1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Đúng và sai
    Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẽ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.
    Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.
    Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bõ đi."
    Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hướng về đạo đức
    Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích. Chúng ta chú ý rằng, đạo đức phải mang đến ích lợi cho người xung quanh, chứ không phải là những khuynh hướng chỉ mang đến ích lợi cá nhân, vị kỷ.

    Như vậy, đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định là đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

    Một nội tâm tràn đầy đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có đạo đức sâu sắc.
    Khuynh hướng vị tha được xem là đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn bản thân mình. Vì lúc nào cũng quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn để giúp người qua lúc khó khăn.
    Tâm khiêm hạ được xem là đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là phải thấy rằng mình nhỏ bé kém cỏi.
    Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nổi bật của mình

    Khi chúng ta cân nhắc một hành vi nào đó, xem xét có hợp với đạo đức hay không, chúng ta nên cân nhắc những động cơ thúc đẩy của hành vi đó.
    Nếu một người nào đó suy nghĩ rằng:?o Mình phải sống hiền lành, khiêm tốn để mọi người yêu quý mình?, thì như thế chưa phải là đạo đức vì chỉ mang lại lợi ích cho chính mình. Nhưng nếu người đó suy nghĩ rằng:? Mình phải sống hiền lành, khiêm tốn để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh?, khi ấy đó là một suy nghĩ đạo đức vì mang lại lợi ích cho mọi người.
    Nếu một người nào đó quyết định là sẽ không trộm cắp chỉ vì anh ta sợ rằng trộm cắp sẽ bị bắt và bị trừng phạt bởi pháp luật, vậy thì quyết định không trộm cắp của anh ta không được xem là hành vi đạo đức, bởi vì trong trường hợp này những suy nghĩ đạo đức không tác động lên quyêt định của anh ta.
    Trong trường hợp người đó quyết định không trộm cắp với động cơ là do anh ta sợ dư luận: "Nếu mình trộm cắp thì bạn bè và hàng xóm sẽ nghĩ sao về mình? Chắc là mọi người sẽ khinh bỉ mình lắm! Mình sẽ bị mọi người ruồng bỏ". Mặc dù quyết định đó được xem là một quyết định tích cực, nó vẫn không được xem là một hành vi đạo đức.
    Bây giờ, nếu người ấy cũng đi đến quyết định là sẽ không trộm cắp bởi vì anh ta suy nghĩ rằng : "Nếu mình trộm cắp thì có nghĩa là mình tham gia vào một hành vi trái với đạo trời, trái với đạo làm người!" Hoặc là: "Trộm cắp là một hành vi phi đạo đức, nó làm cho người khác chịu tổn thất và đau khổ!". Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta trong trường hợp này được xem là một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý.
    Nếu sự cân nhắc của bạn dựa trên cơ sở của sự tránh né những hành vi phi đạo đức thì bạn sẽ không thể vượt qua được những đau khổ buồn phiền, và quyết định đó không được xem là một hành vi đạo đức; nếu quyết định của bạn dựa trên cơ sở hạn chế những hành vi phi đạo đức thì quyết định đó được xem là một hành vi đạo đức.

  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đừng thổi phồng sự việc bạn nhé
    Khi chúng ta xem xét những cảm xúc nóng nảy bực tức của mình, chúng ta thấy rằng những cảm xúc đó gây phiền muộn cho chúng ta rất nhiều, chúng ta có khuynh hướng liên quan đến "những phóng đại( thổi phồng) trong tư tưởng"(mental projections) . Điều này có nghĩa là sao? Những phóng đại gây ra sự ảnh hưởng thay đổi về mặt tình cảm mạnh mẽ giữa bản thân chúng ta và những đối tượng xung quanh chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta bị một vật gì đó hấp dẫn, chúng ta có xu hướng thổi phồng những phẩm chất của nó, chúng ta thấy rằng vật đó là hoàn toàn tốt , hoàn toàn đáng giá và chúng ta trở nên ngu muội vì lòng ham muốn được sở hữu vật đó. Một sự thổi phồng như vậy có thể gây cho chúng ta cảm giác rằng một máy tính hiện đại hơn, mới hơn có thể thoả mãn nhu cầu của chúng ta và giải quyết mọi vấn đề.

    Tương tự, nếu chúng ta không thích một vật nào đó, chúng ta thấy rằng nó hoàn toàn không đáng giá, chúng ta tìm mọi cách chê bai, cho dù là vật đó có một số phẩm chất tốt thì chúng ta cũng cố tình phớt lờ đi. Ví dụ, một khi chúng ta muốn mua một máy tính mới thì cái máy cũ đã phục vụ chúng ta rất tốt trong nhiều năm qua bất ngờ phải gánh chịu nhiều phầm chất tồi tệ. Chúng ta sẽ thấy rằng cái máy tính đó càng ngày càng không chịu được - bởi vì chúng ta có những "phóng đại" này . Một ông chủ khó tính hay một đồng nghiệp rắc rối chúng ta xem là những người có tính xấu. Chúng ta cũng thường xoi mói đánh giá vẽ đẹp của một người không giống như chúng ta mơ tưởng, mặc dù người đó hoàn toàn rất đẹp trong mắt của nhiều người khác.

    Khi chúng ta dự trù những cách thức chúng ta phán xét mọi người, mọi vật cũng như mọi trường hợp , cho dù những đối tượng đó có những phẩm chất tích cực hay tiêu cực, thì chúng ta nên bắt đầu bằng cách nhận thức được rằng những suy nghĩ và những cảm xúc hợp lý thường dựa trên nền tảng là thực tế. Điều này là do những suy nghĩ và nhận xét hợp lý thường không bị ảnh hưởng bởi những sự "thổi phồng" - trạng thái tinh thần như vậy phản ánh chính xác hơn về những phẩm chất thật sự tồn tại nơi một đối tượng nào đó. Vì vậy , tôi tin rằng việc trau dồi những hiểu biết đúng đắn về mọi vật sẽ hỗ trợ cho việc tìm kiếm niềm hạnh phúc của chúng ta.

    Chúng ta hãy cùng khám phá xem điều này được áp dụng vào việc rèn luyện tâm hồn của chúng ta như thế nào. Ví dụ, khi chúng ta thảo ra những hình phạt đạo đức, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ giá trị của việc tham gia vào những hành vi và những lối sống đạo đức. Đối với những tín đồ Phật giáo, lối sống đạo đức nghĩa là phải tránh những hành vi phi đạo đức. Có 3 loại hành vi phi đạo đức: hành vi phi đạo đức được thực hiện bằng thể xác, hành vi phi đạo đức được thực hiện qua lời nói; và những suy nghĩ phi đạo đức. Chúng ta phải chế ngự 3 hành vi phi đạo đức được thực hiện bởi thể xác: giết chóc, trộm cắp, gian dâm; 4 hành vi phi đạo đức được thực hiện bởi lời nói: nói dối, những lời nói gây chia rẽ, những lời nói lăng nhục kích động và những lời nói vô nghĩa; và 3 hành vi phi đạo đức trong suy nghĩ: lòng tham, độc ác và những thái độ quan điểm sai trái.

    Chúng ta có thể thấy rằng việc chế ngự những hành vi phi đạo đức chỉ có thể được thực hiện một khi chúng ta ý thức rõ được những hậu quả mà những hành vi này gây ra. Ví dụ , câu nói vô nghĩa này có tác hại gì? Nếu ta đam mê điều này thì hậu quả là gì? Trước hết, chúng ta phải suy xét được rằng những câu chuyện phiếm vô nghĩa thường tạo điều kiện cho ta hay nói xấu về người khác, hoang phí thời gian và khiến ta bị ức chế . Sau đó, chúng ta suy xét thái độ của mình dành cho những người hay ngồi lê đôi mách ?" chúng ta không thật sự tin tưởng họ, chúng ta không muốn xin họ một lời khuyên nào cả. Nếu không, chúng ta cũng có thể suy xét về nhũng khía cạnh mà những câu nói vô nghĩa thường hay gây ra sự bực tức cho mọi người. Những suy nghĩ như vậy giúp chúng ta chế ngự được bản thân khi chúng ta bị cám dỗ bởi những kẻ ngồi lê đôi mách . Đây cũng có thể là một phương pháp luyện tập sơ cấp ?" phương pháp hiệu quả nhất tạo ra những thay đổi cần thiết cho việc tim kiếm niềm hạnh phúc của chúng ta - tôi tin là như vậy.

  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Những viên đá quý
    Một phụ nữ thông thái đã đi qua rất nhiều ngọn núi tìm được viên đá quý dưới một con suối. Ngày hôm sau bà ta gặp một người đi đường đang bị đói ,bà lấy thức ăn trong túi để cho người kia.. Lúc đó người đi đường nhìn thấy và hỏi xin viên đá quý, người phụ nữ cho ngay mà không hề do dự
    Người đi đường bỏ đi và vô cùng mãn nguyện với vận may của mình. Anh ta biết rằng hòn đá này đủ sức giúp anh ta sống sung sướng cả đời. Nhưng chỉ một vài ngày sau, anh ta trở lại và trả hòn đá lại cho người phụ nữ.
    "Tôi đã luôn nghĩ, tuy tôi biết viên đá này quý giá đến mức nào nhưng tôi quyết định trả lại viên đá với hy vọng bà sẽ cho tôi một thứ quý giá hơn. Xin cho tôi biết cái gì có thể khiến bà cho tôi viên đá mà không hề mảy may chần chừ như thế?"

  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Con sẽ ngoan như chú ấy
    Góc phố của chợ tỉnh có đến ba người bán bánh mì. Hai người thanh niên và một người phụ nữ. Mỗi người với một cần xé và một bao tải đậy bên trên để giữ bánh mì luôn luôn ấm.
    Tôi thật tình không hiểu bánh mì bán lời lỗ ra sao, nhưng tôi hơi ái ngại mỗi khi mua của người này thường là sẽ gặp ánh mắt của người kia trông sang, mong đợi, tiếc nuối?
    Tuy nhiên, tôi thường mua của một người thanh niên. Dù theo tôi bánh của anh ta chẳng biết lấy tại lò bánh nào, luôn có vẻ bị nhỏ hơn bánh của hai đồng nghiệp kia thì phải. Vì anh ta luôn luôn lăng xăng và mỉm cười với khách hàng? Điều đó hẳn nhiên rồi. Buôn bán mà! Không, ở đây anh vẫn luôn mỉm cười dù mẹ của anh ta có lúc lớn tiếng mắng anh ngay góc phố giữa đông người qua lại. Trong khi đó, anh vẫn lăng xăng với công việc, không một lời cãi lại mẹ...
    Và tôi còn luôn là khách hàng của người thanh niên ấy vì một lẽ: mỗi lần biết tôi sắp mua bánh mì, đứa con gái bé nhỏ của tôi đều thỏ thẻ: "Mẹ nhớ mua bánh mì của chú hay bị má la đó nhe mẹ. Con thương chú quá. Con sẽ ngoan như chú?. Cảm ơn người bán bánh mì. Anh đã cho con tôi và chúng tôi một bài học về cách cư xử với mẹ mình, dù mẹ có thể đúng hay chưa đúng.

  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Sống bản lĩnh
    Khi thất bại không buồn khổ, không chán nản, âu lo. Khi mệt mỏi không than vãn, không bất mãn, luôn tận tụy, chu đáo với mọi người. Khi thành công không vui mừng. Đôi lúc, sự thành công hay thuận lợi cũng bắt đầu ẩn chứa những nguy cơ thất bại và bất ổn.
    Luôn bao dung, độ lượng, tin cậy mọi người. Không thấy mình là hơn mọi người để kiêu căng, ngạo mạn. Luôn thấy mình còn bình thường, nhỏ bé với mọi người để biết tôn trọng, để biết yêu thương, chăm lo, để phấn đấu bản thân nhiều hơn nữa.
    Không chạy theo tương lai xa vời, không hoài niệm về quá khứ, chỉ sống thật cẩn thận, trách nhiệm ngay trong hiện tại. Ta không biết tương lai ta sẽ sống ra sao, nhưng chắc chắn ta phải sống thật tốt trong hiện tại. Lại nữa, hiện tại bây giờ cũng là tương lai của quá khứ. Nếu cuộc sống của ta trong hiện tại bất ổn thì có nghĩa là ta đã không thực hiện được mong muốn sẽ sống tốt từ trong quá khứ. Khi mà ta không kiểm soát được cuộc sống trong hiện tại thì có lý lẽ gì chắc chắn và đảm bảo ta sẽ kiểm soát được cuộc sống trong tương lai?
    Không mải mê đi tìm kiếm nguồn vui, không trốn chạy khổ đau bất hạnh. Dũng cảm đối mặt với khó khăn, bỉnh thản chấp nhận nghịch cảnh và khéo léo vươn lên.
    Dành hết lòng nhường nhịn, tận tụy với cuộc đời, không chê bai người khác, không tìm điểm xấu của người, chỉ nhìn bằng con mắt thương yêu và thông cảm sâu xa. Hãy tự kiểm điểm bản thân mình, tìm lỗi chính mình, nghiêm khắc với chính mình, tự trách và quyết tâm sửa những lỗi lầm của bản thân.
    Thương yêu chăm sóc bản thân mình với tinh thần trách nhiệm, thương yêu gia đình, bạn bè, xã hội, quê hương, đất nước và đồng loại. Không cố tìm một chỗ dựa vào một người nào khác, một nơi nào khác, người khác thì làm sao làm chỗ nương tựa cho mình được, chỉ nương tựa vào chính mình, vào chân lý, vào đạo đức mà ta cố gắng để trang trải tình yêu thương cho tất cả.
    Khó khăn nhất là điều khiển và làm chủ chính mình. Chính mình còn chưa làm chủ và điều khiển được mình mà cứ có ý vượt hơn người khác, thấy mình giỏi hơn người khác đòi kiểm soát và làm chủ người khác thì thật buồn cười.
    Khi thấy mình hơn ngươi khác để mà vui mừng là một ý niệm ác độc. Con người ta phải học gì, làm gì để biết yêu thương? Chẳng phải sự tiến bộ vật chất là để phục vụ đời sống con người hay sao? Mục đích của cuộc sống là gì nếu không phải là sự kiếm tìm hạnh phúc? Con người ta sẽ không thể có hạnh phúc khi không có tình thương. Hãy học và hiểu biết để yêu thương, để biết hi sinh, để cống hiến và mang niềm vui đến cho nhau.
    Khi thấy tất cả đều như nhau, mỗi con người đều có máu dòng máu đỏ và nước mắt có vị mặn như nhau, và gắn bó với nhau trong khối cộng đồng liên quan chặt chẽ. Từng miếng cơm, manh áo, con đường, đều là do vô số bàn tay công sức góp vào ta đã chịu ơn, và góp sức cho nhau biết bao điều. Ta nhận ra rằng, những khổ đau của người khác cũng chính là khổ đau của mình. Vì thế khi người khác sung sướng, hạnh phúc là ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc, với nỗi niềm hân hoan kỳ lạ. Ta vẫn hằng mong ước mọi người sẽ không còn cảnh khổ đau đấy thôi, thì chẳng lẽ với những người thành công ta lại đố kị, ghen ghét? Hãy chia sẻ niềm vui, và một lòng hướng về những điều tốt đẹp.
    Thấy được cuộc đời là bất thường biến đổi, nay thế này, mai thế khác để luôn bình thản, không có sự phóng đại, kỳ vọng vào danh lợi, tình cảm vị kỷ hay những mơ mộng riêng mình. Chỉ có tình yêu thương chân thành, vô tư, vô điều kiện không cần đáp trả với một niềm đồng cảm, một sự hiểu thấu và bao dung mới giúp ta vượt qua nghịch cảnh, không thất vọng khổ đau khi gặp phải những điều không như ý nguyện. Dành tình yêu thương bình đằng, không phân biệt cho tất cả mọi người.
    Hãy yêu thương và hết lòng vì mọi người, sống một cuộc đời tích cực, đạo đức, ta sẽ thấy thế giới này là một thiên đường tràn đầy niềm vui, chan hòa tiếng cười ấm áp. Chúc mọi người vững vàng, và là một mặt trời bé con đầy ắp ánh sáng của tình yêu thương, bạn nhé!

  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Tâm hồn trầm tĩnh
    Các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.
    Trong các vị thần, một vị bước ra nói:
    - Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.
    Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ là mình là người bất khả xâm phạm nữa.
    Vị thần Bão tố, bước ra nói:
    - Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ?
    Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên? Ban đầu từ từ? kế đó sóng nổi gió tung? Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to? cuồn cuộn ầm ầm? chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng dã? Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt? Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn? hăm he chìm ngập đến cõi trời? Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha? Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm? bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.
    Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng lảnh lót cất lên:
    - Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức bạo tàn, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái thuật khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục chớ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục.
    Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu? thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại? Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.
    Nhưng có một vị thần? thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động.
    Vị này không thấy sấm sét mà choá mắt.
    Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.
    Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền hảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.
    Vị trọng tài day qua hỏi:
    - Ngài có phải bị mù, điếc gì không?
    - Không. Tôi thấy và tôi nghe.
    - Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?
    - Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.
    - Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?
    - Không. Tôi là vị thần tự huấn luyện cảm giác tôi, tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế trị nó. Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt? Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai?
    Các vị thần, cúi mặt làm thinh. Vị trọng tài nói tiếp:
    - Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật sự nằm nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này! Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điều khiển ******** của mình. Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi đặng là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ người có sức mạnh trên hết. Bất kỳ là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này đặng. Trái lại, người này đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các anh em, tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: Vị thần trầm tĩnh này là chúa tể của tất cả chúng ta.

  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Ðừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới.
    Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ,
    Khi gặp tai họa phẩm hạnh lớn nhất là kiên cường
    (Ba con )
    Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng. (Khổng Tử)
    Kiểm soát được niềm vui, kiểm soát được nỗi buồn. Khi có điều may mắn, tốt đẹp mà không vui, chỉ bình thản, nhẹ nhàng không xao động. Khi có điều xấu đến không buồn lo, không dao động, vững vàng và bình thản. Điều này là do tâm làm chủ, làm chủ chính mình và làm chủ cảm xúc, không để cho cảm xúc tự do chạy lăng xăng, không cho phép sự ảnh hưởng của nội tâm tự suy diễn, cũng không cho ngoại cảnh chi phối, tác động. Tất cả hành vi, và cảm xúc ta đều biết rõ, đều kiểm soát, đều làm chủ và điều khiển: Nhận thấy sự biến đổi của cảm xúc, buông bỏ cảm xúc tiêu cực( phấn khích, hân hoan, sung sướng, vui, buồn, kích động, mất bình tĩnh và lo lắng?), hướng đến cảm xúc tích cực và vẫn biết rõ quá trình điều khiển cảm xúc như thế.). Cảm xúc đúng đắn mà ta cần hướng tới và đạt được là sự thanh thản, an ổn về nội tâm, bình thản, tĩnh lặng, bất động mà biết rõ, làm chủ. Sự thanh thản, an ổn, tĩnh lặng làm phát sinh trí tuệ và tình yêu thương mênh mang ?" lòng từ bi, giúp chúng ta có đủ dũng lực và sức mạnh để vươn lên. Đó là ý nghĩa của chân hạnh phúc.
    Nên nhớ rằng, tất cả suy niệm, cảm xúc và kể cả ảnh hưởng, tác động của ngoại cảnh đều do tâm tạo. Những phiền muộn về quá khứ hay lo lắng, ước vọng về tương lai đều chỉ là ý niệm trong hiện tại. Đó đều là những ý niệm do tâm tạo ra. Ngay trong hiện tại, ở tại đây, việc sống thiết thực và ý nghĩa, làm từng công việc trọn vẹn và trách nhiệm, từng giây, từng phút sống trong sự thức tỉnh, sống trong lòng yêu thương là những phút giây giá trị và ý nghĩa nhất. Ngay bây giờ, tại đây, nếu bạn không làm gì và làm chẳng ra một việc gì có lợi ích cho mình và cho tha nhân thì trong tâm thức của bạn sẽ không bao giờ cất chứa và hiểu được ý niệm ?otương lai? là gì cả. Có chăng, đó chỉ là những ảo giác, viễn mộng xa rời về một đời sống, một thế giới ngày mai mà bạn mơ tưởng. Kết quả trong tương lai là cả một xâu chuỗi, là cả một quá trình bền bỉ, liên tục, như là tổng của vô số những thời khắc nhỏ trong hiện tại. Mỗi giây, mỗi phút qua đi là bạn đang đánh mất những viên ngọc thời gian quý giá. Mỗi ngày qua đi là bạn đang mất đi một ngày giá trị của cuộc đời. Hãy quan tâm và yêu thương những người xung quanh, bỏ bớt những ham muốn cá nhân, đừng suy nghĩ nhiều quá cho riêng mình( không tự thấy mình là quan trọng), và dành sự giúp đỡ, tận tụy, hi sinh cho mọi người và cho công việc chung. Sống thật tốt trong từng phút giây hiện tại như thế.
    Mỗi phút giây, hãy để tâm kiểm soát nghiêm mật về những ý niệm tiêu cực: Những suy nghĩ xấu, hưởng thụ, chơi bời, buồn bã, lo lắng, đố kị? Dùng tâm mình để đảo ngược: Thay vì để cho dòng suy nghĩ không lợi lạc đó cứ tiếp tục trôi, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp: ta sẽ làm giúp đỡ ai điều gì? ta sẽ có thái độ khiêm tốn, kín đáo thế nào, ta sẽ thương yêu và quan tâm đến mọi người ra sao, hãy nghĩ về cha mẹ nữa? Điều đó sẽ làm ta đang sống có ích trong giây phút bạn vừa trải qua.
    Chỉ khi nào bạn đối xử thật tốt với cuộc đời này bạn mới thoát ra được khỏi cuộc đời này thôi.
    Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất( Goethe)
    Sinh ra chúng ta không mang theo cái gì, chết đi chúng ta cũng không mang theo cái gì cả.
    Xét đoán con người qua những câu hỏi của anh ta hơn là qua những câu trả lời.( Vì nghĩ gì sẽ nói cái đó)
    Giờ phút tăm tối nhất trong đời thanh niên là ngồi nghiên cứu cách kiếm tiền( Greeley)
    Ai ăn cắp một trứng gà sẽ có thể ăn trộm một con trâu( G. Herbort)
    Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực không thể chịu đựng được những sự lăng mạ.( La Rochefoucaulol)
    Biết đủ không nhục, biết dừng không nguy. Như thế có thể giữ được lâu dài.( Lão Tử)
    Tiền bạc là phương tiện của những người thông minh, là mục đích của những kẻ ngu ngốc.( A.Đơ- cuốc- xen)
    Ngưỡng cửa dẫn đến ngôi nhà khôn ngoan đó là sự tự hiểu mình còn ngu dốt.
    Vấn đề không phải là chúng ta sống bao lâu mà sống như thế nào.( Balley)
    Những điều ta biết là hữu hạn, những điều ta không biết là vô hạn.
    "Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống, đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị" (Albert Einstein).
    Giá trị đích thực của một người ở nhân cách chứ không ở của cải (Balaxkiơ)
    Khi mất một vật gì, dù quí giá hay nhỏ mọn, nhưng là vật thường dùng hằng ngày, tức nhiên chúng ta cũng sẽ cảm thấy bực bực trong lòng. Chính cái buồn bực đó làm cho tâm trí chúng ta xao xuyến, giao động, bất an, chứ không giúp tìm lại được vật đã mất.
    Sống vững vàng, tự tại
    Một loài hoa có mùi thơm, có hương sắc, thì tự nhiên mọi người đều biết. Một người thực tốt, khỏi cần khoe tốt, ai ai cũng cảm nhận được. Mọi người thường cảm thấy an lạc, bình yên khi sống bên cạnh một vị thánh hiền. Một vị chân tu thực học, đức hạnh cao cả, thường được ví như một cây to có bóng mát che rợp, cho mọi người có nơi nương tựa, tránh ánh nắng như thiêu đốt, tượng trưng cho những phiền não và khổ đau của thế gian. Còn như "chuột xạ tự nhiên hôi", không nghi, khỏi bàn.
    Điểm đúng của chân lý chỉ bằng một đầu chấm câu bút chì mà thôi.
    Đương đầu với nghịch cảnh
    Lẽ dĩ nhiên, con người ai ai cũng nở mặt nở mày, hân hoan, thỏa thích khi được ca tụng, tán dương, khen ngợi. Còn lúc bị khiển trách, chê bai, chỉ trích, tinh thần người đời thường hay suy sụp, ủ dột, buồn rầu. Những người học hiểu giáo lý đạo Phật đều nên biết rằng: Giữa những lời ca tụng hay khiển trách, người thiện trí không thỏa thích cười vui, cũng không ủ dột chau mày. Hãy tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới các cơn bão táp phong ba của cuộc đời. Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Kẻ trí như hòn đảo. Sóng nước khó ngập tràn"
    Chúng ta phải cố gắng chịu đựng và nghĩ rằng mình đang gặt hái một quả báo nào đó, do chính mình đã tạo, hoặc trong quá khứ, hoặc trong hiện tại. Mình làm mình chịu, chớ có trách lẫn trời gần trời xa! Chúng ta hãy cố gắng tự tạo cho mình một nếp sống thích hợp với hoàn cảnh mới và, bằng cách nầy hay cách khác, chúng ta phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại
    Như vậy, chúng ta muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc thì nội tâm không nên "nổi sóng tham, sân, si" mỗi khi "tám gió" thổi đến. Còn nếu có "lỡ" nổi sóng rồi thì hãy giác ngộ ngay, hãy "biết" ngay là nội tâm đang nổi sóng. Khi biết được như vậy, cơn sóng sẽ lặng đi. Hãy mỉm cười thật tươi! Quên hết mọi chuyện!
    Hạnh phúc ngay bây giờ đi
    Tìm kiếm những điều hạnh phúc và có ý nghĩa ngay tức khắc chứ không phải cho tuần tới, tháng tới hay năm tới. Chứng bệnh phương Tây đáng sợ nhất là: ?oTôi sẽ hạnh phúc khi?..khi tôi có chiếc BMW?
    Sự thúc đẩy! Động lực! Đừng bao giờ chỉ gói gọn suy nghĩ trong việc tìm kiếm những điều bạn không có, như vậy bạn sẽ thất vọng trong việc đánh giá những giá trị bạn đang có. Đó là biểu hiện của việc bạn đã thất bại trong cuộc sống hiện tại của chính mình.
    Tình yêu của bạn với gia đình và bạn bè. Khi bạn nằm trên giường bệnh chờ chết và tưởng tượng xung quanh mình những đồng nghiệp thân hữu đang phải vẫy tay tạm biệt bạn. Bạn hiểu rằng bạn bè và gia đình là vô cùng quan trọng. Đó chính là những người mang đến cho bạn mọi vấn đề cũng là những người thực sự là vấn đề quan tâm của bạn.
    Hãy hạnh phúc với những gì bạn có, ngay trong hiện tại, ngay trong lúc này đây. Hạnh phúc không phải là những mơ ước xa xôi, mong cầu ở tương lai phía trước. Nếu ngay trong hiện tại bạn không hạnh phúc được thì có gì đảm bảo được tương lai bạn có thể hạnh phúc được chăng?
    Lão Tử
    Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì khó tin được, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó.Cái có từ cái không mà ra. Không có nghĩa là không có gì cả nhưng phải có cái gì thì mới có cái không có.
    Cái gì an định thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình.
    Người ta làm việc , thường gần tới lúc thành công thì lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.
    Ba mươi nan hoa cùng qui vào 1 cái bánh, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.
    Vậy ta tưởng cái "có" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "không" mới làm cho cái "có" hữu ích.
    Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu; kẻ gắng sức là người có chí. Kẻ nào ko rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ.
    Mọi người hớn hở như hường bữa tiệc lớn, như mùa xuân lên đài; riêng ta điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết cười, rũ rượi mà đi như không có nhà để về. Mọi người có thừa, riêng ta như thiếu thốn, lòng ta ngu muội, đần độn thay ! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng ta ngoan cố mà bỉ lậu. Riêng ta khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo)
    Đạm bạc để sáng chí
    Tĩnh lặng để hiểu xa
    (Khổng Minh Gia Cát Lượng)
    Luôn luôn có niềm hy vọng cho người nào bình tâm suy nghĩ về cuộc sống ( Katherine Logan)
    Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng( Jepfecson)
    Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp ( W.Gơt)
    Dầu thống lĩnh cả địa cầu, dầu được sinh lên thiên đường, dầu tự cho là chúa tể vũ trụ đi nữa, không một ai sánh được với vị Tu Đà Hoàn.( Lời Phật dạy)
    Vở kịch cuộc đời
    Cuộc đời được diễn tiến theo một hoàn cảnh và kịch bản định sẵn. Mỗi người là những diễn viên của kịch bản đó. Nhiệm vụ của mỗi người là phải diễn sao cho tốt đối với vai diễn của mình( có thái độ và hành động tích cực, đúng đắn) ngay trong hiện tại. Sự vinh quang hay thất bại nhận được từ phía khán giả mà diễn viên nhận được hoàn toàn do diễn viên đó quyết định. Việc của diễn viên là chỉ biết diễn cho thật tốt mà thôi, còn chỉ đạo kịch bản đã có đạo diễn phụ trách.
    Không có cái gì mà tự nhiên nó đến cả, tất cả đều có nguyên do của nó.
    Luôn luôn hỉ - vui sướng, trước thành tựu người khác. Nếu mong thế giới và chúng sinh đều tốt đẹp, thì có ai đó tiến bộ, tăng trưởng đó chính là một cầu nối, một sự thúc đẩy cho mong muốn đạt được kết quả. Vì vậy, trong lòng ta phải vui thích, phấn khởi.
    Buông bỏ cái khổ
    Cái khổ thì đừng nắm giữ, hãy buông bỏ cái khổ.
    Khổ đau không chạy trốn, hãy đối mặt với khổ đau. Nhìn sâu vào bản chất của khổ đau. Hãy bình thản đón nhận khổ đau, ( do nghiệp) mà không kêu ca, oán trách.
    Có phút giây nào lại không đẹp đâu. Khổ đau do tâm tạo. Mỗi phút giây, hãy sống để yêu thương. Hãy tập thở. Nhớ rằng, con người nếu có thở vào mà không có thở ra thì thật là đau khổ. Hãy biết rõ khi thở vào, biết rõ khi thở ra. Đó là hạnh phúc.
    Không trụ vào đâu cả, hãy thương yêu tất cả, bình đẳng và vị tha. Không phóng tâm ra chỗ khác. Yêu thích đời bình đạm. Không chấp trước, mong cầu. Có thế mới có thể nhường nhịn, hay vui vẻ trước những điều trái ý.
    Thông thường, muốn đánh giá giá trị một vật nào đó, cách hay nhất là tìm hiểu sự cần thiết và mức độ khó khăn nếu ta không có vật đó. Như thế, ta hãy nhìn lại những gì ta đang có, và giả sử một ngày nào đó, tự nhiên chúng biến mất hết khỏi trên đời này, đến lúc ấy ta mới nhận ra mình đã từng có cả một gia tài vĩ đại.
    Con người ích kỷ thường hay chạy theo những mơ ước, cầu tìm riêng cho mình. Khi không nắm bắt được hay thất bại, mới có ngồi nhìn lại và tỏ ra tiếc, ân hận khi đã không dành sự yêu thương, quan tâm cho gia đình và những người khác.
    Chống lại những tập khí
    Những thời điểm trong hiện tại là khổ sở chống lại những tập khí
    Không lo lắng quá cho tương lai, những tưởng tượng không thành sự thực. Cả những điều tốt đẹp hay những bất ổn đều không đảm bảo sẽ diễn ra như ta tưởng tượng. Quan trọng là ngay phút giây trong hiện tại sống thật có ích.
    Sống trong hiện tại là thực hiện hai việc: 1) Lựa chọn và định hướng tư tưởng, con đường và cuộc đời mình ở kiếp sau và 2) thực hiện duy trì, phát triển cuộc sống ở tương lai và trước mắt. Sự sống trong hiện tại đã được xác định sẵn từ trong quá khứ, ta không thay đổi được. Chỉ có cách là sống thật tốt và làm tròn vai trò của người diễn viên trong vở kịch của cuộc đời.
    Mỗi người đều không thể tự lựa chọn cho mình cuộc đời mà mình đã, đang và sẽ trải qua. Con đường này đã được sắp sẵn từ khi ta cất tiếng khóc chào đời. Mỗi người có một vị thế, một hoàn cảnh khác nhau. Vấn đề là ta phải sống thế nào với hoàn cảnh như thế.
    Trong lẽ đạo đức
    Chúng ta không cần phải làm những việc lớn; nhưng chỉ cần làm những việc nhỏ với tình thương bao la.
    Nếu cuộc đời của chúng ta hiện nay được tươi sáng hay đen tối, đều do sự khéo léo hay vụng về của ta ngày xưa. Can đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, không oán trách kêu ca, không than thân tủi phận. Chúng ta gan dạ trong cuộc sống hiện tại, song phải khôn ngoan chọn lấy lối đi ở ngày mai.
    Hãy phấn đấu theo con đường đúng đắn đi, cái khổ nó lúc nào cũng rình rập bên ta. Ta phải phấn đấu theo con đường chính là để diệt nó, chứ ta không thể nào trốn chạy nó được đâu.
    Con đường duy nhất đưa ta đến an lạc và hạnh phúc thật sự là phải tự rèn luyện cho mình đừng có lòng tham ái.
    Đau khổ là một bất hạnh, nhưng đôi khi nó lại cần để giúp cho người ta tỉnh thức, nhận biết được mình đang có vấn đề, vì những đau khổ của mình, và chỉ đơn thuần nhận diện chúng, để cho sự nhận diện đó tăng trưởng, phát triển thành ra ý muốn giải thoát khỏi khổ đau.
    Từ bi thật sự không phải chỉ là phản ứng tình cảm mà nó là sự cống hiến mạnh mẽ dựa trên lý trí. Vì lẽ đó, thái độ từ bi thực sự đối với con người sẽ không thay đổi ngay cả khi người khác thay đổi thái độ và đối xử với ta một cách tiêu cực.
    Sức mạnh có thể kiểm soát được tạo nên bởi thái độ từ bi, kiên nhẫn, và lý trí. Từ bi, kiên nhẫn, và lý trí là liều thuốc mạnh nhất để đối phó với sự giận dữ. Nhưng thật là không may khi nhiều người cho những đức tính này là yếu hèn. Nhưng ngược lại thì những đức tính này chứng tỏ chúng ta có một sức mạnh lớn về tinh thần.
    Nếu bạn có một trái tim chân thành và mở rộng, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy mình rất có giá trị, và tự tin, bạn sẽ không còn phải sợ hãi mọi người.
  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Câu truyện bên cầu
    Có một cây cầu bắc qua con sông lớn, hầu như suốt ngày, cây cầu nằm nguyên đó trên làn nước lững lờ chảy giữa đôi bờ và tàu bè tự do đi lại hai phía. Nhưng vào một số thời điểm nhất định trong ngày sẽ có chuyến tàu chạy dọc qua đây, khi đó, cây cầu sẽ được vặn chốt chuyển sang một phía của con sông. Luôn có một người gác ghi ngồi trong cái lán nhỏ bên bờ sông làm nhiệm vụ điều khiển cần gạt để xoay chốt ghi vào đúng vị trí mỗi khi con tàu đi qua.
    Một buổi tối nọ, như mọi lần, người gác ghi đang ngồi chờ chuyến tàu cuối cùng trong ngày giữa ánh trời chạng vạng tối, từ xa ông đã nhìn thấy ánh đèn tàu rọi tới.
    Ông bước đến bên thanh ghi và chờ cho tới lúc đoàn tàu đi đến vị trí được quy định thì bắt đầu vặn chốt xoay cầu. Ông xoay cây cầu vào vị trí như mọi lần, nhưng rồi ông kinh hoàng khi phát hiện, cái chốt ghi đã hỏng.
    Nếu không giữ chắc chắn được cây cầu ở đúng vị trí, nó sẽ đung đưa lên xuống và khi đoàn tàu đi qua, chắc chắn sẽ bị trật khỏi đường ray rồi lao xuống sông. Đây lại là đoàn tàu khách chở rất nhiều người.
    Người gác ghi liền xoay cây cầu sang ngang rồi vội vã chạy sang bờ bên kia, ở đó có chiếc ghi bằng đòn bẩy để giữ chốt cầu theo cách thủ công. Ông sẽ phải giữ thật chắc cái đòn bẩy khi con tàu đi qua.
    Lúc này, ông đã nghe thấy tiếng rầm rập lao tới của đoàn tàu, ông nắm chặt chiếc đòn bẩy, nghiêng về phía sau, dồn toàn lực lên nó để đóng chốt giữ chặt cây cầu. Ông cứ liên tiếp dồn lực như thế để giữ chốt. Biết bao nhiêu sinh mạng đang phụ thuộc vào sức lực của ông lúc này.
    Bỗng đúng lúc đó, ông nghe thấy tiếng gọi từ phía cái lán nhỏ bên kia sông vọng tới, tiếng gọi làm máu trong người ông như đông cứng lại: ?oBố ơi, bố đâu rồi??. Cậu con trai bốn tuổi đang lẫm chẫm lên cầu để tìm ông.
    Ngay lập tức ông thét lên: ?oChạy đi! Chạy đi con!? Nhưng con tàu đã đến quá gần, đôi chân bé nhỏ chẳng thể thoát kịp nữa. Người đàn ông gần như đã định vứt bỏ chiếc đòn bẩy đang ra sức giữ chặt để chạy tới chụp lấy đứa con nhỏ, giành khỏi lưỡi hái tử thần.
    Nhưng rồi ông hiểu rằng nếu làm thế, ông sẽ không quay lại kịp để giữ đòn bẩy nữa. Hoặc là toàn bộ những người trên tàu hoặc là đứa con nhỏ của ông phải chết.
    Một giây quyết định lướt qua óc. Và rồi đoàn tàu tiếp tục lướt qua vùn vụt, an toàn. Không ai trên tàu biết rằng có một thân thể nhỏ bé đã bị nghiền nát tàn nhẫn dưới sức nặng của con tàu trên đà lao tới.
    Không ai hay biết có một dáng hình đầy thương cảm của người đàn ông đang thổn thức, vẫn giữ chặt đòn bẩy chốt cầu sau khi con tàu đã đi qua rất lâu.
    Và cũng không ai hay những bước chân thê lương nhất trong cuộc đời người gác ghi trên con đường về nhà để báo cho vợ biết về cái chết thương tâm của đứa con trai bé nhỏ?
  10. liutiu

    liutiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    3.218
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để hòa giải bây giờ

Chia sẻ trang này