1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoà âm, phối khí !!!!!!

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi onggiadaukho6569, 08/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Hoà âm, phối khí !!!!!!

    vietnhac.org: Tim Hiểu Âm Nhạc


    Những nhạc sĩ "thầm lặng"... Hữu Trịnh,

    Thông thường trên thế giới, khi sáng tác một tác phẩm âm nhạc bao giờ người nhạc sĩ cũng hoàn thành cả giai điệu và hòa âm phần đệm, cho dù đó là một ca khúc. Hòa âm phần đệm được xem như là một bộ phận thiết yếu của tác phẩm. Song, có lẽ do đặc điểm của lịch sử phát triển âm nhạc Việt Nam, đa số nhạc sĩ sáng tác của chúng ta không có thói quen viết phần đệm cho các ca khúc.

    Vì vậy, một ca khúc muốn biểu diễn phải có những "nhạc sĩ hòa âm - phối khí? (HA-PK) cho ca khúc đó. Nếu công bằng mà xét thì những nhạc sĩ HA-PK cũng là tác giả, vì họ là những người đồng sáng tạo ra tác phẩm, họ đã viết phần hòa âm thay cho người nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Có lẽ cụm từ nhạc sĩ hòa âm - phối khí chỉ có ở Việt Nam!

    Nhờ các nhạc sĩ HA-PK mà các ca khúc có ?omột đời sống hoàn hảo?. Nhưng khi một ca khúc được biểu diễn và thành công, công chúng chỉ nhắc đến tên tác giả mà ít ai nhắc đến tên người nhạc sĩ HA-PK.

    Chúng ta thử tìm hiểu một số vấn đề chung quanh lĩnh vực HA-PK để hiểu thêm phần nào về công việc "thầm lặng" này.



    Các nhạc sĩ ?ohòa âm - phối khí? nhạc nhẹ học ở đâu?

    Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở nào có chương trình dạy bài bản về phối khí cho dàn nhạc nhẹ. Trong số 6 nhạc sĩ hoà âm - phối khí (Bảo Chấn, Bảo Phúc, Quốc Dũng, Đỗ Bảo, Quốc Bảo, Võ Thiện Thanh) mà chúng tôi có dịp trao đổi, chỉ có nhạc sĩ Bảo Chấn là có học lớp phối khí nhạc jazz, rock trước 1975. Các nhạc sĩ còn lại, có một số tự học qua sách vở, và hầu như tất cả đều học bằng cách nghe băng đĩa nhạc nhẹ nước ngoài. Cá biệt như nhạc sĩ Quốc Dũng, chỉ học qua những băng đĩa của Paul Mauriat. Nhưng có một điểm chung mà tất cả các nhạc sĩ đều có, đó là tình yêu cháy bỏng đối với môn phối khí nhạc nhẹ. Họ đã kết hợp với những kiến thức cơ bản về phối khí cho dàn nhạc giao hưởng được học ở các trường nhạc, họ vừa tự học vừa thể nghiệm qua thực tế công việc và trưởng thành.


    Việc quan trọng đầu tiên để ?ohòa âm - phối khí? một ca khúc

    Khi nhận được từ phía đặt hàng một ca khúc để HA-PK, điều đầu tiên là các nhạc sĩ phải nghiên cứu để nắm bắt được cái ?ohồn? của tác phẩm bằng cách đọc giai điệu, nghiên cứu lời ca, tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm sáng tác của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ca sĩ nào sẽ thể hiện bài hát? để từ đó chọn một các phối và biên chế dàn nhạc nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

    Nhạc sĩ Quốc Dũng thì ?ođọc bằng âm thanh trong đầu?, nhạc sĩ Bảo Chấn thì cho rằng ?onếu giai điệu và lời ca làm cho mình cảm thì ít nhất có 4 cách phối xuất hiện?? Việc đọc tác phẩm là để tránh tình trạng ?ođem tấm áo của mình khoác cho người khác? (Bảo Chấn).

    Có một điều mà các nhạc sĩ đều cùng chung suy nghĩ là nếu không có tình yêu với tác phẩm thì HA-PK trở thành một công việc mang tính chất ?ocực hình? và trong những trường hợp này, đa số các nhạc sĩ tìm cách từ chối.


    Cách viết tổng phổ như thế nào?

    Hiện nay, các nhạc sĩ HA-PK nhạc nhẹ có 2 cách ghi tổng phổ: cách ghi đầy đủ (full score) và cách ghi lược phổ, còn gọi là ghi khái quát, vắn tắt mà dân trong nghề gọi là cách phối ?ogiang hồ? (ở Sài Gòn) hoặc phối ?ofun-rô? (ở Hà Nội).

    Cách ghi đầy đủ là cách ghi mà người nhạc sĩ phối khí đã tính toán và thể hiện tất cả ý đồ thông qua các bè được ghi chi tiết ra giấy. Với cách ghi này, các nhạc công có thể từng người đến phòng thu để thu riêng phần của mình.

    Cách ghi lược phổ là cách ghi khái quát, nó chỉ là cái sườn với sơ đồ hòa âm. Để thực hiện tổng phổ này, lúc thu âm người nhạc sĩ phối khí phải có mặt để hướng dẫn các nhạc công. Với cách ghi này, đầu tiên là thu ?ocái sườn?, "cái basic? trước, sau đó sẽ thu chồng thêm các bè ?otỉa tót?. Người nhạc sĩ bằng đủ phương tiện, ngôn ngữ diễn tả, để người nhạc công lĩnh hội ý đồ của mình nhanh nhất, có khi là sự gợi ý theo một phong cách nhạc nào đó, có khi thị tấu bằng đàn, có khi nói và cũng có khi diễn tả? bằng tay. Với cách ghi lược phổ, tuy các ý tưởng không được thể hiện đầy đủ qua các trang giấy nhưng thật ra nó là một tổng phổ hoàn chỉnh nằm trong trí nhớ của người nhạc sĩ phối khí.

    Tùy theo trình độ của từng nhạc công mà người nhạc sĩ sẽ giao nhiệm vụ cho họ. Người nhạc sĩ gợi ý để họ tự soạn câu đàn của mình theo ý chung của bài phối khí, theo sơ đồ hòa âm chung. Sau khi trình tấu, nếu nhạc sĩ thấy chưa vừa ý thì có thể đề nghị họ thực hiện lại. Cách phối ?ogiang hồ? với lược phổ cũng là cách mà rất nhiều ban nhạc trên thế giới đã từng làm. Cách phối này có ưu điểm là phát huy những sáng tạo và những cảm hứng tức thời của nhạc công. Tuy nhiên với cách này, người nhạc sĩ phối khí phải có những nhạc công giỏi, nhiều kinh nghiệm.


    Sự tôn trọng đẳng cấp

    Như đã nói ở trên, hiện nay ở Việt Nam chưa có trường, lớp dạy môn phối khí cho dàn nhạc nhẹ, vì vậy chưa có ai đưa ra được tiêu chí để đánh giá kết quả của một bài phối khí. Khán thính giả khi thưởng thức một ca khúc cũng rất ít người có ý kiến nhận xét phần HA-PK. Tuy nhiên, trong giới nhạc sĩ vẫn có sự trân trọng về thành quả lao động nghệ thuật như một sự đánh giá đối với công việc HA-PK của các nhạc sĩ. Khi được hỏi "Hãy chọn 4 gương mặt phối khí nhạc nhẹ tiêu biểu (hoặc 4 gương mặt phối khí mà nhạc sĩ yêu thích)". Ý kiến của 6 nhạc sĩ HA-PK (như đã nêu trên) đa số chọn Bảo chấn, Quốc Dũng, Đức Trí, Quang Trung; ý kiến của các nhạc sĩ sáng tác như Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Hữu Bích, Từ Huy, Minh CHAu, Trần Minh Phi, Lê Quốc Thắng, đa số chọn Bảo Chấn, Quốc Dũng, Bảo Phúc, Đức Trí. Trong đó, nhạc sĩ Bảo Chấn được xem như bậc đàn anh trong làng phối khí, nhạc sĩ Quốc Dũng là người phối dân ca (hoặc những ca khúc mang âm hưởng dân ca) có hiệu quả nhất và nhạc sĩ Đức Trí là người có những nét mới, "phá phách" trong cách phối cho dân ca. Ngoài ra, một số gương mặt trẻ khác cũng được đề cập: Đỗ Bảo, Quốc Bảo, Hoài Sa, Võ Thiện Thanh...

    Có thể là một sự so sánh khập khiễng nhưng "tHAn phận" người nhạc sĩ HA-PK có thể ví như các chuyên gia âm thanh - tiếng động trong điện ảnh. Sự thành công của ca khúc không bao giờ nhắc đến tên tuổi họ, trong lúc họ là những người đồng sáng tạo ra tác phẩm.

    Trích từ:
    vietnhac.org: Tim Hiểu Âm Nhạc
  2. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Em cũng quan tâm đến cái món này, bác ạ! Em chưa học nhạc lý nhưng mê nhạc lắm! Nhiều lúc, nghe mấy bản nhạc, cả Việt, cả quốc tế, em nghĩ : Tài thật! Không biết các ông phối khí học bài bản nào, mà mấy bản phối nghe sướng lỗ tai,nghe có hồn thật! Nhưng lâu lâu cũng nghe thấy mấy bản phối chói tai quá, không hợp với nội dung của bài hát gì cả! Em khoái trống, bass, keyboard. Em đang dành tiền mua cái PSR1500 đây, để khám phá một chuyến đàng hoàng, bác ạ!
  3. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Bạn thấy đấy, việc hoà âm phối khí là quá trình tự học, tự mày mò, bắt chước, rút kinh nghiệm. Cứ làm đi, kiên trì, bạn sẽ thành công. Nếu gặp người có kinh nghiệm chỉ bảo thì sẽ nhanh hơn.
  4. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Em định dành tiền mua một cái PSR1500, mày mò học để thoả cái máu của mình, đến lúc nhuyễn tay tương đối một tí sẽ vác đàn đi làm thêm, bác ạ! Nhưng đôi lúc, em cũng tự hỏi liệu mình có phiêu quá không nhỉ? Không biết mình có làm được không? Hay là mua chỉ phí tiền? Thực sự thì em thấy mình cũng không đến nỗi quá tệ về nhạc. Em có thể chọn điệu, chọn tiếng, chọn phần Acco, chọn cách Intro, Ending, Fill in một cách có suy nghĩ, có chọn lọc cho mỗi bài nhạc (theo suy nghĩ chủ quan) của em. Bác Thắng có thể dành cho em vài lời khuyên được không bác? Nếu mà bây giờ còn ở Hà Nội, em sẽ tìm bác xin thọ giáo ngay. Hồi trước, em có làm ở Hà Nội mấy tháng, bác ạ!
  5. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Khuyên với đồng chí một cách chân thành là đừng có dại mua con PSR1500 nhé - Kể cả mới coong (tại sao thì đồng chí tự tìm hiểu, tôi nói thì sợ lại bảo là không khách quan). Nhỡ mà mua rồi thì đừng có bẩu là anh em không bẩu..... Hiện tôi đang định bán con PSR2000, nếu thích thì đồng chí chịu khó về HN một chuyến. Cây này tôi vẫn đang dùng bình thường, nếu dùng để đi làm thì chả có gì để ân hận, về quê chơi đám cưới đám xin (trừ đám ma .....!!!!!) thì ổn.
    Việc đệm hát như đồng chí mô tả về mình như thế là ổn đấy. Quan trọng nhất là chịu khó nghe, bắt chước một chút là được. Có thể lúc đầu chưa hay, lâu rồi sẽ thấy có thể tự bằng lòng. Tôi đã gặp khối đồng chí chả học hành gì mà đệm quen tay cũng hay lắm.
    Nói chuyện chọn điệu, có lần tôi được nghe đ/c "Ngọc Thể bất an" ở quận HBT đệm cho trẻ con hát bài "Đi học" của Bùi Đình Thảo, cái bài có lời "....Hương rừng thơm đồi vắng, nước suối trong thầm thì, cọ xoè ô che nắng, thơm mát đường em đi...", đ/c chọn điệu Waltz, tempo khoảng 80 thế mà con bé nó hát vẫn gò vào nhịp làm tôi cứ há hốc mồm ra nghe ....
  6. AkiraHatake

    AkiraHatake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    cho cháu gỏi làm cách nào để tay "dẻo" ạ, tay cháu kém lắm, về tiết tấu thì cũng khá ôn, nhưng về ngón thì ôi thôi, có những bài nhanh quá là cháu cứ lộn xộn, chả biết thế nào, lại hay nhầm phím nữa, huhu
  7. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Cái này phải có quá trình tập luyện các bài kỹ thuật cũng khá mất công.
    Có nhiều sách và dạng bài tập kỹ thuật lắm: Gam, Appe, Hanon, Czecny, Etude v.v...
  8. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Ủa! Em nhớ là bài này viết theo nhịp 4/4 mà sao chọn Waltz được nhi?
    Bác Thắng này, bác có hay sử dụng tính năng Mixing console trên đàn của bác không? Nếu có thì bác làm ơn cho vài dòng nhận xét nhé!
  9. AkiraHatake

    AkiraHatake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    bạn thử hát lên xem nào, nhịp 3/4 mà
    @onggiadaukho: sách đó sao cháu chưa thấy bao giờ
  10. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Thế thì mới có chuyện để kể chứ ......... hihihihi

Chia sẻ trang này