1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Nghị lực
    Nếu ai gặp W.Mitchell, mọi người sẽ khó mà tin nổi. Ông là một nhà triệu phú đại tài, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, dần dần trở thành nhà diễn thuyết, thị trưởng ?, và gặt hái được nhiều thành công lớn. Thế mà, tất cả những danh hiệu này đều chỉ ra đời sau khi ông gặp phải các vụ tai nạn.
    Mặt ông đầy những vết sẹo nhiều màu, các ngón tay bị cụt hoặc đứt , chân thì dài khẳng khiu, ông nhớ lại " Buổi chiều hôm đó tôi ngồi xe moto đi làm, đến giao lộ thì đâm nhau với một xe tải ,chiếc xe moto văng ra đè lên người , xăng trào ra , sức nóng động cơ làm ngọn lửa bùng cháy, tôi bị bỏng 65% cơ thể".
    Bốn năm sau ông lại gặp một vụ tai nạn máy bay, thật ko tin nổi! Sau tai nạn máy bay Mitchell gặp một thanh niên trong phòng thể dục bệnh viện.
    "Anh ta là vận động viên leo núi và sau khi bị tai nạn anh cho rằng thế là cuộc đời mình đã chấm hết.Tôi nói với anh ta : trước khi tai nạn xảy ra có 10000 việc tôi có thể làm được,và bây giờ chỉ còn 9000.Tôi cũng có thể bỏ cả quãng đời còn lại để tiếc thương cho 1000 điều đã mất , nhưng nếu tôi cố thực hiện cho được 9000 điều còn lại thì hơn"

  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hãy tự bảo vệ mình
    Sau khi đánh phá tan của Kình Bố về, Cao Đế bị thương, đi chậm rãi đến Trường An. Yên vương là Lư Quán làm phản, vua sai tướng quốc Phàn Khoái đem binh đánh. Sau khi đi, có người gièm pha Phàn Khoái, Cao Đế nổi giận nói:
    - Khoái thấy ta mắc bệnh lại mong cho ta chết!
    Vua dùng mưu của Trần Bình, gọi Giáng Hầu Chu Bột nhận chiếu chỉ ở trên giường, nói:
    - Trần Bình phải mau mau đi ngựa trạm đưa Chu Bột đến làm tướng thay Phàn Khoái; khi Bình vào trong quân doanh thì phải lập tức chém đầu Phàn Khoái.
    Hai người nhận chiếu chỉ rồi ruổi ngựa trạm đi, chưa đến quân doanh giữa đường bàn với nhau:
    - Phàn Khoái là người cũ của nhà vua, lập được nhiều công, lại lấy em gái Lữ Hậu là Lữ Tu, đã thân lại sang, vua giận dữ nên muốn chém, nhưng sợ sau sẽ hối hận. Ta chỉ nên bỏ tù rồi đưa đến cho nhà vua, tùy ý nhà vua tự giết lấy.
    bình chưa đến quân doanh, lập đàn, lấy cờ tiết gọi PHàn Khoái đến, Phàn Khoái vâng theo chiếu, Bình liền trở mặt đối đãi, bỏ vào xe tù chở trạm đưa về Trường An, sai Giáng Hầu Chu Bột cầm quân thay Khoái, và bình định những huyện làm phản ở đất Yên.
    Bình đang đi, nghe tin Cao Đế chết. Bình sợ Lữ thái hậu và Lữ Tu giận, bèn phi ngựa trạm đi trước, Bình gặp sứ giả mang chiếu ra lệnh cho Bình và Quán Anh đóng binh ở Huỳnh Dương, Bình nhận chiếu chỉ, lập tức lại phi ngựa về cung khóc lóc rất thảm thiết, nhân tâu trình sự việc trước đám tang. Lữ thái hậu thương hại nói:
    - Ông mệt nhọc, hãy nghỉ đã!
    Bình sợ bị gièm, cố xin ở chầu chực ở trong cung, thái hậu bèn cho Bình làm lang trung lệnh, nói:
    - Ông hãy giúp đỡ, dạy dỗ Hiếu Huệ.
    Vì vậy, về sau việc gièm pha của Lữ Tu không có kết quả. Phàn Khoái về, được tha và phục tước ấp.

    Năm thứ sáu đời Hiếu Huệ (năm 189 trước công nguyên), tướng quốc Tào Tham chết, An Quốc hầu là Vương Lăng được phong làm hữu thừa tướng, Trần Bình làm tả thừa tướng. Vương Lăng vốn là người đất Bái. Lúc đầu, Lăng làm một người quyền hào trong huyện, khi còn hàn vi, Cao Tổ coi Lăng như anh. Lăng ít văn hoa , chuộgn khí phách, thích nói thẳng. Đến khi Cao Tổ nổi dậy ở Bái, vào đến Hàm Dương, Lăng cũng tự mình họp bè đảng mấy nghìn người ở Nam Dương khôgn chịu theo Bái Công. Đến khi Hán vương quay về đánh Hạng Tịch, bấy giờ Lăng mới đem binh theo Hán, Hạng Vũ bắt mẹ của Lăng ở ở trong quân doanh, sứ giả của Lăng đến, Hạng Vũ sai đặt mẹ Lăng ngồi quay mặt về hứong đông, muốn để vời Lăng. Khi mẹ của Lăng tiễn riêng sứ giả, bà khóc mà nói:
    - Xin vì mụ già này nói với Lăng hãy chăm chỉ thờ Hán vương, Hán vương là bậc trưởng giả, chớ vì già mà có hai lòng. Tôi xin lấy cái chết để tiễn sứ giả.
    Rồi đâm kiếm mà chết. Hạng Vũ giận nấu mẹ Lăng. Lăng vẫn theo Hán vương bình định được thiên hạ. Vì Lăng chơi thân với Ung Xỉ, Ung Xỉ là kẻ thù của Cao Đế, vả lại Lăng hồi trước không có chủ ý theo Cao Đế, nên mãi về sau mới được phong là An Quốc hầu. An Quốc hầu làm hữu thừa tướng, được hai năm thì Hiếu Huệ đế chết, Cao hậu muốn lập họ Lữ làm vương, hỏi Vương Lăng, Vương Lăng nói:
    - Không được.
    Hỏi Trần Bình, Trần Bình nói:
    - Được.
    Lữ thái hậu giận Lăng, cho Lăng làm thái phó của vua nhưng thực ra thì không dùng Lăng. Lăng giận mượn cớ cáo bệnh xin từ chức, đóng cửa không vào triều, được bảy năm thì chết.
    Sau khi Lăng không được làm thừa tướng. Lữ thái hậu bèn đổi Bình làm hữu thừa tướng, cho Tịch Dương hầu Thẩm Tự Cơ làm tả thừa tướng. Tả thừa tướng không việc, thường lo việc ở trong cung. Tự Cơ cũng là người đất Bái. Khi Hán vương bị hại ở Bành Thành thì Sở bắt thái thượng hoàng và Lữ Hậu làm con tin. Tự Cơ làm người xá nhân hầu hạ Lữ Hậu. Sau đó theo Hán vương đánh phá Hạng Tịch, làm chức hầu đuợc Lữ thái hậu yếu. Đến khi làm thừa tướng ở trong cung, trăm quan muốn quyết định việc gì đều phải do y. Vì trước kia Trần Bình đã bàn mưu với Cao Tổ bắt Phàn Khoái cho nên Lữ Tu nhiều lần gièm pha Trần Bình:
    - Trần Bình làm thừa tướng không lo công việc, ngày uống rượu ngon, thích chơi gái.
    Trần Bình nghe nói , lại càng làm quá hơn trước. Lữ thái hậu nghe vậy riêng lấy làm mừng, nói với Trần Bình trước mặt Lữ Tu:
    - Tục ngữ có câu "Miệng đàn bà, con trẻ nói khong dùng được". Chỉ cần ông với ta thôi, chớ sợ Lữ Tu gièm pha.
    Lữ thái hậu lập bọn họ Lữ làm vương, Trần Bình giả vờ nghe theo. Đến khi Lữ Hậu chết, Bình và thái úy là Chu Bột cùng bàn mưu, cuối cùng giết tất cả bọn Lữ, lập HIếu Văn hoàng đế. Đó vốn là mưu của Trần Bình. Thẩm Tự Cơ bị thải không được làm thừa tướng.
    Hiếu Văn đế được lập, Bình thấy rằng thái úy Bột thân hành đem quân giết họ Lữ, lập được nhiều công nên muốn nhường địa vị tôn quý cho Bột, bèn cáo bệnh, Hiếu Văn đế mới lên ngôi, thấy Bình cáo ốm lấy làm lạ hỏi, Bình nói:
    - Trong thời Cao Đế, công của Bột không bằng công của thần, nhưng đến khi giết bọn Lữ thì công của thần không bằng Bột. Xin nhường chức hữu thừa tướng cho Bột.
    Vì vậy, Hiếu văn đế bèn cho giáng hầu Chu Bột làm hữu thừa tướng ngôi thứ nhất, Bình dời chức làm tả thừa tướng, ngôi thứ nhì, cho Bình một nghìn cân vàng lại phong thêm ba ngàn hộ. Được ít lâu, Hiếu Văn hoàng đế sau khi đã quen việc nước, triều hội hỏi hữu thừa tướng:
    - Trong thiên hạ, một năm xét xử ngục hình bao nhiêu người?
    Bột tạ lỗi, nói:
    - Thần không biết.
    Nhà vua hỏi:
    - Trong thiên hạ một năm tiền và thóc xuất nhập bao nhiêu?
    Bột lại tạ lỗi, nói:
    - Thần không biết!
    Bột mồ hôi ra ướt đẫm cả lưng vì thẹn không bíet trả lời như thế nào. Vua bèn hỏi tả thừa tướng Bình.
    Bình nói:
    - Đã có người lo việc ấy.
    Vua hỏi:
    - Ai lo việc ấy?
    Bình nói:
    - Bệ hạ nếu hỏi về việc xử ngục hình, thì hỏi quan đình úy, nếu hỏi về tiền và thóc thì hỏi quan trị túc nội sử.
    Vua hỏi:
    - Nếu việc gì cũng có người lo , thì ôgn còn phải lo vịêc gì ?
    Bình tạ và nói:
    - Muôn tâu bệ hạ! Bệ hạ không kể thần tài hèn sức mọn, cho thần lạm giữ chức thừa tướng. Chức vụ thừa tướng trên thì giúp thiên tử chỉnh lý âm duơng, làm cho bốn mùa thuận; dưới thì nuôi vạn vật đều được thỏa thích; bên ngoài thì trấn áp, vỗ về tứ di, chư hầu, bên trong thì thân với trăm họ, làm cho các quan và đại phu ai cũng đảm nhiệm tốt chức vụ của mình.
    Hiếu Văn đế khen phải. Hữu thừa tướng rất thẹn, đi ra trách Trần Bình:
    - Sao ông không bày trước cho tôi biết để trả lời!
    Trần Bình cười:
    - Ông ở địa vị của mình mà là không biết chức trách của mình sao? Nếu bệ hạ hỏi số người ăn trộm ăn cướp ở Tràng An thì ông định nói liều sao?
    Do đó Giáng hầu tự biết mình kém xa Trần Bình. Sau một thời gian Giáng hầu cáo bệnh xin miễu, chuyên để một mình Trần Bình làm thừa tướng.
    (Trích Trần thừa tướng thế gia)

  3. dkhoai76

    dkhoai76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    9.107
    Đã được thích:
    1
    Thế là cũng được 7 trang rồi đấy nhỉ
    Cả tuần mà cứ phải hoà giải thế này thì mệt phết đấy
  4. Xatitmu

    Xatitmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    2.461
    Đã được thích:
    0
    Bác nói buồn cười
    Cả tuần bác đi làm, cả tuần bác ăn cơm có kêu ca gì đâu. Mỗi người một nghề, là nghề của người ta bác đừng có xía vô nhá. Không có lại có người phải vào hoà giải đấy. Rách Ruột
  5. danthanhttv

    danthanhttv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

    Cho đi bằng cả tấm lòng
    Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật, muốn cúng dường nhưng lại nghèo, trong túi chỉ còn hai đồng , đem cả ra để cúng .
    Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho. Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung, tiền tài phú quý có thừa, đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường. Hoà thượng trụ trì chỉ sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi. Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi: Trước đây tôi chỉ cúng dường có hai đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho, nay cúng cả ngàn lượng bạc mà ngài không tự mình làm lễ là sao vậy?
    Vị hoà thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả thật ít ỏi nhưng xuất phát từ tấm lòng thật chân thành , nếu bần tăng không đích thân làm lễ thì không đủ báo đáp được ân đức ấy. Nay tiền cúng dường tuy nhiều nhưng tâm bố thí thì không được chí thành như trước, nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ.
    Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ hai đồng mà việc thiện được viên mãn, còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.

  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì khó tin được, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó.Cái có từ cái không mà ra. Không có nghĩa là không có gì cả nhưng phải có cái gì thì mới có cái không có.
    Người ta làm việc , thường gần tới lúc thành công thì lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.
    (Trích Đạo Đức Kinh)

  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Đội mũ bảo hiểm
    Các bạn ơi, mình thấy đội mũ bảo hiểm đẹp đấy chứ. Tuy hơi có bất tiện một tẹo nhưng an toàn, giữ cho đầu tóc đỡ bị rối, bụi bẩn. Mình thấy có khá nhiều mũ thời trang, đội vào trông xinh lên rất nhiều. Khi mua, mọi người nhớ chọn loại mũ chắc chắn, chịu được va đập để đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Mọi người tham gia tốt việc đội mũ bảo hiểm nhé! Chúc sức khoẻ tất cả mọi người!
  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Biết nhường nhịn người khác
    Một thằng bé trông cũng to con đang đi trên đường, chợt thấy cái bóp của ai đó đánh rơi. Nó vừa nhặt lên xem thì một đứa bé khác, nhỏ hơn nó, ở đâu chạy tới đòi chia đôi số tiền có trong bóp. Nó không chịu vì muốn trả lại cho người bị mất. Đang dùng dằng, bỗng nó nhìn thấy một người đàn ông loay hoay tìm kiếm một vật gì. Hỏi ra, biết cái bóp nhặt được là của ông ta, nó vui vẻ trả lại. Người đàn ông mừng quá, mở ra xem. Tất cả tiền bạc, giấy tờ trong bóp vẫn còn nguyên. Ông bèn lấy ra năm chục ngàn để ?ohậu tạ? nó. Thằng bé dứt khoát không lấy. Nó giải thích ngắn gọn : Nếu con muốn thì đã lấy hết rồi, con không trả lại chú đâu. Nghe vậy, ông ta cảm ơn nó rối rít rồi đi. Người đàn ông vừa đi khỏi, thằng bé nhỏ hơn nói :
    - Mày đưa tao hai lăm ngàn.
    - Tiền gì ?
    - Vì tao với mày cùng nhặt được, ông ta cho năm chục thì phải chia đôi, mày hai lăm tao hai lăm.
    - Lúc nãy mày không thấy tao trả lại hết cho ông ta rồi à?
    - Tao không cần biết, ông ta cho năm chục tức mày hai lăm tao hai lăm, còn trả là việc riêng của mày, tao không biết.
    Hai đứa cứ cãi qua cãi lại như vậy một lúc. Thằng nhỏ đòi đánh thằng lớn vì không đưa tiền cho nó. Thằng lớn bỗng đâm đầu chạy. Người ta hỏi nó: ?oChẳng lẽ con không đánh lại nó hay sao mà bỏ chạy ??. Nó trả lời: ?oĐâu có, nếu con đánh lại là nó chết, con phải chạy để đừng đánh nó?.

  9. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Tận tuỵ với công việc
    Hai chữ Tận tuỵ gợi cho chúng ta hình ảnh cặm cụi, chịu khó, siêng năng. Nhưng khác với tinh tấn tu dưỡng nội tâm, khác với phấn đấu cho sự nghiệp riêng mình, Tận tụy hàm ý rất rõ là siêng năng vì mọi người.
    Ví dụ, sự nỗ lực học tập của chúng ta hoặc sự cần cù chịu khó cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng của người nông dân cũng gọi là siêng năng tinh tấn. Nhưng trước hết, đó là sự siêng năng vì bản thân, vì gia đình mình. Những tinh tấn siêng năng đó chưa được gọi là tận tụy. Tận tụy là sự chịu khó, siêng năng có ý nghĩa vì người khác chứ không vì bản thân mình. Như vậy, sự tận tụy cũng có ý nghĩa gần với cuộc sống vị tha. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt. Khác với vị tha, tận tụy gợi cho chúng ta hình ảnh một người cặm cụi, hết lòng làm lợi cho người khác trong sự thầm kín, lặng lẽ.
    Tận tụy có tính chất Đạo đức. Điều này đã quá rõ ràng, chúng ta không cần phải chứng minh mà chỉ khẳng định một điều: không ai có Đạo đức mà lười biếng, chỉ thích ở không, thích hưởng nhàn. Những người thích ở không, thích hưởng nhàn chắc chắn là người kém Đạo đức.
    Trong cuộc sống, nhiều công việc cần thiết cho các nhu cầu căn bản của chúng ta luôn luôn xuất hiện như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa? Chỉ riêng bản thân mỗi người đã có rất nhiều công việc đòi hỏi phải làm. Khi nhiều người sống chung với nhau, nhu cầu lại phát sinh thêm và trở thành nhu cầu chung. Ví dụ, khi nấu ăn, chúng ta không phải chỉ nấu cho mình; khi dọn dẹp nhà cửa, chúng ta cũng ý thức đó không phải là nhà của riêng mình mà là ngôi nhà chung. Nghĩa là những công việc liên quan đến nhu cầu của chúng ta tự nó bày ra, tự nó xuất hiện rất nhiều, và khi sống chung với mọi người, nhu cầu của mình cũng là nhu cầu chung của mọi người. Nếu không làm là chúng ta đã dành công việc đó cho người khác. Như vậy, có thể khẳng định người làm biếng là người không có Đạo đức. Thậm chí có người còn cho rằng: ?ongười làm biếng là người ác?. Nói như vậy cũng hơi quá nhưng không phải là không đúng. Khi đã sống chung trong một môi trường có nhiều nhu cầu phải làm chung với nhau, nếu lười biếng bỏ mặc công việc cũng có nghĩa là chúng ta bắt người khác phải làm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự ích kỷ. Người có Đạo đức không bao giờ chấp nhận lối sống đó. Họ sẽ hăng hái, sốt sắng làm thay cho người khác. Đó là lối sống vị tha, sống vì người khác.

    Được jimmy_coltech sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 14/09/2007
  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Tận tuỵ với công việc
    Hai chữ Tận tuỵ gợi cho chúng ta hình ảnh cặm cụi, chịu khó, siêng năng. Nhưng khác với tinh tấn tu dưỡng nội tâm, khác với phấn đấu cho sự nghiệp riêng mình, Tận tụy hàm ý rất rõ là siêng năng vì mọi người.
    Ví dụ, sự nỗ lực học tập của chúng ta hoặc sự cần cù chịu khó cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng của người nông dân cũng gọi là siêng năng tinh tấn. Nhưng trước hết, đó là sự siêng năng vì bản thân, vì gia đình mình. Những tinh tấn siêng năng đó chưa được gọi là tận tụy. Tận tụy là sự chịu khó, siêng năng có ý nghĩa vì người khác chứ không vì bản thân mình. Như vậy, sự tận tụy cũng có ý nghĩa gần với cuộc sống vị tha. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt. Khác với vị tha, tận tụy gợi cho chúng ta hình ảnh một người cặm cụi, hết lòng làm lợi cho người khác trong sự thầm kín, lặng lẽ.
    Tận tụy có tính chất Đạo đức. Điều này đã quá rõ ràng, chúng ta không cần phải chứng minh mà chỉ khẳng định một điều: không ai có Đạo đức mà lười biếng, chỉ thích ở không, thích hưởng nhàn. Những người thích ở không, thích hưởng nhàn chắc chắn là người kém Đạo đức.
    Trong cuộc sống, nhiều công việc cần thiết cho các nhu cầu căn bản của chúng ta luôn luôn xuất hiện như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa? Chỉ riêng bản thân mỗi người đã có rất nhiều công việc đòi hỏi phải làm. Khi nhiều người sống chung với nhau, nhu cầu lại phát sinh thêm và trở thành nhu cầu chung. Ví dụ, khi nấu ăn, chúng ta không phải chỉ nấu cho mình; khi dọn dẹp nhà cửa, chúng ta cũng ý thức đó không phải là nhà của riêng mình mà là ngôi nhà chung. Nghĩa là những công việc liên quan đến nhu cầu của chúng ta tự nó bày ra, tự nó xuất hiện rất nhiều, và khi sống chung với mọi người, nhu cầu của mình cũng là nhu cầu chung của mọi người. Nếu không làm là chúng ta đã dành công việc đó cho người khác. Như vậy, có thể khẳng định người làm biếng là người không có Đạo đức. Thậm chí có người còn cho rằng: ?ongười làm biếng là người ác?. Nói như vậy cũng hơi quá nhưng không phải là không đúng. Khi đã sống chung trong một môi trường có nhiều nhu cầu phải làm chung với nhau, nếu lười biếng bỏ mặc công việc cũng có nghĩa là chúng ta bắt người khác phải làm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự ích kỷ. Người có Đạo đức không bao giờ chấp nhận lối sống đó. Họ sẽ hăng hái, sốt sắng làm thay cho người khác. Đó là lối sống vị tha, sống vì người khác.
    /size=3]

Chia sẻ trang này