1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Thấy gì qua ánh mắt
    Câu chuyện xảy ra cách đây nhiều năm,vào một buổi tối giá lạnh tại miền Bắc Virginia,nước Mỹ. Một ông lão đứng bên đường chờ đợi để được đi nhờ qua con sông chảy xiết trước mặt. Sự chờ đợi dường như là vô tận. Cả người ông lão đã tê cứng và lạnh cóng vì những cơn gió bắc giá buốt.
    Chợt ông lão nghe tiếng vó ngựa từ xa vọng lại đều đặn, mỗi lúc một gần trên con đường đã đóng băng. Thoáng chút lo âu, ông đưa mắt nhìn những kỵ sĩ trên lưng ngựa đang rẽ qua khúc quanh. Ông thẫn thờ nhìn người kỵ sĩ thứ nhất lướt qua trước mắt mình. Người kỵ sĩ thứ hai lướt qua, và rồi lại thêm một người nữa. Khi đoàn kỵ sĩ lướt qua gần hết thì ông lão đã gần như là một bức tượng tuyết. Khi người cuối cùng đến gần, ông lão chợt nói:
    "Anh có thể cho tôi đi nhờ qua con sông trước mặt được không? Dường như chẳng có một con đường nào mà một người đi bộ như tôi có thể qua được cả!"
    Ghìm cương ngựa lại, người kỵ sĩ đáp: "Tất nhiên rồi. Ông hãy lên đây!". Trông thấy ông lão đã gần như không thể nhấc nổi thân người gần như đông cứng của mình, anh bước xuống ngựa và giúp ông trèo lên yên. Rồi người kỵ sĩ không chỉ đưa ông qua sông, mà còn đưa đến tận nhà ông cách đó vài dặm đường.
    Khi cả hai đến căn nhà nhỏ của ông lão, người kỵ sĩ tò mò hỏi: "Tôi thấy ông đã để rất nhiều kỵ sĩ khác đi qua mà không hỏi đi nhờ. Tôi thắc mắc không hiểu tại sao trong một đêm đông giá lạnh như thế này, ông lại chờ đợi đến người cuối cùng mới xin đi nhờ qua sông? Nếu tôi từ chối và để ông lại đó thì ông biết làm thế nào?"
    Ông lão trả lời: "Khi ta nhìn vào ánh mắt của những người kỵ sĩ khác,ta thấy sự thờ ơ lạnh nhạt trong đó,họ không có chút quan tâm nào đến hoàn cảnh khốn khổ của ta cả. Thật vô ích khi đề nghị họ giúp đỡ. Nhưng khi đến nhìn vào ánh mắt anh, ta thấy được sự ấm áp và lòng nhân hậu trong đó. Chỉ những người như vậy mới có thể sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn mà thôi"
    Những lời nói chân tình của ông lão khiến người kỵ sĩ xúc động sâu sắc, anh nói : "Tôi mong là mình sẽ không bao giờ vì quá bận rộn với công việc đến nỗi từ chối giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn " Nói rồi anh từ biệt ông lão,lên ngựa đi về hướng...Nhà Trắng
    Ông lão không hề biết,người kị sĩ vừa cho mình đi nhờ chính là Thomas Jefferson -vị tổng thống thứ 3 của nước Mỹ (1800-1809) - tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ 1776
    Chúng ta còn biết thêm rằng Jefferson là người đa tài,nhà khoa học,rất yêu âm nhạc,là người có khả năng hùng biện qua viết lách hơn là diễn thuyết,và là vị tổng thống ... đi bộ tới nơi hôm nhậm chức.
    Diện tích nước Mỹ rộng lớn như ngày nay phần lớn là nhờ Jefferson. Ông là người có công làm diện tích Mỹ tăng lên gấp đôi vì đã mua lại bang Louisiana của Pháp với giá...60 triệu Franc vào ngày 30/4/1803, tương đương với 150 triệu USD lúc đó
    Cùng với George Washington, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln, Thomas Jefferson là một trong bốn Tổng thống Mỹ được khắc chân dung trên đỉnh núi Rushmore, bang Nam Dakota

  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Thực sự hối cải
    Ryokan hiến mình vào việc tu học Thiền. Một hôm Ngài nghe nói đến chuyện người cháu phung phí tiền của cho một đào nương, mặc cho sự nguyền rủa của bà con quyến thuộc. Vã lại y là người thay thế Ryokan trong việc cai quản tài sản của gia đình, mà gia sản xem ra có cơ tan biến, cho nên thân nhân mới đến nhờ Ngài ra tay.
    Ryokan phải du hành một đoạn đường xa để gặp người cháu mà Ngài cách xa đã nhiều năm. Người cháu vui mừng gặp lại người chú và mời ở lại qua đêm.
    Cả đêm Ryokan ngồi tham thiền. Ðến sáng, gần lúc ra đi Ngài bảo người trẻ tuổi: "Ta đã già, tay run. Cháu có thể giúp ta cột dây chiếc dép rơm được không?"
    Người cháu hăng hái giúp liền. "Cám ơn cháu," Ryokan kết thúc, "cháu thấy không, một người trở nên già và yếu mỗi ngày. Hãy bảo trọng lấy thân." Xong Ryokan ra đi, không hề nhắc một lời nào đến cô đào nương hoặc lời quở trách của thân nhân. Nhưng kể từ sáng hôm ấy, tính hoang phí của người cháu chấm dứt.

  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Thực hành tiết kiệm

    Tiết kiệm - theo cách định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt - là làm giảm bớt hao phí không cần thiết, tránh lãng phí trong sản xuất, trong sinh hoạt.
    Bác Hồ của chúng ta là một người nổi tiếng về đức tính tiết kiệm. Câu chuyện về đôi dép cao su của Bác được nhiều người trên thế giới biết đến, thậm chí là đề tài đặc sắc của thơ ca, nhạc, họa nước nhà. Số là, năm 1947, Bác dùng lốp của một chiếc xe quân sự của Pháp bị quân ta bắn hỏng để cắt thành đôi dép cao su. Không ai nghĩ rằng, đôi dép thô sơ ấy theo Bác đi khắp năm châu bốn biển cho đến ngày Người từ trần. Nhiều lần, những người phục vụ Bác đề nghị Bác thay dép khác, nhưng lúc nào Người cũng nói ?ođôi dép vẫn còn đi được?. Lần sang thăm Ấn Độ, khi được đề nghị đi giày cho lịch sự, Bác nói với người phục vụ: ?oBác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới, thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự?. Tại Ấn Độ, chính đôi dép này của Bác đã gây sự chú ý đặc biệt của các chính khách, các nhà báo, nhà quay phim... đến mức, không ít người đã chụp ảnh, quay phim đôi dép và còn thử sờ nắn những chiếc quai dép. Khi đôi dép đã dùng được đến 13 năm, một lần, các chiến sỹ bộ đội hải quân đề nghị thay dép mới, Bác đã ôn tồn nói: ?oĐôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai... mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết thì cũng chưa nên. Ta cần tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo?.
    Ngày mới đi làm, tôi được một viên chức già cùng phòng kể cho nghe một câu chuyện đáng nhớ. Đó là chuyện tiến hành thi tuyển người để nhận vào làm của một công ty. Lần lượt các ứng viên vào để phỏng vấn và họ đều đi ra với vẻ mặt ngạc nhiên, vì họ đều đã vượt qua mọi câu hỏi nhưng vẫn chưa có ai nhận được câu trả lời là mình đã trúng tuyển. Đến một sinh viên nọ, anh ta không trả lời được hết các câu hỏi và với một sự thất vọng sâu sắc, anh đi ra cửa. Tới gần cửa, bất ngờ anh ta cúi xuống, nhặt lên một chiếc ghim cài giấy ai đó đã làm rơi từ bao giờ. Anh quay trở lại, đặt lên chiếc chiếc ghim lên bàn giấy ở cuối phòng thi rồi mới đi ra. Bất ngờ, những người phỏng vấn đã gọi anh ta lại và thông báo, anh ta chính thức được tuyển dụng. Chính anh ta cũng không ngờ rằng, hành vi nhặt chiếc ghim một cách tự nhiên theo bản tính ấy đã giúp anh ta có được một chỗ làm tốt. Và những người tuyển dụng đã vô cùng thông minh khi họ quyết định nhận một người lao động biết tiết kiệm cho công ty, cho xã hội từ những thứ rẻ tiền nhất, như chiếc đinh ghim.
    Trên đây là hai ví dụ về tiết kiệm trong xã hội ta. Một là từ vị lãnh tụ tối cao của đất nước, một là từ người sinh viên mới ra trường đi tìm việc làm. Cả hai người đều đã thể hiện một lối sống rất có văn hoá, đó là tiết kiệm, không lãng phí của cải xã hội.
    Chuyện về sự tiết kiệm của các tỷ phú giàu có trên thế giới cũng được kể đến rất nhiều. Ví dụ như chuyện một người đàn ông đến ngân hàng và đề nghị được vay 3000 USD trong vòng ba tuần. Nhân viên tín dụng làm hồ sơ cho ông ta vay, nhưng yêu cầu ông ta phải thế chấp cho khoản tiền vay. Ông khách đồng ý và đề nghị cho dùng tạm chiếc xe Rolls Royce mình đang đi để thế chấp ngân hàng. Ông được vay tiền. Ba tuần sau, ông ta trở lại trả khoản tiền vay cộng với khoản lãi suất là 10 USD và nhận lại chiếc xe thế chấp. Nhân viên tín dụng tò mò hỏi: ?oThưa ông, tại sao một người sở hữu một chiếc xe Rolls Royce lại phải đi vay 3000 USD tiền mặt?? ?oÀ, tôi phải ra nước ngoài làm việc trong ba tuần, tôi có thể gửi chiếc xe đắt tiền này ở đâu suốt ba tuần với giá chỉ 10 USD?? Nhà tỷ phú hỏi lại.
    Còn Bill Gates - tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến 56 tỷ USD - luôn có một hành vi làm mọi người ngạc nhiên. Đó là khi ông đến thành phố nào, nhận xong phòng khách sạn, là ông tự đánh xe đi gửi ở các bãi xe công cộng bên ngoài khách sạn, chứ không gửi xe trong ga ra khách sạn. Lý do thật đơn giản: gửi xe trong khách sạn thì đắt hơn bên ngoài những 20 USD.
    Gần đây, báo chí thế giới loan tin, trong khi đi thăm một ngôi đền ở Thổ Nhĩ Kỳ, Giám đốc Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz đã cởi giày, để lộ hai ngón chân cái thò ra từ đôi tất thủng... Giám đốc Ngân hàng Thế giới đi tất thủng, quả là không còn ví dụ nào đắt hơn (và mang tính gây cười hơn) ví dụ này về sự tiết kiệm.
    Tiết kiệm và không lãng phí là hai mặt chính diện song hành của cùng một hành vi. Tiết kiệm cũng đồng nghĩa với không lãng phí và không lãng phí cũng là tiết kiệm. Tiết kiệm là văn hoá nhận thức, cũng là văn hoá hành vi. các nước phát triển, không chỉ có các nhà tỷ phú tiết kiệm, mà tiết kiệm đã trở thành lối sống thường nhật của mọi cư dân, là biểu hiện tự nhiên trong văn hoá ứng xử. Hơn nữa, nó luôn là thông số đầu vào cho mọi quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra các giá trị hàng hoá và càng ngày, xã hội càng có xu hướng giảm tối đa giá thành trên giá trị một đơn vị sản phẩm, đồng nghĩa với tiết kiệm cho xã hội rất nhiều các giá trị khác.
    Bạn có dịp sang châu Âu, sang Mỹ hay Nhật Bản, bạn sẽ thấy không một bóng đèn đường nào cháy ban ngày, không một vòi nước nào mất khoá. Bạn cũng dễ dàng gặp người tình cờ nhìn thấy đèn cầu thang, đèn hành lang đang sáng thì họ tự động tắt đi, dù họ không phải là người bật nó lên. Còn mọi dịch vụ, mọi vật dụng xã hội cần đến luôn luôn được đổi mới nâng cao chất lượng, tăng tính năng sử dụng nhưng lại giảm tối đa giá thành. Lại nữa, khi suất ăn sẵn không hết, họ thường gói lại và để vào nơi quy định để người khác còn lấy đem dùng vào việc khác, hoặc có thể mang về nhà mình. Không thấy ai ngượng hay xấu hổ, trong khi ở ta, ?othế thì ngượng chết? hay ?okhông giữ thể diện à??. Thói sĩ diện của người Việt âm thầm là một điểm trừ về văn hoá, là một lỗ rò trên con tàu chở các giá trị của thu nhập quốc dân.
    Xây dựng ý thức và lối ứng xử sao cho, không lãng phí và tiết kiệm trở thành một nếp sống thường nhật của mọi người trong xã hội là mục đích của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới được Quốc hội ban hành. Tuy nhiên, việc thực hiện luật này đang gắn với việc thực thi các chế tài hành chính - pháp lý cho các hành vi vi phạm luật, chứ chúng ta chưa nghĩ đến việc thực thi luật gắn với việc xây dựng các chuẩn mực văn hóa. Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ng­ười trong xã hội. Tiết kiệm, không lãng phí (hay ngược lại) là những hành vi, là thói quen của tính cách xã hội, của con người trong xã hội, do vậy, chúng là các nội dung của văn hoá cộng đồng. Một xã hội có văn hoá là một xã hội mà mọi người đều biết thực hành tiết kiệm, biết không lãng phí, từ của cải đến thời gian, từ của mình đến của xã hội. Xét theo tiêu chí này, thì chúng ta sẽ hoang mang khi đang cố gắng xây dựng một nền văn hoá mới.
    Nhận thức được giá trị của hành vi tiết kiệm và không lãng phí, chúng ta đang nói, đang tuyên truyền và thực hiện các hành động làm gương về tiết kiệm và chống lãng phí. Tuy vậy, khi phát động phong trào, tiết kiệm lại bị biến thành bình phong để che đậy những động cơ phi tiết kiệm. Cắt giảm tiêu dùng điện vì không thể sản xuất đủ nhu cầu cũng nhân danh tiết kiệm. Tiết kiệm việc phục chế một chi tiết cho di tích (sẽ phá hỏng luôn cả di tích) lại được coi là thành tích. Các toà nhà cao tầng, các con đường luôn tiết kiệm việc xây lối đi cho người tàn tật... Hoá ra, để sử dụng đúng nghĩa khái niệm tiết kiệm, về tiền của, về công sức, về thời gian... thật là không dễ. Tiết kiệm là hành vi văn hóa, nhưng tiết kiệm đúng nghĩa mới bao hàm văn hoá, mới là tiết kiệm có văn hoá.
    Cái cần tiết kiệm bây giờ là tiết kiệm sự hô hào tiết kiệm. Không ai nghe, không ai tin người dùng xe công để lễ chùa, dùng công quỹ đưa con đi du học nhưng lại là người xây dựng hoặc thông qua luật về tiết kiệm. Không ai tin vào vị công bộc quan trọng của nhân dân đi làm và di chuyển bằng chiếc xe ngang giá với ba ngàn con trâu lại thực thi pháp luật về tiết kiệm và chống lãng phí.
    Và nữa, cần tiết kiệm trong việc xây dựng và ban hành những văn bản pháp luật không có tính khả thi hay trùng lắp với các quy định pháp luật đã có, càng không nên biến văn bản pháp luật thành một văn bản chỉ mang tính tuyên truyền, thậm chí lấy cớ xây dựng luật để tiêu tiền của dân.
    Cái cần tiết kiệm bây giờ là tiết kiệm việc phát động tiết kiệm theo kiểu phong trào. Sẽ không có ai tắt bớt bóng đèn nhà mình khi họ cần ánh sáng để sản sinh ra một giá trị lớn hơn số tiền phải trả cho điện năng tiêu thụ.
    Cái cần tiết kiệm bây giờ là tiết kiệm sự nhầm lẫn giữa tiết kiệm với cắt giảm. Không ai nghĩ rằng, tắt đèn chỉ dẫn giao thông rồi cử cảnh sát ra điều hành là tiết kiệm. Và sự ùn tắc giao thông, sự mất an ninh ban đêm là sự lãng phí ghê gớm mà không có sự tiết kiệm điện cho đèn giao thông, đèn chiếu sáng nào bù đắp nổi. Niềm an ủi cuối cùng có lẽ là, ngành điện không phải gánh chịu sự lãng phí đó chăng?
    Các nghị quyết, các quy định, các chế tài, các phương tiện để thực hành tiết kiệm và chống lãng phí chúng ta đã có đủ, thậm chí quá đủ. Vấn đề duy nhất còn lại là thực hành các văn bản đó. Mà chính từng người một thực hành chứ không phải cái xã hội chung chung thực hành và trừ mình ra. Khi thực hành, cái cần tiết kiệm lớn nhất là tiết kiệm lời nói. Nói thế đủ rồi. Phải làm thôi. Làm theo lời đã nói về tiết kiệm, tiết kiệm có văn hoá và là hành vi văn hóa.
  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Tu dưỡng nhân cách
    Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm.
    Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm chính, chú học trò được trắng án ra về.
    Khi về làng, gặp lại vị thầy dạy học, chú nhỏ tức tưởi kể lại tự sự, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.
    Ông thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh đánh đệ tử mười roi phạt. Ðương sự rất ngạc nhiên, nhưng không dám cải lời thầy, riu ríu leo lên bộ phản nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể.
    Các bạn chú thấy thế, ngạc nhiên thưa:
    - Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?
    Ông thầy từ tốn giải thích:
    - Ðành rằng nó vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta đánh đây là phạt cái tội nó có bộ dạng của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu nó không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa.
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cho những ngày yêu thương
    Nếu bầu trời có vẻ như bao phủ đầy mây xám mà bạn lại đi ra ngoài khi trời mưa?
    Nếu bạn đang mong nhìn thấy một chiếc cầu vồng rạng rỡ nhưng màu sắc của nó lại mang đến cho bạn nỗi buồn?
    Nếu quả đất vẫn tiếp tục quay mà bạn phải đi đến kết thúc?
    Nếu bạn đang tìm kiếm ánh sáng mặt trời mà tất cả những gì bạn nhìn thấy là bóng đêm tối mịt?
    Nếu tất cả xung quanh bạn là những niềm vui mà riêng với bạn chỉ là nỗi buồn?
    Nếu bạn đang quá sức mệt mỏi mà cuộc sống lại tiếp tục quật ngã bạn?
    Nếu bạn khóc?
    ...
    Thì bạn hãy nghĩ những giọt nước mắt của bạn rơi xuống đất đã làm nên điều kỳ diệu: vẻ đẹp của những bông hoa như sự dịu dàng trên tay bạn.
    Thì bạn hãy cảm nhận không khí xung quanh bạn đang sực nức mùi cỏ mới cắt.
    Thì bạn hãy cười đùa với những đứa trẻ và nhận lấy sự ngây thơ từ chúng khi chúng cười đùa.
    Thì hãy tưởng tượng mình đang bay cùng một cô **** xinh xinh trong một khu rừng đầy màu sắc.
    Thì bạn hãy lắng nghe tiếng thì thầm của đại dương và bạn để làn da của mình được mơn man bởi làn gió ấm áp của mùa hạ.
    Thì bạn hãy nếm một viên kẹo và cảm nhận vị ngọt ngào của những kỷ niệm thời thơ ấu đang dịu ngọt trên đầu lưỡi bạn.
    Thì bạn hãy lắng nghe giai điệu trong trẻo của những chú chim hót đón chào một ngày mới.
    Thì bạn hãy nhớ những nỗi dịu dàng quá đỗi mà bạn nhận được từ nụ hôn êm đềm của mẹ khi ôm chặt bạn vào lòng và thủ thỉ những lời yêu thương vô bờ.
  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận cuộc sống
    Lớp tôi tổ chức đi dã ngoại ở một vùng đất nghèo ở ngoại ô thành phố. Đối với tôi mọi thứ thật buồn chán, tẻ nhạt.
    Đạp xe hì hục gần chục cây số, tôi hết sức thất vọng khi nơi dã ngoại chỉ toàn là cỏ dại và những bụi gai chi chít. Rồi lại đến buổi trưa cơm thì sống, nước chấm nhạt thếch, cả trái cây cũng quả chát, quả sâu?Tôi tâm sự với nhỏ bạn thân, mong tìm được sự đồng tình:
    - Cậu thấy địa điểm cắm trại thế nào?
    - Trong lành, mát mẻ, mình rất thích!
    Tôi nheo mày, đành nén giận:
    - Thế còn bữa ăn thì như thế nào?
    - Được đấy chứ, tuy không ngon nhưng rất vui!
    - Thế còn những trò chơi?
    - Thật là tuyệt, chúng ta cùng ra chơi với các bạn đi, đừng ngồi đó mà than thở!
    Rõ là một nhỏ thần kinh có vấn đề, tôi đang định cốc nhỏ một cái thì mưa đột ngột đổ xuống. Cả bầu trời tối sầm, cả lớp phải sơ tán vào những ngôi nhà lụp xụp gần đó. Đứng dưới một mái hiên, tôi cau có nhìn tất cả đồ đạc ướt sũng và những chương trình đi chơi phải hủy bởi vì cơn mưa vô duyên này. Trong khi đó, nhỏ bạn cạnh tôi vẫn vui cười xòe tay đón những cơn mưa trong lành.
    - Mình hiểu cậu đang rất bực nhưng không phải lúc cuộc sống cũng cho chúng ta những điều ta yêu thích, vì vậy ta phải học cách yêu thích những điều ta không có. Nếu làm được như vậy cậu sẽ thấy cuộc sống thật tuyệt vời...
    Ngập ngừng? tôi cũng giơ tay đón những giọt nước tí tách và thấy chúng long lanh , đáng yêu hơn bao giờ hết. Ngày cắm trại hôm ấy không hoàn hảo như tôi nghĩ nhưng đã làm tôi nhận ra: ?oCuộc sống không bao giờ thiếu những điều thú vị, quan trọng là ta có khám phá ra không mà thôi?.

  7. tunghiep

    tunghiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Mọi người hãy đọc câu chuyện thú vị của ông Liễu Phàm Tứ Huấn (người Giang Tô, Trung Quốc) này và suy ngẫm nhé! Chúc mọi người hạnh phúc!
    1. Cái học lập mạng
    Tôi bị mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ tôi cho theo nghề Y học và nói với tôi rằng: Học nghề làm thuốc vừa có thể nuôi sống vừa có thể giúp người. Vả lại luyện tập một nghề cho tinh vi có tăm tiếng, chính là sở nguyện của ******* khi trước.
    Sau đó, có một hôm tôi đến lễ chùa Từ Vân, nhân gặp một cụ già râu dài tướng đẹp, dáng mạo phơi phới như tiên, tôi đem lòng kính mộ. Cụ nói với tôi: "Ta coi cậu là người trong chốn quan trường, sang năm đã đến khoa thi tấn học, sao cậu không chịu đọc sách?". Tôi trình bày lý do và hỏi thăm tên họ quê quán của Cụ.
    Cụ bảo: Ta họ Khổng, người đất Vân Nam. Ta được chánh truyền phép lý số trong sách Hoàng Cực của Thiệu Ưng tiên sinh. Ta muốn truyền lại cho cậu.
    Tôi liền dẫn Cụ về nhà giới thiệu với mẹ tôi, mẹ tôi dạy tiếp đãi Cụ rất hậu, và yêu cầu Cụ thử chấm số của tôi xem ra thế nào, thì quả nhiên từ những việc mảy may đều được Cụ đoán trúng rành mạch. Từ đó tôi nảy sanh ý muốn đọc sách, và đem chuyện bàn với người anh cô cậu là Trầm Sinh. Anh ấy bảo tôi: hiện nay có Úc Hải Cốc tiên sinh đang mở khóa giảng tại nhà ông Trầm Hữu Phu, để anh gởi em tới đó học, rất tiện. Sau đó tôi trở thành học trò của thầy Úc Hải Cốc.
    Khổng tiên sinh chấm số tôi như vầy: Lúc nhỏ thi huyện đậu thứ 14, thi phủ đậu thứ 71, thi tỉnh đậu thứ 9. Quả nhiên năm sau tôi đi thi cả ba nơi đều có tên đậu đúng như lời đoán.
    Cụ lại đoán cả việc lành dữ trong suốt đời tôi, rằng năm nào thi đậu thứ mấy, năm nào được bổ Bẩm sinh năm nào được bổ chức Cống sinh, sau đó năm nào được bổ Tri huyện tỉnh Tứ Xuyên, nhưng làm tri huyện đủ ba năm rưỡi lại nên cáo thối và thọ đến 53 tuổi, chết vào giờ sửu ngày 14 tháng tám. Chỉ đáng tiếc số người không con. Các lời đoán này tôi đều ghi lại và nhớ cẩn thận. Từ đó về sau, phàm mỗi lần thi cử, tên tuổi đậu đạt đứng trước đứng sau của tôi thế nào đều đúng như lời tiên sinh dự đoán, duy có điều này làm tôi hơi nghi là tiên sinh đoán tôi ăn lộc trong thời gian Bẩm sinh đủ số 91 thạch 5 đấu gạo thì được bổ Cống sinh, nhưng cập kỳ tôi mới tiêu hết số gạo 71 thạch, đã được Ðồ Tôn sư phê chuẩn cho tôi bổ Cống sinh, nên tôi nghi điều này tiên sinh đoán sai, không ngờ sau đó tôi bị quan đại lý Dương Công bác khước, phải kéo dài thời gian mãi đến năm Ðinh mão mới nhờ Minh Tôn sư thấy quyển văn thi của tôi tại khoa trường, khen rằng: Năm thiên sách này chính là năm thiên tấu nghị lên triều đình, người có tài văn bài thế này há lại để vùi lấp mãi ở chỗ song môn sao? Rồi ông trình văn bài của tôi lên quan huyện và tôi được phê chuẩn bổ Cống sinh. Kiểm điểm lại số gạo tiêu trong thời gian này cộng với số gạo 71 thạch khi trước thì vừa đủ số 91 thạch 5 đấu không sai; do đó tôi càng tin chắc đời người tiến thối có số mạng, mau chậm có vận thời, nên tôi cứ dửng dưng không còn để ý mong cầu một điều gì.
    Sau khi bổ Cống sinh tôi phải vào yến đô học tại Quốc tử giám. Suốt một năm lưu lại kinh đô, tôi chỉ thường ngồi lẳng lặng, không buồn xem văn thư gì cả. Qua năm Kỷ tỵ đi dạo Nam Ưng. Trước khi vào Quốc tử giám, tôi có đến viếng thăm Thiền sư Vân Cốc Hội ở núi Thể Hà. Ngồi chung với Thiền sư một nhà suốt ba đêm ngày liền, mắt không hề nhắm. Thiền sư hỏi tôi: người ta ở cõi đời sở dĩ không làm được Thánh Hiền chỉ vì bị vọng niệm ràng buộc, nay ông ngồi suốt ba ngày mà không thấy khởi lên một niệm nào, là tại làm sao? Tôi trả lời: Thưa Thiền sư, tôi được Khổng tiên sinh chấm số, cho biết mọi điều vinh nhục tử sinh đều do số định, dầu có móng lòng mơ tưởng điều gì cũng vô ích, vì vậy tôi không cần nghĩ tưởng điều gì. Thiền sư cười: Lâu nay tôi đãi ông như bậc hào kiệt, không ngờ ông chỉ là một kẻ phàm phu chay! Tôi giựt mình, hỏi Thiền sư cho biết lý do, Thiền sư dạy: những người chưa được "không tâm" mới phải bị âm dương chi phối, số mệnh buộc ràng. Nhưng số mệnh chỉ câu thúc kẻ phàm phu, không thể câu thúc được người cực thiện cũng như cực ác, ông suốt 20 năm nay chịu bó tay trước số mệnh không chuyển đổi được tí gì, như thế, há không phải phàm phu thì là gì?
    Tôi hỏi: Thưa Thiền sư, vậy số mệnh có thể tránh được ư? Thiền sư dạy: Số mệnh do ta gây ra, họa phước chính ta tìm lấy. Ðó là điều sách vở đã dạy đành rành. Kinh Phổ Môn, Phật dạy: Cần giàu sang được giàu sang, cần con trai con gái, được con trai con gái, cần sống lâu được sống lâu. Ôi! Vọng ngữ là một giới cấm nặng của nhà Phật, há lẽ chư Phật Bồ-tát lại khi cuống người đời mà nói ra câu ấy hay sao! Tôi hỏi tiếp: Thầy Mạnh Tử nói: Hễ cầu thời được, ấy là nói cầu những điều chính nơi tâm mình có thể làm được kia, như điều đạo đức nhân nghĩa thời có thể ra sức mong cầu, còn như công danh phú quí là đều ngoài năng lực mình, làm sao mong cầu được? Thiền sư nói: Thầy Mạnh Tử nói không lầm, chỉ tại ông hiểu lầm thôi. Ông không nghe ngài Lục tổ Huệ Năng nói sao? Ngài nói: Hết thảy phước điền, không ngoài gang tấc, hễ tâm cầu chi đều cảm thông nấy. Cầu ngay nơi ta, không những được đạo đức nhân nghĩa, cũng được luôn công danh phú quý, hễ trong đạt được thì ngoài đạt được, nên càng thấy rõ hiệu nghiệm của tâm hướng nội mong cầu. Người nào không chịu khó ngó lui mình để tu tỉnh, cứ như một bề dong ruổi tìm cầu bên ngoài, tuy họ có lập cách tìm cầu thế nào chăng nữa, kết quả vẫn tùy số mệnh định đoạt cả thôi. Lối mong cầu này hoài công vô ích. Những người không chịu hồi tâm tu tỉnh, lo cầu mong phú quí công danh bằng con đường đạo đức nhân nghĩa, lại chỉ lo tìm cầu mọi thủ đoạn gian ác, rốt cuộc họ phải bị thiệt thòi cả hai mặt, là công danh phú quí không thành mà đạo đức nhân nghĩa cũng hỏng.
    Thiền sư lại hỏi tôi về việc chấm số của Khổng tiên sinh, tôi thuật lại đúng cả mọi điều. Thiền sư hỏi lại tôi: Bây giờ ông thử xét lại ông còn có hy vọng thi đậu không? Tôi ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi trả lời: Không thể. Người khoa giáp phải là người có phước tướng, còn tôi chỉ là kẻ bạc phước, lại không biết dồn chứa công hạnh làm nền tảng phước đức, không chịu khó giúp ai, không khoan dung đại độ, có khi còn cậy mình tài trí lấn lướt kẻ khác, nghĩ gì làm nấy, nói năng khinh suất dối trá, chẳng nể vì ai. Ðấy toàn là những tướng của kẻ bạc phước, làm sao tôi mong cầu được khoa giáp! Vả lại phàm đất nhớp mới có nhiều vi trùng sinh, nước trong thì đâu có cá lội, thế mà xét lại tính tôi vốn ưa tinh khiết, nên tôi không con là phải; phàm khí tiết ôn hòa mới nuôi dưỡng muôn vật, thế mà xét lại tính tôi hay nóng nảy, thế nên không con là phải; phàm nhân ái là gốc sinh hóa, nhẫn tâm là gốc suy tàn, thế mà xét lại tính tôi cứ khư khư danh tiết hảo huyền, chẳng hề hy sinh giúp ai, thế nên tôi không con là phải. Ðó là chưa kể tôi còn có tật nói nhiều làm tổn khí, tật ưa uống rượu làm tán tỉnh, tật ưa ngồi suốt đêm không biết bảo tồn khí cốt và nếu kể hết tật xấu của tôi thì hẳn còn nhiều nữa...
    Thiền sư nói: Không riêng gì một việc thi cử, chính tất cả mọi việc thế gian này thảy đều nằm trong lý nhân quả. Những người có được sản nghiệp trị giá ngàn vàng tức là người có được cái phước hưởng ngàn vàng đó, những người có được sản nghiệp trị giá trăm vàng tức là người có được cái phước hưởng trăm vàng đó, những người bị chết đói, tức là người có cái nghiệp chết đói đó. Thế mà người đời không nhận rõ lẽ này, cứ đổ dồn cho trời đất xui nên, kỳ thật trời đất bất quá chỉ gia thêm những điều mình đã tạo sẵn, chứ trời đất có bao giờ sanh được mảy may họa phúc nào cho ai đâu. Ngay đến việc sinh con cũng thế. Người nào có công đức trăm đời thời sẽ sinh con cháu trong mười đời kế tiếp gìn giữ; người nào có công đức ba đời, hai đời thời sẽ sinh con cháu trong ba đời, hai đời kế tiếp gìn giữ, còn người nào tuyệt nhiên không con, ấy là người chỉ có công đức mỏng manh vậy. Nay ông đã biết chỗ khuyết điểm của mình, ông hãy tận tình gột bỏ cái tướng không phát khoa giáp và không sinh con kia đi. Và muốn vậy, ông phải lo tích đức, phải mở lòng bao dung, phải giữniệm hòa ái, phải yêu tiết tinh thần, bao nhiêu việc trước đập tan ngày qua đã chết, bao nhiêu việc sau phát khởi như ngày nay đã sinh, được vậy tức là ông tự làm một cuộc tái sinh đầy nghĩa lý đó.
    Cái thân xác thịt còn có vận số, huống cái thân đầy nghĩa lý này lại không cảm thông cùng trời đất? Thiên thái giáp trong kinh Thi có câu: Trời làm ương nghiệt, mình có thể tránh, mình làm ương nghiệt không thể nào tránh. kinh Thi nói: Thường hay nói phối hợp thiên mạng chính là nói tựmình cầu được nhiều phước. Trước đây Khổng tiên sinh đoán số ông không phát khoa giáp, không sinh con, đó là điều ương nghiệt do trời đất gây ra, nó có thể tránh gỡ. Nếu ông mở rộng đức tính, gắng làm việc thiện, dồn chứa âm công, mình gây ra phước, há mình không được hưởng thụ hay sao?
    (Còn tiếp)
  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đem tặng niềm vui
    Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó.Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm cùng kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.
    Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuối. Tôi bảo chúng: ?oChúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có". Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói? Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con: "Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh?.
    Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kỹ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói: "Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà".
    Con gái tôi gật đầu nghiêm trang: "Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia?.
    Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quí nhất?
    [/size=3]
  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Người chị cả tận tụy
    Mỗi năm, chị Nguyễn Thị Nhâm - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh - lại bỏ ra vài tháng rong ruổi từ Bắc vào Nam. Sau môfi chuyến đi pha?i chi phí bă?ng tiê?n túi ấy, chị lại đem vê? la?ng một mô hình kinh tế mới, giúp ba? con thoát nghe?o.
    Quyết tâm giúp dân la?m gia?u
    Từ khi co?n la? một cô thư ký xóm, chị Nhâm đaf sớm nhận ra ră?ng hơn 80% người dân trong xã quá khô?, nghe?o, quanh năm chân lấm, tay bùn ma? chă?ng đu? ăn. Chị tự nhủ, không lẽ người dân xã mình cứ lẩn quẩn như thế này mãi; muốn thoát nghèo nhất định pha?i có nghề. Xuất phát từ suy nghĩ đó, chị quyết tâm rong ruô?i đi khắp nơi tìm và học nhiều nghề, về truyền lại cho ba? con trong xã.
    Vì vậy, ngày chị lên xã làm việc, tối về rảnh rỗi lại nghe đài, báo? Hễ ơ? đâu có thông tin về mô hình kinh tế làm giàu là chị lại một mình khăn gói lên đường học nghề. ?oNhững chuyến đi đó gian nan vất vả vô cùng. Tôi thươ?ng tranh thu? la?m sao học được nghê? trong thơ?i gian ngắn nhất để về truyền đạt cho chị em, đỡ tốn kinh phí ăn học?, chị kê?.
    Sau nhưfng chuyến va?o Nam ra Bắc, chị đaf đưa vê? la?ng không biết bao nhiêu mô hi?nh la?m gia?u như chăn nuôi trang trại, trồng lúa xen canh thả cá, tập thể hùn vốn làm giàu, trô?ng nấm, đan len... Gâ?n đây nhất, chị lại giúp chị em trong xaf la?m quen với nghê? đan mây tre xuất khẩu.
    Chị tâm sự, học được nghề đã khó, khâu tiêu thụ sản phẩm co?n khó khăn hơn. Đê? chị em yên tâm sa?n xuất, chị pha?i tự đứng ra hợp tác với các cơ sở lớn, trực tiếp nhận nguyên liệu, lo bao tiêu sản phẩm. Chị cho biết, riêng nghê? đan len có thê? cho chị em thu nhập bi?nh quân 400-500 nghi?n đô?ng/tháng.
    ?oTôi mong chị em sớm có cái nghề trong tay, đỡ một phần cuộc sống, chứ để thời gian nhàn rỗi thì uổng lắm?, chị tâm sự.
    Không chỉ truyền đạt nghề cho mọi người, chị còn vận động các chị em lập nên ?oQuỹ tín dụng? để cùng giúp nhau làm giàu. Dù mới thành lập được một năm nhưng quỹ tín dụng do chị khởi xướng đaf có vốn lưu động gần 10 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn làm kinh tế.
    Ngươ?i chị ca? tận tụy
    Du? đaf ơ? tuô?i 55, đaf tư?ng giúp không biết bao nhiêu gia đi?nh trong xaf đô?i đơ?i, nhưng ba?n thân chị Nhâm vâfn nga?y nga?y cọc cạch xe đạp đi la?m. Chị ba?o không dám mua xe máy vi? co?n pha?i đê? da?nh tiê?n đi học nghê?.
    Từ năm 2000 đến nay, mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp của gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế tiên tiến ở huyện Cẩm Xuyên. Với mô hình làm giàu này, năm 2004, chị được bầu chọn là người phụ nữ sản xuất giỏi của tỉnh Hà Tĩnh; năm 2006 là đại biểu của phụ nữ Hà Tĩnh tham dự phong trào ?oba đảm đang? khu vục phía Bắc và Bắc Trung Bộ do Ủy ban thươ?ng trực MTTQVN tổ chức.
    Là một cán bộ luôn hết lòng vì chị em, là một tấm gương làm kinh tế gio?i, chị Nguyễn Thị Nhâm được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen Vì sự nghiệp xây bảo vệ xã hội chủ nghĩa, được Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen Vì sự chỉ đạo xuất sắc về công tác hội. Ngoa?i ra, chị co?n nhận được nhiều bằng khen khác của tỉnh, của huyện...
    Bao nhiêu năm nay, chị Nhâm được chị em phụ nữ xã Cẩm Thành âu yếm gọi la? chị ca?, ca? đơ?i tận tụy lo cho các em.
    (Theo Dân trí)

  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Sẻ chia hạnh phúc
    Hai người đàn ông đều bệnh nặng, được xếp chung 1 phòng tại bệnh viện. Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày 1 tiếng để thông phổi. Giường ông ta nằm cạnh cửa sổ duy nhất trong phòng, người kia phải nằm suốt ngày. Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua.
    Mỗi chiều khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian để tả cho người bạn cùng phòng nghe những gì ông thấy được ngòai cửa sổ. người kia, mỗi chiều lại chờ đợi được sống trong cái khỏanh khắc 1 tiếng đó-cái thời gian mà thế giới của người đó mở ra sống động bởi những họat động và màu sắc bên ngòai. Cửa sổ nhìn ra 1 công viên với 1 cái hồ nhỏ xinh xắn. Vịt, ngỗng đùa giỡn trên mặt hồ trong khi bọn trẻ thả những chiếc thuyền giấy. Những cặp tình nhân tay trong tay nhau đi dạo giữa ngàn hoa và ráng chiều rực rỡ. Những cây cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời của thành phố ẩn hiện. Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả bằng những chi tiết tinh tế, người kia có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình 1 bức tranh sống động. 1 chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả 1 đòan diễu hành đi ngang qua. Du` ko nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được trong tưởng tượng qua lời kể của người bạn cùng phòng.
    Ngày và đêm trôi dần?.
    1 sáng, khi mang nước đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến mang ông đi. 1 ngày kia, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến bên cạnh cửa sổ. Cô y ta đồng ý để ông được yên tĩnh 1 mình. Chậm chạp gắng sức, ông nhổm dậy bằng 2 cùi chỏ và ngắm nhìn thế giới bên ngòai. Ông căng thẳng nhìn ra cửa sổ.Đối diện ông chỉ là 1 bức tường xám xịt.
    Ông hỏi cô y tá điều gì khiến người bạn khốn khổ cùng phòng của ông đã mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ. Cô y tá cho biết rằng người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng ko thấy được bức tường nữa. Cô nói : ?oNhưng ông ta muốn khuyến khích ông hãy can đảm lên?.
    Có những hạnh phúc vô biên khi mang lại hạnh phúc cho người khác bất chấp hòan cảnh riêng của mình. Nỗi khổ được chia sẻ sẽ vơi nửa, nhưng hạnh phúc được chia sẻ sẽ nhân đôi.

Chia sẻ trang này