1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá 10

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi friendly_girl2412, 29/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. friendly_girl2412

    friendly_girl2412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Hoá 10

    Em vừa học xong thuyết lai hoá , Lk cho nhận .Nhưng vẫn còn thấy khó hiểu.Mong anh chị có thể nói kỹ hơn về điều này giúp em với.
  2. deadskinmask

    deadskinmask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Cái dzụ này nó dài dòng + khù khoằm phết đấy bé ơi, bé nói kỹ ra phần nào chưa hiểu thì ae mới giúp được chứ. Tốt nhất là mình kiếm chỗ nào riêng tư, chúng ta nghiên cứu offline cho nó dễ vào
  3. friendly_girl2412

    friendly_girl2412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Dùng thuyết lai hoá để giải thichs sự hình thành các phân tử:BeCl2,NH3,H2O,BF3..........
  4. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Được đó, vấn đề này tương đối rộng bé liên hệ qua ncik YM: contraicungbietkhoc_87 để anh em cùng làm quen và trao đổi
  5. boyanhtu

    boyanhtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    em cũng thấy khó hiểu.Sắp tới lại chuẩn bị kiểm tra,mong anh chị giúp đỡ giùm.Nhất là vẽ lại hinh sau khi giải thích bằng thuyết lai hoá.
    Được boyanhtu sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 03/12/2007
  6. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    mình nghĩ thế này, cái thuyết lai hoá đấy quan trọng, nhưng mà lớp 10 thì đến chương trình chuyên cũng dạy chả sâu, dạy xong chả ai hiểu cả, mình k nên đi vào cái mà mình không thể hiểu nổi, mà hãy nhìn vào cái ứng dụng của mấy cái đấy, VD như là các thể loại liên kết cộng hoá trị, ion, cho nhận hay liên kết kim loại. Còn mình thấy ở trên lớp, các kiến thức nhằm dành cho lớp 10 thế là cũng đủ, không cần thiết phải học nâng cấp, chả để làm j đâu. Mí lị trong chương trình cũng chỉ đề cập đến mấy chất có liên kết cho nhận như cái HNO3 thôi, nhiều nhặn j đâu mà lo??
  7. deadskinmask

    deadskinmask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, cái vụ này mà giải thích trên giấy tờ thế này anh e là cũng chả khác sách mấy đâu bé ạ, đã thế lại mỏi tay nữa , thôi cứ tạm tóm tắt vài điều thế này:
    + 1 cách nôm na mà nói thì khi tạo thành liên kết cộng hóa trị (nhớ nhé: lai hóa chỉ có ở lk CHT) thì xảy ra sự xen phủ giữa các orbital nguyên tử (AO), tạo thành các lk pi (xen phủ ngoại trục) và lk sigma (xen phủ dọc trục). Trong 1 phân tử mà có tới mấy loại lk như thế thì trông không đẹp mắt tí nào, các lk cứ tị nhau là mày xấu hơn tao, tao đẹp hơn mày => để giảng hòa thì chúng nó bảo nhau mặc đồng phục, có nghĩa là cùng qui về 1 loại để có xen phủ lớn nhất và tạo ra các orbital đồng đều và bền hơn. Đó là sự lai hóa.
    + Thông thường các bé chỉ gặp mấy loại lái hóa sau: sp3, sp2, sp; hãn hữu lắm thì có sp3d2 hay d2sp3. Do đó khi gặp các yêu cầu về lai hóa thì bé chỉ quan tâm đến các phân lớp s và p thuộc lớp ngoài cùng thôi.
    + Đầu tiên bé vẽ cấu hình e của các nguyên tử ra, sau đó là sơ đồ orbital của từng chú, từ đó suy ra liên kết như thế nào (orbital nào của thằng nào liên kết với orbital kia của thằng kia), rồi từ đó suy ra là lai hóa gì (nhớ cộng mấy cặp e đã ghép đôi vào nữa nhé, ví dụ với H2O thì O có 2 cặp e đã ghép đôi, mỗi cặp e tính như 1 liên kết). Với nhiều bài tập đơn giản thì cứ đếm số liên kết là xong, khỏi lăn tăn; ví dụ với H2O có 4 lk => sp3; nếu có 3lk => sp2, 1lk => sp.. Còn nhiều cái khù khoằm nữa, yêu cầu bé phải nắm vững lý thuyết của nhiều thứ khác + kinh nghiệm chinh chiến, mà anh mỏi tay rồi, nên tạm thế thôi nhé
  8. friendly_girl2412

    friendly_girl2412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    chính là chỗ em không hiểu .
  9. deadskinmask

    deadskinmask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ nhé:
    * H2O:
    - O: (1s2)(2s2)(2p4)
    - H: 1s1
    - Viết cấu hình orbital (ký hiệu mỗi ngoặc vuông [] là 1 orbital, nếu ghi [gd] thì là có 1 cặp e đã ghép đôi, còn nếu là [dt] thì là chỉ có 1 e độc thân) - cái này chính là mấy cái hình ô vuông (có vẽ mũi tên bên trong) ở trong sách của bé ý:
    + O: [gd] [gd] [gd][dt][dt]
    1s 2s 2p
    + H: [dt]
    1s
    - Nhận xét: trong phân tử H2O thì 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H bằng 2 liên kết Cộng hóa trị, 2 liên kết này là 2 liên kết sigma, mỗi lk do 1 e độc thân của orbital 2p trên nguyên tử O liên kết với e độc thân của trên orbital 1s nguyên tử H. Như vậy xét trên lớp e ngoài cùng của nguyên tử O (lớp e hóa trị) thì có 2 orbital 2p tham gia liên kết, ngoài ra còn có 1 orbital 2s và 1 orbital 2p chứa các cặp e đã ghép đôi, cũng được coi giống như đã liên kết. Tổng cộng là nguyên tử O có 1 orbital s và 3 orbital p "tham gia liên kết". Để bền vững hơn thì các orbital s&p trên có xu hướng hòa nhập và phối ghép với nhau để tạo nên các orbital mới đồng đều hơn, điểu này là có lợi về mặt năng lượng, đó lá sự lai hóa
    - Do sự lai hóa này nên sau đó nguyên tử O sẽ có 4 orbital lai hóa sp3 đồng đều nhau, hướng ra ngoài không gian theo dạng hình tứ diện đều, nguyên tử O ở trung tâm, điều này làm cho góc hóa trị của 2 liên kết trong phân tử nước gần bằng ở CH4 (109o28''). Tuy nhiên sẽ không giống hệt như CH4 vì trong 4 orbital sp3 trên thì chỉ có 2 orbital là tham gia liên kết thật sự, còn 2 cái kia ko liên kết với cái gì, cộng với 2 nguyên tử H trên tích điện dương phần cũng đẩy nhau, khiên cho góc hóa trị >109o28''
    * Ví dụ trên là ví dụ khá cơ bản cho các trường hợp lai hóa loại đơn giản, các phân tử khác như NH3, BeCl2.. cũng tương tự, bé tự suy nhé. Còn nhiều trường hợp khó thì cũng loằng ngoằng đấy, giải thích trên này hơi bị bất tiện. Mà anh thấy thì quanh đi quẩn lại cũng na ná SGK , bé chịu khó đọc sách là thông thôi.

Chia sẻ trang này