1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hoá công đây

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi pourquoi, 09/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pourquoi

    pourquoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    hoá công đây

    mọi người có xem Trương Tam phong không ? em xem mà chẳng hiểu là Dịch Kinh Thư là gì ? đến khi học trích ly chất rắn mới hiểu như thế này
    dịch kinh thư là sản phẩm sau khi cho dung môi thấm ướt đều quyển kinh thư ,sau đó dung dịch thu được chưng cất , sản phẩm này được truyền vào ngươi như truyền đạm ý , có phải không ?
    khà khà , thế là em đã qua hoá công 2 rồi ,
    -----------------------------------------------------------
    dành cho dân hoá bách khoa :
    - mà mọi người ơi , hôm nay thầy Bin kiểm tra vấn đáp em , em vẽ hình và trả lời như thầy cử dạy mà thầy kêu sai là sao ,,,ặc ặc ặc
  2. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Nếu thầy chỉ phán mà không giải thích thì cũng như không.
    Còn cái món dịch kinh thư gì đó của chú, anh không ngửi được.
  3. khach_vang_lai

    khach_vang_lai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    ối! chú nói anh mới nhớ "tứ đại hoá công" của BK : nhất Cử, nhì Bin, tam Tùng, tứ Toản. . mấy ông thầy của bộ môn Hoá công BK này thi ai cũng cho là mình đúng , Nhưng phải công nhận một điều là Bộ môn này có chất lượng tốt nhất của khoa hoá của BKHN . ngày xưa nghe các tiền bối nói: "học hoá BK mà qua hoá công là tốt nghiệp". bây giờ nghẫm lại cũng thấy đúng,
    thôi anh cũng chúc mừng chú qua hoá công!

    Được khach_vang_lai sửa chữa / chuyển vào 02:45 ngày 10/06/2004
  4. pourquoi

    pourquoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    nhưng em cũng phia công nhận mấy thầy trong bộ tứ trên giỏi thật , cũng khá hài hước ( thầy bin )và rất tình cảm ( thầy cử )
    chỉ tức là sao thầy cử ghét lớp Pháp thế chứ , bọn em có tội tình gì đâu mà thầy suốt ngày kêu, lại còn bảo là bị đào tạo sai mục đích nữa chứ
  5. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    To chú (hay cô) TẠI SAO: những gì chú viết về dịch kinh thư theo anh là suy nghĩ của chú về hoá công, vậy anh hỏi chú sau công đoạn trích ly người ta thường áp dụng chưng cất à? Còn có quá trình nào khác có thể áp dụng được không? Ưu nhược điểm như thế nào?
  6. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    hic, cho pp hỏi 1 chút, hóa công là cái gì dzạ?
  7. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Hoá công có thể được hiểu nôm nà là hóa ứng dụng vào công nghiệp, bao gồm các phần như truyền nhiệt, truyền khối, cân bằng vật chất năng lượng ... môn này dành cho các bạn học hoá ở bách khoa. Nhiều bạn cho rằng môn này có chút ít liên hệ với hoá lý, nhưng dễ hơn một tý. Có người lại bảo là khó hơn. Thôi thì cứ xem như là khó tương đương.
  8. pourquoi

    pourquoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    tuỳ theo tính chất của chất cần tách chứ . nếu chất không bền với nhiệt độ thì dùng cách khác, như kết tinh chẳng hạn ...
    -----------------------------
    em thì em rất phục mấy thầy trong bộ môn hoá công trường mình nhưng còn mấy cô giáo thì ........... vừa kém ,lại còn xấu nữa ...
    ặc ặc , có ai phải học cô liên ( dạy cả mô hình điều khiển) chưa ? các bác sẽ thấy em nói không ngoa đâu , trình độ của cô làm em nghi ngờ quá
  9. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Về cơ bản phương pháp kết tinh thông thường cũng giống chưng cất ở chỗ phải dùng nhiệt, như vậy về mặt năng lượng là không kinh tế, thiết bị cũng đắt tiền. Hơn nữa không phải chất nào cũng kết tinh được, đặc biệt càng khó đối với nhưng chất hữu cơ cao phân tử. Chú (cô) TẠI SAO đã bao giờ thí nghiệm kết tinh protein chưa?
    Mà nhắc chú (cô) TẠI SAO là khi viết tên người ta thì làm ơn viết hoa giùm một cái. Làm như thế đối với người khác là không được, với thầy cô giáo thì càng thất lễ.
  10. pourquoi

    pourquoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    em xin tiếp thu ý kiến của anh TEM ( ó sửa chữa -->có tiến bộ nha !)
    em đã bảo là tuỳ mà , đấy là trên mặt lý thuyết thì thế , còn thực tế thì phải tuỳ hoàn cảnh mà
    Em trả đũa nhé ( em hơi bị thù vặt đấy ) : tại sao anh lại trọng nam khinh nữ thế : viết chú trước cô , đã thế lại còn cho cô vào ngoặc phụ nữa chứ

Chia sẻ trang này