1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồ Quý Ly và Nhà Nước Đại Ngu!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi INBLOOM, 03/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. INBLOOM

    INBLOOM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Hồ Quý Ly và Nhà Nước Đại Ngu!

    Triều đại nhà Hồ tồn tại từ khi Hồ Quý Ly tự lên ngôi vua năm 1400, và trải qua 7 năm ngắn ngủi(1407). Tuy không đươc công nhận nhưng cùng với quốc hiệu Đại Ngu những gì mà họ Hồ làm được là rẩt đáng quý, như tiền giấy, súng thần công và kiến trúc đoc ddáo là thành Nhà Hồ ở Thanh Hoá.
    Vì vậy cá nhân tôi muốn trao đổi với các bạn vè Hồ Quý Ly cũng như con trai ông là Hồ Nguyên Trừng, về cái họ đx làm khi xưa, và tại sao họ Hồ lại không được Lịch sử công nhận là triều đại tốt????

    VMP
  2. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    (Một bài viết cũ mèm của tớ, nay bin lại ủng hộ topic của bác INBLOOM )
    ----------------------------
    Thanh thủ điện tiền thiên thụ quế
    Quảng Hàn cung lý nhất chi mai

    Đôi câu đối tuyệt hay này, tương truyền là cuộc xướng tác bất ngờ giữa vua Trần Minh Tông và chàng trai trẻ Hồ Quý Ly, năm ấy còn là một chức quan nhỏ vô danh. Cành mai trong cung Quảng để đem đối lại ngàn cây quế, với Quý Ly không phải ai khác ngoài ái nữ của vua, công chúa Huy Ninh. Mối tình vô vọng, vì luật nội hôn Trần triều cấm ngặt con gái tôn thất thành thân với ngoại tộc. Sao đổi ngôi, đò sang sông, sự đời biến thái không ngừng, hoa muộn cuối cùng cũng kết nhụy khi mái đầu sắp bạc.
    Đường sự nghiệp của họ Hồ không quá gian truân như đường tình duyên, nhưng cả hai đều có kết cục buồn. Cành mai nhỏ sớm tàn để lại cho Quý Ly đứa con trai Hồ Hán Thương. Những biện pháp cải cách đảo lộn nhân tâm góp phần đưa Quý Ly lên ngôi cao nhưng chúng cũng góp phần làm ông mất nước. Ông kết thúc cuộc đời trong vai trò một người lính thú già miền viễn biên Trung Quốc, song có sách chép: ông và Hồ Hán Thương bị Minh Thành Tổ ra lệnh hành hình ngay trong tháng 10 năm 1407. Đoạn kết như thế có khi lại hay hơn.
    Có nhiều nhân vật lịch sử không dễ dàng bình công tội, họ như những khối đa giác góc cạnh mà sự đánh giá còn tùy thuộc vào phía nhìn của người đời. Hậu thế sẽ còn dai dẳng tranh luận về Hồ Quý Ly: đại gian thần hại nước hay bậc thức giả thời loạn không chịu câu thúc trong vòng ngu trung để giúp đời, thực tâm chấn hưng xã tắc hay không từ thủ đoạn nào để ngoi lên đỉnh quyền lực...
    Điều tai hại là những cải cách của họ Hồ có thể được đời sau diễn giải và hiểu theo nhiều nghĩa. Không sai, nếu bảo chúng thực chất có lợi cho một đất nước đang kiệt quệ cả vật chất lẫn niềm tin. Nhưng không phải không có lý nếu nói đó là phương thức để thâu tóm quyền lực cá nhân và triệt hạ đối thủ. Những biện pháp được tính toán khôn khéo để một mũi tên đi trúng nhiều đích.
    Lấy ví dụ về chính sách hạn điền (ban hành năm 1397) và liền sau đó là giải phóng gia nô. Một mặt, nó là cú đánh chí mạng vào thế lực và ảnh hưởng lâu đời của quý tộc họ Trần - lực lượng có quyền lợi gắn bó trực tiếp với sự tồn vong của vương triều. Ruộng đất bao la của tôn thất nay được khoanh lại ở con số 10 mẫu tối đa, trừ Đại vương và Trưởng Công chúa. Ruộng thừa biến thành ruộng công. Số gia nô nhiều không đếm xuể trước kia giờ phải giới hạn tùy theo phẩm trật. Việc này càng có ý nghĩa trong hoàn cảnh một phần đáng kể sức mạnh quân sự quý tộc họ Trần là các đội gia binh tuyển từ gia nô trong nhà. Mặt khác, số ruộng công chẩn cấp cho dân nghèo có giá trị như một phương thuốc hạ hỏa đúng lúc, khi cùng đinh lang thang, nạn dân lưu tán và nô lệ bỏ trốn tụ tập làm loạn trong xã hội đã vượt quá mức báo động. Cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn là sự bùng phát mạnh mẽ nhất. Trước khi bị dập tắt năm 1390, đạo quân ô hợp của vị ??oyêu tăng??? Sư Ôn từng chiếm cứ Thăng Long tới 3 ngày.
    Chính sách tiền giấy cũng có thể coi là một ví dụ minh họa cho tính hai mặt của cải cách. Khi cuộc chiến dai dẳng với Chiêm Thành kết thúc bằng cái chết bất ngờ của Chiêm vương Chế Bồng Nga năm 1390, nước Đại Việt đã loạng choạng như người lâm bạo bệnh. Hùng khí quân dân từ thuở đánh Nguyên đã suy sụp từ sau trận thua Chiêm đau đớn tại thành Đồ Bàn (1377), ngốn phần lớn 12 vạn binh tướng, vua Duệ Tôn tử trận. Mất mùa, nội loạn, giặc Chiêm liên tục cướp phá, sự phình to và kê biên nhập nhằng của ruộng đất tôn thất khiến kho đụn ************ng cạn kiệt. Sự ra đời của thuế thân thời kỳ này (đánh thuế 3 quan tiền mỗi suất đinh bất kể sống chết) là một sự bất đắc dĩ tuyệt vọng. Ban hành và cưỡng bức dùng tiền giấy trong những năm phục hồi sau chiến tranh, vì thế có thể xem là một giải pháp mang tính tình thế ngắn hạn hơn là một cải cách có ý nghĩa lâu dài của Hồ Quý Ly. Cùng một lúc, nó giải quyết nạn khan hiếm tiền tệ và đồng thời thu hút tài nguyên về quốc khố (thông qua việc cưỡng bức đổi tiền: một quan tiền đồng ăn một quan hai tiền giấy). Trớ trêu là do biện pháp thi hành cứng nhắc của chính quyền, chất lượng giấy của tiền, sự mai một niềm tin vào triều đình, nạn làm tiền giả hoành hành và tập quán tiêu tiền đồng bao đời của dân đã chất thêm vào ??otội trạng??? của Quý Ly nhiều lời ta oán. Một giải pháp thông minh nhưng không hợp thời.
    Bi kịch của Hồ Quý Ly là dạng bi kịch của nhà kỹ trị. Ông quá chú tâm mục đích mà thiếu đi sự ôn-nhu rất cần thiết trong thực hiện. Trước một đất nước tan hoang như con bệnh nặng, ông mạnh tay dùng phương thuốc đắng. Bạo y trị bạo bệnh! Nhưng kỷ cương khắc nghiệt của Nho giáo đâu dễ ngày một ngày hai đem áp dụng với đám dân đã quen với sự khoan thai của nhà Phật. Những lợi ích cải cách, nếu có, không át nổi nhân tâm xao động vì Quý Ly bức hại vua tôi nhà Trần. Lòng người chưa nguôi lưu luyến những võ công hiển hách của vương triều này. Bài học dân vận xương máu từ các triều đại trước đã không được Quý Ly vận dụng triệt để.
    Chỉ tiếc một điều là thời gian! Năm xưa Trần Thủ Độ dấy nghiệp nhà Trần, đánh Đoàn Thương, Nguyễn Nộn, chôn sống một mẻ 370 tôn thất nhà Lý, giết vua Huệ Tông,... bắt họ Lý trong nước đổi hết ra họ Nguyễn để lòng dân tuyệt đường thương nhớ vua cũ, so về mức độ tàn ác và gây thất nhân tâm thì chưa chắc Quý Ly đã sánh bằng. Nhưng Trần triều có tới hơn 30 năm để củng cố sức mạnh và thu phục lòng dân - một thứ vốn dĩ rất tương đối - trước khi Mông Cổ kéo sang. Hồ Quý Ly sau khi chính thức dứt nghiệp nhà Trần suy vi thì chỉ còn 7 năm trước khi chống Minh, một khoảng thời gian đủ dài để xây thành trì mộ quân lương nhưng quá ngắn ngủi để đoàn kết nhân tâm. Rốt cục, vận đúng vào câu nói của Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng: ??oTôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo!???.
    ----------------------------
    - Như nhiều anh hùng nước Nam khác, Quý Ly có họ xa bên phương Bắc. Ông tổ của Quý Ly là Hồ Hưng Dật, người tỉnh Chiết Giang, sang đất Việt làm Thái thú Diễn Châu thời Trung Quốc có loạn Ngũ Quý (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu) đầu thế kỷ thứ 10. Họ Hồ bám rễ sinh sôi ở đất Diễn Châu (nay là Nghệ An) đến đời cháu thứ 12 của Hưng Dật là Hồ Liêm thì dời ra Thanh Hóa. Liêm làm con nuôi của quan tuyên úy Lê Huấn nên cải họ Lê. Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Huấn, là con quan Kinh lược sứ Lê Quốc Kỳ, sau này lên ngôi mới lấy lại họ cũ.
    - Quốc hiệu Đại Ngu gây nhiều thắc mắc và dị ứng cũng liên quan đến gốc gác của họ Hồ. Tương truyền, Ngu Yên có con là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương nhà Chu phong ở đất Trần, thường gọi là Hồ Công. Sau Mãn lấy luôn làm họ, đổi thành Hồ Công Mãn. Quý Ly cho mình thuộc dòng dõi Hồ Công Mãn, nên đặt quốc hiệu Đại Ngu, hàm ý mình là con cháu dòng Ngu Thuấn.

  3. Evil-Metal

    Evil-Metal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Tất cả việc làm của Hồ Quý Ly trước hết cũng vì quyền lực trước. Việc làm có thể đem lại lợi ích đường này, hại đường kia.
    www.rockcafe.vze.com

    IN METAL WE TRUST
  4. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác Trinity quá hay ,tiếc rằng bây giờ mới dược xem.... Hồ Quý Ly chưa hẵn đã là làm mọi việc vì quyền lực có thể ông ta đã ngửi thấy mùi dã tâm của nhà minh từ lúc Chu Nguyên Chương còn sống , và ông cũng hành động như Trần Thủ Độ nhưng ông không thể có được một cuộc kháng chiến thắng lợi như Trần Thủ Độ nên đời sau mới tranh cãi nhiều và tiếc nhiều như thế ... Bác Trinity nói về vấn đề thời gian là rất đúng nhưng em xin mạn phép nêu lên một suy nghĩ nhỏ : Trần Thủ Độ không giết một người anh hùng dân tộc nào , còn Hồ quý ly đã giết Trần Khát Chân ( điểm này thì họ Hồ có hơi giống với một nhân vật là Lý Phật Tử) ,có lẽ vì thế mà ông bị nhân dân oán ghét chăng, chứ chưa chắc là lòng dân còn hướng về nhà Trần (cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn nói lên điều ấy ).

    NOTHING LAST FOREVER EVEN COLD NOVEMBER RAIN ......
  5. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, chào Sum và cảm ơn vì lời khen. Tớ lười nặng, lâu nay thỉnh thoảng read-only chả gõ gì cả, sáng nay dậy sớm (8h15) lại cảm thấy hưng hứng.
    Rõ ràng việc giết tướng Trần Khát Chân làm dân thêm oán ghét họ Hồ, nhưng đó không phải nguyên nhân cơ bản và duy nhất của sự oán ghét ấy. Một vài nguyên nhân còn lại và có thể cơ bản hơn, tớ đã thử ní nuận ở bài trên, chắc là Sum ngó qua rồi.
    Nếu chỉ dựa vào cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn và thậm chí một vài cuộc khởi nghĩa khác cùng thời để kết luận lòng dân nói chung không còn hướng về nhà Trần, tớ nghĩ là hơi đơn giản.
    Bởi ngay cả cuối thời Trần thì dư âm của thắng lợi cũng như uy tín và ảnh hưởng của các bậc tiền bối triều đại này trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên đối với dân hẵng còn lớn. Thậm chí Ngô Bệ - cũng một thủ lĩnh khởi nghĩa - còn tự xưng là cháu của Hưng Đạo Vương để tiện thu phục nhân tâm. Nhiều cuộc khởi nghĩa thực chất chỉ là bạo động tự phát của dân nghèo, bức bách quá mà phải cầm vũ khí, chứ thực tâm người nông dân dĩ hòa vi quý chưa hẳn đã muốn chống lại triều đình.
    Nhà Hồ bị Minh diệt, nếu không còn lòng dân thì chắc không thể mọc thêm ra nhà Hậu Trần cứng cỏi chống Minh thêm gần 7 năm, sau chỉ vì nội bộ bất hòa mà nhanh tới diệt vong.
    Nói như vậy không có nghĩa là tớ phủ nhận chỉ số tín nhiệm của nhà Trần trong dân thời này đã xuống dốc. Hì hì có điều, những diễn biến lịch sử phức tạp và nhiều chiều thông thường không welcome lắm những cách nhìn nhận và lý giải giản đơn.
    Just for fun thôi Sum. Chúc một thứ Bảy vui vẻ!
  6. Ghen

    Ghen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng Hồ Quý Ly,iem cho rằng đây là 1 tất yếu trong lịch sử.Trong tình hình tập đoàn phong kiến nhà Trần đã suy yếu đến mức mục rũa,khó có thể tồn tại được nữa thì việc họ bị đào thải là đúng.Trong khi đó H.Q.L là người có thế lực rất lớn trong triều gặp thời thì đương nhiên ông ta phải nắm lấy cơ hội.Vậy thì ông ta là 1 kẻ biết thời thế chứ sao lại nói ông ông ta là 1 kẻ tiếm quyền??? Các bậc anh hùng khi xưa còn phải tốn bao công sức tự tạo ra thời thế cơ mà.
    Còn về truyện ông ta giết hại tôn thất nhà Trần,ông ta vốn là 1 nhà chính trị,bởi vậy truyện dùng thủ đoạn cho dù là tàn nhẫn cũng là vì mục đích cuối cùng.Mục đích biện minh cho hành động mà.Mà mục đích của H.Q.L là tốt,nhưng trong hành động ông ta sai lầm như bác trinity đã nói,bởi vậy tác dụng khách quan của nó trở thành xấu.Tôi cho rằng sai lầm lớn nhất trong đường lối của H.Q.L là ông ta đã không lấy dân làm gốc,dẫn tới thất bại lớn nhất của ông ta là không được lòng dân.
    Khôn ngoan thường thua thiệt
    Ngu si hưởng thái bình
  7. nld_hn

    nld_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Các bác rôm rả chuyện Hồ Quý Ly quá --> em cũng muốn có ý kiến.
    Đánh giá về công tội của Hò Quý Ly, theo em phải căn cứ vào 3 vấn đề chính.
    1. Sự xuất hiện của Hồ Quý Ly
    2. Cải cách của Hồ Quý Ly
    3. Cuộc kháng chiến chống Minh.
    Em xin trình bày 3 vấn đề như sau.
    I - Sự xuất hiện của Hồ Quý Ly.

    1. Nhà Trần được thành lập năm 1225, so với thiết chế xủa nhà Lý cói nhiều điểm khác biệt. Nhưng có 1 điển khác rất quan trọng nhằm củng cố quyền lực tập trung của nhà Trần là: chế độ hôn nhân nội tộc. Theo đó là việc những chức vụ quan trongj trong triều đình đều do người trong nội tộc nắm giữ.
    Thế nhưng đến cuối thời Trần thì nguyên tắc ấy đã bị phá vỡ, đỉnh điểm là việc Hồ Quý Ly đã xâm nhập được vào hàng ngũ quý tộc.
    * HQL có 2 người cô ruột đều là hoang phi của vua Trần Minh Tông.
    - bà Minh từ sinh ra vua Trần Hién Tông và Trần Nghệ Tông
    - bà Đôn Từ sinh ra vua Trần Duệ Tông
    * Sau con gái của HQL là hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông
    * Em gai họ của HQL lấy Trần Duệ Tông sinh ra Trần Phế Đế
    * HQL lấy công chúa Huy Ninh con gái vua Trần NGhệ Tông.
    Dựa vào mối quan hệ hôn nhân phức tạp này,HQL từng bước củng cố địa vị của mình
    2. Thời kì cuối Trần Đại Việt luôn đối mặt với những cuộc chiến tranh liên miên. Chăm pa liên tục đánh phá Đại Việt, 3 lần đánh vào Thăng Long --> nhà Trân f đều phả bỏ chạy khỏi Thăng Long. Chỉ đến khi Chế Bồng Nga tủ trận thì tình hình mới tạm ổn. Nhà Minh ở phương Bắc thì thường xuyên hạch sách gây sức ép, đe doạ xâm lược. Các phong trào nổi dậy của nông dân nổ ra ở khắp nơi.
    Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh loạn lạc như vậy thì vai trò của 1 võ tướng có tài, lại dược nâng đỡ như HQL ngày càng được đề cao.
    ----> sự xuất hiện của HQL là 1 tất yếu lịch sử.
    Hẹn các bác buổi sau, em phải đi nấu cơm.
    nld_hn@
  8. nld_hn

    nld_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Em tiếp.
    II - Cải cách của Hồ Quý Ly.
    1. Thực trạng Đại Việt cuối thế kỉ 14
    (Phần này tương đối dài, vì em và các bác muốn căn cứa vào thực trạng để thấy cải cách có điểm gì đáp ứng nhu cầu thời đại)
    Từ giữa thế kỉ 14, những mâu thuẫn trong chính sách của nhà Trần bắt đầu bộc lộ.
    a. Kinh tế
    Kết cấu KT nhà Trần dụa trên chế độ công điền --> đây chính là cơ sở của mối quan hệ làng xã(nhân dân) - nhà nưóc. (Nhân dân nhận ruộng công làng xã cày cấy). Mối quan hệ thân dân ấy chính là bệ dỡ cho sự tồn tại của nhà Trần.
    Năm 1268, nhà Trần ban hành chính sách khuyến khích công chúa, hoàng tử, quý tộc chieu mộ dân nghèo lưu tán, khai hoang lập điền trang , thái ấp riêng - cơ sở của sự hình thành ruộng tư. Nhà nưóc khuyến khích , tạo điều kiện cho ruộng tư phát triển. Đây là xu thế phát triển tất yấu của lịch sử.
    Theo đó, ruộng tư ngaỳ càng phát triển, lấn át ruộng công.Thực tế đó dòi hỏi nhà nưóc phải đưa ra chính sách, tổ chức xã hội phù hợp(lúc này thực tiễn xã hội đã đi trưóc chinmhs sách của nhà nước). Nhà Trần ko thực hiện được điều đó. Điền trang, thái ấp phát triển --> lấn dần ruộng công --> người nông dân mất ruộng, trở thành nông nô, nô tỳ --> mối quan hệ làng xã - nhà nưóc bị lung lay. Hơn nưa, phong kiến tư nhân có xu hướng ko tuân thủ chính quyền TW. Bệ dỡ KT của nahf Trần mất dần.
    b. Xã hội
    Quá trình đẳng cấp hoá bắt đầu diện ra mạnh mẽ.
    - quý tộc (vua,quan lại cao cấp, tướng lĩnh)
    - bình dân (nô9ng dân tự do, binh lính, thương nhân)
    - nông nô, nô tỳ
    ---> XH cuối Trần rơi vào tình trạng giống như Tây Âu phong kién., vai trò của phong kiến tư nhân ngày càng cao. XHĐV đứng trưóc 2 khuynh hướng:
    1.1 tự nhiên phát triển, không điều chỉnh (các PKtư nhân tự mộ quân đội, phát triển trở thành những cơ sở KT, CT độc lập). Nhà nưóc chỉ comnf là cái bóng.
    1.2 đưa CQTW trở lại vị trí vốn có của nó.
    Với đặc trưng của nhà nưóc PK phương Đông (nhu cầu 1 nhà nưóc thồng nhất phục vụ nhu cầu trị thuỷ, chống ngoại xâm), do hoàn cảnh LS --> đưa HQL theo hướng cải cách 2.
    nld_hn@
  9. nld_hn

    nld_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [blue]1. Nội dung cải cách
    a. xây dựng chính quyền TW, hạn chế quyền lợi của các quý tộc
    * chính sách hạn điền
    Năm 1397, nhà Trần ban hành chính sách hạn diền, quy định: trừ đạ vương và truởng công chúa được giữ lại tất cả ruộng đất, các thành phần khác đề phải sung công quỹ ruộng của mình và chỉ được giữ lại cho mình 10 mẫu ruộng.
    Với chính sách này thì lần đầu tiên nhà nước đã trực tiếp can thiệp được vào ruộng đất tư nhân. Đến đây, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước được xác lập. Đây có thể coilà một bước tiến lớn trong chính sách của nhà Trần bởi truớc đây, nhà nước chỉ có thể can thiệp vào sở hữu tư nhân thông qua hình thức nộp địa tô. Chính sách này không hề phục vụ cho lợi ích của tầng lớp tôn thất, quý tộc. Thực tế là dại vương, trưởng công chúa được giữ lại toàn bộ số rượng đất có trong tay. Nhưng số đại vương và trưởng công chúa là rất ít--> lượng ruộng đất tập trung trong tay họ chiếm số lượng không nhiều so với tổng diện tích ruộng đất lúc đó.
    Đánh giá chính sách này có 2 ý kiến:
    - Đây là chính sách tiêu cực vì đã ngăn chặn sự phát triển của sở hữu tư nhân - một xu thế tất yếu của lịch sử.
    - Đây là một chính sách tiến bộ, vì cùng với chính sách hạn nô, chính sách này đã góp phần ngăn chặn qua trình nông nno hoá người nông dân, thực hiện được khả năng người dân có ruộng cày cấy.
    Thực chất cái đích cuối cùng của những cải cách do HQL thực hiện đều nhằm củng cố quyền lực chính trị và ông cũng dã sớm nhân ra đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy, muốn xây dựng, củng cố lại mối quan hệlàng xã - nhà nưóc thì trưóc hết phải giải quyét đưọc vấn đề ruộng đất cho noong dân. Chính sách này đã mang lại hiệu quả, không những giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội mà còn giảm bớt thế lực của phong kiến tư nhân, ngăn chặn xu thế tư hữu hoá. Tuy nhiên chính sách này vẫn không hoàn toàn xoá bỏ được tư hữu, số ruộng tư còn lại cũng là điều kiện đẻ KT địa chủ vừ và nhỏ có khả năng phát triển.
    * chính sách hạn nô.
    Chính sách hạn nô 1401 quy định các quý tộc chỉ được sử dụng 1 số lượng nô tỳ nhất định, số thhừa đều bị sung công. Gia nô phải thích chữ vào mặt. Phép hạn nô đã chuyển 1 số lượng lớn gia nô thành quan nô (nô tỳ nhà nước, họ có thể thay đổi thân phận nhưng khong đưọc giải phóng). Vì vậy, đây không phải là chính sách giải phongd nông nô, nô tỳ mà thực chất là ngăn cản xu thế nông nô hoá, nô tỳ hoá người nông dân. Chính sách hạn điền và hạn nô đã đánh mạnh vào tầng lớp quý tộc bằng việc chặn đứng con dường phát triển kinh tế của họ, đánh dấu sự suy thoái hình thái điền trang.
    b. Kinh tế[/blue]
    * thuế
    năm 1402 ban hành chiónh sách thuế mới, đặc trưng bởi 2 sắc dụng:
    - thuế ruộng tư: tăng từ 3 thăng/mẫu (nhà Trần) lên 5 thăng/mẫu. Số chênh lêch là 2 thăng đưọc sung vào ngân khố nhà nước là một nguồn thu đáng kể.
    - thuế ruộng bãi dâu: giảm từ (nhà Trần): loại 1: 9 quan/mẫu
    loại 2 : 7 quan/mẫu
    xuống còn loại 1: 5 quan/mẫu
    loại 2: 3 quan/mẫu
    Như vậy so với nhà Trần thuế ruộng bãi dâu (loại ruộng do nông dân lĩnh canh sử dụng) đã đưọc nhà nưóc ưu đái, khuyến khích, giảm xuống 1/2 so với trước đây.
    * lập kho thường bình ở các địa phương, lệnh cho các quan lấy tiền lập kho, mua thóc gạo của nhân dân khi giá thấp và bán ra khi giá cao --> góp phần bình ổn giá cả tiêu dùng, giúp dân khoi thiệt. Đây là chính sách KT thị trường mà HQL đã sớm nhận ra và áp dụng trong nền KT tiểu nông ở nước ta.
    * phát hành tiền giấy năm 1396 - đây là chính sách duy nhất về tiền tệ ở nước ta trong lịch sử VN trung đại. Đây là 1 tiến bộ cực lớn bởi lúc lúc bấy giờ trên thế giới, tiền giấy chưa xuất hiện, và hình thái tồn tại này của tiền chỉ có thể có trong điều kiện 1 nền tkinh tế có thương nghiệp tương đối phát triển.
    1403, do phản ứng của nhân dân với việc sử dụng tiền giấy, nhà Hồ ban hành luật về tội không tiêu tiền giấy. Lý giải về sự xuất hiện của tiền giấy ở VN, GS Đào Duy Anh cho rằng: cuối thế kỉ 14, ngân khố nhà Trần cạn kiệt, để đúc tiền ccần 1 lượng đồng lớn, hơn nữa cần trang bị vũ khí do hoàn cảnh đất nwưóc có chiến tranh --> việc sử dụng tiền đồng phaỉ thay đổi.
    c, Văn hóa, giáo dục
    HQL đề cao, phát triển Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, phê phán Khổng Tử, chê trách các nhà Tống Nho, dề cao Chu CÔng. Dặc biệt, HQL đã khuyến khích việc sử dụng chũ Nôm --> đề cao tinh thần dân tộc. Với việc tổ chức thi Hương, thi Hội, HQL đã tạo điều kiện cho tầng lớp mới xuất hiện, đầy tiềm năng lúc bấy giờ có điều kiện tham gia vaò bộ máy quan lại - nhà Nho. (Trong gia đoạn sau của chế độ PK đây chính là lực lượng đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo đất nưóc)
    1397, HQL đề nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, hải Đổng và cấp ruộng công cho các phu, châu từ 10 - 12 - 15 mẫu ruộng. Tiếc rằng chính sách đã không thực hiện được.
    Những cải cahs của HQL trên lĩnh vực VH-GD được coi là hoàn thiện nhất, đạt hiệu quả cao nhất và rất có ý nghĩa.
    d. Quân sự.
    NLD-HN
  10. yahaha22

    yahaha22 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này