1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa giải đi nào

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 11/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dkhoai76

    dkhoai76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    9.107
    Đã được thích:
    1
    Em đăng nhập vào bài này và xoá cặp lệnh kia đi là ổn đấy
    Sao lại nghịch dại thế chứ, hỏng hết cả trang rồi
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Không nghĩ lợi cho mình, chỉ nghĩ lợi cho người
    Nước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở nước khác về thì được quan phủ thưởng tiền. Tử Cống(học trò đức Khổng Tử tên là Tứ) chuộc người về mà không nhận tiền thưởng.
    Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng: Tứ làm việc thất sách rồi. Ôi thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục thay đổi tập quán, làm gương mẫu cho bách tính noi theo, chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình.
    Nay nước Lỗ người giàu thì ít người nghèo thì nhiều,nếu nhận thưởng cho là tham tiền là không liêm khiết còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa.
    Tử Lộ (tên Do,học trò đức Khổng) cứu người khỏi chết đuối, được tạ ân một con trâu, Tử Lộ nhận lãnh. Khổng Tử hay chuyện hoan hỷ bảo rằng:Từ nay về sau ở nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối.

    Cứ lấy mắt thường tình mà xem, việc Tử Cống không nhận tiền bồi thường là cao quí, Tử Lộ nhận trâu là thấp hèn, nhưng Ðức Khổng Tử lại khen Tử Lộ mà chê Tử Cống.

    Vậy nên biết người không nên chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau nầy không.
    Không nên bàn tới lợi ích nhất thời ở đời nầy mà phải nghĩ tới tương lai xa, mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa.
    Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại di hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện.
    Còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau nầy lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy.

  3. cua79

    cua79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    1.472
    Đã được thích:
    0
    Mình lại phải sửa bài mình dồi
    Thấy cái topic này có lý nên cũng sửa vậy
    Bác khoai đừng kêu ka. E cua nhưng đang học bò dọc dồi đấy
    [nick]
    Được cua79 sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 15/09/2007
  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Em xin lỗi, nghịcn ngợm linh tinh nên bài viết mới dài ra ạ. Em xin sửa lại ngay.
    Tận tuỵ với công việc
    Hai chữ Tận tuỵ gợi cho chúng ta hình ảnh cặm cụi, chịu khó, siêng năng. Nhưng khác với tinh tấn tu dưỡng nội tâm, khác với phấn đấu cho sự nghiệp riêng mình, Tận tụy hàm ý rất rõ là siêng năng vì mọi người.
    Ví dụ, sự nỗ lực học tập của chúng ta hoặc sự cần cù chịu khó cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng của người nông dân cũng gọi là siêng năng tinh tấn. Nhưng trước hết, đó là sự siêng năng vì bản thân, vì gia đình mình. Những tinh tấn siêng năng đó chưa được gọi là tận tụy. Tận tụy là sự chịu khó, siêng năng có ý nghĩa vì người khác chứ không vì bản thân mình. Như vậy, sự tận tụy cũng có ý nghĩa gần với cuộc sống vị tha. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt. Khác với vị tha, tận tụy gợi cho chúng ta hình ảnh một người cặm cụi, hết lòng làm lợi cho người khác trong sự thầm kín, lặng lẽ.
    Tận tụy có tính chất Đạo đức. Điều này đã quá rõ ràng, chúng ta không cần phải chứng minh mà chỉ khẳng định một điều: không ai có Đạo đức mà lười biếng, chỉ thích ở không, thích hưởng nhàn. Những người thích ở không, thích hưởng nhàn chắc chắn là người kém Đạo đức.
    Trong cuộc sống, nhiều công việc cần thiết cho các nhu cầu căn bản của chúng ta luôn luôn xuất hiện như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa? Chỉ riêng bản thân mỗi người đã có rất nhiều công việc đòi hỏi phải làm. Khi nhiều người sống chung với nhau, nhu cầu lại phát sinh thêm và trở thành nhu cầu chung. Ví dụ, khi nấu ăn, chúng ta không phải chỉ nấu cho mình; khi dọn dẹp nhà cửa, chúng ta cũng ý thức đó không phải là nhà của riêng mình mà là ngôi nhà chung. Nghĩa là những công việc liên quan đến nhu cầu của chúng ta tự nó bày ra, tự nó xuất hiện rất nhiều, và khi sống chung với mọi người, nhu cầu của mình cũng là nhu cầu chung của mọi người. Nếu không làm là chúng ta đã dành công việc đó cho người khác. Như vậy, có thể khẳng định người làm biếng là người không có Đạo đức. Thậm chí có người còn cho rằng: ?ongười làm biếng là người ác?. Nói như vậy cũng hơi quá nhưng không phải là không đúng. Khi đã sống chung trong một môi trường có nhiều nhu cầu phải làm chung với nhau, nếu lười biếng bỏ mặc công việc cũng có nghĩa là chúng ta bắt người khác phải làm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự ích kỷ. Người có Đạo đức không bao giờ chấp nhận lối sống đó. Họ sẽ hăng hái, sốt sắng làm thay cho người khác. Đó là lối sống vị tha, sống vì người khác.

  5. dkhoai76

    dkhoai76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    9.107
    Đã được thích:
    1
    Cái chú này, chẳng chịu sửa bài cho người ta nhờ, đúng là cua
  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đợi sang trang sau vậy, anh nhỉ?
  7. cua79

    cua79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    1.472
    Đã được thích:
    0
    PM cho anh sửa bài việc gì phải đợi
  8. oisoioi

    oisoioi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Bài viết:
    6.151
    Đã được thích:
    0
    Thế thôi, mình hòa giải nhỉ!!!!!!
  9. dkhoai76

    dkhoai76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    9.107
    Đã được thích:
    1
    Đấy, xong rồi đấy, hoà giải rồi đấy, đi uống bia thôi nhỉ
    Xời, mình thì chỉ muốn người ta gây sự với nhau, xem vui hơn
  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    Hi hi..., em cảm ơn mọi người đã giúp đỡ, ủng hộ. Chúc cả nhà ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nhé!
    ____________
    Khi làm quan thì mất gì?
    Khổng Miệt là cháu Khổng Tử, Bật Tử Tiện là học trò Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời .
    Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:"Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì ?"
    Khổng Miệt thưa:"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: Việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế họ hàng không thân thiết; công việc nhiều, không thể đi thăm người đau, viếng người chết vì thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn ."
    Không Tử nghe nói, không bằng lòng .
    Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt .
    Bật Tử Tiện thưa : "Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gì, mà đã được ba điều : Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù ít bạc, cũng có thể cung cấp ít nhiều cho họ hàng vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân ."
    Khổng Tử nghe nói, khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử "
    ***
    Em chưa ... làm quan, nhưng cũng đã đi làm rùi. Vậy mà chẳng giúp dc gia đình chút nào, với bạn bè, người thân ngày càng xa thêm. Đã thía, thỉnh thoảng vẫn còn ngửa tay xin tiền mẹ nữa chứ. Hix! Xí hổ wa'' đi

Chia sẻ trang này