1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Không rung động thì không cộng hưởng.
    Không tận tuỵ thì không thấu hiểu.
    Không chia sẻ thì không biết đến niềm vui.
    Không ước mơ thì không sáng tạo.
    Không thắng được tật nhỏ, không làm nên việc lớn.
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Biết ơn những người xung quanh
    Xưa kia có một người viết thư cho thừa tướng nước Yên, do ánh sáng không đủ, mới kêu người hầu cầm nến chiếu sáng, do vô ý, hai chữ "cầm nến" cũng viết luôn vào trong thư . Thừa tướng nhận thư, khi đọc đến hai chữ "cầm nến" thì lấy làm cảm động vô cùng, cho ý nghĩa của "cầm nến" là muốn sự tươi sáng, cũng là muốn đề bạt hiền tài, thừa tướng liền báo lên cho quốc vương xử dụng người (viết thư) này để giúp cho nước Yên trở nên cường thịnh .
    Lại có truyền thuyết nói Lý Bạch lúc đầu đi học không có tính nhẫn nại, cho đến một hôm nhìn thấy một bà cụ già đang dùng một thanh sắt thô mài thành một cây kim thêu, Lý Bạch liền lập tức tỉnh ngộ, trở về nhà khổ luyện, sau này trở thành một nhà thơ nổi tiếng .
    Michelangelo khi vẽ tranh ở giáo đường đã không vừa lòng với thành tích của bản thân mình nhưng vì đã hoàn thành công việc hơn một nửa nên luyến tiếc, không muốn vẽ lại . Cho đến một hôm, Michelangelo đi uống rượu, nhìn thấy ông chủ quán rượu không chút do dự, đổ bỏ nguyên một thùng rượu hỏng mới mở, Michelangelo liền hạ quyết tâm vẽ lại từ đầu, cuối cùng đã hoàn thành một tác phẩm bất hủ .
    Chuyện người "cầm nến", cụ bà mài kim và ông chủ quán đổ rượu kể trên cho thấy hành vi vô tình của họ có thể gây dựng thành công cho người khác ? Họ đã chẳng phải là "quý nhân" của nước Yên, Lý Bạch và Michelangelo hay sao ?
    (Trích trong "Vượt qua bản thân" của Lưu Dung Trứ)
  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Chúc cả nhà nghỉ lễ vui vẻ nhé!
  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Nhóc Maruko thật dễ thương...
    Đến cả mẹ mình cũng yêu nhóc Maruko nữa...
    Hôm nay papa đi dạy về muộn, chị kô sang ăn, có mỗi 2 mẹ con ở nhà vừa ăn cơm vừa xem ti vi... 7h rồi, phải bật ngay vtv2 để xem nhóc Maruko thôi... Kì lạ thật, hôm nay có mỗi 2 mẹ con cùng ăn, cùng xem hoạt hình... trùng hợp với tập phim Ngày của mẹ ... Mẹ khen giọng nhóc Maruko dễ thương quá, mẹ bảo phim này trẻ con xem thích lắm... Mẹ cũng thật là dễ thương... giống hồi xưa papa bị nghiện Thuỷ thủ Popeye
    Phim hôm nay dài gấp đôi mọi hôm... Nói về nhóc Maruko và mẹ... đoạn đầu xem cười vỡ bụng... nhưng đến đoạn sau thương Maruko ghê. Maruko oà khóc, mọi thứ tan tành hết khi mà chiếc khăn tay Maruko ấp ủ bấy lâu tặng mẹ thì hoá ra mẹ đã có 1 cái y hệt... Và sau đó lại thật cảm động khi mẹ Maruko nghĩ ra một cách giải quyết thật hay... Bà đem chiếc khăn tay của mình (chứ kô phải khăn maruko tặng) vào phòng Maruko, ôm lấy cô con gái và nói "cái này mẹ tặng cho con, còn món quà của con mẹ đã nhận"... Maruko nằm trong lòng mẹ, ấm áp, ngủ thật say đến mức bố bế lên mà kô biết... m` đang lâng lâng cảm động trào dâng thì bỗng dưng Maruko nằm trên tay bố và íc íc có 1 tiếng gì đó khẽ phát ra nhỏ nhỏ ... chỉ khổ bố Maruko 2 tay bế con kô thể bịt mũi được... hết cả cảm động
    --------
    Trích từ blog của bạn pupu
    --------
    Được nghỉ 2/9 không về được, nhớ nhà wa''. Hu hu...!
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Biết ơn bằng cả trái tim
    Vào thế kỷ 15, tại một làng nhỏ nọ, có một gia đình có tới 18 người con. Cha của họ phải làm việc tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà cả gia đình chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Thế nhưng, hai người con lớn trong nhà vẫn có nhiều mơ ước. Cả hai đều muốn học vẽ vì họ có năng khiếu từ nhỏ.
    Sau không biết bao nhiêu buổi nói chuyện suốt đêm trên chiếc giường đông chật anh em, hai người con lớn có một quyết định. Họ sẽ tung một đồng xu. Người thua sẽ làm thợ mỏ, dùng toàn bộ thu nhập để chu cấp cho người thắng đi học. Còn người thắng, sau 4 năm học, sẽ chu cấp tài chính cho người còn lại đi học, dù bằng cách bán tranh hay phải đi làm thợ mỏ.
    Đồng xu được tung lên, Albrecht Durer thắng cuộc và được đi học. Albert thua, và đi tới vùng mỏ đầy nguy hiểm, và trong suốt 4 năm, làm lụng để nuôi người anh em của mình ăn học.
    Gần như ngay lập tức, những tác phẩm của Albrecht được rất nhiều người nhắc đến, bởi chúng thậm chí còn đẹp hơn cả tác phẩm của các bậc thầy trong trường. Và cho đến khi tốt nghiệp thì Albrecht đã bán được khá nhiều tranh và dành dụm được một khoản tiền.
    Khi anh trở về, trong bữa ăn sum họp, Albrecht đứng dậy để cảm ơn người anh trai đã hy sinh 4 năm giúp mình hoàn thành được ước mơ. Và Albrecht nói:
    - Anh Albert, bây giờ đã đến lượt anh. Anh hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của mình. Em sẽ lo toàn bộ chi phí và chăm sóc gia đình.
    Albert mỉm cười, rồi bật khóc:
    - Không, anh không thể tới Nuremberg được. Đã quá muộn rồi. Bây giờ, sau 4 năm làm việc trong hầm mỏ, không còn ngón tay nào của anh là lành lặn. Thậm chí bây giờ anh còn bị thấp khớp ở tay phải nặng tới mức không thể nâng nổi một chiếc ly, nói gì đến việc cầm cọ vẽ. Cảm ơn em, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi...
    Hơn 450 năm đã qua. Cho tới bây giờ, hàng trăm bức chân dung, tranh màu nước, tranh than chì, tranh khắc gỗ và khắc đồng... của Albrecht Durer đã được treo ở những Viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Nhưng có một điều kỳ lạ: có thể bạn, cũng như nhiều người, đều chỉ quen thuộc với một tác phẩm của Albrecht Durer. Đó là một ngày, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn anh trai Albert, Albrecht Durer đã thực hiện một tác phẩm cẩn thận nhất trong đời: vẽ lại đôi bàn tay của anh trai mình, với lòng bàn tay hướng vào nhau và những ngón tay gầy guộc hướng lên trời. Ông chỉ gọi bức tranh của mình đơn giản là "Đôi tay", nhưng cả thế giới đều đặt tên cho kiệt tác đó là "Đôi tay cầu nguyện".
    Nếu có lúc nào bạn nhìn vào bức tranh cảm động đó, hãy nhìn lại lần thứ hai. Nó sẽ nói với bạn rằng, không có ai, chắc chắn không có ai, có thể thành công một mình bao giờ!

  6. sututam

    sututam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    hi hi
    em không đông ý với ý kiến của bác
    lão tử có nói rằng :" Người không vì mình trời chu đất diệt "
    ngay cả như câu chuyện của bác jimmy_coltech phía trên thì người chăn cùư cũng vì lợi ích bản thân mình mà thôi đâu phải vì lợi ích của ngươi thợ săn bên hàng xóm
    vì vậy không thể có chuyên :V́ nghĩ đến hạnh phúc của người mà nói và làm, ta trở thành cao thượng, v́ nghĩ đến hạnh phúc của ta mà nói và làm, ta liền trở thành kẻ thấp kém.
    như lời bác nói được
    theo em thì ngưòi khôngvì mìnhtrời tru đất diệt
  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    "Đối với những việc cỏn con, mà vẫn lớn tiếng khoa trương, tự mãn, thì tương lai sẽ chẳng làm được cái gì?" (Lin-côn)
    Ngày 12 tháng 2 năm 1890, một ngày tuyết rơi ngập trời, gió thổi như dông bão, gia đình người nông dân Tô-mat bang Ken-túc-ki nước Mĩ có một cậu con trai ra đời, được đặt tên là A-bra-ham Lin-côn. Mới 6 tuổi, Lin-côn đã biết giúp đỡ việc nhà nông cho bố mẹ. Mặc dù vậy, cuộc sống của gia đình Tô-mat vẫn rất khó khăn. Cuối cùng gia đình Tô-mat phải bỏ bang Ken-túc-ki đi khai hoang ở bang In-đi-an-na. Cũng trong năm 6 tuổi, Lin-côn được bố mẹ cho đi học ở một trường tiểu học tồi tàn, có học phí rẻ nhất. Nhưng nhà trường cũng chỉ tồn tại 1 năm là giải thể vì các giáo viên được trả lương quá thấp, không ai chịu về dạy học cả.
    Sau 1 năm đến trường, Lin-côn đã có thể đọc thông viết thạo, biết làm tính. Lòng ham hiểu biết và chăm chỉ học đã nảy nở trong đầu chú bé. Từ đó đi đến đâu, trong tay Lin-côn cũng có một cuốn sách, cứ hễ có giờ rảnh rỗi là Lin-côn lại vùi đầu vào đọc sách. Chẳng bao lâu sau, chú bé đã đọc hết sạch số sách của gia đình. Bà mẹ gợi ý cho con đến các nhà quen mược sách đọc. Thời đó, dân cư thưa thớt, muốn mựợn được 1 cuốn sách, Lin-côn phải đi bộ vài ba cây số là thường, nhưng đường xa cũng không thể khuất phục nổi chú bé 7 tuổi ham đọc này.
    Để có tiền giúp gia đình, có lúc Lin-côn còn phải đi làm thuê cho các điền chủ khác. Một hôm Lin-côn đến nhà bác sĩ Pau-linh giúp việc dọn dẹp nhà cửa. Cậu thấy trên bàn bác sĩ có cuốn Truyện kể về Oa-sinh-tơn. Cậu đánh bạo mượn về nhà đọc. Nhìn cuốn sách mới mua, bác sĩ Pau-linh ngần ngại không muốn cho một chú bé con đi làm thuê mượn, nên ông hoài nghi hỏi lại:
    - Cháu bé, cháu có thể đọc hiểu cuốn sách này ư?
    - Vâng ạ, thưa ông Pau-linh.
    - Nhưng đây là cuốn sách mới tinh, cháu có bảo đảm giữ được sạch sẽ không?
    - Tất nhiên ạ. Cháu sẽ giữ hết sức cẩn thận.
    - Được thôi, cho cháu mượn đọc mấy hôm. Song phải giữ đừng để sách bị bẩn rách nhé.
    Được mượn sách Lin-côn mừng vô cùng. Vừa xong công việc cậu vội ôm sách chạy về nhà. Một ngày lao động mệt mỏi, đêm lại khuya, song mở sách ra là Lin-côn quên hết mệt mỏi, mê mải đọc sách bên bếp lò. Đến sáng hôm sau, quyển sách mới mượn đã được chú đọc đến trang cuối. Cũng là lúc Lin-côn mỏi và buồn ngủ quá, cậu lăn ngay cạnh bếp lò ngủ một giấc ngon lành.
    Bất chợt Lin-côn bị đánh thức bởi nhiều tiếng ồn ào, thì ra trời đang mưa to, căn nhà cũ của gia đình dột nát tứ tung. Lin-côn vội tìm cuốn sách, thì sách đã bị nước mưa làm ướt bẩn hết. Cậu rất lo lắng, hoảng sợ, vội đem sách đi trả bác sĩ, hi vọng ông sẽ tha thứ. Bác sĩ thấy quyển sách đã bị hư hỏng, tức giận quát:
    - Thằng nhóc! Mày đã hứa giữ sách không được để bẩn như thế này cơ mà?
    - Thưa bác sĩ, cháu xin lỗi, quả thực cháu không biết đêm qua trời lại mưa to như vậy.
    - Mày có biết quyển sách giá bao nhiêu không?
    - Thưa bác sĩ, cháu có thể làm công cho ông để trừ tiền cuốn sách được không ạ?
    Thế là Pau-linh bắt Lin-côn làm 3 ngày để trừ tiền cuốn sách. Đến ngày thứ 3, thấy Lin-côn là chú bé trung thực, chịu khó, lại hiếu học, ông lại thấy thương cậu, vừa không trừ tiền công của cậu, vừa đem cuốn sách tặng cho cậu. Gương ham học của Lin-côn truyền đến tai các gia đình nông dân quanh vùng. Họ đều yêu mến cậu và đem tất cả số sách họ có cho cậu mượn đọc. Chỉ sau vài năm, Lin-côn đã đọc hết các sách người dân có trong vùng.
    Năm 1819, mẹ Lin-côn bị bệnh dịch qua đời. Đây là tổn thất lớn của gia đình, là đòn đau giáng vào tình cảm của cậu. Năm 18 tuổi, Lin-côn bắt đầu cuộc sống tự lập, làm người quản lý cho một nhà buôn lớn, chuyên buôn hàng bằng tàu thủy dọc theo sông Mit-xi-xi-pi đến các thành phố lớn. Trong các cuộc đi đó, Lin-côn chứng kiến cảnh buôn bán nô lệ da đen hết sức dã man và vô nhân đạo. Trong lòng Lin-côn dấy lên sự căm giận vô cùng, thề quyết tìm cách tiêu diệt chế độ buôn bán nô lệ này.
    Với tài năng bẩm sinh và kinh nghiệm cuộc sống phong phú, năm 1860, Lin-côn đắc cử Tổng thống thứ XVI của nước Mĩ. Sau khi trúng cử Tổng thống, Lin-côn ban hành sắc lệnh Gỉai phóng nô lệ da đen. Trong những năm nội chiến li khai Nam-Bắc (1861-1865) nổ ra, ông được tặng danh hiệu Vị cứu tinh của đất nước. Hai tài liệu nổi bật chúng tỏ sự vĩ đại của Lin-côn vào những ngày này là bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và bài Diễn văn ở Nghĩa trang Quốc gia. Năm 1864, ông tái đắc cử Tổng thống với đa số phiếu và năm sau nội chiến kết thúc. Nhưng hận thù vẫn chưa dứt, ngay sau khi chiến thắng trên toàn Liên bang, ông đã bị ám sát ngày 14 tháng 4 năm 1865.
    Các-Mác đã ca ngợi Lin-côn là người không bị khó khăn khuất phục, không bị thắng lợi làm mờ mắt, là người kiện định, bất khuất khi thực hiện mục đích của đời mình, không dao động, chỉ biết tiến, không lùi, là người khiêm tốn, cao thượng. Khi ông ngã xuống vì sự nghiệp, mọi người đã nhận ra, ông chính là người Anh hùng chân chính.

  8. Nongdzan

    Nongdzan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Bạn Jimi pốt bài tiếp đi, bạn chả pốt bài chẳng có gì để bọn tớ đọc cả,
  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa ở triều đại Trung Quốc có một viên tướng rất nỗi tiếng về môn bắn cung. Bất cứ ai sống trong triều đại đó cũng đều không thể không biết tới tên tuổi của ông ta. Không có một vật gì mà ông ta lại bắn không trúng, thậm chí kể cả một sợ dây thừng dùng để cột cánh **** cũng đều bị ông ta hạ một cách dễ dàng cho dù rằng ở một vị trí rất xa với sợ dây.
    Một hôm trong lúc ông ta đang luyện tập bắn cung, tình cờ có một người bán rượu đi ngang qua. Ông bán rượu này tỏ ra vẻ rất thờ ơ với những bài luyện tập của viên tướng, thấy vậy viên tướng liền biểu diễn ngay một màn bắn cung xuất chúng của ông bằng cách bắn đứt một sợi dây thừng ở cách ông ta rất xa, sau khi bắn xong viên tướng liền quay sang người bán rượu và hỏi:
    - Sao, ông thấy tôi thế nào?
    Người bán rượu liền trả lời một cách không ngần ngại:
    - Thường thôi!....
    Nghe người bán rượu trả lời như vậy, viên tướng hết sức tức giận liền hỏi lại:
    - Vậy theo ông thấy thì trên đất nước Trung Hoa này có được bao nhiêu người bắn cung giỏi giống được như tôi, vậy mà tại sao ông lại cho là ?othường thôi??
    Người bán rượu đáp:
    - Nếu như ông cho ông giỏi, vậy tôi hỏi ông ?" nói tới đây người bán rượu móc từ trong người ông ta ra một tiền đồng và đặt nó lên một cái miệng chai rỗng, sau đó ông ta tiếp - ông có thấy được cái lỗ nhỏ xíu ở chính giữa cái đồng tiền này không? (tiền đồng của Trung Quốc thời xưa có một cái lỗ nhỏ ở chính giữa đồng tiền như chúng ta thường hay thấy ở trên hình của các vị thần tài). ?" vừa nói, tay ông ta chỉ vào cái lỗ nhỏ xíu nằm ở chính giữa cái tiền đồng mà ông ta vừa đặt nó lên trên cái miệng chai hồi nảy.
    - Có ! ?" viên tướng đáp.
    - Vậy ông có thể nào dùng một cái chai có chứa sẳn rượu trong đó và rót rượu đó vào trong cái chai rỗng này qua cái lỗ nhỏ xíu này của tiền đồng mà không làm cho tiền đồng này ướt được không? - người bán rượu hỏi, tay vừa chỉ vào cái lỗ nhỏ của tiền đồng nằm trên miệng của một cái chai rỗng.
    Viên tướng vội đáp mà không cần suy nghĩ:
    - Việc đó thì có gì đâu mà khó.
    Nói tới đây viên tướng liền thực hiện theo những gì mà người bán rượu vừa thách thức. Nhưng quả thật rằng ông ta không thể nào mà không làm ướt được tiền đồng khi ông ta đổ rượu vào trong cái chai.
    Người bán rượu lấy từ trong người ra một đồng tiền khác và đặt nó lên miệng của cái chai rỗng hồi nảy và từng bước thực hiện lại những gì mà ông ta vừa mới thách thức với viên tướng. Không có một chút xíu rượu nào dính vào tiền đồng cả?!
    Sau khi bỏ chai rượu xuống, người bán rượu giải thích:
    -Ông là một viên tướng, việc ngày đêm ông chú trọng vào công việc luyện tập binh khí và sử dụng thành thạo chúng thì đó cũng chỉ là chuyện đương nhiên thôi. Còn tôi là một người bán rượu, ngày đêm tôi phải bôn ba với công việc bán rượu cho nên việc tôi rót rượu thành thạo cũng chỉ là chuyện thường, vì thế nên không có gì đáng để tự hào cả!...
    _________
    Hi hi, mời mọi người cùng góp ý bình luận nha!
  10. Nongdzan

    Nongdzan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Bạn Jim này thiêng thế, gọi cái là có luôn, chắc là hay online lắm nhỉ? Chả bù cho tớ chỉ thỉnh thoảng thôi.
    Bài viết của bạn hay lắm. tớ chỉ nói được thế thôi chứ chẳng biết bình luận gì. Thấy hay mà dài thì ko đọc ngay đâu, copy về in ra đọc dần rồi cùng bàn luận với vợ cho nó ngấm

Chia sẻ trang này