1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về một giáo viên
    Năm 1978, He Meiji là người duy nhất có học trong làng khi anh trở về nhà trên miền núi Kuzhu phân ranh hai tỉnh Hồ Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc) sau khi tốt nghiệp trung học. Anh quyết định thoát ra khỏi vùng núi hẻo lánh và cái nghèo.
    He nhận được giấy mời vào làm tại phòng tài chính huyện. Nhưng khi anh chuẩn bị tiến đến một tương lai tươi sáng hơn, hàng chục dân làng kéo đến nhà anh. Họ van xin trong nước mắt rằng anh hãy ở lại dạy dỗ con cái họ tại ngôi trường cấp I ở địa phương, nếu không con cái họ sẽ không có thầy dạy.
    Cuối cùng anh xé tờ giấy báo nhận việc và bắt đầu dạy học tại Trường tiểu học Hữu Nghị bị bỏ không bốn năm qua. Trong những năm đầu tiên, He tự làm phấn, thước kẻ, xà ngang tập thể dục và các dụng cụ giảng dạy cần thiết khác, đốn củi để thắp sáng phòng lớp không cửa sổ...
    Để tạo môi trường học tập tốt hơn cho học sinh, He xin phòng giáo dục địa phương xây dựng một ngôi trường mới. He nhận được 200 nhân dân tệ (khoảng 400.000 đồng VN) cho dự án này năm 1983. Số tiền ít ỏi chỉ đủ cho anh mua gạch và ngói, cho nên anh và một số dân làng phải tự mình đốn cây, cưa gỗ làm ván và tìm kiếm những vật liệu khác.
    Ngày 16-8-1983, trong khi dùng búa chặt cây, He sơ ý chém vào cánh tay phải của mình. Khi dân làng đưa He đến bệnh viện ở thành phố gần nhất và gom góp đủ tiền để chữa trị cho anh thì vết thương đã bị hoại tử đến độ các bác sĩ phải cắt cụt cánh tay của anh.
    Mất cánh tay, He tập viết và dạy học bằng tay trái. Vào mùa đông, He cõng các học sinh nhỏ đi qua những lối đi cheo leo trên núi, và vào mùa hè, He vào rừng bắt rắn bán lấy tiền giúp các học sinh nghèo. Mặc dù lương của anh không hơn 100 nhân dân tệ/tháng, nhưng anh vẫn ki cóp giúp đỡ hơn 200 học sinh với số tiền lên đến 8.400 nhân dân tệ.
    Hiện nhiều học trò của He đã xa rời vùng núi, và người giáo viên 54 tuổi này rất hãnh diện vì một trong số các học sinh của anh đã trở thành giáo sư đại học.
    QUANG HƯƠNG (Theo Xinhuanet)
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đừng cho tiền
    À, nếu bạn gặp 1 em bé ăn xin, đừng cho tiền nhé!
    Cho em cái gì ăn được ý.
    Hôm nọ tớ đi mua nhãn, gặp 1 em bé ăn xin, lúc ấy hết tiền lẻ, tớ hỏi em ăn nhãn không....
    Em gật đầu, mắt lấp lánh, miệng chép chép rụt rè...
    Tớ cho em 1 cành, chắc ở nhà em chả bao giờ được ăn nhãn ***g Hưng Yên chính hiệu như vậy...
    Tớ thấy vui.

  3. cua79

    cua79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    1.472
    Đã được thích:
    0
    Cho tiền cũng tốt mà. Tớ gặp nhiều người ăn xin chỉ thích tiền thôi
    họ bảo cho tiền mua gì cho tiện, mình mua đồ có khi họ lại không thích thì sao
  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Khi trái tim biết yêu
    Biết yêu tập 1: Tình yêu dành cho gia đình
    Yêu mẹ trước nhé, vì em nằm trong bụng mẹ 9 tháng. Mẹ đi, mẹ đứng, mẹ thở, mẹ cười, mẹ khóc? em đều cảm nhận được qua sợi dây nhau mềm mại, ấm áp và yên bình.
    Ngày mẹ lâm bồn, em háo hức giãy giụa, quẫy đạp, gào khóc đòi vươn ra cái thế giới xa lạ, đầy chông gai và sóng gió. Để rồi sợi dây nhau - sợi dây yêu bị cắt đứt, em yêu mẹ qua dòng sữa nóng, qua những cái ôm hôn vội vàng giữa giờ nghỉ ca...
    Em tập yêu bố qua lời hát ru, qua làn gió mát từ tay bố giữa những trưa hè đổ lửa, qua chiếc khăn ướt đắp trán, qua cái ôm hôn nóng ấm mỗi cơn ớn lạnh...
    Rồi em yêu bà nội qua miếng trầu thơm, qua câu chuyện bé Tích-chu, chàng Trương Chi... Em yêu anh chị mỗi trưa trốn ngủ đi chơi bị bố đánh đỏ má, mỗi bữa cơm tranh nhau con cá, quả cà, mỗi đêm nằm đạp lên cổ nhau mà ngủ...
    Tình yêu gia đình là tình yêu máu mủ, tình yêu đầu tiên, tự nhiên và tất nhiên. Và nó cũng là thứ tình yêu bị bỏ rơi, bị hắt hủi nhiều nhất.
    Mặc kệ cho những đớn đau quất bằng câu nói,
    Mặc kệ những vết thương cắt bằng đòn roi,
    Mặc kệ những tổn thương khắc bằng sự vô tâm...
    tình yêu vẫn không đổi thay,
    khi bước chân mỏi mệt chạy đua với đời,
    khi con tim mỏi mệt tìm kiếm yêu thương,
    khi thân xác rã rời sau những cuộc vui,
    em vẫn tìm về với gia đình,
    dù nó luộm thuộm,
    dù nó chật chội,
    nhưng nóng ấm và thân thương...
    Biết yêu tập 2: Tình yêu dành cho bạn bè, hàng xóm, thầy cô, đồng nghiệp, công việc...
    Yêu những người hàng xóm láng giềng, chạm mặt nhau mỗi sáng đánh răng, mỗi trưa đi học về, mỗi tối ngồi vỉa hè hóng gió. Yêu vì bát nước mắm chia đôi, mớ rau sẻ nửa,
    hôm trước cãi nhau ỏm tỏi
    hôm sau ngược xuôi lo đám tang bà nội...
    Yêu lũ nhóc cùng phố trưa bêu nắng trộm ổi, cồng kênh nhau bấm chuông nhà người ta rồi ù té chạy de kèn...
    Yêu lũ bạn học mỗi sáng chạy vội cho kịp tiếng trống trường, những lần đá cầu nhảy dây dưới sân, que kem ăn chung, giờ kiểm tra xé vở...
    Yêu thầy cô giờ giảng bài nén tiếng ho vì bụi phấn, giấu nước mắt trong bó hoa vụng về trao ngày lễ, còng lưng gánh sao đêm mà không quên chấm bài...
    Yêu lũ bạn mạng sống không ảo, những đứa bạn không thân mà yêu quý nhau thật lòng, những anh trai mỗi lần đưa em đi cafe, hay đứng mút kem Tràng tiền với em gái buồn vì điểm kém, những buổi tâm sự dài lê thê mà thấy yêu thế...
    Yêu bạn đồng nghiệp bữa trưa cơm hộp văn phòng, những buổi họp brainstorming căng thẳng, những phút tán gẫu bên cốc café chiều...
    Tình yêu hình thành giữa những con người gắn bó với nhau trong cuộc sống hàng ngày,
    lúc buồn, lúc vui, lúc xa, lúc gần, lúc giận, lúc yêu
    nhưng thiếu nó, cuộc sống
    sao thật tẻ nhạt
    sao thật cô đơn
    sao thật buồn?
    Biết yêu tập 3: Tình yêu dành cho quê hương
    Yêu căn nhà em sống, yêu con phố nhỏ ồn ào, yêu góc chợ hàng quà, yêu mái trường rêu phong, yêu gốc phượng hằng ngày trốn nắng xếp hàng...
    Yêu Hồ Gươm xanh, yêu hàng cây phố Hoàng Diệu, yêu vườn hồng, yêu con đường đê đầy cỏ dại...
    Yêu bác đạp xích lô thồ rau mỗi sáng, yêu bà lão bán nước vối bên hông chợ Bắc Qua, yêu cô bán hàng lén chồng nhón thêm ít bánh phở, yêu thằng nhóc tóm chặt túi quần em dẫn sang đường...
    Đi xa khỏi Hà Nội, yêu những vùng quê thanh bình, những cảnh đẹp xóm làng, yêu những con người chân chất và hiếu khách...
    Tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào ruột thịt,
    như hơi thở yên bình mỗi ngày ta được hít,
    ngấm vào máu,
    vào da thịt,
    dần dần mà ta không nhận ra,
    để một ngày bật khóc nơi xứ lạ khi nghe tiếng Việt Nam...
    (Theo blog Bác sĩ Rùa - ngoisao.net)
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Tình yêu là gì bạn nhỉ?
    "Tình yêu là khi bà bị đau thấp khớp không thể cúi người xuống sơn móng chân , thế nhưng bà lại rất thích việc đó và thế là ông ngoại giúp bà , mặc dù ông cũng bị thấp khớp"
    "Cháu yêu chị lắm vì thế nếu chị ấy lỡ làm cháu ngã , cháu sẽ cắn môi thật chặt để không khóc . Nếu cháu khóc chị ấy sẽ buồn lắm ".
    "Tình yêu? Đấy là lúc cháu mệt lắm nhưng trông thấy bạn ấy là cháu lại muốn cười ".
    "Yêu là khi người ta hôn nhau rồi nói chuyện rì rầm thật là lâu như bố mẹ cháu ấy".
    "Chắc chắn là mẹ cháu yêu cháu nhất . Ngoài mẹ , có ai hôn cháu trong lúc đang ngủ đâu ?"
    "Dĩ nhiên mẹ cháu yêu ba cháu . Hễ ăn thịt gà bao giờ mẹ cũng gắp cho ba miếng ngon nhất"
    "Con chó Pop phải yêu cháu lắm , nên nó mới chịu liếm mặt cháu khi cháu đi chơi với cậu Sam và bỏ nó ở nhà một mình".
    "Hôm nay ba mẹ đưa chị c háu đi sắm đồ . Cháu biết chị cháu yêu cháu nên mới tặng lại cho cháu cái váy cũ chị ấy mặc đã chật . Nếu không yêu cháu chị ấy có thể đã cho con bé Vika hàng xóm rồi ".
    "Mẹ cháu yêu ba cháu hơn cháu . Ba mặc chiếc áo sơ mi đó tới hai ngày mà mẹ vẫn khen đẹp . Còn cháu mới mặc chiếc áo đi chơi có một vòng , vừa về tới nhà đã bị bắt thay ra đem giặt lại còn bị la : ở dơ như quỷ".
    "Cháu để cho chị cháu cú lên đầu cháu , là vì mẹ bảo có yêu chị mới làm vậy . Thế nên cháu sẽ cú đầu thằng em cháu , vì cháu rất yêu nó".
    "Theo cháu , yêu là khi người ta sợ . Cứ xem ba cháu thì biết . Ba không dám nói yêu mẹ , nên chờ cả năm tới ngày Lễ tình yêu mới mua thiệp có in sẵn câu Anh yêu em ".
    "Tình yêu là thứ dễ quên lắm hả cô ? Nếu không , tại sao bố mẹ cháu ngày nào cũng nhắc nhau anh yêu em , em yêu anh "

  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Chiếc thuyến cuộc sống
    Nếu một người dùng thuyền để qua sông và một chiếc ghe trống đụng phải thuyền. Dầu là một người nóng tánh đi nữa, anh ta cũng không nổi giận. Nhưng nếu nhìn thấy có một người trong ghe anh ta sẽ la lớn để người trên ghe nghe thấy. Nếu người trên ghe kia không nghe thấy anh ta sẽ la lớn lần nữa, tiếp tục la và bắt đầu chửi rủa.
    Tất cả cũng bởi vì có một người trên ghe.
    Nếu trên ghe không có người anh ta sẽ không la và không nổi giận. Nếu bạn để cho tâm mình trống không, khi vượt qua giòng đời thì không ai chống đối, không ai tìm cách làm hại bạn.
  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Người hai chân và người một chân
    Thân Đồ Gia bị cụt chân cùng với Trịnh Tử Sản là học trò của Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản nói với Thân Đồ Gia:
    - Nếu phải ra ngoài, thì hoặc là ông ra, hoặc là tôi ra!
    Hôm sau hai người đang ngồi học, Tử Sản hỏi:
    - Bây giờ tôi sắp ra ngoài, ông ở lại được không? Hơn nữa, ông nhìn thấy quan đang chấp chính mà sao không tránh mặt, ông ngang hàng với quan chấp chính ư?
    Thân Đồ Gia nói:
    - Trong các môn đệ của thầy Bá Hôn lại có quan chấp chính sao? Ông cho rằng địa vị ông cao (Tử Sản là Tể tướng của Trịnh), nhưng tôi nghe câu "gương chỉ sáng khi không có bụi bám, người sống lâu với bậc hiền giả thì không phạm lỗi lầm". Hiện tại điều ông đang mong cầu là học đạo đức ở thầy, mà thốt những lời như thế chẳng là lỗi lầm lắm ư?
    Tử Sản nói:
    - Ông đã ra nông nỗi này (chỉ việc cụt một chân) mà còn muốn tranh thiện với Nghiêu! Hãy xét lại đức hạnh của mình thử, có đủ cảnh tỉnh ta chăng?
    Thân Đồ Gia đáp:
    - Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm! Người không ngụy trang che đậy tội lỗi của mình, thà bị chặt chân, ít lắm! Ý thức được tự nhiên đó chỉ có hạng đạo đức mới làm được. Bước vào ngay làn tên của Hậu Nghệ mà không trúng tên, đó chính là chỗ của mệnh. Người có đủ hai chân cười người không đủ chân, hạng người ấy hằng hà. Việc ông nói với ta như thế ta rất tức giận, nhưng nơi đây là chỗ ở của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biẹ61t thầy đã dùng đạo gì mà dạy ta được thế (hết giận). Ta theo học thầy đã mười chín năm, thầy chưa bao giờ thấy ta cụt chân. Hiện nay ta thấy ông lấy tu dưỡng đạo đức giao du với nhau, ông lại chê khinh ta thân thể khuyết tật, chẳng phải là sai sao?
    Tử Sản cả thẹn lấp liếm:
    - Thôi thôi! ... Ông không cần nói nữa!
    Lời Bàn:
    Nội dung bài này nói: Thân Đồ Gia là người cụt chân nhưng tâm phúc mãn, còn Tử Sản thân tuy lành lặn nhưng tâm bị khuyết tật.
    Theo sử, ta biết Tử Sản tên là Công Tôn Kiều là người liêm khiết thông minh, làm Tể tướng của Trịnh vang danh bốn phương. Sử gia Tư Mã Thiên viết: "Tử Sản làm Tể tướng ở Trịnh dân không thể dối". Nhưng Tử Sản ảnh hưởng học thuyết Chu Công Cơ Đán nên các ông Trang Tử, Liệt Tử có ý bài xích. Tuy vậy cuộc đối thoại giữa Thân Đồ Gia với Tử Sản, tacứ xem là chuyện có thật để rút nơi đó một bài học kinh nghiệm về phép xử thế.
    Tàn tật là một điều không may mắn, người lành lặn không nên chê bai, nếu không có dịp an ủi họ thì cũng đối xử với họ một cách bình thường. Tục ngữ ta có câu: "Bảy mươi chưa què, đừng khoe rằng lành".
    Tử sản cùng học chung một thầy với Thân Đồ Gia, sợ hai người cùng đi ra, đi vào thì người ngoài hiểu rằng hai người cùng đẳng cấp với nhau. tử sản sợ mất thể diện. Đã vậy Tử Sản còn giới thiệu mình là quan chấp chính (Tể tướng), nếu quả vậy đó là một sự lố bịch. Thân Đồ Gia nói: "Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm".
    Nếu cứ vạch lá tìm sâu thì dẫu có thánh nhân cũng không tránh khỏi tội, biết vậy cớ sao cứ hạch sách người ta? Thân Đồ Gia nói: "Ta theo học thầy 19 năm, thầy chưa bao giờ thấy tôi cụt chân". Đây là cây then chốt! Thầy Bá Hôn Vô Nhân là người đã đạt đến cái đức toàn mỹ: Kh6ng phân biệt người và ta, không phân biệt cái lớp bì bên ngoài, bởi vậy ông ta không thấy sự khuyết tật của cơ thể. Câu then chốt trên đây, để giải thích câu: " ... ta rất tức nhưng đây là chỗ của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biết thầy lấy đạo gì để dạy ta được thế". Ý của Gia muốn nói, không thèm nhìn cái lỗi của họ mà giận.
    Bài này có thể bổ túc cho bài: "Bình Nguyên Quân với người què", nhưng có một ý nghĩa cao siêu hơn vì nó đi vào Đạo học.
  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Ngâm thơ cự thần
    Nguyễn Thái Thường người đời Mạc, lúc còn là học trò, đi cầu mộng ở núi Yên Tử. Thần báo mộng rằng đến sáu mươi tuổi mới đỗ đạt. Thường thức dậy tức quá, liền ngâm một bài thơ để cự lại lời thần:
    Sách thuộc, văn hay sự chẳng ngờ,
    Trong ba mươi tuổi đỗ thì vừa.
    Thần nhân sao nói sai làm vậy?
    Đến sáu mươi thì đã thượng thư!
    Tục truyền, sau ông thực hiện được đúng như ý định: Ba mươi tuổi đỗ tiến sĩ, sáu mươi tuổi là Lễ bộ thượng thư.
    ***
    Cùng thời ấy, có người học trò còn trẻ lắm, khi sắp đi thi, thấy thần báo mộng bảo đến ba mươi tuổi thì đỗ tiến sĩ. Khi tỉnh dậy, anh ta bực mình cũng làm một bài thơ mắng lại thần như sau:
    Tiến sĩ khoa này quyết lấy tươi!
    Cớ chi còn đợi đến ba mươi?
    Thần nhân nói thế là sao vậy?
    Nên ở người ta, há ở trời
    Quả nhiên, khoa ấy anh ta đỗ tiến sĩ, và năm đó anh ta mới hai mươi mốt tuổi

  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Chó đá
    Ngày xưa, có người học trò hôm nào đến nhà thày cũng phải đi qua một nơi có con chó đá. Khi người ấy qua thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ. Người học trò lấy làm lạ, một hôm đứng lại hỏi con chó rằng: "Anh em học trò qua đây cũng đông, sao các người khác thì mày không mừng, lại chỉ mừng riêng có một mình tao"? Con chó đáp: "Khoa này bao nhiêu người kia không ai đậu cả. Chỉ có một mình thày thi đậu mà thôi. Số trời đã định, nên tôi phải kính trọng mừng thày".
    Người học trò nghe nói vậy, lúc về nhà kể chuyện lại cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha bỗng lên mặt ta đây, hống hách với cả mọi người. Một hôm ông ta giắt trâu ra đồng cày, cho trâu dẫm cả lúa của người làng. Người ta nói, ông ta không thèm đáp lại. Rồi hôm sau, lại đưa thêm trâu, thêm người, cứ ruộng lúa của người ta bước bừa xuống dẫm be bét không kiêng nể chi cả. Chủ ruộng trông thấy thế lại kêu, thì ông trừng mắt dọa dẫm: "Khoa này con ông đỗ, rồi cho chúng bay sẽ biết tay ông"!
    Chủ ruộng thấy ông nói vậy, cũng có lòng sợ, không dám lôi thôi gì nữa. Đến hôm sau, người học trò đi học, qua chỗ con chó đá thì không thấy nó đứng dậy nữa. Lúc về cũng vậy, nó cũng không mừng. Người học trò lấy làm lạ, đến hỏi con chó rằng: "Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa thế"? Con chó nói: "Tại cha thày lên mặt hách dịch với cả mọi người, rồi lại cho trâu dẫm hại ruộng lúa của người ta, cho nên Thiên tào đã gạch tên thày đi, khoa này thày không đỗ được, nên tôi không phải mừng thày nữa". Người học trò về nhà đem lời con chó kể lại với cha. Người cha lấy làm hối. Từ đó dẹp hết thói khoe khoang lên mặt, rồi lại đến từ tạ người chủ đất rất khiêm tốn.
    Khoa ấy, người học trò đi thi đã vào lọt mấy kỳ, mà cũng không đỗ thật. Tuy vậy, người ấy không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành, mà người cha ở nhà cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Cách đấy ít lâu, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước. Hỏi thì con chó nói rằng: "Nhà thày tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi. Nên sổ Thiên tào lại định cho thày khoa này thi đỗ".
    Người học trò nghe nói về nhà không kể chuyện lại cho cha nghe nữa, chỉ biết ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên thi đỗ cao.

  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Mời các anh chị sang ủng hộ Entry mới của em bên box Tâm sự ( Như là tình yêu) http://www9.ttvnol.com/forum/tamsu/974968.ttvn Em cảm ơn mọi người nhìu nhìu!

Chia sẻ trang này