1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Ngày hôm nay tôi sẽ
    Ngày hôm nay,tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn. Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.
    Ngày hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, tôi sẽ luôn nhìn vào điểm tốt của họ và cố gắng tự tìm lỗi của mình, cố gắng hiểu và thông cảm cho người bạn của tôi.
    Ngày hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình.Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.
    Ngày hôm nay, tôi sẽ tìm cách sẻ chia với những người bạn quanh tôi khi cần thiết, bởi tôi biết điều quý nhất đối với con người là sự quan tâm lẫn nhau.
    Ngày hôm nay,trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.
    Ngày hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói, một khoảng thời gian nán lại, kiên nhẫn lắng nghe sự chia sẻ của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.
    Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi xem xét lại lối sống, thái độ tự chăm sóc cho bản thân. Tôi cảm ơn cuộc sống và mọi người đã cùng tôi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống này.
    Ngày hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất.Tôi mong muốn sẽ sống với những chia sẻ, yêu thương và mang lại nhiều niêm vui đến với mọi người.
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cùng nhau xây dựng đất nước
    1. Hãy tuân thủ luật giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.

    2. Khi mua sắm, hãy yêu cầu có hóa đơn chính thức.

    3. Đừng dùng hàng nhập lậu. Hãy mua hàng sản xuất tại đất nước mình.

    4. Hãy nói tốt và tích cực về đất nước và dân tộc.

    5. Hãy tôn trọng cảnh sát giao thông, công an và nhân viên thi hành dịch vụ công.

    6. Đừng xả rác bừa bãi. Hãy bỏ rác thải đúng nơi qui định. Hãy phân loại, tái chế rác thải và bảo vệ môi trường.

    7. Hãy ủng hộ các quĩ cứu trợ, bảo trợ. Hãy làm việc từ thiện.

    8. Hãy tôn trọng và hoàn thành nghĩa vụ bầu cử thật nghiêm túc.

    9. Hãy trả lương cho nhân viên một cách công bằng.

    10. Hãy đóng thuế.

    11. Hãy nhận tài trợ cho một quĩ học bổng hoặc nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi.

    12. Hãy thực hiện công việc làm cha làm mẹ thật tốt. Hãy dạy con cái biết cách tuân thủ luật pháp và yêu nước.
    Cách đây hai tháng, một người bạn Philippines đã gửi cho tôi cuốn sách mỏng với lời đề tặng: ?oMặc dù cuốn sách này được viết cho Philippines, nhưng những gợi ý trong đó cũng có thể giúp ích cho đất nước bạn rất nhiều. Cầu chúc mọi điều tốt lành sẽ đến với Tổ quốc Việt Nam của bạn!?.


    Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề ?o12 điều nhỏ bé mỗi người Philippines có thể thực hiện để giúp ích tổ quốc? (12 little things every Filipino can do to help our country). Tác giả - luật sư Alexander L. Lacson - chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỷ 20 quan tâm và giới thiệu. Một website (www.12littlethings.com) cũng được mở ra để mời gọi công chúng Philippines ủng hộ.
    Đích thân cựu tổng thống Philippines Corazon C. Aquino - người phụ nữ đầu tiên làm tổng thống ở châu Á, được báo Time bình chọn là ?onhân vật nữ của năm 1986? - đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách như sau: ?o... nếu như trước đây, sức mạnh của nhân dân dùng để lật đổ kẻ độc tài và làm nên những cuộc cách mạng, thì nay vẫn cần phải được tận dụng để tạo ra công ăn việc làm và lợi ích sinh nhai, phân phát dịch vụ công, mang lại hòa bình và trật tự, cũng như cải thiện cuộc sống mọi người dân... Mỗi người Philippines chúng ta hãy tự hỏi chính bản thân - Tôi đã làm được điều gì cho tổ quốc??.


    Ông Manuel V. Pangilinan là chủ tịch điều hành của First Pacific (một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu nằm trong top Forbes 50 của châu Á, chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của PLTD (Công ty Viễn thông Philippines), người được BusinessWeek công nhận là khuôn mẫu cho ?ocác nhà quản trị châu Á thế hệ mới?, được AsiaWeek bình chọn vào top power 50 (50 người có sức ảnh hưởng nhất) của châu Á. Ông đã viết một thông điệp như sau về cuốn sách này:
    ?oNếu tất cả chúng ta, mọi người dân bình thường, chỉ đơn giản thực hiện được những gì mà Lacson đã viết, chúng ta có thể kiến tạo một Philippines mạnh mẽ, một quốc gia tốt đẹp hơn. Bởi vì nếu chúng ta không làm thì ai sẽ làm đây??.
    Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải. Những điều đơn giản ấy có thể làm thay đổi ý thức, cách ứng xử và hành động của mỗi thành viên trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia.

    Hãy tuân thủ luật giao thông! Hãy tuân thủ luật pháp!
    Bạn có thể thắc mắc vì sao trong tất cả 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ luật giao thông lại được đặt lên hàng đầu?
    Câu trả lời thật đơn giản. Luật giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Nhưng khi thực thi được, nó cho thấy đất nước đó có một nền tảng luật pháp vững mạnh. Học cách tuân thủ luật này chính là hình thức căn bản để mọi công dân cùng xây dựng những chuẩn mực cho cộng đồng và xã hội.
    Việc làm nhỏ bé này hoàn toàn không làm chúng ta tốn công và tốn tiền, hoàn toàn dễ dàng thực hiện cho mọi người. Đó là vì luật giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ luật giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày. Nếu chúng ta quyết tâm giữ luật giao thông vào hôm nay, chúng ta cũng có thể làm được điều đó vào ngày mai, vào ngày mốt và trong tương lai.
    Một ngày nào đó, việc tuân thủ luật giao thông của chúng ta sẽ có thể trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia.
    Một ngày nào đó, việc tuân thủ luật giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước.
    Một ngày nào đó, quyết tâm này có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
    Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ ?ocuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên? (trích châm ngôn của Lão Tử).
    Tất cả mọi điều vĩ đại trên thế giới này đều bắt đầu từ những thứ nhỏ bé ở đâu đó, ở một khoảnh khắc nào đó trong quá khứ. Tất cả đều bắt đầu bằng một ý thức. Ý thức thật quan trọng, vì chúng sẽ trở thành hành động. Và hành động có thể trở thành thói quen. Và thói quen có thể trở thành một nếp sống. Và nếp sống có thể trở thành định mệnh cho một quốc gia, một dân tộc.
    Hãy tôn trọng cảnh sát giao thông, công an và nhân viên thi hành dịch vụ công!
    Đây là câu chuyện của một người dân ở Manila (Philippines): ?oMột lần nọ, khi đang lái xe ở Manila, tôi đã bị cảnh sát thổi vì không để ý tấm bảng hiệu giao thông cấm quẹo nhỏ xíu đặt ở góc đường, khuất sau hàng cây. Có bốn tài xế trước tôi cũng bị phạt. Tôi nghe họ đang cãi vã làm viên cảnh sát nổi nóng. Cả bốn người đều bị tịch thu bằng lái.
    Khi đến phiên mình, tôi lịch sự chào viên cảnh sát: ?oGood afternoon?. Ông ta thoáng ngạc nhiên, xem tôi có ý định giễu cợt hay không. Tôi đã gọi ông ta là ?oofficer? như cách gọi trân trọng của người Mỹ hoặc người Anh đối với viên chức nhà nước, rồi tôi cũng giải thích một cách lịch sự rằng tôi rất tôn trọng luật pháp và vì bảng hiệu giao thông vừa rồi quá nhỏ nên tôi không để ý. Tôi sẵn lòng chịu phạt, nhưng cũng đề xuất với ông ấy rằng nên thay một bảng báo hiệu lớn hơn để người lái xe dễ nhận thấy từ xa.
    Thật đáng ngạc nhiên. Viên cảnh sát không hề phạt tôi hay tịch thu bằng lái. Ông ấy còn gọi tôi là ?osir? một vài lần, rồi khuyên tôi lần sau nên đi cẩn trọng hơn. Ngày hôm sau, tôi đã thấy chiếc biển báo giao thông được thay?.
    Câu chuyện trên cho thấy sức mạnh của sự tôn trọng phẩm giá con người. Một con người được người khác đối xử đúng với vị trí và trách nhiệm của mình sẽ cảm thấy giá trị được nâng cao. Đó chính là giáo dục cộng đồng sâu sắc.
    Hãy suy nghĩ về thói quen mà chúng ta - những người đi đường và bị phạt - thường hối lộ cảnh sát giao thông. Qua hàng loạt bài báo về nạn mãi lộ trên đường, chúng ta thường nghĩ rằng giới cảnh sát phần lớn đều ?oăn bẩn?. Tuy nhiên, hãy xem cách mà chúng ta đã làm cho họ bị biến chất như thế nào. Họ đã học thói xấu đó từ chính những người đi đường như chúng ta khi đối xử với họ bằng tiền bạc, chứ không phải bằng thái độ tôn trọng nhân vị.
    Các chuyên gia tâm lý đều nhất trí rằng được tôn trọng là một trong những nhu cầu căn bản nhất của con người. Mọi người đều muốn mình được tôn trọng. Mọi người đều muốn mình được công nhận. Mọi người đều muốn được đối xử một cách chân thực.
    Vậy, chúng ta hãy đối xử với các công chức nhà nước đúng với trách nhiệm và phẩm giá của họ. Bởi vì khi chúng ta công nhận giá trị của họ, họ sẽ nhận ra giá trị của chính họ, cũng như giá trị của những bổn phận mà họ đang đóng góp cho tổ quốc. Sự tôn trọng đích thực có tầm quan trọng không thể nhận ra ngay được. Bởi vì những gì là thật sự quan trọng, chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim, theo nhà văn Hoàng tử Bé Antoine de St. Exupéry.
    (Theo Nguyễn Đạt Ân, Tuổi Trẻ)

  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Cuộc sống trả lời
    Cuộc sống không mỉm cười với chúng ta hôm nay, bởi vì chúng ta đã không cám ơn cuộc sống hôm qua.
    Cuộc sống không nghe thấu chúng ta hôm nay, bởi vì chúng ta đã không lắng nghe cuộc sống hôm qua.
    Cuộc sống không cho ta con đường ngày mai, bởi vì chúng ta đã không theo con đường của cuộc sống hôm nay.
    Cuộc sống không đi cùng chúng ta hôm nay, bởi vì chúng ta đã không nhận ra cuộc sống hôm qua.
    Chúng ta không bao giờ nhìn thấy hoa nở, bởi vì chúng ta đã cáu gắt khi trời đổ mưa
    Cuộc sống không còn yêu thương chăm sóc chúng ta, bởi vì chúng ta đã không yêu thương chăm sóc kẻ khác.
    Cuộc sống thôi gửi thông điệp, bởi vì chúng ta đã không lắng nghe sứ giả đưa tin của cuộc sống.
    Cánh cửa cuộc sống khép lại, tức là chúng ta đã không mở cửa trái tim mình.
    Cuộc sống đáp lại những ước nguyện của chúng ta, bởi vì tức là chúng ta đã làm theo những yêu cầu của cuộc sống.
    Cuộc sống đáp ứng nhu cầu của chúng ta, bởi vì chúng ta đã dâng hiến cho cuộc sống.

  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đồng hồ quả lắc
    Chiếc đồng hồ quả lắc có một con lắc dao động qua lại ở một vị trí cân bằng. Cũng tương tự, trò chơi đu dây trong các lễ hội ngày xuân cũng có sự chuyển động qua lại từ bên này qua bên kia quanh một vị trí cân bằng như thế. Đối với dao động nhỏ, thì dao động này được coi gần đúng là dao động điều hòa. Với góc của dao động lớn, thì khi kéo quả lắc qua một bên càng xa thì biên độ nó chuyển động về bên kia càng lớn.
    Thời gian là một đại lượng một chiều, và được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau rất thú vị. Khi ta còn nhỏ, ta cứ chờ mong Tết đến, và ta thấy phải rất lâu mới đến Tết. Đó là vì lúc ấy sự hiểu biết của ta về cuộc sống quá ít, còn non nớt. Khi ta trưởng thành, ta thấy thoắt cái, ngoảnh đi ngoảnh lại một năm đã trôi qua, rồi đời người cũng trôi qua nhanh chóng. Đó là vì hiểu biết, những lo toan và công việc của ta đã nhiều hơn.
    Như thế, sự hiểu biết phần nào làm cho ta có sự cảm nhận về thời gian ngắn hay dài, nhanh hay chậm. Cũng giống như ta phải trả bài trên lớp, giờ kiểm tra miệng nếu không thuộc bài cứ phải đứng ấp úng trước thầy giáo thì thời gian rất nặng nề, và cảm giác trôi qua rất chậm. Ngược lại, nếu ta làm chủ tình hình, ví như đang ngồi với người yêu chẳng hạn, thì thời gian có cảm giác trôi qua rất nhanh.
    Khi ta ra trường bắt đầu đi làm, với những người học lực bình thường, hoặc kém, lại không có vốn liếng, hay những ưu thế về nghề nghiệp sẽ bắt tay vào tìm kiếm việc làm khó khăn vất vả. Tương lai và định hướng của những người này không có gì đảm bảo, không rõ ràng, không chắc chắn, và dĩ nhiên càng mơ hồ hơn đối với những người có những mơ ước xa vời, không thực tế. Họ có thể ước mơ, dự định sẽ mua đất, làm nhà, lập gia đình sau 5 -10 năm hoặc lâu hơn nữa.
    Ngược lại, đối với những người có điều kiện, có cơ, có thế, hoặc gia đình danh giá, quyền chức, thì tương lai và định hướng nghề nghiệp rất rõ ràng, bằng phẳng. Như thế những định hướng của họ, suy nghĩ thường trực về việc làm thường được an ổn hơn. Những người này, không có những ưu tư nhiều về cơm áo gạo tiền. Những dự định về nghề nghiệp, lập gia đình hay sự ổn định về thăng tiến bao giờ cũng ngắn hơn trong một tâm trạng thư thái nhẹ nhàng chỉ khoảng 2-3 năm hoặc tầm tầm thế.
    Vì vậy, ta thấy đối với những người có tâm an ổn, có hiểu biết( sự kiểm soát, làm chủ tình thế) thì cảm nhận, dao động về thời gian càng nhỏ. Những người bất an, ít hiểu biết( sự kiểm soát, làm chủ) thì sự cảm nhận về thời gian là dài, mơ hồ và không ổn định.
    Từ đây ta thấy được rằng, sự an ổn cũng tức là sự không dao động trong tâm ta. Và sự dao động tâm tức là sự bất an. Những người có tâm trạng luôn dao động là những người luôn bất an, thường có khuynh hướng rơi vào trạng thái cô đơn, trống vắng hụt hẫng, đau khổ. Khi tâm càng bớt dao động hay dao động nhỏ, (trạng thái tâm ổn định), tức là tâm an lạc, hạnh phúc.
    Cũng vậy, sự tìm cầu công danh, tiền bạc, của cải vật chất? là để mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc này, được chúng ta hiểu là sự đầy đủ, thỏa mãn về điều kiện vật chất, tình cảm? Trong trạng thái này, nếu con người luôn khao khát, mong cầu, hưởng thụ, khi ấy tâm con người trong trạng thái dao động. Sự vui thích và lo cầu hưởng thụ về vật chất là trạng thái của con lắc ở biên độ cao, sau đó hạnh phúc qua đi, vui sướng bao nhiêu thì cảm giác trống vắng, hụt hẫng, buồn chán, mệt mỏi trở về cũng nhiều bấy nhiêu. Người nào luôn lo lắng, suy nghĩ nhiều về quá khứ và tương lai, thời gian càng xa bao nhiêu thì tâm dao động, bấn loạn càng lớn bấy nhiêu. Người nào suy nghĩ, ưu tư về quá khứ và tương lai với biên độ nhỏ, tức thời gian ngắn, thì tinh thần của họ ổn định, an lạc bấy nhiêu. Tóm lại, chính sự dao động này tạo nên sự bất an trong tâm, và nó sinh ra đau khổ.

  5. Acher

    Acher Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Cố lên nhé
  6. vinhhd67

    vinhhd67 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    1.122
    Đã được thích:
    1
    Những việc gì đến rồi nó cũng sẽ phải qua, 9 bỏ làm mười hay sống dĩ hào vi quý, đó là mục đích của sự hoà giải.
  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Như là tình yêu
    Tớ sẽ nói một chút đến tính thống nhất của tâm hồn và thể xác. Cái gì xảy ra cho thể xác cũng đồng thời xảy ra cho tâm hồn. Sự trong sạch của thân thể cũng là sự trong sạch của tâm hồn; sự bạo động của thân thể cũng chính là sự bạo động của tâm hồn. Khi giận, tớ nghĩ mình giận trong tâm chứ không phải giận nơi thân, nhưng điều ấy không đúng. Khi thương ai, tớ muốn ở gần người đó, khi giận ai tớ lại không muốn đụng đến họ, hay bị họ đụng đến mình. Tớ không thể nói thân này là riêng và tâm hồn tớ là riêng được.

    Quan hệ giới tính là một kết hợp giữa thân thể và tâm hồn. Đây là một cuộc gặp gỡ hết sức quan trọng, không thể hành động một cách tùy tiện, bê bối được. Trong tâm hồn tớ có những vùng riêng tư ?" những kỷ niệm, những nỗi đau, những bí mật mà tớ chỉ muốn chia sẻ với người tớ thương và tin cậy nhất mà thôi. Không phải với ai mình cũng đem tâm can ra thổ lộ. Trong Hoàng Thành có một khu vực không ai được bước đến, gọi là Tử Cấm Thành; chỉ có nhà Vua và thân tộc mới được qua lại trong đó mà thôi. Trong tâm hồn tớ cũng có một vùng như vậy, tớ không cho phép ai bước vào, ngoại trừ người mà tớ thương và tin cậy nhất.

    Với thân thể cũng vậy. Có những vùng nơi thân thể tớ không muốn ai lại gần hay đụng đến, trừ phi đó là người mà tớ kính trọng, thương và tin cậy nhất. Khi tớ bị đụng chạm một cách bừa bãi, tùy tiện, với một thái độ thiếu nhẹ nhàng tế nhị, tớ cảm thấy bị sỉ nhục trong thân thể và tâm hồn. Một người đến với tớ bằng sự tôn trọng, nhẹ nhàng, tế nhị, và hết lòng quan tâm mang lại cho tớ một sự truyền thông và cảm thông sâu sắc. Chỉ trong trường hợp đó tớ mới không cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, hay lợi dụng, cho dù một mảy may. Điều này không thể xảy ra nếu không có tình thương và sự cam kết đích thực. Quan hệ bừa bãi không thể được gọi là tình yêu. Tình thương thì sâu, đẹp, và trọn vẹn.

    Tình thương đích thực phải có sự kính trọng. Trong văn hoá truyền thống, vợ chồng phải trân trọng nhau như khách, khi thực tập kính trọng như vậy, tình thương và hạnh phúc sẽ tiếp tục lâu dài. Trong quan hệ giới tính, sự tôn trọng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Sự kết hợp giới tính phải giống được thực hiện với sự tôn trọng, quan tâm, và thương yêu lớn. Tham muốn không phải là tình thương. Yêu thương là một cái gì thiên về trách nhiệm, trong tình yêu thương có sự quan tâm chăm sóc.

    Theo tớ có lẽ nên khôi phục lại ý nghĩa của chữ ?oYêu?. Đôi khi chúng tớ đã sử dụng từ này một cách bừa bãi. Khi tớ nói: ?oTớ yêu (thích) Sữa chua? là tớ không phải đang nói về tình yêu mà đang nói về sự thèm ăn của tớ về cốc sữa chua ngon lành, mát lạnh. Tớ không nên nói phóng đại và dùng sai từ như thế. Làm như vậy, tớ khiến cho các từ ngữ như ?oYêu? bị bệnh. Tớ cần phải nỗ lực để chữa lành cho ngôn ngữ nhiều hơn bằng cách thận trọng trong khi dùng từ. Từ ?oYêu? là một trong những từ rất đẹp. Tớ phải khôi phục lại ý nghĩa của nó.

    Trong tình cảm vợ chồng, hay tình cảm lứa đôi, nếu chữ ?oYêu ? được hiểu theo nghĩa sâu sắc nhất của nó, thì tại sao chúng tớ phải nói đến sự cam kết lâu dài? Nếu tình yêu đó là có thật, tớ không cần phải có cam kết dài hay ngắn, hay thậm chí đám cưới. Tình yêu thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính họ, với những điểm mạnh và yếu kém của người đó. Nếu tớ chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi anh ấy thì đó không phải là tình yêu thương. Tớ phải chấp nhận những yếu kém của anh ấy và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, và năng lượng của mình để giúp anh ấy chuyển hoá. Tình yêu thương là phải bao gồm 1) khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc và 2) khả năng chuyển hoá nỗi khổ niềm đau. Tình yêu thương theo cách này chỉ mang lại sự tốt đẹp. Nó không thể được diễn tả là tiêu cực hay hủy hoại. Tình yêu thương như vậy an toàn, và bảo đảm được tất cả.
    Hi hi... vậy tớ có nên thay đổi câu Sologan ?ocam kết lâu dài? bằng ?ocam kết ngắn hạn? không các bạn nhỉ? ?oCam kết ngắn hạn? có nghĩa là tớ anh ấy sẽ sống với tớ một vài bữa rồi sau đó kết thúc quan hệ. Đó không phải là tình yêu thương. Nếu tớ có một quan hệ như vậy, tớ không thể nói quan hệ đó đến từ tình thương và sự quan tâm chăm sóc. ?oCam kết lâu dài? giúp người mỗi người trong chúng mình hiểu được ý nghĩa của chữ ?othương yêu? .Trong một tình yêu thương đích thực, cam kết chỉ có thể là cam kết lâu dài. Nếu ai đó nói với tớ: ?oAnh muốn thương em. Anh muốn giúp em. Anh muốn chăm sóc cho em. Anh muốn phấn đấu cho hạnh phúc. Nhưng chỉ trong vài hôm thôi.? Có hợp lý chút nào không?

    Có thể anh ấy sợ phải cam kết , anh ấy muốn có tự do. Nhưng hãy nhớ rằng, anh ấy phải cam kết thương yêu con mình một cách sâu sắc, giúp đỡ nó đi qua hành trình cuộc đời cho đến khi nào anh ấy không còn sống nữa. Anh ấy không thể nói, ?oBa không thương con nữa.? Khi tớ có một người bạn tốt, tớ cũng làm một cam kết lâu dài. Tớ cần người ấy. Huống hồ là với người muốn cùng tớ chia sẻ cuộc đời, tâm hồn, và thân thể. ?oCam kết lâu dài? không thể diễn tả được chiều sâu của tình yêu, nhưng tớ phải mượn từ để nói cho người tớ hiểu.

    Sự cam kết lâu dài giữa hai đứa tớ chỉ là điểm khởi đầu. Hai đứa tớ còn cần có sự nâng đỡ của bạn bè và những người khác nữa. Đó là vì sao xã hội này có lễ cưới. Hai gia đình cùng đến với bạn bè để làm chứng cho sự kiện hai người về chung sống với nhau như một đôi lứa. Vị chủ hôn và tờ hôn thú chỉ là những biểu tượng. Điều quan trọng là sự cam kết của tớ và anh ấy được chứng minh bởi hai họ và nhiều bè bạn. Bây giờ hai người có sự yểm trợ của những người này.

    Tình cảm sâu đậm của bọn tớ rất quan trọng, nhưng chắc chắn sẽ là không đủ để duy trì hạnh phúc. Không có những yếu tố khác, cái mà tớ gọi là tình yêu chẳng bao lâu sẽ có thể trở thành chua chát. Sự cùng đến yểm trợ của gia đình và bạn bè đã dệt nên một mạng lưới. Sức mạnh của tình cảm hai đứa bọn tớ chỉ là một sợi tơ trong mạng lưới đó. Được yểm trợ bởi nhiều yếu tố, bọn tớ sẽ vững hơn, như một cái cây. Nếu cái cây muốn khoẻ mạnh, nó cần phải cắm một số rễ sâu vào lòng đất. Nếu cái cây chỉ có một cái rễ, nó có thể sẽ bị gió lật trốc. Đời sống lứa đôi cũng cần có sự hổ trợ của nhiều yếu tố khác nhau ?" gia đình, bè bạn, lý tưởng, cộng đồng, xã hội..
    Tình yêu có thể là một căn bệnh nó có tên là: ?obệnh tương tư?. Cái làm chúng tớ ốm bệnh , rồi mệt mỏi đó là sự ràng buộc. Dù đó là một nối kết ngọt ngào, nhưng nếu nghĩ kỹ vẫn thấy tình yêu thương ràng buộc này cũng giống như thuốc phiện. Nó làm cho chúng tớ thấy khoan khoái, nhưng một khi đã nghiện ngập, tớ không còn một chút bình an nào nữa. Tớ không thể học, không thể làm việc gì, thậm chí không thể ngủ. Tớ chỉ nghĩ đến đối tượng kia thôi. Tớ bị bệnh vì tình. Thứ tình này dính líu đến ước muốn chiếm hữu và độc quyền của tớ. Tớ muốn anh ấy của tớ phải hoàn toàn thuộc về tớ và chỉ riêng cho tớ mà thôi. Đó là sự vị kỷ. Tớ không muốn ai ngăn không cho tớ ở gần người đó cả. Thứ tình yêu này có thể được gọi là nhà tù, nơi tớ giam cầm người tớ thương và chỉ gây khổ đau cho người ấy. Anh ấy bị tước đoạt đi tự do - quyền được là mình và vui sống. Thứ tình cảm này, khi tớ đang yêu đều coi đó là lý tưởng, thiên đường hạnh phúc, mà ngẫm kỹ lại mới thấy chính đó là mầm mống, nguyên nhân của mọi khổ đau, mệt mỏi, hờn giận, chán nản, bế tắc và bi quan.

    À, nhân thể nói thêm về chuyện này một chút, là tớ thấy bệnh cảm giác cô đơn rất phổ biến trong xã hội. Không có thông tin và đồng cảm giữa một người nào đó và người khác, kể cả những người trong gia đình của họ; cảm giác cô đơn thúc đẩy những người này dễ đi đến chỗ quan hệ ********. Họ tin tưởng một cách ngây thơ rằng quan hệ ******** sẽ giúp họ cảm thấy bớt cô đơn, nhưng điều ấy không đúng. Khi không có đủ thông tin và đồng cảm với người khác về mặt tâm hồn, quan hệ ******** sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách và hủy diệt cả hai bên. Quan hệ của họ sẽ đầy bão tố, họ sẽ chỉ làm khổ nhau. Niềm tin rằng quan hệ giới tính sẽ giúp họ giải toả cô đơn là một thứ mê tín. Họ không nên bị nó đánh lừa. Trên thực tế, họ sẽ cảm thấy còn cô đơn hơn sau đó.

    Sự kết hợp của hai thân thể chỉ tích cực khi nào có hiểu biết và cảm thông về mặt tâm hồn. Ngay cả giữa vợ và chồng, nếu sự cảm thông về tâm hồn không có đó, thì sự đến với nhau của hai thân thể chỉ làm cho hai người xa cách nhau thêm. Trong trường hợp đó, theo tớ, các bạn hãy tránh quan hệ thân xác và tìm cách tìm hiểu, đồng cảm trước đã.

    À ở Việt Nam mình có hai chữ tình và nghĩa, rất khó dịch ra tiếng Anh. Hai chữ đều có nghĩa gần giống với thương yêu. Trong tình, tớ thấy có yếu tố say mê sôi nổi. Sự say mê này có thể rất sâu, tràn ngập cả con người mình. Nghĩa là một loại tiếp nối của tình. Với nghĩa tớ thấy đằm hơn, có nhiều hiểu biết hơn, sẵn sàng hy sinh để làm cho người kia hạnh phúc hơn, trung thành hơn. Tớ không còn hăng say như trong tình, nhưng tình thương của tớ sâu hơn và bền hơn. Nghĩa sẽ giữ hai người với nhau lâu dài. Đó là kết quả của sự sống chung và chia sẻ niềm vui và gian khó trong thời gian dài.
    Mẹ tớ nói: " Trong hôn nhân, tình thương giữa hai vợ chồng - nhất là lúc ban đầu, lúc mà cả hai chưa rõ những cá tánh sâu sắc của nhau- tình thương dựa vào bám víu hơn là đơn thuần thương yêu. Vì luyến ái của chúng ta quá mạnh nên người hôn phối dù có tánh xấu, dưới mắt ta lúc bấy giờ người ấy thật là hoàn hảo. Hơn nữa, ta lại có khuynh hướng khuếch trương những điều tốt nho nhỏ. Do đó, khi mà tánh tình một trong hai người thay đổi thì người kia cảm thấy thất vọng vì chính tánh tình họ cũng có đổi thay. Đây là điều cho ta thấy tình yêu được thúc đẩy bởi những nhu cầu của cá nhân hơn là vì thương yêu kẻ khác. "
    Mẹ bảo tiếp: ?oBan đầu các con đến với nhau bằng sự đam mê, nhưng khi sống với nhau các con sẽ gặp phải khó khăn, và nhờ tìm cách ứng phó với những khó khăn này mà tình yêu sâu đậm thêm. Trong khi sự đam mê phai lạt thì nghĩa lại mỗi lúc một tăng trưởng. Nghĩa là một thứ tình thương sâu hơn, với nhiều trí tuệ hơn, tương tức hơn, đoàn kết hơn. Con sẽ hiểu anh ấy hơn. Con và anh ấy sẽ trở thành một thực thể. Nghĩa giống như một trái cây đã chín. Nó không còn chua chát nữa; chỉ có vị ngọt thôi.?

    Khi ấy trong nghĩa, con sẽ thấy biết ơn anh ấy. ?oCảm ơn anh vì đã chọn em. Cảm ơn vì đã làm chồng của em. Có biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp ngoài kia, tại sao lại chọn em? Em rất biết ơn anh? Đó là chỗ bắt đầu của nghĩa, cảm giác biết ơn chồng mình, cũng như những hạnh phúc và khổ đau của mình.

    Mẹ còn nói: Nếu mai này sống chung, các con sẽ hổ trợ lẫn nhau. Con sẽ cố gắng thẩu hiểu được những khó khăn của chồng con. Nếu khi đó chồng con cũng tỏ ra hiểu được những vấn đề, khó khăn, và chí hướng sâu xa của con, con cảm thấy biết ơn sự hiểu biết đó. Khi thấy được chồng hiểu, con sẽ không còn khổ sở nữa. Hạnh phúc, trước hết là cảm thấy được hiểu. ?oEm biết ơn vì anh đã chứng tỏ là anh hiểu em. Trong khi em đang gặp khó khăn và thao thức trắng đêm, anh săn sóc em. Anh tỏ cho em thấy rằng sự an nguy của em cũng là sự an nguy của anh. Anh đã làm những điều không thể làm được để mang lại an ổn cho em. Anh đã săn sóc em theo một cách mà không ai trên đời này có thể có được. Vì vậy em biết ơn anh nhiều lắm.?

    Nếu bọn tớ sống với nhau lâu dài, ?ocho đến khi đầu bạc răng long?, đó là vì nghĩa, không phải là vì tình. Tình là tình thương say đắm bồng bột. Nghĩa là thứ tình thương có nhiều hiểu biết và biết ơn ở trong. Anh iu nhỉ? -

    Đúng là mọi tình yêu thương đều có thể bắt đầu bằng sự say mê, nhất là với một cô gái còn ít tuổi như tớ. Nhưng tớ nghĩ, trong quá trình sống với nhau, bọn tớ sẽ phải học và thực tập yêu thương, để sự ích kỷ - khuynh hướng chiếm hữu - sẽ bớt đi, và yếu tố hiểu biết, thương yêu sẽ tụ lại dần dần, cho đến khi tình thương của bọn tớ trở nên nuôi dưỡng, bảo vệ, và bảo đảm, yên tâm. Với nghĩa, tớ biết chắc anh ấy sẽ chăm sóc tớ và thương tớ và những đứa con ngoan ngoãn xinh xắn cho đến khi đầu bạc răng long. Không có gì bảo đảm được anh ấy sẽ ở mãi với tớ, ngoại trừ Nghĩa. Nghĩa được bồi đắp bởi 2 vợ chồng bọn tớ trong đời sống hằng ngày. Bạn nhỉ? Hi hi... :-)
    (Cảm ơn một người thầy đã dạy và chia sẻ cho con những kiến thức và suy nghĩ đầy yêu thương và trách nhiệm này!)

  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Sự mất cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần
    Để hướng tới cuộc sống an ổn hạnh phúc, với phần đông số người, khi mà điều kiện ban đầu còn khó khăn thì những vấn đề cơ bản người ta thường phải đối diện và có trách nhiệm là: Nợ nần, nhà cửa, công việc và lập gia đình( ta tạm gọi là vấn đề cơ bản)

    Tuy nhiên, ngay khi họ bắt đầu giải quyết cơ bản xong những vấn đề trên thì người ta lại hướng tới, tìm cầu về những hạnh phúc mới. Thứ hạnh phúc được coi là ở tương lai, và theo họ nó đảm bảo cho cuộc sống của họ.

    Sự cầu tìm hạnh phúc này thông thường gồm có:
    - Mong muốn giàu có, thụ hưởng cuộc sống tiện nghi hiện đại, nhàn nhã.
    - Mong muốn danh vọng, nổi tiếng, muốn được tôn trọng, muốn hơn người khác.

    Tức là hạnh phúc mà họ tìm cầu có thiên hướng về vật chất, danh vọng. Những thứ này thỏa mãn cho thể xác( thân). Trong khi đó phần tâm hồn, phần điều khiển chính và quyết định sự hạnh phúc hay đau khổ họ không hề ngó ngàng tới. Nguyên nhân của sự sai lầm này bắt nguồn từ:

    + Khi mọi thứ đã bắt đầu tạm đủ, nảy sinh cảm giác so sánh không muốn kém và muốn vượt lên người khác.
    + Muốn được thụ hưởng cuộc sống sung sướng về vật chất, tự cảm thấy mình xứng đáng được hưởng sự giàu có hơn nữa.
    + Không biết rõ hạnh phúc hay khổ đau là từ tâm mà ra.

    Như thế, ta thấy khi khắc phục được những vấn đề cơ bản, tức là đã đảm bảo cho tâm không bị níu kéo, lo âu, băn khoăn thì họ lại bắt đầu chuyển sang chú trọng cho phần thân nhiều hơn. Lúc này con người sống hời hợt, chỉ biết tìm cầu sự an lành ở thể chất qua sự đáp ứng cho những đòi hỏi như: ăn ngon, mặc đẹp, lắm của nhiều tiền, mong cho tai qua nạn khỏi, công thành danh toại, chứ ít khi nghĩ đến sự an lành cho tâm hồn, nên họ thường thản nhiên để cho tham tâm khởi, si tâm, kiêu căng, ngã mạn khởi. Kết quả họ là phải chuốc lấy nhiều phiền muộn, ray rứt ân hận đè nặng lên tâm thức hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng giây không bao giờ nguôi

    Khi kiếm thêm nhiều tiền thì chúng ta bỏ nhiều thời gian để làm tiền, và có ít thời gian nghỉ ngơi hơn trước. Những người lương cao tương đối bỏ nhiều thời gian cho các hoạt động không đem lại niềm hạnh phúc nhiều hơn, mà trái lại đưa đến nhiều sự căng thẳng trong cuộc sống hơn.

    Sau khi được tăng lương bổng hay có thêm nhiều tiền nhờ làm thêm việc thì có thể chúng ta được mãn nguyện trong một thời gian ngắn với số tiền đó, nhưng rồi từ từ sẽ quen dần với các cách tiêu xài lớn hơn, và vẫn sẽ mong muốn có nhiều tiền hơn thế nữa.

    Tiền bạc ko phải là con đường đưa đến hạnh phúc. Tiền bạc cũng ko phải là nhân tố quyết định đem lại hạnh phúc. Khi nhầm tưởng vào điều này, con người ra sức làm giàu và kiếm nhiều tiền, nhưng đến khi giàu có rồi, họ mới ngỡ ngàng nhận ra họ vẫn không hạnh phúc.

    Nhưng vì sao con người cứ chăm chú đi kiếm thật nhiều tiền, là vì con người như một cái máy hưởng thụ. Nhầm tưởng hạnh phúc, an lạc có được là khi ta hưởng thụ nên cố gắng phấn đấu để có được các điều kiện hưởng thụ. Khi đã tận hưởng và cảm giác trở nên quen, con người lại có xu hướng tiến đến những nhu cầu cao hơn và tưởng đó là hạnh phúc. Kỳ thực chính quá trình thay đổi như vậy, chính quá trình tìm cầu như thế là nỗi khổ. Và sự hưởng thụ cũng là nỗi khổ. ( Hix, vậy cái gì mới là hạnh phúc thực sự? )

    Cũng giống như thời gian, thời gian của mỗi người trong ngày là 24h, có những người sử dụng vừa đủ, luôn thanh thản, nhẹ nhàng nhưng cũng có người bận rộn, tất bật, thiếu thốn. Như thế chứng tỏ không biết sử dụng thời gian. Mặt khác, nếu có giả thuyết nếu tăng lên 36h một ngày, thì câu trả lời vẫn là: Người thiếu vẫn cứ thiếu, người đủ vẫn cứ đủ. Người thiếu, khi có thêm thời gian sẽ ôm đồm thêm nhiều việc nữa. Vì họ tưởng cần phải làm thêm thật nhiều, rất là khổ sở.
    Vấn đề là ở chỗ cần phải có, huớng tới một cuộc sống cân bằng giữa vật chất và tinh thần!

  9. vinhhd67

    vinhhd67 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    1.122
    Đã được thích:
    1
    Những câu chuyện nghe tưởng chừng thuyết phục, nhưng người trong cuộc hiểu rằng sẽ nói những gì và câu chuyện hoà giải sẽ đi theo chiều hướng tích cực hơn, cảm ơn cuộc sống.
  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đừng nóng giận bạn nhé!
    Do nhiều nguyên nhân mà xảy ra sự nóng giận, khi ấy nếu ta suy nghĩ rằng, có thể đã có nguyên nhân chủ quan hay khách quan gì đó đã gây ra hoàn cảnh này, tức là đã có lỗi lầm của mình khi đó ta sẽ có trạng thái hòa dịu trở lại, thậm chí còn biết hối hận về những gì mình đã gây nên. Từ đó mình bình tĩnh lại, xử lý cẩn thận ngay những công việc trong hiện tại, và xem xét không quá bức thiết những việc ta đang làm.

    Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.
    Nóng giận là biểu hiện của sự yếu đuối trong tâm hồn. Nếu tâm hồn còn yếu đuối, nhu nhược, thì dễ xảy ra sai sót. Những người bình thản trước mọi việc, gặp chuyện không sân, gặp của không tham là người có thể làm việc không sợ xảy ra sai sót. Người trầm tĩnh là người có thể tin tưởng được. Đó là lý do tại sao trong cuộc sống, người trầm tĩnh, không nóng giận luôn luôn được ngợi ca, quí mến.
    Nếu khi xảy ra nóng giận, thay vì ta để cho cơn nóng giận tiếp tục duy trì, ta cố gắng chuyển nó sang một trạng thái khác, với nỗ lực dùng năng lượng phát xuất từ cách cư xử với lòng từ bi, sự kiên nhẫn và lý trí. Đây là những thuốc giải hiệu nghiệm cho việc chữa trị cái giận. Đáng tiếc thay, bao người hiểu nhầm về những điều nầy, và cho đấy là biểu tượng của sự hèn nhát, yếu đuối. Thực ra, như đã nói ở trên, chúng chính là những dấu hiệu cho một sức mạnh nội tâm. Trạng thái tự nhiên của lòng từ bi là sự dịu dàng, hòa nhã, mềm mỏng, nhưng có năng lượng rất mạnh mẻ. Những kẻ dễ tức giận là những người thiếu kiên nhẫn, dễ bất an và không ổn định.
    Vì vậy, khi vấn đề xuất hiện, nên cố gắng giữ bình tĩnh, với một hành động chân thành cho kết quả được công bằng. Dĩ nhiên là sẽ có những kẻ lợi dụng bạn, khi bạn giữ không bám víu, và hành vi nầy chỉ khuyến khích họ thêm hung hăng, thì bạn phải lên tiếng cho họ biết quan điểm của mình, và nếu cần thì tìm biện pháp để đối phó, nhưng tuyệt nhiên hành động không có sự tức giận hay ác ý ẩn bên trong.
    Thêm nữa, đối với những việc trái ý, thì đây là lúc mà ta cần phải thực tập. Khi người ta phê bình, chúng ta nên lắng nghe. Nếu họ đang nói sự thật ? Chúng ta nên cởi mở cõi lòng và gắng sửa đổi. Có thể có một điều nào đó mà họ nói đúng, và vì tự ái ta đã phản ứng lại và chống đối họ. Nếu người ta chỉ lỗi của mình cho mình thấy thì mình nên cố gắng loại bỏ thói xấu ấy. Và đây mới là sự thực tập của một người có trí tuệ.

    Ngoài ra chúng ta cũng suy nghiệm thế này: Ngay cả những thứ làm cho ta cảm giác thoải mái, thích thú và những thứ cho ta cảm giác bực bội khó chịu( nóng giận), thì cũng đều không thực sự có một chút giá trị gì cả. Ta sẽ thấy : "Ô, đâu có gì trong cái cảm giác thích thú nầy. Ðây chỉ là một thứ cảm giác xuất hiện rồi sẽ biến mất. Cảm giác không thích( nóng giận) cũng vậy, nó chỉ là một cảm giác có rồi mất. Thế thì tại sao chúng ta phải rắc rối với chúng cơ chứ?"
    Để hướng tới người khác, ta hãy thực tập xem bản thân mình không quan trọng nữa, không thấy những việc ta làm là quan trọng nữa, không thấy nhu cầu của ta là quan trọng nữa. Không thấy những gì cần cho ta là quan trọng nữa.
    Mang tâm thương yêu người đối diện mà không nớ trách, giận. Biết tôn trọng mọi người, hiểu hành động của người khác là những gì họ làm theo suy nghĩ, hoàn cảnh và điều kiện của họ. Từ đó, có sự thông cảm, bỏ qua.
    Các chuyện vui buồn, bất như ý có thể hoàn toàn xảy ra thất thường theo từng giai đoạn thăng trầm cuộc sống không theo chủ ý của con người. Biết rõ điểm này, để khi ta gặp chuyện ko vừa ý ta sẽ không cảm thấy bực bội, mà đón nhận nó theo một lẽ tự nhiên.
    Sự bất ưng ý của công việc là do đòi hỏi quá kỹ lưỡng nhu cầu của con người, nên khi không được đáp ứng như ý, hãy bình tâm xem xét lại các điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố chi phối khác đã thực sự đáp ứng đầy đủ hay chưa, hay mình còn chểnh mảng, sơ suất, coi nhẹ ở khâu nào.

    Đối với người có quyền chức phải hiểu thấu được khó khăn, tâm tư nguyện vọng và những trắc trở trong cuộc sống của nhân viên dưới quyền để thông cảm và giúp đỡ. Tránh đẩy họ vào con đường gây ra lầm lỗi.

Chia sẻ trang này