1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Otcaythatcay

    Otcaythatcay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng vài lần hoà giải đấy. Thực ra nói xong câu xin lỗi trước hay hoà giải trước cũng thấy lòng nhẹ nhõm hẳn. Lại tíu tít 888 chuyện, vui ngay.
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đúng rùi bạn ạ, trong cuộc sống nếu mỗi người nhường nhịn nhau một tý thì mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn nhiều. Có thể, ta có thể chấp nhận thiệt thòi một phần, như thế thì sẽ hay biết bao nhiêu!
  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đức tính khiêm tốn
    Kinh Dịch có câu: Thiên đạo thường làm khuy tổn chỗ dinh kiêu mà ích bồi nơi khiêm hư, địa đạo làm biến cải chỗ dinh kiêu mà lưu nhận nơi khiêm hư, quỷ thần thường làm hại trừ chỗ dinh kiêu mà tăng phúc nơi kiêm hư, nhân đạo thường chán ghét chỗ dinh kiêu mà ưa chinh nơi khiêm hư. Thế nên trong một quẻ Khiêm mà sáu hào đều tốt.
    Kinh Thư nói: người tự kiêu tự mãn thường bị nạn, kẻ khiêm nhượng hư tâm thường đắc ích.
    Tôi từng cùng bạn bè nghiệm thử, thường thấy kẻ hàn sĩ khi sắp hiển đạt, bao giờ cũng có một lúc đức khiêm tốn hiện trên nét mặt.
    Khoa thi năm Tân mùi, tôi cùng mười người bạn ở huyện Gia Thiện đi thi, trong đó có anh Ðinh Kính Vũ, người tuy trẻ mà rất có tính khiêm nhượng hư tâm. Tôi nói với anh Phí Cẩm Pha, thế nào khoa nầy anh Ðinh Kính Vũ cũng đỗ. Anh Phí gạn lại: làm sao biết? Tôi đáp: chỉ người có đức khiêm hư mới được phước. Anh thử xem trong bọn mười người chúng ta có ai có tính khiêm nhượng bằng anh Ðinh Kính Vũ đâu?
    Có ai bị chơi chọc mà không đối trả, bị chê bai mà không biện bạch như anh Ðinh Kính Vũ đâu? Người có đức nết như thế, thế nào cũng được trời đất hộ độ, làm sao không phát được. Quả nhiên lúc treo bảng thấy có tên anh Ðinh đậu cao!
    Năm Ðinh sửu tôi ở chung với anh Bằng Dữ Chi tại Kinh đô, bỗng thấy anh có phong độ khiêm tốn hư tâm khác hẳn tính tình hồi nhỏ.
    Bạn anh ta, ông Lý Tế Nham, là người cương trực mà thành thực, thưởng thẳng thắn chỉ lỗi anh ngay mặt, nhưng lúc nào cũng thấy anh bình tĩnh nghe theo chẳng hề thốt một lời cãi cọ. Thấy vậy tôi nói thầm phước có phước hiện ra sau họa có họa phát ra trước, anh nầy quả có hư tâm khiêm tốn như thế, anh chắc chắn gặp được điều hay, thế nào anh ta cũng đậu kỳ nầy. Sau quả thật đúng như lời tôi dự đoán.
    Ông Trương Úy Nham người huyện Giang Âm, học rộng văn hay, có nhiều tiếng tăm trong văn giới. Năm Giáp ngọ ông đến thi Hương tại Nam Kinh, nhân ở lại một ngôi chùa. Khi treo bảng thấy không có tên mình, mới nổi nóng mắng nhiếc giám khảo là đồ lòa mắt chẳng trông thấy văn mình. Một vị Ðạo nhân gần bên nghe thấy mỉm cười, Trương giận luôn vị Ðạo nhân.
    Vị Ðạo nhân nói: Văn của tướng công chắc không hay lắm.
    Trương càng giận, nộ rằng: Ông không thấy văn tôi, sao biết văn tôi không hay.
    Vị Ðạo nhân nói: Tôi từng nghe kẻ làm văn quý hồ tâm khí bình hòa, nay thấy tướng công nóng giận mắng nhiếc lung tung, không có chút chí hòa khí thì văn hay vào đâu được.
    Trương bỗng đổi giận, tỏ lòng kính phục và xin chỉ giáo.
    Ðạo nhân nói: Thi hỏng hay đậu là do mạng. Mạng không đậu thì dù văn hay cũng vô ích, vậy ông cần để ý chuyển biến mạng mình.
    Trương nói: đã là mạng thì làm sao chuyển biến được?
    Ðạo nhân nói: tạo mạng do nghiệp xưa, lập mạng do nghiệp nay, nếu ông gắng làm việc thiện, dồn chứa âm đức, thì có phước gì mà không cầu được.
    Trương nói: Tôi chỉ là một tên bần sĩ, làm sao làm được sự nầy.
    Ðạo nhân nói: việc lành, âm đức đều do tâm tạo, thường bảo tồn tâm đó thời công đức vô lượng. Ngay như đức tính khiêm hư đâu phải mất tiền mới làm được, thế mà ông không biết tự tỉnh để mà làm, lại giận trách quan trường dốt nát, phải chăng đó chỉ là tự ông không muốn làm chớ không phải không thể làm?
    Từ đó Trương để ý kiềm chế kiêu khí, ngày ngày tu nhân bồi đức. Năm Ðinh dậu, Trương mộng thấy đi đến một căn phòng cao lớn, gặp được một bảng ký lục chuyện thi, thấy ở giữa có nhiều hàng bỏ trống không tên. Một người đứng bên nói: đây là bảng ghi chép khoa thi năm nay. Trương hỏi: sao bỏ trống nhiều chỗ không tên? Người ấy đáp: về việc thi cử cứ ba năm xét một lần, hễ người nào chứa nhiều công đức, thì mới có tên vào đó. Chỗ bỏ trống trong bảng ký lục nầy là tại trước kia người có công đức đáng đậu, sau vi phạm tội ác mà tên bị xóa đi. Cuối cùng lại thấy một dòng chữ rằng: người ba năm lại đây giữ thân cẩn thận, tên ngươi có thể được điền vào bảng nầy, hy vọng ngươi cố gắng. Quả nhiên khoa ấy, Trương được đậu thứ 105 trên bảng vàng.
    Lời xưa nói: Người có chí ở công danh tất được công danh, người có chí ở giàu sang tất được giàu sang. Người có chí như cây có gốc. Khi đã lập chí phải thường nên tập tính khiêm hư, dè chừng mọi điều hành động, được như thế tự nhiên cảm động đất trời mà phúc đức đầy đủ nơi ta vậy.
    (Trích Liễu Phàm Từ Huấn)

  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Giá trị của 20 đồng - Đóng góp cho đất nước
    Mấy chục năm trước tôi từng là trợ lý cho một vị giám đốc già. Giữa tôi và ông thường có những cuộc tranh luận về đầu tư, về nghĩa vụ của một doanh nhân với quốc gia... Là một kế toán, bệnh nghề nghiệp khiến tôi rất chặt chẽ trong chi phí, vì vậy có nhiều chuyện tôi không đồng ý với ông.
    Thế nhưng, đã có một kỷ niệm với ông khiến tôi không thể nào quên, dù thời gian đã lùi xa...
    Hôm đó, trên đường công tác cùng nhau, trong lúc chờ đổi máy bay tại một phi trường lớn, tôi mở cuốn sách dở dang ra đọc tiếp, còn sếp đi tìm chỗ gọi điện thoại. Các con ông đã lớn và sống riêng, ở nhà chỉ còn một mình vợ ông.
    Dù đi xa hay gần, một ngày thế nào ông cũng gọi cho bà dăm bận, khi nhắc bà uống thuốc, lúc dặn bà khóa bếp gas cho kỹ, khi hỏi xem hôm đó con gái có đưa cháu về thăm bà hay không... Tôi trân trọng tình cảm của ông nhưng nhiều khi cũng thấy... sốt ruột: già rồi mà...
    Đọc sách một lúc, chợt nghe tiếng loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sắp khởi hành, nhìn quanh không thấy sếp, tôi vội đi tìm và thấy ông ở trong buồng điện thoại công cộng. Nghĩ ông không nghe tiếng loa thông báo, tôi đến gần lấy tay làm dấu. Lần thứ nhất không thấy ông có phản ứng gì, tôi gõ vào cửa kính và làm dấu lần thứ hai, nhưng lúc này tôi mới nhận ra ông không nhìn tôi mà đang nhìn sang buồng điện thoại bên cạnh.
    Ở buồng bên, một chú lính trẻ khoác chiếc balô căng trên lưng, đang hối hả nói vào máy nghe: ?oMẹ ơi, mẹ nói nhanh đi... Con muốn... nhưng người ta không chịu đổi vé... Mẹ gọi lại cho con nhé. Con hết tiền rồi... Số ở đây là 356...?. Người lính nói chưa dứt câu, từ máy điện thoại phát ra tiếng kêu tít tít...
    Từ buồng điện thoại bước ra, với vẻ ân cần của người cha, ông tới bên người lính trẻ: ?oCó chuyện gì buồn vậy, chú em??. ?oCháu thiếu 20 đồng nữa mới đủ tiền đổi vé máy bay về thăm mẹ. Cháu đi phép. Người ta mua vé cho cháu về nhà, nhưng mẹ cháu lại tới chơi nơi chị cháu sống. Bà mệt nên phải ở lại đó. Mà cháu chỉ có năm ngày phép...? - người lính bẽn lẽn xốc lại balô.
    Sếp tôi thò tay vào túi rút một tờ bạc: ?oCậu cầm lấy mà về thăm mẹ. Tôi không cho cá nhân cậu. Đây là phần đóng góp của tôi đối với đất nước?. Cậu lính trẻ rụt rè đưa tay ra nhận tiền nhưng khuôn mặt thì rạng ngời bởi nụ cười rộng toác.
    Tôi thầm tự hỏi: liệu có khoản chi nào trong cả một năm tài chính của một doanh nghiệp giá trị hơn 20 đồng bạc mà sếp tôi đã dùng để giúp chú lính nọ về với mẹ?
    NGUYỄN HOÀNG (Từ Internet)
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    [bYêu thương là câu trả lời][/b]
    (Bảy điều tâm niệm của Con Hồng Cháu Lạc)
    1.- Bất kỳ một câu hỏi nào được nêu lên trong lòng Đất Nước, YÊU THƯƠNG là câu trả lời,
    2.- Bất kỳ một vấn đề gì bắt đầu hiện hình giữa Anh Chị Em Đồng Bào với nhau, YÊU THƯƠNG là nhịp cầu nối kết và hàn gắn,
    3.- Bất kỳ một cơn bệnh nào đang đe dọa và hoành hành trong cuộc đời của mỗi người, YÊU THƯƠNG là thang thuốc đầu tiên và cuối cùng,
    4.- Bất kỳ một nỗi khổ tâm nào đang đe dọa tình hình của Nước Non, YÊU THƯƠNG là cánh cửa mở ra một con đường đi tới,
    5.- Bất kỳ một xúc động sợ hãi nào, đang trào dâng và lan tỏa khắp tứ phía, YÊU THƯƠNG là vòng tay ôm ẵm, hay là hai bàn tay vỗ về, thoa dịu,
    6.- Bất kỳ một vết thương nào đang lở lói trong tâm hồn của người trên cũng như kẻ dưới, YÊU THƯƠNG là khuôn mặt đoái nhìn, chia sẻ, đồng cảm và tha thứ,
    7.- YÊU THƯƠNG luôn luôn là câu trả lời trong mọi tình huống tranh chấp và xung đột, cho người bên nầy, cũng như đối với người bên kia? bởi vì chỉ có YÊU THƯƠNG là Tất Cả Bản Sắc Đích Thực trong cuộc đời làm người của chúng ta,
    YÊU THƯƠNG như vậy không phải chỉ là lời tuyên xưng ở đầu môi chót lưỡi. Trái lại, đó là một động từ hành động, là con đường đi tới, là lương thực nuôi sống và hơi thở ra vào của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng trong huyết quản.

  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Các kinh sư và những biệt phái dẫn người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến trước mặt Chúa Giêsu để gài bẫy Ngài. ?oTrong sách Luật, ông Môsê truyền chúng tôi phải ném đá hạng người này, còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?? Một câu hỏi bất ngờ, nham hiểm và lịch sự.
    Có lẽ sau khi hỏi Chúa như thế, họ hí hửng với những nụ cười hóm hỉnh ranh mãnh. Họ thì thầm với nhau cách thich thú : lần này thì đừng hòng mà thoát. Cái bẫy đã giăng ra. Nếu Chúa bảo cứ ném đá đi thì đó là một lời nói sẽ xoá nhoà tất cả lòng nhân hậu của Chúa : tôi đến để cứu vớt chứ không phải để kết án. Những người tội lỗi ,thu thuế, đặt niềm hy vọng vào Chúa, nếu nghe lời kết án chắc chắn họ sẽ thất vọng và xa lánh, thế thì chỉ có thất bại, mất uy tín. Nhưng nếu Chúa bảo không được ném đá, họ càng vui hơn vì Chúa dám chống lại Luật Môsê, chỉ chờ thế là họ có dư bằng chứng để bắt và lên án Ngài rồi.
    Thái độ Chúa Giêsu thật trầm tĩnh, cúi xuống lặng lẽ vẽ trên đất. Họ cứ hỏi mãi. Chúa ngẫng lên nói nhẹ nhàng ?o ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi?. Họ lặng lẽ rút lui, bắt đầu từ những người lớn tuổi.
    Chỉ một câu nói mà Chúa đã hoá giải bẫy giăng sẵn. Hoá giải, bởi lẽ Chúa mời gọi họ hãy nhìn vào bên trong tâm hồn.
    Còn lại một mình Chúa với người phụ nữ. Chúa ngẫng lên nói nhẹ nhàng :tôi không lên án chị đâu ! chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.. Chúa không kết án nhưng là mở cho chị một con đường đi về phía tương lai, về phía trước.
    Hai câu nói của Chúa Giêsu với hai hạng người đều nhẹ nhàng mà sâu xa thấm thía. Với các người kết án, Chúa mời họ nhìn vào phía bên trong. Với người bị kết án, Chúa mở ngõ về phía tương lai.

    Chỉ vài phút trước đó, người ta hung hãn tố cáo đòi ném đá, và bây giờ người ta lặng lẽ rút lui. Một sự chuyển biến bất ngờ phát sinh từ lời mời gọi của Chúa : ai trong các ông sạch tội hãy ném đá người phụ nữ này đi. Khi người ta đòi ném đá tha nhân, người ta tự cho mình là kẻ sạch tội và có quyền lên án kẻ có tội. Nhưng khi người ta khám phá ra mình cũng là tội nhân, người ta không dám lên án nữa vì như thế cũng là tự lên án chính mình. Sự khám phá có được là do cái nhìn về phía bên trong chính mình. Chi tiết mà Thánh Gioan ghi nhận : bắt đầu từ những người lớn tuổi, rất ý nghĩa. Vì càng lớn tuổi càng có bề dày cuộc sống, càng dễ nhận ra bề dày tội lỗi. Càng lớn tuổi càng có cái nhìn nội tâm nhiều hơn.
    Có những cái gần mình nhất mà mình lại khó thấy nhất. Đó là bản thân mình. Có những sự thật người ta tìm cách trốn chạy nhiều nhất là sự thật về chính mình. Sự thật ấy chỉ khám phá ra được khi nhìn vào phía bên trong. Nhìn vào bên trong là đi vào nội tâm để nhìn lại chính mình, soi gương tâm hồn. Nhìn lại cuộc sống, lời nói, việc làm mình đã làm, đã sống. Giáo hội luôn khuyên con cái mình xét mình mỗi ngày. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân đều có thời gian tĩnh tâm, linh thao để biết mình mà sửa mình. Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan.
    Nhìn vào phía bên trong là một đòi hỏi cần thiết giữa cuộc sống xô bồ, ồn ào với quá nhiều tranh đấu vất vả mưu sinh. Có khi chúng ta ngại vì sợ phải đối diện với chính mình, đối diện với sự thật về mình. Cần có thời gian tĩnh lặng để dâng lễ, cầu nguyện, viếng Chúa. Khi có thời gian nhìn lại chính mình, chúng ta có gương soi và một khoảng cách ngắm nhìn. Tấm gương tốt nhất là Chúa Giêsu. Ngài là ngưởi mẫu, con người lý tưởng nhất. Nơi Ngài và nhờ Ngài mà chúng ta nhận ra những lỗ hổng cuộc đời, nhận ra lý tưởng phải vươn tới.


  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Xưa Vệ Trọng Đạt, một quan chức ở Hàn lâm viện bị nhiếp hồn đưa xuống âm phủ. Diêm vương sai các phán quan trình những cuốn sổ ghi điều thiện và ác ra để xét. Nếu đem so sánh thì những sổ ghi điều ác chất đầy một đống còn sổ ghi điều thiện có mỗi quyển mỏng dính.
    Diêm Vương cho đem lên bàn cân thì bên một cuốn sổ mỏng dính kia lại nặng hơn tất cả các cuốn ghi điều ác cộng lại.
    Trọng Đạt nhân thế mới hỏi : Năm nay tôi mới chưa đến 40 tuổi đời mà sao tội lỗi lại có thể nhiều đến thế? Diêm Vương bảo: Mỗi một niệm ác kể là một tội không cần đợi đến lúc có thực sự phạm phải hay không.
    Trọng Đạt lại hỏi trong cuốn sổ mỏng kia có ghi việc thiện gì vậy.
    Diêm Vương bảo : triều đình đã từng dự tính khởi đại công tác tu sửa cầu đá ở Tam Sơn, nhà ngươi dâng sớ can gián, sớ văn đó có ghi chép vào sổ vậy. Trọng Đạt thưa: Bản chức tuy có dâng sớ,nhưng triều đình không y theo lời tấu trình , thì sự việc đâu có ích gì? Thì Diêm Vương lại bảo cho hay là tuy triều đình không y theo lời tấu, nhưng một niệm thiện đó của nhà người là vì lợi ích của toàn dân muốn cho họ khỏi bị đi lao công vất vả, khỏi bị sưu cao thuế nặng, nếu mà lời tấu trình được triều đình y theo thì công đức nhà người thật vô cùng lớn lao.
    Cho nên nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ , cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho thân mình thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy.

  8. blackwhite85

    blackwhite85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2007
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
  9. pinkkira

    pinkkira Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    0
    đọc cũng hơi xúc động thật. thanks
  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Chuyện người bán bánh
    "Ai bánh đê, bánh mới đê, hàng Việt Nam chất lượng cao, nóng hổi vừa thổi vừa ăn đê..."
    Tiếng rao của người bán bánh làm tôi chợt nhớ đến cái biển xe ôm ghi ISO 2002 mà tôi đã chụp và post lên blog này, nghĩ thấy hay hay, tôi nhìn theo người bán hàng vừa dạo qua cửa:
    "...
    - Bao nhiêu ấy nhỉ?
    - Dạ, 5 ngàn.
    - ...
    - Vâng, cảm ơn bác rất nhiều!
    "
    Người mua hàng đang bế một đứa trẻ nghe câu cảm ơn thì hơi khựng lại, tỏ vẻ rất ngạc nhiên nhìn người bán hàng rồi bật cười.
    Lạ nhỉ, có gì để cười? hay trong suy nghĩ của người ta những người lao động phổ thông không phù hợp với những câu nói "lịch sự", "hoa mỹ" như thế? người ta đinh ninh rằng họ sẽ chỉ biết bán hàng, nhận tiền rồi đi?
    Con người buồn cười thật, nói đến thịt là nghĩ ngay đến thịt lợn. Có những định kiến, những điều mặc nhiên coi là đúng mà ko cần suy xét gì cả. Buồn cười thật...
    (Ai đó nhìn thấy tôi khẽ mìm cười lúc đó lại nghĩ có gì đáng để con bé đó cười đâu nhỉ, hay... dù sao thì phán xét người khác vẫn là một thứ rất dễ mà. Hi hi...! )

Chia sẻ trang này