1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HOẢ HỔ - súng phun lửa của quân Tây Sơn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi NguoiTotbung, 27/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NguoiTotbung

    NguoiTotbung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    HOẢ HỔ - súng phun lửa của quân Tây Sơn

    Từ hồi đọc các loại truyện, rồi học sách giáo khoa, em vẫn biết đến cái tên Hoả Hổ - một vũ khí của quân Tây Sơn!
    Về hiệu quả chiến đấu thì sử sách chép nhiều rồi, nhưng khi tìm đọc về bản chất, nguyên ký, tính năng của nó thì em thấy khá mù mờ, nhiều quan điểm khác nhau.

    Lang thang qua bên Sử quán, thấy bác Muvlc, Tran Quoc Tuan, các bổ đầu Sơn, Linh đang tham chiến cùng cha ông, công thành đánh luỹ, loáng thoáng thấy nói đến cái món này!

    Vậy, em làm topic này, mong các Bác cùng phân tích, xem xem Hoả Hổ có nguyên lý, tính năng, cấu tạo như thế nào và vì sao nó lại thất truyền!

    Mời các Bác ạ
  2. NguoiTotbung

    NguoiTotbung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Đây là một trong nhữngbài viết về Hoả hổ, mời các Bác tham khảo :
    Một trong những câu hỏi lớn mà nhiều sử gia tránh né không muốn đề cập đến là võ khí vẫn được của quân Tây Sơn gọi là "hỏa hổ " thực sự đó là gì.
    ... Về hỏa lực, Quang Trung có khí giới lợi hại nhất là ống phun lửa tục gọi là hổ lửa và lực lượng xung kích lợi hại nhất là voi trận. . Họ chỉ dùng các ống phóng làm lợi khí. Thứ lợi khí ấy cũng gọi là hổ lửa. Trong khi hai bên giáp nhau, trước hết họ dùng vật ấy đốt cháy quần áo người ta để cho người ta phải lui.
    Nhiều người khẳng định rằng đây là một loại súng phun lửa. Thực ra, muốn phun được lửa người ta phải có những loại chất lỏng hoặc hơi có độ bắt lửa cao (chẳng hạn như xăng hay dầu ngày nay) và sức ép mạnh để tống nhiên liệu về phía trước. Vào thế kỷ thứ 18 chúng ta chưa có loại chất lỏng nào có đủ những điều kiện đó. Vả lại dẫu có súng phun lửa, với sức người thì cũng không thể nào phun được xa, chưa tới gần địch e rằng đã bị súng và cung nỏ của họ tiêu diệt trước. Hai tác giả Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì lại giải thích rằng hỏa hổ chính là đuốc mà quân Tây Sơn chế tạo ra từ những ngày đầu tiên.
    Thế nhưng ngay từ nhiều thế kỷ trước, những đám hải khấu đã biết dùng một loại bom làm bằng bình đất nung, miệng hẹp trong chứa thuốc súng và miểng, ném ra như một loại lựu đạn chế tạo giản dị. Loại bom này gần đây đã được tìm thấy nơi biển Đài Loan do quân của Trịnh Thành Công sử dụng khi tấn công quân Hòa Lan. Dian Murray cũng đề cập đến việc hải phỉ dùng những loại miểng vụn của nồi sắt hay đinh, có khi còn dùng tiền đồng hay các loại bình chứa. Họ cũng hay đánh hỏa công bằng thuyền chất đầy đồ dẫn hỏa xông thẳng vào địch hoặc ném những loại pháo bằng ống tre để đánh gãy cột buồm.
    Một loại võ khí đặc biệt khác cũng có tác dụng tương tự mà đám giặc biển cũng thường dùng là những bình đất nung chứa thuốc súng trộn rượu mạnh. Diêm sinh được chứa vào nắp bình, treo sẵn, khi xáp trận sẽ ném lên sàn tàu địch, bình sẽ vỡ và bén lửa. Ngoài ra chúng ta không thể không nhắc đến một loại hỏa tiễn hình đầu quạ, thân bằng tre có nhồi thuốc súng. Bốn ống phun ở đuôi có thể đẩy loại tên lửa này bay xa đến 300 mét và thường được dùng để đốt phá doanh trại hay tàu bè của đối phương đã khá phổ biến và thông dụng từ trước thế kỷ 17.
    Những loại đạn phóng như thế cũng đã được quân Mông Cổ dùng trong những cuộc tấn kích Nhật Bản và các quốc gia vùng Đông Nam Á mà sử sách còn ghi chép. Việc sử dụng thuốc súng vào trong những loại súng phóng tay (hand-held projectile weaponry) đã được dùng khá rộng rãi trên bộ cũng như trên biển vào thời kỳ đó nhưng cụ thể loại võ khí đó ra sao thì chưa thấy ai đề cập đến. Tài liệu duy nhất miêu tả sơ qua chỉ được thấy trong tờ biểu của Nguyễn Huy Túc như sau:
    Tháng 6 năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786) Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hoả hổ, có bầu (nguyên văn doanh bả) lớn, dài chừng một thước (khoảng 30 cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hoả pháo nhưng không nhiều .
    Xem như thế, rất có thể quân lính của Nguyễn Huệ đã sử dụng một loại súng phóng loại này để tấn công và đốt cháy đồn quân địch dưới cái tên "hỏa hổ ".
    Một giả thuyết khác mà chúng tôi đưa ra là ở vào thời kỳ này người ta đã biết chế tạo một loại hỏa tiễn đốt theo hai giai đoạn (two-stage rocket) gọi là "hỏa long" (fire-dragon). Con rồng lửa là một loại ống phóng có bốn hỏa tiễn ở thân chính, khi cháy hết sẽ mồi vào những tên lửa ở trong bụng rồng và những tên lửa đó sẽ được bắn vọt ra đằng miệng. Hỏa long được sử dụng trong những trận hải chiến mà hai bên còn cách xa, các bình thuốc nổ ném chưa tới, dùng để đốt tàu địch. Vì chưng hỏa tiễn bắn ra hàng loạt trông như một con rồng lửa bay trên mặt nước nên được đặt tên là hỏa long. Có thể cũng loại võ khí này được cải tiến đôi chút để sử dụng trên bộ nên được đặt tên là hỏa hổ để tượng trưng cho một loại trên bờ, một loại dưới nước nhưng thực chất chỉ là một. Vả lại hỏa long, hỏa hổ chủ yếu đều dùng tre, nứa làm ống chứa thuốc mà tre trúc là một loại thảo mộc rất thông dụng ở phương nam nên việc quân Tây Sơn sử dụng các loại võ khí này cũng không phải là chuyện lạ. Có thể nói, nguyên thủy võ khí đó do người Trung Hoa nghĩ ra nhưng lại được dùng như một thứ võ khí chiến lược của quân Nam để chống lại phương Bắc. Có lẽ vì thế mà người thời đó đã truyền tụng là:
    Hổ tự Tây Sơn xuất
    Long tòng Đông Hải lai
    (Hỏa hổ phát xuất từ rừng núi phía Tây,
    Hỏa long nguồn gốc từ biển cả phía Đông)
    Những loại võ khí đó không phải là một độc quyền hay bí mật quân sự mà bên kia không biết hay không chế tạo được. Có điều quân Tây Sơn vẫn nổi tiếng là phong phú về thuốc nổ và họ cũng mua được những loại thuốc súng của người Âu Châu nhạy hơn và cũng mạnh hơn của quân Thanh nên quân Tây Sơn luôn luôn có uy thế áp đảo trong những trận đánh. Chiến đấu trong tư thế áp đảo bằng lực lượng cũng như về vũ khí vốn dĩ là một lối đánh mà vua Quang Trung thường sử dụng.
    Riêng về hỏa cầu (fireball) chúng ta thấy miêu tả tương tự như các loại bom đạn thời nay nhưng thời kỳ đó kỹ thuật quân sự thế giới chưa đạt tới trình độ này nên tuy có nhiều điểm tương đồng với loại bình đất nung mà hải phỉ thường dùng, chúng tôi cũng đặt một câu hỏi và cho rằng có thể người ta mới đặt ra để trám vào một nghi vấn chưa có tài liệu cụ thể minh chứng. Hỏa cầu đã được hải quân (và cả giặc cướp) dùng từ lâu để phá vỡ tàu địch nhưng chỉ được dùng trên bộ khi người ta đã chế tạo được những loại thuốc súng tốt, bén lửa nhanh và ít khói. Kỹ thuật chế tạo thuốc nổ bộc phát ở Âu Châu từ thế kỷ 14, 15 đã truyền sang Nam Á và được sản xuất khá nhiều trong thời kỳ này.
    Trích từ Hoa?ng Đế Quang Trung ra Bắc
    link : http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=4WcnkHB55JmC%2FrY5%2Fn5f6g%3D%3D
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ờ cái này tôi có 1 bộ ảnh đây, cứ tìm trong cổ sử thì có mà đến ngày mọc râu, thời đó các cụ trọng văn khinh võ, đọc sử toàn thấy vua này hậu kia chứ làm gì có mô tả kỹ thuật. Có mấy kiểu như vầy hoặc là đào được, hoặc là cắt trong mấy cái tranh vẽ thời xưa:
    Kiểu ống tre:
    [​IMG]
    Kiểu hồ lô:
    [​IMG]
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 28/11/2006
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Có 1 cái phù điêu đào được như thế này:
    [​IMG]
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tất cả những thứ trên đều nhồi thuốc súng đạn chì hoặc đất sét nung chứ chẳng có dầu diếc gì hết và đều xuất hiện từ đời Tống, đến đời Nguyên thì được làm bằng sắt hay đồng hẳn hoi nên người ta có đào được 1 ít, nguyên lý bắn giữ nguyên, gọi là "hỏa thương":
    [​IMG]
    Loại này còn được lên đời từ 1 thành 3 nòng, vẫn thời Nguyên luôn:
    [​IMG]
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Để tăng độ ép phê của khẩu súng, người ta chế thêm 1 cách thô thiển hình con hổ vào để biến "hỏa thương" thành "hỏa hổ":
    [​IMG]
    Lúc bắn ra thì trông như thế này:
    [​IMG]
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Còn nếu là ống phịt dầu có ngòi đốt ở đầu để phun lửa thì bọn Tàu nó chế ra từ đời Hán lận, đây là 1 cái để đặt ở đầu thuyền:
    [​IMG]
    Muốn kéo nó chạy lung tung thì lắp thêm bánh xe vào:
    [​IMG]
    Hê hê, toàn thứ cổ lỗ sĩ so với thời Quang Trung từ 500 - 1500 năm nhé, các thứ dùng để bắn tên thay vì đạn cũng tương tự, từ từ Maseo sẽ đưa lên sau, kỹ thuật chẳng lấy gì làm cao thâm, nhìn biết liền, gì mà phải nghiên cứu sách sử Tàu Ta Nhật cho loạn óc
    Chào thân ái và quyết thắng!
    P/S: hôm qua nhét tất vào 01 bài nên nhiều ảnh khó tải quá, hôm nay cắt ra, nội dung giữ nguyên, mong các bác thông cảm
  8. lovelace_the_deflorator

    lovelace_the_deflorator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    xem trong truyện "Lộc Đỉnh ký" tác giả có nhắc đến 1 loại thiết bị gọii là thuỷ long, và thuỷ thương, dùng để phun nước chữa cháy.
    Thuỷ thương có thể giống như 1 cái ống tiêm to, còn thuỷ long cấu tạo thế nào thì ............chịu .
    Cũng theo như tác giả tả thì các thiết bị này có thể phun nước đi rất xa, ngoài tầm súng hoả mai, cung tên ( thời đó là thời khang hy)
    nếu thay nước bằng dầu hoặc các loại vật liệu dễ cháy thì ta có thể có 1 loại súng phun lửa rồi.

Chia sẻ trang này