1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá chất dùng trong thuỷ sản

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi lang_tu75, 14/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lang_tu75

    lang_tu75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hoá chất dùng trong thuỷ sản

    Các "bác" có ai biết chỉ dùm : em muốn tìm một số thông tin về các loại hoá chất sử dụng trong ngành thủy sản, xin các bác chỉ giáo dùm!!!!!!

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 26/07/2003
  2. trangchum

    trangchum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ví dụ như là muối...hay là thông tin về muối...
    Trang chụm
  3. lang_tu75

    lang_tu75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    À mà quên nữa! em hỏi thế thì có bác nào biết được đâu!
    Ý em muốn hỏi là các loại hoá chất dùng để : tăng trọng, xử lý nguyên liệu thủy sản,... ý mà!!!!
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm
    Các yếu tố vật lí, hoá học và sinh học của môi trường nước nuôi tôm
    Nhiệt độ của nước
    Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh (cold -blooded, poikilothermic) trái với loại thân nhiệt (warm-blooded, homoiothermic) như con người chúng ta. Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài, còn chúng vẫn giữ nguyên nhiệt độ 37.5C dù môi trường bên ngoài có thể lạnh như vùng Bắc cực hoặc nóng như miền sa mạc.
    Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng... Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm trong khi miền Bắc chỉ khai thác được vào mùa nóng. Nhiệt độ của mặt trời làm nóng lớp nước trên mặt nhanh hơn lớp dưới sâu, trong khi đó chúng ta biết tỷ trọng nước giảm đi nếu nhiệt độ gia tăng, vì vậy lớp nước trên mặt nhẹ hơn và có khuynh hướng không pha trộn với lớp nước ở dưới. Điều này đưa tới kết quả là sự hình thành của tầng thermal stratification. Tại vùng nhiệt đới tầng thermal stratification ảnh hưởng nhiều tới năng suất ao hồ vì đã giữ riêng nhiệt độ và oxygen ở trên mặt trong khi chất dinh dưỡng lại đáy. ở đây việc dùng máy sục khí (Paddle wheel/Aerator) để phá vỡ tầng thermal stratification để pha trộn lớp nước trên mặt và dưới đáy là điều cần thiết trong việc sử dụng ao hồ một cách hiệu quả. Vì lý do nói trên mà ta cần lấy nhiệt độ thường xuyên không những ở trên mặt ao mà còn ở lớp nước đáy ao nữa, 2 lần mỗi ngày, sáng sớm và chiều tối. Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp. Tại các ao hồ vùng nhiệt đới khoảng 28-30C. Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ 28C tôm lớn tương đối chậm, trên 30C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus) mà Đài Loan là nạn nhân của tình trạng này năm 1987. Các trại nuôi tôm ở Đài Loan năm đó đã đưa nhiệt độ nước lên 33C để tôm lớn mau hơn, tuy mùa đó tôm có lớn nhanh hơn thật nhưng ngay sau đó tôm đã bị bệnh rất trầm trọng và chết rất nhiều đến nỗi sau đó chính phủ Đài Loan đã phải ra luật lệ cấm nuôi tôm với nhiệt độ nóng hơn 30C. Các thí nghiệm ở Hawaii cũng cho thấy tôm P. vannamei sẽ chết nếu môi trường nước thấp hơn 15C cao hơn 33C trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nêu nhiệt độ khoảng 15-22C và 30-33C. Với tôm P.vannamei, nhiệt độ chấp nhận được là 23-30C, trong khoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm; Thí nghiệm cho biết lúc còn nhỏ (1gr), tôm lớn nhanh hơn trong nước ấm (30C), tới khi tôm lớn hơn (12-18gr), tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27C thay vì 30C như lúc còn nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa, mà nhiệt độ lại cao hơn 27C thì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng.
    Độ mặn Các loài giáp xác có khả năng thích nghi của chính bản thân theo sự thay đổi độ mặn của môi trường nước.
    Trong chu kỳ sống của tôm sú, trứng được đẻdọc bờ biển tiếp theo giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Bản thân nó có thể thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi từ từ, (Postlarvae) tôm sú có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt.Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thành và trưởng thành chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện môi trường thương đối ổn định hơn. ở nước ta, thấy rõ điều này: nước biển, độ mặn, từ Vũng Tàu trở ra ổn định hơn, dọc bờ biển có xuất hiện tôm sú trưởng thành quanh năm, từ Gò Công đến Minh Hải, độ mặn thay đổi theo mùa, tôm sú trưởng thành và ít phân bố. Trong tự nhiên, tôm bột phân bố nhiều trong vùng môi trường có độ mặn thấp, chứng tỏ yếu tố di truyền của chúng thích ứng được môi trường thay đổi độ mặn rộng. độ mặn là tổng số những nguyên tử kết tinh, hoà tan trong nước và được tính bằng gram trong 1 lít hay là phần ngàn, trong đó các nguyên tử chính yếu là Sodium và Chloride, còn lại là các chất với thành phần ít hơn: magnesium, calcium, potassium, sulfate và bicarbonate. Hiển nhiên là áp suất thẩm thấu tăng lên khi độ mặn tăng, nhu cầu về độ mặn thay đổi tuỳ theo từng loại tôm và thời điểm trong chu trình sinh sống của mỗi loại; lúc còn nhỏ tôm dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ mặn một cách đột ngột hơn là lúc tôm đã lớn. Một vài loại có khả năng chịu đựng sự thay đổi độ mặn khá lớn (wide tolerance) và được gọi là loại euryhaline, ngược lại là loại stanohaline. Tôm sú có thể chịu được sự biến thiên của độ mặn từ 3-45 0/00(phần ngàn), nhưng độ mặn lý tưởng cho tôm sú là 18-200/00 (phần ngàn), tôm Penaeus vannamei có thể chịu được độ mặn biến thiên từ 2-400/00(phần ngàn) nhưng với độ mặn 32-330/00 thì tôm lớn rất mau ở Hawaii. Vị đậm đà (taste) của thịt tôm mà khách hàng cảm thấy được khi thưởng thức trong các bữa ăn, có thể chịu ảnh hưởng độ mặn của nước trong khi nuôi. Khi được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì mức amino acid tự do (free amino acid) trong các cơ thịt cũng cao hơn, điều này làm cho tôm có vị đậm đà. Với ý thức đó, khi có nước biển sạch (vùng nước biển xa bờ) người ta dùng nước biển này để rửa và chế biến nhưng tránh dùng nước biển tại các bến (port) để rửa sản phẩm vì độ dơ bẩn của nước biển trong khu vực này rất cao. Tại địa điểm này, ta chỉ nên dùng nước đã ngọt đã khử trùng (chlorinated water).
    OXY Đây là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng trong kỹ nghệ nuôi tôm. Lượng dưỡng khí thấp trong ao dễ gây cho tôm chết nhiều hơn cả. So với lượng oxygen trong không khí là 200.000ppm, (1ppm = 1 phần triệu) thì số oxygen hoà tan trong nước rất ít, nhưng ta chỉ cần 5ppm oxygen trong nước là đủ cho tôm hô hấp một cách an toàn. Trong ao hồ, hiện tượng quang tổng hợp của các phiêu sinh vật là yếu tố chính tạo nên oxygen hoà tan trong nước. Vì hiện tượng này chỉ xảy ra trong ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời nên về ban đêm và ngay cả về ban ngày nhưng thời tiết u ám kéo dài thì ao hồ không đủ oxygen cho tôm. Để giải quyết vấn đề này, người ta sử dụng máy sục khí hoặc thay lớp nước mới vào ao để tạo thêm oxygen. Tình trạng thiếu oxygen trong ao cũng xẩy ra khi thực vật thuỷ sinh bị chết quá nhiều do việc sử dụng các hoá chất
    Oxy hoàn tan (ppm) Ứng xử của tôm
    0.3
    tôm bị chết
    1.0
    tôm bị ngạt thở
    2.0
    tôm không lớn được
    3.0
    tôm chậm lớn
    4.0
    tôm sinh sống bình thường
    5.0 - 6.0 - 7.0
    tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh
    Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxygen: Tôm sẽ tập trung gần mặt nước,gần vị trí dẫn nước vào ao hồ hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp, có thể hôn mê và chết. Khi trong môi trường nước có quá nhiều chất khí bão hoà thặng dư hoà tan, tôm sẽ bị bệnh hoặc chết khi các chất khí hoà tan này xâm nhập hệ thống tuần hoàn tạo thành những hạt bong bóng (bubble) còn gọi là emboli, làm cản trở sự lưu thông máu tạo và ra bệnh "gas bubble diseas" Chất khí thặng dư trong môi trường nước thưởng xẩy ra trong những trường hợp sau đây:
    Quang tổng hợp của thực vật phiêu sinh quá nhiều đưa tới sự bão hoà của oxygen trong nước, (đĩa Secchi đọc được ở mức 10cm, hoặc ngắn hơn).
    Nhiệt độ nước nếu gia tăng nhanh cũng gây ra gas bubble disease vì khả năng bền chặt của các chất khí trong nước tỷ lệ nghịch với nhiệt độ nước.
    Sự pha trộn giữa các chất khí và nước dưới 1 áp suất nào đó, khi áp suất này giảm đi, các chất khí sẽ ra khỏi dung dịch nước và tạo thành "bong bóng". Chỗ chứa nước mới bơm vào, vị trí các đập nước... có thể dẫn tới tình trạng gas saturation.
    Gas bubble disease không đáng ngại trong các ao hồ nuôi tôm nhưng cần lưu ý nếu ở trong các dụng cụ chứa nước, tiếp nhận sự xáo trộn nước quá mạnh.
    Độ đục của nước Độ đục của nước được xác định bởi đĩa Secchi, một cách đơn giản ta kết luận là độ đục của nước ao thích hợp nếu đĩa Secchi được đọc ở trong khoảng 25-40cm. Điều này có nghĩa là nếu độ đọc trên đĩa Secchi mà ngắn hơn 25cm thì nước ao quá đục, ngược lại nếu độ đọc này ở mức xa hơn 40cm thì nước ao lại quá trong, đồng nghĩa với nước quá nghèo chất dinh dưỡng.
    Trong ao, độ đục thường do các phiên sinh vật phát triển quá nhiều. Độ đục trong nước sẽ bất lợi nếu gây ra bởi chất sét hoặc các vật vô sinh vì cản trợ sự xuyên qua của ánh sáng, làm giảm khả năng sản xuất của ao hồ. Nếu độ đục gây ra bởi các chất vô sinh mà quá cao thì tôm, cá sẽ bị nghẹt bộ phận hô hấp. Ngoài đĩa Secchi người ta còn dùng kính hiển vi để đếm số tế bào phiêu sinh trong 1 ml để xác định sự phát triển phiêu sinh trong ao nhiều hay ít.

    Độ cứng của nước Độ cứng của nước liên quan tới tổng số nguyên tử kim loại hoá trị 2 (divalent metal ions) mà chính yếu là calcium và magnesium trong môi trường đó. Độ cứng của nước được tính bằng mg/l của chất calcium carbonate (CaCO3) trong nước và có các tên gọi khác nhau được ghi dưới đây:

    0-75 ppm CaCO3 Mềm (soft)
    75-150 ppm CaCO3 Hơi cứng (moderately hard)
    150-300 ppm CaCO3 Cứng (hard)
    Trên 300 ppm CaCO3 Rất cứng
    Nước trong ao hồ có độ cứng 20-150 ppm thì thích hợp cho việc nuôi tôm cá. ở đây ta cũng cần lưu ý rằng độ cứng của nước và chất kiềm tự chúng không giúp đưa năng suất ao hồ lên cao được mà cần sự hiện diện của yếu tố phosphor và các yếu tố chính yếu khác cùng phối hợp. Nhưng nước có độ cứng cao quá (trên 300 ppm) sẽ làm giảm sự thay vỏ (molting) và mức tăng trưởng của tôm càng xanh, theo một thí nghiệm ở Đại học Hawaii.

  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Giải pháp môi trường cho ngành nuôi tôm
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xử lý nước thải nuôi tôm bằng rong biển
    Nuôi tôm trong vùng rừng ngập mặn (rừng đước)
    Cà Mau: nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái
    Chất thải trại nuôi tôm
    Sử dụng men vi sinh
    Hoạt động nuôi tôm và những nguy hại do ô nhiễm môi trường
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xử lý nước thải nuôi tôm bằng rong biển
    (Nhân dân, 26/5/2003)

    Đây là đề tài khoa học do Tiến sĩ Phạm Văn Huyên, Phân viện khoa học vật liệu tại Nha Trang, làm chủ đề tài, được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa đánh giá tốt.
    Đề tài đề xuất một số mô hình xử lý nước thải bằng các loại rong biển đối với từng loại ao đìa để đạt hiệu quả nuôi tôm cao nhất như: sử dụng rong câu cước đối với loại ao, đìa có đáy cát hoặc cát pha bùn; rong câu chỉ vàng đối với ao, đìa đáy bùn; rong sụn đối với ao cấp...
    Đề tài đã được ứng dụng thực tế tại các ao chứa nước thải tại các khu nuôi tôm sú ở Đồng Bò (Nha Trang), Ba Ngòi (Cam Ranh), kết quả cho thấy, khi những nơi này được xử lý bằng cách trồng các loại rong biển thì hàm lượng những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nước thải nuôi tôm đều giảm từ 60-80%.
    BÁ HƯNG (Tin tức)
    Nuôi tôm trong vùng rừng ngập mặn (rừng đước)
    1. Chuẩn bị ao nuôi:
    Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm.

    2. Cải tạo ao nuôi.
    Tháo cạn đồng loạt các ao nuôi vào thời điểm con nước kém để phơi đáy ao bằng cách:
    - Hút cạn nước trong ao nuôi bằng máy bơm nước.
    - San bằng phẳng đáy ao, tu sửa, gia cố bờ ao, cống bọng.
    - Dùng với bột ( CaCO3 ) rải đều khắp ao, liều lượng 14 kg/100m2.
    - Tiếp tục phơi ao 2 ngày, sau đó rửa bỏ hết nước vôi và bắt đầu lấy nước vào, tiến hành xử lý nước ngay trong ao nuôi bằng Chlorine (30ppm).
    - Sau 4 ngày xử lý Chlorine bón DAP (1kg/1000m2) để gây màu nước.
    - Khi độ trong đạt được 40-50 cm thì có thể thả tôm post.

    3. Chuẩn bị ao lắng.
    - Qúa trình cải tạo và chuẩn bị ao chứa được tiến hành tương tự như ở ao nuôi.
    - Qúa trình xử lý Chlorine ao chứa lần đầu cùng lúc với quá trình xử lý trong ao nuôi nhằm khống chế mầm bệnh ngay từ ban đầu không cho lây lan vào ao nuôi.

    4. Quan trắc các chỉ tiêu thủy hóa hàng ngày.
    Độ trong: Độ trong thích hợp nhất trong ao nuôi là 30-40 cm.
    pH nước ao nuôi: Bón vôi một cách hợp lý mà pH ở đầu vụ nuôi có trị số rất lý tưởng (7,5-8,5)
    Oxy hòa tan: Tăng quạt nước, thay nước cải thiện môi trường để đảm bảo đủ lượng oxy hoà tan
    Nhiệt độ nước ao nuôi: Nhiệt độ dao động trong khoảng 29-32 C là tốt nhất. Có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách thay đổi mực nước ao nuôi lên đạt độ cao thích hợp (1,0-1,2 m)
    Độ sâu mực nước: Mực nước trung bình dao động 85-95 cm. Vào những mưa to kéo dài thì mực nước lên đến 100-110 cm. Đo mực nuớc để có sự điều chỉnh thích hợp.

    5. Quan trắc các chỉ tiêu thủy hóa định kỳ.
    Độ mặn: Độ mặn giảm làm tôm đóng rong và mềm vỏ. Giữ độ mặn 15-20 phần ngàn là lý tưởng nhất.
    Tảo: Theo nhiều tài liệu, tảo silic (làm cho nước có màu vàng nâu) là tảo có lợi cho tôm.

  6. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Hiện trạng sử dụng kháng sinh, hoá chất và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
    Tap chí KHNCTS 9/2002
    --------------------------------------------------------------------------------
    1. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học
    1. Các cơ sở sản xuất và nhập khẩu thuốc thú ý thuỷ sản
    Theo Quyết định 17/2002/QÐ- BTS ngày 4/5/2002 của Bộ Thuỷ sản ban hành danh mục thuốc thú y thuỷ sản được phép sử dụng và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, hiện tại có 326 loại được phép lưu hành trên thị trường, trong đó :
    - Loại được sử dụng thông thường là 308 loại gồm :
    + Loại có chứa hoạt chất kháng sinh là 90 loại;
    + Loại có thành phần là hoá chất và khoáng chất là 66 loại;
    + Loại có thành phần là chế phẩm sinh học và vitamin là 152 loại.
    Do các loại thuốc trên thuộc nhiều hãng sản xuất ở cả trong nước và ngoài nước với tên thương mại khác nhau, vì vậy, chủng loại thuốc thực chất tăng lên rất nhiều.
    - Loại thuốc hạn chế sử dụng gồm 18 loại, trong đó đa số là loại thuốc có chứa hoạt chất kháng sinh.
    Việc cung cấp các loại thuốc nêu trên là do cơ sở sản xuất trong nước và các cơ sở nhập ngoại.
    Tình hình các cơ sở sản xuất trong nước như sau :
    Tổng số cơ sở sản xuất thuốc tính đến ngày 15/7/2002 là 66 cơ sở; bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, liên doanh và cơ sở tư nhân. Số cơ sở sản xuất thuốc đa số tập trung tại Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hoà và một vài tỉnh khác. Số lượng thuốc sản xuất mới đáp ứng một phần nhu cầu dùng trong phòng, trị bệnh; xử lý môi trường; kích thích tôm sinh trưởng.
    Chủ doanh nghiệp hoặc người phụ trách kỹ thuật đa số có bằng chuyên môn phù hợp, phần lớn là bác sĩ thú y. Họ đã tiếp cận nhanh với thị trường trong nước và thị trường khu vực để có chiến lược sản phẩm của mình. Ða số các sản phẩm sản xuất lưu hành trên thị trường có mẫu mã đẹp. Nội dung ghi nhãn hàng hoá được thể hiện trên bao bì với thương hiệu riêng dễ phân biệt, nhận biết.
    Còn đối với cơ sở nhập khẩu thì :
    Về đặc điểm cơ sở vật chất và lực lượng kỹ thuật tương tự như những nhà sản xuất trong nước nêu trên, song thế mạnh của họ là nguồn vốn và am hiểu thị trường trong khu vực nên họ nhanh chóng nhập được những loại thuốc mới hoặc nhập nguyên liệu về để phân phối cho các cơ sở sản xuất trong nước.
    Chủng loại hàng nhập và các nước nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2002 được thể hiện ở 1 cửa khẩu tại Tp. Hồ Chí Minh như sau :
    - Kiểm tra nhập khẩu :
    + Chế phẩm sinh học : 10.563 kg và 110 lít;
    + Hoá chất xử lý môi trường : 4.881.537 kg;
    - Thuốc phòng trị bệnh tôm : 27.662 kg.
    - Nguồn gốc nhập :
    + Chế phẩm sinh học : Anh : 2,71%; Mỹ 24,32%; Thái Lan 44,57%; Trung Quốc 28,40%.
    + Hoá chất : Anh 0,3%; ấn Ðộ 0,4%; Ðài Loan 3,25%; Inđônêxia 4,6%; Mỹ 0,05%; Thái Lan 86,85%; Trung Quốc 4,55%.
    +Thuốc phòng trị bệnh tôm : ấn Ðộ 0,45%; Ðài Loan 24,73%; Pháp 6,51%; Thái Lan 68,31%.
    Như vậy, đứng đầu danh sách xuất khẩu hàng vào Việt Nam là Thái Lan, kế sau là Trung Quốc và Ðài Loan. Những hàng nhập này đều đạt yêu cầu kỹ thuật, có thể cho lưu hành trên thị trường trong nước.
    2. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thuốc thú y thuỷ sản
    Hiện nay có hàng trăm cơ sở kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản. Những tỉnh có nuôi tôm phát triển thì số đại lý cũng tăng theo tương ứng. Thường các cơ sở đại lý có đặc điểm chung :
    - Kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản cùng với thuốc thú y của ngành nông nghiệp;
    - Kinh doanh thuốc kết hợp kinh doanh thức ăn thuỷ sản hoặc ngư lưới cụ;
    - Làm đại lý cho nhiều hãng sản xuất hoặc nhập khẩu thuốc.
    Chính sự kết hợp kinh doanh như vậy đã tạo sơ hở cho các cơ sở sản xuất, nhập hàng lậu gây khó khăn trong việc kiểm tra của các cơ quan chức năng.
    Ðầu năm 2002, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản có Quyết định số 262/QÐ- BTS ngày 13/3/2002 thành lập tổ công tác kiểm tra việc thực hiện Quyết định 01/2002/QÐ- BTS tại 12 tỉnh trọng điểm : Quảng Ninh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Ðoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo Sở Thuỷ sản các tỉnh, sau đó cùng chi cục các tỉnh đi kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc.
    2. Kết quả kiểm tra cho thấy :
    * Quyết định 01/2002/QÐ- BTS được các địa phương ủng hộ triệt để. Chỉ trong 1 tháng, các địa phương đã tuyên truyền cho mọi người dân, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản hiểu rõ nội dung Quyết định 01/2002/QÐ- BTS, Công văn số 72/BVNL- NL của Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hướng dẫn thực hiện QÐ 01/2002/QÐ- BTS. Hầu hết các cơ sở nêu trên đã hiểu nội dung quyết định nêu trên để có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý. Cụ thể đã thu hồi những loại thuốc có thành phần kháng sinh và hoá chất bị cấm, đồng thời triển khai ghi nhãn mác hàng hoá theo quy định. Nhìn chung các cơ sở sản xuất đã chấp hành QÐ 01/2002/QÐ- BTS. Những mẫu thuốc do đoàn công tác lấy kiểm nghiệm sau khi có quyết định nêu trên đều không chứa kháng sinh cấm sử dụng;
    * Ðối với cơ sở kinh doanh họ đã được tuyên truyền nội dung quyết định, đa số các cơ sở đã có cam kết không lưu hành các loại thuốc cấm sử dụng và không bán thuốc ngoài danh mục, song trên thực tế kiểm tra của đoàn công tác và của các chi cục cho thấy :
    - Một số cơ sở vẫn vi phạm các quy định của Bộ Thuỷ sản như vẫn bày bán các loại thuốc có chứa kháng sinh cấm sử dụng theo QÐ 01/2002/QÐ- BTS. Ða số vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hoá như không có ngày sản xuất, hạn sử dụng, không ghi tiếng Việt, không có địa chỉ cơ sở sản xuất. Nhiều tỉnh các đại lý vẫn bán thuốc ngoài danh mục do Bộ Thuỷ sản quy định.
    Qua kiểm tra ở một số địa phương cho thấy như sau :
    - Khánh Hoà : Kiểm tra 4 cơ sở kinh doanh thuốc cho 35 công ty với 229 loại; trên địa bàn tỉnh còn lưu hành 201 loại không nằm trong danh mục thuốc sử dụng thông thường, có 10 loại thuốc có chứa chloramphenicol;
    - Long An : Hiện có 175 sản phẩm, trong đó có 69 loại thuốc cải tạo môi trường, 49 loại thuốc phòng trị bệnh tôm cá, 57 loại thuốc kích thích sinh trưởng; có 14 loại không có nhãn mác theo quy định; đặc biệt có 2 loại thuốc đang nhập khảo nghiệm nhưng vẫn bày bán (Bomd, Bioyeast);
    - Bến Tre : Kiểm tra 32 cơ sở, đã sử lý 12 cơ sở vi phạm QÐ 01/2002/QÐ- BTS và vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hoá.
    3. Ðánh giá chung
    * Sản xuất, nhập khẩu thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học đã và đang có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nuôi tôm phát triển. Ðã hạn chế được dịch bệnh phát sinh, cải tạo môi trường nuôi tôm và kích thích tăng trưởng của tôm.
    * Ða số các nhà sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản đã có nhận thức đúng đắn trong việc (bày bán) các loại thuốc theo quy định của Bộ Thuỷ sản; chấp hành tốt quy định của Bộ Thuỷ sản và chính quyền địa phương trong quản lý thuốc thú y thuỷ sản. Bộ Thuỷ sản, UBND các tỉnh đã có những quyết định đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở an tâm sản xuất, đồng thời giúp cơ quan quản lý chuyên ngành hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra các nhóm hàng hoá được phân công. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thú y thuỷ sản vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục, đó là:
    - Hiện tại hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thuốc thú y thuỷ sản còn thiếu và chưa đồng bộ; chậm ban hành chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản; việc cấm sử dụng 1 số kháng sinh theo Quyết định 01/2002/QÐ- BTS nhưng chưa có hướng dẫn sử dụng chất thay thế đã ảnh hưởng tới tập quán dùng kháng sinh trong nuôi thuỷ sản của người dân;
    - Thiếu kinh phí cho việc kiểm tra chất lượng nhà nước về thú y thuỷ sản. Theo nhiệm vụ được phân công việc kiểm tra nhà nước về thú y thuỷ sản do hệ thống bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đảm nhiệm. Khi lấy mẫu kiểm tra định kỳ thì kinh phí phân tích mẫu do cơ quan kiểm tra nhà nước về thuốc thú y trả. Thực tế nguồn kinh phí đó chưa được phân bổ thường xuyên nên việc đánh giá chất lượng thuốc thú y thuỷ sản gặp khó khăn;
    - Biên chế cán bộ và trang thiếy bị kiểm dịch cho các chi cục còn hạn chế, vì vậy việc kiểm tra thường xuyên sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản gặp khó khăn;
    - Hiện tại số phòng kiểm nghiệm để phục vụ giám định chất lượng hàng hoá của Bộ Thuỷ sản còn ít. Các phòng kiểm nghiệm của các chi nhánh Nafiqacen thiếu thiết bị phân tích các chỉ tiêu về chế phẩm sinh học và kháng sinh cấm sử dụng, vì vậy đã hạn chế trong việc kiểm tra chế phẩm sinh học nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
    4. Biện pháp chính trong thời gian tới:
    Ðể quản lý tốt việc sử dụng thuốc thú y thuỷ sản trong thời gian tới, cần tiến hành một số biện pháp sau :
    - Cần có sự phối hợp giữa Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với Trung tâm Khuyến ngư TW, Vụ Khoa học công nghệ, Nafiqacen để tuyên truyền phổ biến tới dân về biện pháp sử dụng thuốc an toàn; phân biệt thuốc được phép lưu hành và thuốc ngoài luồng để người dân lựa chọn dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
    - Bộ Thuỷ sản khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo nghị định sử phạt hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản để giúp công tác kiểm tra, sử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y dễ dàng thuận lợi. - Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sẽ phối hợp với các vụ chức năng hướng dẫn quy chế khảo nghiệm thuốc mới nhập, mới sản xuất để quản lý chắc nguồn thuốc lưu thông;
    - Các Sở Thuỷ sản cần hướng dẫn các chi cục trong dự trù nguồn kinh phí cho công tác kiểm tra thường xuyên chất lượng thuốc thú y thuỷ sản;
    - Ðề nghị Bộ Tài chính và các Sở Tài chính cân đối ngân sách hàng năm cho việc kiểm tra chất lượng hàng hoá theo pháp lệnh chất lượng hàng hoá hiện hành;
    - Bộ Thuỷ sản nên khảo sát 1 số phòng kiểm nghiệm có thiết bị và phương pháp phân tích phù hợp với đội ngũ kiểm nghiệm viên có kinh nghiệm của các cơ quan ngoài ngành để bổ sung cho việc giám định hàng hoá thuỷ sản thuận lợi.
    Trích tham luận của Cục BCNL Thuỷ sản tại Hội nghị phát triển nuôi tôm tạo sản phẩm an toàn VSTP khu vực miền Trung và miền Nam 7/2002
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Bác TNT chịu khó panvietnam/vinaseek/gú gồ... giúp anh em nhỉ?
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 26/07/2003

Chia sẻ trang này