sáng đến kỳ lạ.Trong một lá thư hồi tháng 10-2007 gửi người chú của mình, BẠN TÔI viết: "Cháu không ngại tù đày, nhưng điều mà cháu buồn, lo và có cả nỗi thất vọng cay đắng là gia đình và công việc sau này. Sau bản án đó, đối với cháu, sẽ không còn cơ hội là một nhà báo - một đảng viên để thực hiện những ước mơ, kỳ vọng về xây dựng một xã hội tốt đẹp và tươi sáng, và cũng sẽ là uổng phí hơn 10 năm giữ gìn phẩm cách người cách mạng, tranh đấu không mệt mỏi trước cái xấu, cái tiêu cực. Cháu rất hiểu anh chị em đồng nghiệp ở báo Tuổi Trẻ và trong làng báo sẽ không bỏ rơi cháu, nhưng điều cháu lo sợ nhất ?" đó là cháu không vượt qua được khó khăn này và sẽ tự bỏ rơi mình". Nhưng tôi tin, niềm tin này cũng giống như niềm tin vào Đảng của Hải, là Hải sẽ vượt qua. Chúng tôi vẫn nhớ giây phút Hải chia tay cơ quan chiều tối 12.5, mắt Hải hơi hoe đỏ, còn chúng tôi đều khóc. Hải nói chúng tôi hãy vững vàng. 2 ngày nay, những điều trên báo mới thể hiện một phần con người của Hải, người mà tôi gọi là ?ongười tử tế?, luôn sống vì những điều cao cả và tốt đẹp. Mặc dù để đến cái đích tốt đẹp, Hải, cũng như nhiều nhà báo khác, đều từng phải đính chính vì những điều mình đã viết ra. Nhưng rồi mỗi lần sai lầm đều mong muốn được sửa chữa, được làm lại để làm tốt hơn, vì mơ ước đất nước này mạnh giàu, vì mơ ước được sống có ích và cuộc sống của những bạn đọc Tuổi Trẻ, của đồng bào Việt Nam được hạnh phúc.LAN ANH

    Hai nhà báo có thể được tại ngoại
    TTO - Việc nhà báo Nguyễn Văn Hải (BáoTuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị khởi tố, bắt tạm giam đang được sự quan tâm của dư luận. Vấn đề đặt ra là hai nhà báo có thể được tại ngoại, thay vì phải bị tạm giam hay không?
    Hai nhà báo nói trên có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, riêng nhà báo Nguyễn Việt Chiến lại đang bị bệnh nặng (theo Thanhnienonline ngày 14/5/2008) thì theo Điều 91, 92, 93 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thể xem xét để thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
    Theo Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLHS), biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú có thể áp dụng đối với bị can có nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của bị can theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy, khi hai nhà báo đảm bảo điều kiện này thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét để áp dụng biện pháp ngăn chặn này thay cho biện pháp tạm giam.
    Theo Điều 92 BLTTHS, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và nhân thân của hai nhà báo, cơ quan điều tra có thể xem xét quyết định áp dụng biện pháp này. Như vậy, khi hai nhà báo có nhân thân tốt, gia đình (phải từ hai người trở lên có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật) và cơ quan báo chí nơi họ hoặc Hội nhà báo nơi họ là thành viên có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cho họ bảo lĩnh hai nhà báo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân và tổ chức bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan để bị can không tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can theo giấy triệu tập.
    Còn theo Điều 93 BLTTHS, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cũng là biệp pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, cơ quan điều tra có thể quyết định cho bị can đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
    Như vậy, đối với hai nhà báo, không nhất thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như đã nói trên.
    LUẬT SƯ TRẦN PHẠM THANH LOAN?" Công ty Luật TNHH Sài Gòn Luật
    Theo tôi, việc hai nhà báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến viết và đăng các bài báo về vụ án PMU 18 là chức trách nhiệm vụ phải làm, không có tình tiết nào cho thấy họ ?oLợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ?.
    Việc bắt giam hai nhà báo này không có ý nghĩa về mặt ngăn chặn, vì các bài họ viết (nếu có vi phạm), thì cũng đều đã đăng cả, và thông tin đó thì nhiều báo khác cũng có đăng. Căn cứ những quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự, thì cả hai nhà báo này đều có thể được tại ngoại .
    Trên thực tế có bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng vẫn được tại ngoại.
    LS BÙI QUANG NGHIÊM, Phó chủ nhiệm Đoàn LS TPHCM
  2. tree

    tree Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    992
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay cứ ol là vào các trang Thanh niên và Tuổi trẻ xem diễn biến cũng như dư luận xung quanh vụ việc hai nhà báo bị tạm giam.
    Lạ là hôm nay cả hai tờ này và hầu hết các báo điện tử đều ko đưa tin unj này trên trang 1.
    Sao vậy nhỉ?
    Có tin đồn hai nhà báo đã được tại ngoại từ chiều hôm qua, nhưng trên các báo cũng ko thấy đưa tin này? Bác nào có tin chính thức về việc này ko?
  3. vnarchitect

    vnarchitect Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay các báo không đăng tin gì liên quan đến vụ 2 nhà báo này thì cũng là lẽ tự nhiên của ngày hôm nay. Ban biên tập các báo đã được "Sinh hoạt đả thông rồi" nếu ai đó ngoan cố không "thông" thì hôm sau sẽ có ngay ban biên tập mới cho phù hợp với ý của "Trên". Các nhà báo đã rất dũng cảm, tôi tiếp tục hy vọng vào lực lượng đông đảo các nhà báo. Đúng sai phải trái thế nào thì chúng ta chưa biết, nhưng bưng bít thông tin thì không thể chấp nhận, đấy là cái quí của nghề báo trong xã hội văn minh. Riêng tôi tự nhận thấy là các thế lực xấu hiện nay nó đã nằm ngay trong Chính phủ của chúng ta chứ không phải chỉ bên ngoài như mọi người vẫn thường nói.
    Những ý kiến của mọi người trên mạng này cũng là đóng góp các quan điểm khác nhau để chúng ta cùng suy ngẫm, đấu tranh cho lẽ phải theo kiểu của mình, và cũng là để các "Cụ ở trên" thấy được là chỉ còn một bước nữa xã hội sẽ loạn, mỗi phe sẽ lôi kéo được những đám đông hùng mạnh ủng hộ cho phe của mình, rất có thể họ sẽ đem đại bác ra để bắn nhau ấy chứ. Chúng ta không muốn thế!
  4. pahattx2008

    pahattx2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng rất quan tâm đến vụ việc này, không biết đến bao giờ các cơ quan có trách nhiệm mới làm rõ trắng đen vụ việc này nhỉ?
  5. rosebleuedong

    rosebleuedong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    Phải rồi. Đây chính là âm mưu của bọn chúng. Chúng ta không thể để bọn chúng đạt được mục đích. Chúng ta phải cảnh giác, đừng để các thế lực thù địch lợi dụng gây mất an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Các thế lực xấu bên ngoài với ý đồ thâm độc, chúng âm mưu "diễn biến hòa bình", kích động quần chúng gây mất ổn định xã hội.
  6. caohobom

    caohobom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2007
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Các bác nói đúng đấy. Phanh phui vụ PMU18 là do "Các thế lực xấu bên ngoài với ý đồ thâm độc, chúng âm mưu "diễn biến hòa bình", kích động quần chúng gây mất ổn định xã hội."
    Lẻ ra cứ để im cho BTD đánh cá độ thì tốt hơn nhỉ????
  7. svluathcm

    svluathcm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Ở quê tui, một số người làm nghề ra phế liệu, cưa bom bị tai nạn, tử vong trong quá trình hành nghề. Người thân mỗi khi nhắc đến đều tặc lưỡi bảo: "Chú/bác/cậu/anh... của nhà tớ vì miếng cơm mà sẵn sàng đối diện với bom mìn. Chú ấy DŨNG CẢM lắm!"
    Suy cho cùng, khái niệm ấy cũng phải tùy hoàn cảnh, mục đích và nhận thức. Không phải ai cũng xứng đáng nhận lấy hai từ ấy đâu.
  8. danielng

    danielng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Xin trích dẫn 1 comment trên blog của nhá báo Huy Ðức cho các bạn tham khảo.
    "Thực ra mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, điều đơn giản ấy chắc bất kỳ ai cầm bút và nhân danh mình là Nhà Báo đều phải hiểu rõ và hiểu thấu đáo.Nhưng mấy năm gần đây, báo chí đã không làm tròn trách nhiệm của mình . Sai lầm trong nghề nghiệp nhất định phải trả giá, và nếu sai lầm đó phạm pháp thì sẽ phải chụi sự trừng phạt của pháp luật. nên ngề báo cũng không nằm ngoài các ngề khác.
    Một bài học đáng giá để các nhà báo chiêm nghiệm, để mỗi khi định cầm bút kết tội ai, rêu rao ai trên báo thay Toà án và pháp luật thì cần cân nhắc lương tâm hơn, tìm hiểu thấu đáo hơn, thay vì tin vài mấy trang giấy điều tra của các Anh CA hay kết luận của VKS. Hãy đặt mình vào vị trí những người bị xem xét điều tra ây, như khi chính các nhà báo bị rơi vào vòng lao lý thì mới thấy hết sự tàn nhẫn của 2 thứ Quyền lực và Công Luận. Nhà báo thì may mắn hơn những người khác vì họ chẳng bị Công Luận đồng loạt chỉ tay vào mặt kết tội, vạch tội thay cho phần việc của Viện Kiểm sát và Toà án. Ngược lại, vì họ là nhà báo nên họ được báo chí hô hào ủng hộ, kêu oan thay cho (mặc dù hơi thô). - quá thô- Doanh nghiệp và công dân khác thì báo chỉ biết hùa vào đánh- Daniel!
    Dù sao, tôi cũng chia sẻ với 2 đồng nghiệp của anh về những gì mà họ đang phải chịu đựng trong giai đoạn này-cái mà chúng tôi cũng phải chịu đựng, và mong họ sớm thoát khỏi vòng lao lý nếu họ thực sự không có tội.
    Em tôi cũng làm báo, may quá nó không làm mảng nội chiính, nếu có làm tôi cũng khuyên nó chuyển sang mảng khác. Mảng đó ngay nay, thời buổi này tôi thấy thất đức và bạc ác lắm thay!"
    http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?p=4046#comments
    Được danielng sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 17/05/2008

Chia sẻ trang này