1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hòa giải đi nào

    Tình cờ đọc được một truyện ngắn về những điều cư xử với những người xung quanh trong cuộc sống, ngẫm lại thấy hay hay nên post lên đây cho cả nhà cùng đọc. Chúc mọi người ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nhé!

    ***

    Có một chủ trại chăn nuôi ở châu Úc chủ yếu là nuôi dê. Hàng xóm của mục trường này là một hộ chuyên nghề đi săn, nhà ông thợ săn nuôi rất nhiều chó săn, thả trong sân. Những con chó săn ấy, rất hay vượt hàng rào, đột kích vào những chú dê con. Ông chủ mục trường đã nhiều lần đề nghị ông thợ săn phải trông nom kỹ đàn chó của mình, nhưng ông thợ săn chỉ ừ hữ ngoài miệng, nên chỉ mấy hôm sau, những con chó lại vượt hàng rào sang bên mục trường quấy rối, có khi cắn bị thương liền mấy con dê.

    Ông chủ trại, thấy mình bị hại nhiều lần như thế, nên ông tìm đến tòa án, xin ý kiến vị quan tòa, xem xem mình nền làm như thế nào.

    Ông quan tòa nghe xong liền nói:

    - Tôi có thể phạt người thợ săn kia, nhưng nếu làm như thế, ông sẽ mất đi một người bạn hàng xóm, và làm ông tăng thêm một địch thủ. Cho nên tôi hỏi ông: Ông muốn làm hàng xóm với một địch thủ, hay muốn làm hàng xóm với một người bạn?

    Ông chủ mục trường đáp:

    - Đương nhiên là chọn một người bạn làm hàng xóm.

    Ông quan tòa thành thực nói:

    - Thế là tốt, vậy tôi xin đề nghị với ông một ý kiến này, và xin ông cứ làm như tôi nói, thì không những đàn dê của ông không bị quấy rối, mà ông còn được thêm một người bạn?

    Nghe mách nước xong, ông chủ trại trở về nhà, ông liền chọn ngay ba con dê con thật đẹp, đem sang cho ba đứa con của người thợ săn. Bọn trẻ như bắt được vàng, hàng ngày đi học về là chúng lại quay ra chơi đùa với con dê con xinh đẹp của mình...

    Vì sợ đàn chó săn cắn bị thương những con dê nhỏ của các con, nên người đi săn đã làm một chiếc cũi sắt thật lớn, nhốt đàn chó săn lại. Từ đó về sau, đàn dê của chủ trại chăn nuôi không còn lo gì đến chuyện bị đàn chó săn của ông thợ săn hàng xóm đến quấy rầy, làm bị thương nữa.

    (Lê Bầu dịch theo tạp chí Hội chuyện)
  2. TapchiTriTri

    TapchiTriTri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc sống, nhiều khi chuyện xích mích không đáng có xuất phát từ những điều rất nhỏ mà chẳng bên nào chịu nhìn nhận và nhường nhịn.
    Nếu ai cũng coi trọng sự hoà thuận và tình yêu thì bất cứ vấn đền gì cũng có thể giải quyết được.
  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Có người nói xấu ta, nhưng ta không t́m cách nói xấu họ, ta nh́n sâu vào điểm tốt của họ để khuếch đại ra, ta phải thực tập sống như vậy với bất cứ ở đâu và lúc nào, th́ phước đức của ta tăng lên, tai họa trong đời sống của ta càng ngày, càng giảm thiểu, oán thù càng lúc càng được giải tỏa và ta sẽ có đời sống tự do.
    Ta khen ta là tức khắc, ta trở thành kẻ thấp kém, ta biết học hỏi và khen ngợi điều hay của người, là tức khắc ta trở thành cao thượng.
    Không một ai có thể làm cho ta thấp kém và cũng không một ai có thể làm cho ta trở thành cao thượng, ngoại trừ tâm ư và hành động của ta.
    V́ nghĩ đến hạnh phúc của người mà nói và làm, ta trở thành cao thượng, v́ nghĩ đến hạnh phúc của ta mà nói và làm, ta liền trở thành kẻ thấp kém.
    Nên, sự thấp kém hay cao thượng của ta đều có mặt ngay nơi tâm ư, hành động và lời nói của ta, mà không phải từ gia đ́nh, ḍng họ, vị trí trong tổ chức xă hội hay tôn giáo.
    Bạn trưởng thành khi biết được hôm nay bạn là ai chứ không phải ngày mai bạn sẽ là ai.
    Bạn tự do khi điều khiển được chính ḿnh và không mong ước sẽ điều khiển người khác.
    Bạn đáng được tôn trọng khi bạn tôn trọng người khác.
  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Anh Cáo và chị Cò
    Cáo là loại rất háu ăn nhưng rất khôn lanh quỉ quyệt. Một hôm, Cáo bỗng mời Cò đến nhà dùng cơm. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là món cháo, được để trong một cái đĩa dẹp, không có chiều sâu. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì có mỏ dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói.
    Vài ngày sau, đến phiên Cò mời Cáo đến dùng cơm Vốn háu ăn, Cáo nhận lời và đến ngay. Thức ăn thật là ê hề, nào là thịt, cá, bắp, gạo, trái cây , nhưng Cò đã để trong một chiếc hũ thuỷ tinh cao cổ. Cáo loay hoay mãi không cách chi lấy đồ ăn được, chỉ còn cách đi nhặt mấy miếng vụn thức ăn mà Cò đã rơi vãi trong khi ăn.

    Một con cáo đọc lại câu truyện của ông bà ngày xưa đã từng xử thế với nhau, nó phá lên cười và bỗng nảy ra một ý định xem lịch sử lặp lại thế nào. Thế là cáo ta cũng chuẩn bị một bữa tiệc thật thịnh soạn và mời cò đến.

    Cò đến nhà cáo, và cũng như ông bà mình đã từng làm. Cáo khệ nệ bưng rất nhiều những đồ ăn ngon ra, nhưng tất cả chỉ đựng trong những cái đĩa mỏng. Hôm ấy, cò nhịn đói mang bụng về.


    Mấy hôm sau, cáo nhận được lời mời của cò đến nhà ăn tiệc. Cáo thầm nghĩ và bật cười trong bụng, chắc mẩm thế nào cũng chịu đói mà thôi. Đến nơi, cáo thấy cò bưng ra một bình thủy tinh cao cổ ra. Đã chuẩn bị sẵn tinh thần, cáo cứ lặng yên thì bất ngờ thấy cò mang tiếp ra một đĩa thức ăn ra có rất nhiều món ăn ngon. Lạ lùng, cáo hỏi:

    - Sao chị không làm như trong sách đã viết?

    Cò nói:

    - Có những điều ngày xưa đã làm sai, thì bây giờ mình nên cải tiến đi, anh cáo ạ!
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cách nhìn cuộc đời
    Một bà già kia có 2 người con trai. Họ đều có gia đình và đều có một cửa hàng ở ngoài mặt đường một con phố nhỏ. Một người thì mở cửa hàng bán Giầy, còn người kia thì mở cửa hàng bán Ô.
    Hai cửa hàng này có đặc điểm là ngày mưa thì cửa hàng bán ô thì bán được ô, còn cửa hàng bán giày lại không bán được giầy. Ngược lại, ngày nắng thì cửa hàng bán giầy bán được giầy nhưng cửa hàng bán ô lại không bán được ô.

    Chính vì thế mà bà mẹ của hai người con lúc nào cũng lấy làm buồn phiền. Bà mẹ lúc nào cũng mang theo tâm trạng buồn phiền đó và khi gặp, ai biết chuyện cũng không khuyên giải cho bà hết buồn đi được.

    Một ngày kia, trong lúc bà đang ngoài đường, bà gặp một ông lão rất đạo mạo, trí giả. Ông lão thấy bà buồn phiền như vậy bèn hỏi chuyện. Bà trả lời, và sau khi nghe xong lý do, ông lão thốt lên:

    - Khi nắng thì đứa con này của bà bán được giầy, khi mưa đứa kia của bà nó bán được ô. Như thế bà phải vui lên mới phải chứ!
  6. tee_eh

    tee_eh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2004
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Giống như truyện ngụ ngôn ấy nhỉ . Nhân tiện dạo qua CS, đọc topic này chợt nhớ ngày xưa ở box mình cũng có một chú yeuxautinh đi chăn lừa với những bài viết khá thú vị, ở đây thì có bác chăn dê...
    Mượn bản quyền kexautinh, post bài cho cả nhà đọc xem có hay không nhé

    Hôm đó cả nhà lừa đi chơi chợ, thật là một ngày đẹp trời: chim thì hót rúi rít , tròi xanh biêng biếc, mây trắng nhởn nhơ, hoa thì nở suốt dọc đường.
    Lừa út hỏi : "Tại sao chim lại hót" , lừa mẹ mỉm cười nhìn con nói: " VÌ chim muốn làm cho cuộc sống thêm vui ". Lúc đó lừa anh mải nghe chim hót nên vấp phải cục đá ven đường, đau quá quát :" Mày ngu thế, nó hót vì nó đang viêm họng, ngứa họng nên hót "
    Đang là mùa hoa nên hoa nở nhiều lắm, nhìn thấy một con ong bay vào trong bông hoa lấy mật , lừa em gái hỏi : "Tại sao con ong kia chui vào bông hoa làm gi ? " Lừa anh còn đau nên vẫn cáu: "Nó vào trong hoa để ị chứ sao ? lại ngu , thế mà cũng hỏi", Lừa em gái chưa hiểu vấn đề nên cũng nói : "Con ong ngu thật, hoa đẹp thế lại chui vào đấy để làm những điều không hay " Lừa mẹ chỉ mỉm cười không nói gì . Đến chợ, lừa mẹ dẫn cả nhà đi uống mật ong , các lừa con khen ngon rối rít và hỏi cái gì mà ngon thế ?
    Sau khi giải thích rõ ràng về việc ong chui vào bông hoa lấy mật như thế nào lừa mẹ với nói cho các con là: "Các con ạ khi có một vấn đề mới hoặc một chuyện gì mà các con chưa hiểu, cần phải tìm hiểu kỹ trước khi kết luận, nếu không biết mà nói ra người ta sẽ cười cho, có khi còn bị cho là ngu nữa đấy ". Các con đã hiểu vấn đề chưa ????
  7. congtudaohoa_sakura

    congtudaohoa_sakura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Em xin bon chen cùng các pác, có một truyện như sau:
    Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: ?oĐây là việc tốt!?
    Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao.

    Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối.

    Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: ?oCái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?? Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu;

    Phật giáo dạy ?ovô thường?, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.

    Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, Trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi.
    Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài lòng là có thể vui vẻ. Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì đã được đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi

  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Tế nhị
    Tế nhị là gì? Vì sao ta phải tế nhị? Đó quả là một vấn đề phức tạp và hết sức ....tế nhị .
    Có người lại bảo: Thanh niên thì ít tế nhị. Phải chăng đức tính tế nhị chỉ dành cho những người từng trải trên trường đời. Thực ra không phải như vậy. Tế nhị thuộc về đạo đức, một nhân cách con người. Tính e dè một tình cảm bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Đó là về mặt nội dung, còn về hình thức thì đó là tiếng nói và lý trí của lòng tốt con người. Những con người tự cao tự đại thì không có nhiều chất tế nhị, vì ở nơi họ không có sự tương quan giữa khả năng và quyền lợi của mình với khả năng và quyền lợi của người khác (điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người ta) được xem là tiêu chuẩn để làm thước đo tính tế nhị. Bởi vì trước khi mình định làm một việc gì đó, không những cần xem xét nó có chính đáng hay không? có hợp đạo lý làm người hay không? Mà còn cần phải xét xem những người chung quanh mình cảm nhận được hành động đó như thế nào? Hãy thử đặt mình vào địa vị đối tượng hành động của mình để biết cảm giác của họ sẽ ra sao?

    Người biết cách cư xử tế nhị sẽ mang lại sự hòa thuận vui vẻ với mọi người ở chung quanh. Thí dụ như là :
    + Khi xảy ra xích mích hay xung đột, bạn nên nhận lỗi về phần mình. Hãy nhớ câu ngạn ngữ: " Một bước lùi bằng mười bước tiến " .
    + Hãy kìm nén sự nóng giận của mình và dùng những lời lẽ thật tế nhị thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình .
    + Trước hết, hãy tự trách bản thân mình vì bạn không phải là người hoàn hảo. Như người xưa đã dạy : " Tiên trách kỷ , hậu trách nhân " .
    + Luôn luôn giữ thể diện cho đối phương của mình, bởi vì chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì bạn mới được họ tôn trọng lại.
    + Nên nhìn nhận một cách khách quan những phần phải của họ để tự rút ra cho mình những bài học về đối nhân xử thế.
    + Cố gắng tìm cách xoa dịu sự nóng nảy của họ cũng như bản thân mình bằng nụ cười tươi như hoa hay là nói lên những câu dí dỏm hài hước để cả hai cùng biết thông cảm nhau hơn.
    + Hãy bình tĩnh trước mọi tình huống. Đừng vì một chút tự ái nông nổi của mình mà xúc phạm người khác.
    + Luôn tỏ ra thật nhã nhặn. Chính thái độ ôn hoà của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được những người xung quanh ta.

    Sự lễ độ là một trong những nét chủ yếu của văn hoá ở một con người. Sự lễ độ cùng với cách cư xử tế nhị và những cử chỉ tao nhã sẽ tạo thành cho bạn một phong cách lịch sự khiến cho mọi người chung quanh vô cùng quý mến và nể phục bạn.

    Nếu bạn nhường chỗ cho một phụ nữ hay người già trên xe bus bằng một cử chỉ lộ liễu, phô trương... thì tất nhiên trong thái độ cư xử của bạn không có tính tế nhị, và như vậy cũng chưa phải là lịch sự. Phép lịch sự cần cả sự lặng lẽ--- đó là điều cần nhớ --- Tế nhị là ý thức về mức độ trong tất cả mọi lãnh vực chứ không chỉ trong cử chỉ xã giao. Thật vậy, không có gì bực mình hơn là một người nào đó mà ta không ưa lại cứ vỗ vai, vỗ lưng ta... rồi buông ra những tiếng mày, tao suồng xã mỗi lần gặp mặt. Ngay cả giữa những người bạn thân với nhau, thì một sự "hồn nhiên " quá đáng cũng có hại nhiều hơn là có lợi.

    Tế nhị không bao giờ là sự giả dối, thủ đoạn, những cái mà người ta khinh ghét nhất. Giữa tế nhị với sự khôn vặt, giả dối có một lằn ranh nhất định. Tính tế nhị đi liền với sự chân thành và lòng tôn trọng người khác.

    Người tế nhị cũng là người khiêm tốn. Không kín đáo đến mức khó hiểu, biết im lặng khi cần thiết. Không xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác, cũng không tò mò thóc mách, không chế giễu người khác trước mặt cũng như sau lưng --ngược lại -- Tế nhị cũng không phải bày tỏ lòng quan tâm qúa mức cần thiết.

    Có những cái vặt vãnh mà ta đừng nên xem thường, như không nên tự tiện lục túi, đọc trộm nhật ký và lưu bút, thư riêng v.v.. Nhưng tuyệt nhiên tế nhị không đối lập với tính nguyên tắc, không đối lập với lòng can đảm đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, đặc biệt là đối với những vấn đề lập trường, quan điểm sống, quan điểm đạo đức. Cần phải biết phản ứng đúng lúc đối với những điều xúc phạm con người--- vì đó cũng là một sự tế nhị với yêu cầu cao nhất--- Chúng ta cần có sự tế nhị mang tính nguyên tắc chứ không cần sự tế nhị bao che, giản đơn. Con người tế nhị bao giờ cũng mang vẻ đẹp của lòng nhân hậu, tinh thần cao thượng và sự hiểu biết giàu có trong đời sống.
  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    [bTrả ơn][/b]
    Có một câu chuyện trả ơn như thế này: ?oMột buổi chiều nọ, trên đường phố một thanh niên có lòng tốt đã giúp một thiếu phụ sang trọng qua đường chữa cho chiếc xe hơi tắt máy của bà. Xong công việc, mặc dầu bà năn nỉ trao cho thanh niên một số tiền trả công, nhưng nhất định người này không nhận.
    Anh chỉ nói tóm tắt :

    - Giúp bà là bổn phận của tôi. Nếu được, có dịp bà giúp đỡ cho người khác là quý rồi.

    Một này nọ, người thiếu phụ này vào một quán ăn nhỏ, bà thấy một người đàn bà đang chùi dọn trong nhà hàng. Người đàn bà này có vẻ tiều tuỵ, mệt nhọc và đang có bầu. Động lòng trắc ẩn, bà gọi người ấy ra góc quán ngỏ lời thăm hỏi và giúp đỡ cho người này một trăm đồng bạc. Người đàn bà quét dọn trong quán ăn, buổi chiều về nhà kể câu chuyện này cho người chồng nghe và mô tả hình ảnh người thiếu phụ này. Nhận ra đây là thiếu phụ mình đã giúp đỡ ngoài đường phố mấy tháng trước, anh chỉ mỉm cười và nói với vợ: - Thôi em hãy giữ lấy số tiền này, có dịp chúng ta sẽ san sẻ lại cho người khác.?

    Thái độ muốn trả ơn vội vàng là một thái độ vô ơn. Nhiều người được người khác cho một món quà, muốn đi mua môt món quà khác cho lại để khỏi phải mang ơn. Nhiều gia đình được bạn mời cơm, chưa đầy một tuần sau đã cố nài nỉ bạn lại nhà mình để trả lại một bữa cơm khác. Tâm lý chung là chúng ta thường nghĩ mình không hề mắc nợ ai và không muốn mắc nợ ai, nhưng thật ra chúng ta mắc rất nhiều món nợ mà chúng ta vô tình không biết. Chính vì vô tình không biết nên chúng ta thường là những kẻ vô ơn, mà lòng vô ơn thường đi theo lòng tự cao, tự đại. Nếu khi chúng ta nhìn xung quanh, thấy ai cũng là kẻ ra ơn cho mình, và mình mắc nợ rất nhiều người, thì hẳn lòng ta đã ấm áp trở lại và cảm thấy thương yêu tất cả mọi người.
    Tôi không biết giữa người bác sĩ và bệnh nhân của ông, ai phải mang ơn ai đây, nếu hai người cùng chịu ơn nhau, mối giao hảo sẽ rất bình đẳng và cộng đồng sẽ đối xử với nhau như anh em.
  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Một hoàn cảnh hai cuộc đời
    Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh 1 người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có 1 cuộc sống của riêng mình.

    Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu " Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến 2 người. 1 người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: 1 tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là 1 trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.

    Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên:
    - Tại sao anh trở thành bợm nhậu?
    Và hỏi người thứ hai:
    - Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia?

    Các bạn biết không, thật là bất ngờ, cả 2 cùng đưa ra 1 câu trả lời:
    - Có 1 người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.

    Có 1 câu danh ngôn: Cảnh khổ là 1 nấc ********* bậc anh tài, 1 kho tàng cho kẻ khôn khéo, 1 vực thẳm cho kẻ yếu đuối. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động ko đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lí do để những kẻ lười biếng, ko có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi Trong cuộc sống, ko có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.

Chia sẻ trang này