1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học-đâu là con đường cho tương lai?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 29/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Chú nghe ai nói thế ?. Lại sai nữa rồi .
    Thật ra ngành Hoá mà bây giờ có giá nhất chính là Hoá môi trường. Có thầy giáo ở trường thậm chí bây giờ còn mua otô riêng để đi làm . Còn một số ngành đang phát triển rất mạnh là hợp chất thiên nhiên Học cái này ra sau này vào các công ty hoá mỹ phẩm thì hơi bị ổn ,hoặc là hoá thực phẩm cũng phát triển . trong khi đó hoá silicat thì lại hơi cổ điển còn hoá dầu thì trong tuơng lai xa có lẽ ở ViệtNam mới phát triển được.
    Chẳng biết ai nói câu này nhưng các anh chị trên mình một hoặc vài khoá hình như ai cũng có việc làm . Mà hầu như là không làm trái nghề.
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  2. chemistry

    chemistry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải là một người học quá giỏi về môn hoá , nhưng minh cũng là một người yêu hoá vô cùng . Cấp 3 mình cũng có giải quốc gia , nhưng mình đã không giám đi tiếp trên con đường mình yêu thích . Chỉ một điêu đơn giản , ngành hoá ở nước ta hiện nay chưa được coi trọng . Tôi lấy ví dụ đơn giản mà hầu như ai cũng biết . Khi tuyển vào lớp cử nhân tài năng của bách khoa hà nội , chỉ thi toán và lí . Còn việc xét vào lớp Việt Pháp thì toán lấy hệ số ba , Lí hệ số hai .
    Hy vọng sau này môn hoá sẽ được coi trọng hơn !!!
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Xin giới thiệu một bài đăng trên tạp chí Hoá học trẻ - khoa Hoá ĐHKH Tự nhiên. Các bạn có thể cho rằng nó quá xa xôi đối với nền khoa học Việtnam.. Nhưng thật sự là không phải vậy đâu tại Việtnam các nhà khoa học cũng đã bắt đầu tiến vào các lĩnh vực có tiềm năng rất lớn là vật liệu nanô và siinh học phân tử.
    Tương lai của Hóa Học​

    Dương Tuấn Hưng ?" CNTN K4 (dịch)

    Chắc hẳn trong các bạn ?" những sinh viên ngành Hóa ?" cả các bạn sinh viên của các chuyên ngành khác đều băn khoăn tự hỏi : Tương lai của các ngành khoa học sẽ ra sao ? Liệu sẽ có những phát kiến mới nào trong những năm tới đây hay không ?
    Để đóng góp thêm một phần vào việc thúc đẩy cho niềm say mê khoa học của các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên chuyên ngành Hóa Học, bài viết sau đây được trích từ tạp chí Giáo dục Hóa học quốc tế (Chemical Education International, Vol .1, No. 1,8-10, Published in August 31, 2000) của John W. Moore, giám đốc viện giáo dục Hóa học và giáo sư hóa học W.T. Lippincott trường đại học Wiscosin-Madison, Mỹ. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn một hướng nhìn về tương lai của hóa học.

    Hóa học là một lĩnh vực đã chín muồi. Rất nhiều điều về Hóa học đã được biết đến. Nhưng một thanh niên trẻ tuổi khi xem xét đến khoa học cũng sẽ đặt ra câu hỏi tương lai của hóa học sẽ ra sao. Liệu có những sự phát triển mới mẻ hấp dẫn hay không? Hay là phần lớn các vấn đề của Hóa Học đã được biết? Liệu hóa học và cả các nhà hóa học có những công việc thú vị và kích thích về mặt trí tuệ để làm không? Hoặc liệu việc trở thành một nhà hóa học có giống với việc trở thành một kẻ lao dịch hay không?
    Báo cáo công bố gần đây về việc chuỗi ban đầu của bộ gen người hoàn thành đã cho thấy một thành tựu vẻ vang của hóa học, di truyền học và một vài khoa học liên ngành có liên quan khác. Vào ngày thứ sáu, 26 tháng 6, năm 2000, tổng thống Mỹ Bill Clinton và thủ tướng Anh Tony Blair (qua cầu truyền hình) đã ca ngợi những thành tựu của rất nhiều các nhà khoa học mà công việc của họ đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự tiến bộ của chúng ta về việc tìm hiểu di truyền học từ góc độ phân tử. Tham dự buổi lễ có J. Craig Venter, giám đốc và chủ tịch hội đồng khoa học tập đoàn Celera Genomics, Francis S.Collins, giám đốc viện nghiên cứu bộ gen người quốc gia (được tài trợ bởi viện sức khỏe quốc gia Mỹ) và James D. Watson, người đoạt giải Nobel và cũng đồng thời tìm ra cấu trúc của DNA.
    Hơn 1000 các nhà khoa học từ năm nước (Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã tham gia vào công việc sáng tạo ra một bản đồ gen giải thích cho 85% mã gen. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu nhưng phần công việc chính đã được hoàn tất. Khi hai dự án, một được sự tài trợ của chính phủ và một của tư nhân, cùng công bố các kết quả của mình, chuỗi các cặp bazơ của DNA ?" làm nên bộ gen người ?" sẽ xuất hiện trên các tài liệu khoa học và trên Internet.
    Một thành tựu rất quan trọng chẳng hạn như việc vẽ bản đồ gen người được xem như là công việc cuối cùng, sẽ khiến mọi người tự hỏi liệu còn có việc gì để làm. Các nhà hóa học đã tham gia vào những thành công đó trong suốt thế kỷ 20. Và chúng ta sẽ băn khoăn có phải thời hoàng kim của hóa học đã thuộc về quá khứ và tương lai thuộc về các khoa học khác hay không. Các nghiên cứu và khám phá phong phú của hóa học có phải đã được tiến hành? Liệu những người trẻ tuổi có nên tránh hóa học và chọn lấy những sự nghiệp khác hay không?
    Tôi nghĩ là không.
    Vào cuối thế kỷ 19, nhiều nhà vật lý (một số khá thiển cận) đã cho rằng họ đã khám phá ra tất cả các định luật cơ bản của tự nhiên và tất cả chỉ còn là việc thu nhặt và giải quyết những vấn đề còn lại. Thậm chí ngay cả trước thời điểm chuyển giao của thế kỷ, sự khám phá ra tính phóng xạ đã báo trước điểm gở cho những quan điểm đó. Và vào năm 1900, lý thuyết lượng tử của Planck đã mở đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu về thế giới của các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử thậm chí đến ngày nay còn cho thấy những vấn đề thách thức hơn nhiều. Các nhà hóa học, các nhà di truyền học và những người khác làm việc trong dự án bộ gen người cũng không cho rằng họ đang ở giai đoạn cuối của công việc- mà hoàn toàn ngược lại. Một khi chuỗi DNA được giải mã, sẽ là lúc tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của mỗi protêin được mã hóa bởi DNA. Sau đó bước kế tiếp là nhân bản vô tính các chuỗi DNA, sản xuất ra protêin, thiết lập các kiểm tra làm nản lòng việc tinh thể hóa các protêin và xác định cấu trúc của chúng. Điều này liên quan đến hàng chục nghìn cấu trúc protêin mỗi năm. Làm việc với rất nhiều cấu trúc này sử dụng các phương pháp hiện tại là không thể. Vì vậy sự thành công của dự án bản đồ gen người chính là những sự nỗ lực đáng khích lệ để phát triển các phương pháp mới. Một trong những đổi mới như vậy là các hệ thống robot làm thay đổi nhanh chóng và chính xác các nồng độ thuốc thử, pH và nhiệt độ trong mỗi loạt hàng trăm mẫu, nhờ đó tăng khả năng một tinh thể có thể phát triển trong ít nhất một mẫu ( Chemical and Engineering News, 03/07/ 2000, trang 27). Thêm vào đó, tia X có cường độ cao, độ tập trung lớn đã cho phép thu được các thông tin từ các tinh thể nhỏ dài cỡ 50 nm. Để có thể lưu giữ, bảo vệ được chất lượng các protêin từ các tinh thể rất nhỏ đó, phải có một hệ thống robot có khả năng xử lý với các thể tích cỡ 100 nL, và một thông số quan trọng là việc kiểm soát kích cỡ của các giọt dung dịch trong một khoảng độ nhớt khác nhau. Các robot được tưởng tượng có thể chạy 138000 điều kiện kết tinh mỗi ngày, và một robot đã thành công trong việc kết tinh 16 protêin khác nhau.
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 23/05/2003
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Điều đó mở ra những cơ hội lớn không chỉ cho những ai quan tâm đến robot và hóa học tổ hợp mà còn cho những người sẽ nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc của protêin và chức năng dựa trên cơ sở rất nhiều các thông tin về cấu trúc sẽ sớm có được. Sự hứa hẹn đầy triển vọng về kiến thức mà một tập hợp các dữ liệu về cấu trúc và chức năng của protêin cho thấy một sự bất ngờ đáng kinh ngạc. Các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của protêin đang dần trở thành cơ sở cho việc chế tạo rất nhiều loại thuốc giúp làm giảm bớt những đau đớn mà con người phải chịu đựng và còn rất nhiều vấn đề còn lại sẽ được giải quyết trong tương lai.
    Có rất nhiều sự phát triển khác trong đó hóa học đóng vai trò quan trọng và những đổi mới của hóa học là cần thiết. Ví dụ, phân tích hóa học và tổng hợp hóa học có thể ở mạch vi xử lý và rất nhiều các công ty đang thiết kế các kĩ thuật hiển vi và phòng thí nghiêm trên các con chip. (Xem http://www.calipertech.com/tech/index.htm và http://www.hp.com/pressrel/ sep99/15sep99b.htm
    ) Sơ đồ mạch cỡ nguyên tử, nhỏ hơn bộ vi xử lý của các máy tính ngày nay hàng triệu lần, có thể giải quyết được các bài tập tính toán của ngày mai. Kích thước nhỏ bé sẽ làm giảm đến mức tối thiểu sự tiêu hao năng lượng, tăng tối đa tốc độ, cho phép áp dụng các bộ xử lý cỡ nanô vào trong nhiều các ứng dụng của đời sống hơn. (Xem http://www.almaden.ibm.com/almaden/media/image_mirage.html và http://www.hpl. hp.com/news/techforecast.html) .Các ống nanô Cácbon, một kết quả tất yếu của việc phát hiện ra dạng thù hình buckminsterfullerene của Cácbon, hứa hẹn sự ứng dụng vào trong các thiết bị điện tử với kích cỡ cực nhỏ. (Xem http://www.nytimes.com/library/cyber/week/ 021798molecule.html) Trong lĩnh vực công nghệ nanô, còn rất nhiều những khám phá mới đang chờ đón những nhà khoa học trẻ tuổi chân chính. Bản thông báo toàn cầu về lĩnh vực này có đăng trên mạng Internet tại địa chỉ http://www.whitehouse.gov/WH/EOP/OSTP /NSTC/html/iwgn/IWGN.Worldwide.Study/toc.html .) Tiềm năng của các phát hiện mới cho các nhà hóa học trẻ chưa bao giờ to lớn đến thế. Để biết chi tiết hơn về thực trạng hiện tại của các nghiên cứu về hóa học và những gì ẩn chứa trong tương lai, tôi khuyên các bạn tham khảo các bài báo của mục Quan điểm (Viewpoints) của tạp chí Giáo dục hóa học ( Journal of Chemical Education). Các bài đăng vào tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng sáu, tháng chín và tháng mười năm 1998 và tháng hai, tháng ba và tháng mười năm 1999. Mỗi bài báo của mục Quan điểm đều do một chuyên gia hay một nhóm chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể viết. Các tác giả cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của lĩnh vực đó trong suốt 50 năm qua và sự tiên đoán lĩnh vực đó sẽ phát triển đến đâu trong vòng 25 năm tới. Bên cạnh mục Quan điểm, tạp chí Giáo dục hóa học còn xuất bản rất nhiều các bài báo khác phác họa những mục tiêu mà hóa học hiện đại sẽ đạt được, hóa học sẽ đi đến đâu, và những cơ hội mà nó tạo ra cho những nhà khoa học trẻ tham gia vào đó.
    Có một sự thật đáng ghi nhận mà như George Bernard Shaw phát biểu, ?oKhoa học luôn luôn sai. Nó không bao giờ giải quyết một vấn đề mà lại không tạo ra hơn mười vấn đề mới.? Đó chính là vẻ đẹp của sự nghiệp khoa học. Với những người sáng tạo, thông minh, kiên trì và bền bỉ, khoa học không bao giờ ngừng tạo ra những thách thức mới đầy hấp dẫn ?" và rất nhiều niềm vui!
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 23/05/2003
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Phỏng vấn
    Nhằm tìm hiểu về những suy nghĩ của sinh viên khoa Hóa về phương pháp đổi mới dạy và học, hiệu quả của các hoạt động đoàn-hội và về vấn đề việc làm trong tương lai, phóng viên Hoá học trẻ đã thực hiện một cuộc điều tra nhỏ đối với hơn 60 sinh viên năm thứ tư khoa Hóa.
    Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: "Tại sao bạn lại chọn khoa Hóa?". Kết quả thật bất ngờ, có hơn 70% số bạn được hỏi cho biết họ đã đến với Hóa học bởi sự say mê. Không những thế, đến nay, niềm đam mê đối với Hóa học còn ngày một tăng thêm. Đây quả là một điều đáng mừng bởi làm khoa học thì không thể thiếu lòng say mê, nhiệt huyết trong công việc. 30% còn lại chọn khoa Hóa vì các lý do khác như thấy hóa học dễ hơn toán, lý, rồi do những lý do ngẫu nhiên...Nhưng hiện nay, tất cả các bạn đều thấy yêu thích môn hóa.
    Cùng với cái nhìn lạc quan về tương lai khoa Hóa, hơn 70% số bạn được hỏi cho rằng nghề hóa hiện nay là có triển vọng.
    Việc làm cũng là vấn đề nóng bỏng đối với sinh viên năm thứ tư. 37% sinh viên mong muốn được làm việc cho các viện hoặc cơ quan nhà nước. 27% muốn tiếp tục học cao học, hoặc vừa đi học, vừa đi làm, hay học thêm một năm sư phạm. 20% chưa có dự định và 3%... có thể làm trái nghề. Nhưng nhìn chung, các bạn đều say mê và dám sống với nghề mình đã chọn.
    Một điều đáng suy nghĩ là có đến 43% số bạn được hỏi cho biết là chưa tìm ra phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học hợp lý.
    Đối với phương pháp giảng dạy thì 62% số bạn cho rằng cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, 25% cho rằng cần giữ nguyên và phát huy. Hầu hết các bạn đều cho rằng chúng ta đang học quá nhiều lý thuyết. 75% cho rằng nên có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, 19% cho rằng cần gắn nhiều với thực tế hơn và chỉ có 1% cho rằng chỉ cần những kiến thức lý thuyết cơ bản thuần túy.
    Về các hoạt động Đoàn, Hội tổ chức, nhìn chung các hoạt động này đều rất đáng quan tâm nhưng chưa thật hiệu quả. Liên chi đoàn và Hội sinh viên nên tổ chức nhiều hoạt động sâu rộng hơn nữa để lôi kéo được nhiều đoàn viên-sinh viên tham gia.
    Qua những thống kê sơ bộ, chúng tôi mong rằng mọi người hãy cùng suy nghĩ, cùng hành động để có được những giải pháp hữu hiệu cho việc đổi mới giảng dạy và học tập cũng như những hoạt động đoàn thể.
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  6. chemistry_87

    chemistry_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Em rất thích ngành Hoá mỹ phẩm. Tuy nhiên, thực sự em ko biết mình có thể tìm được việc làm ở đâu. Em còn nhiều thời gian để quyết định. Tuy nhiên, em quyết định theo ngành Hoá vì ham mê chứ ko phải vì bất kỳ cái gì khác như môn Hoá học dễ hơn, con gái học kém Tự nhiên.......như mọi người vẫn tưởng.
    Nếu em theo ngành Y, cũng có Hoá, em chắc chắn sẽ có việc ngay sau khi ra trường do cả bố và mẹ em đều là bác sĩ. Người nhà ko muốn em đi nghiên cứu Hoá, vừa khổ vừa kiếm được ít tiền. Nhưng đây là con đường em đã chọn và sẽ ko hối hận.
    Học sinh học Hoá chắc chắn ko phải là học sinh hạng3. Bằng chứng là thủ khoa Toán trường em học Hoá ko thể vượt qua được em.(Hơi kiêu nhưng đó là sự thật). Những đứa học giỏi Toán Lý chưa chắc đã học giỏi Hoá và ngược lại. Nhưng như thế ko có nghĩa là chúng ta ko thể học Toán Lý hơn tụi nó.
    Dù sao, em vẫn thấy những người học Hoá(trong đó có em) can đảm vì tương lai cho ngành Hoá gian nan hơn nhiều so với các ngành khác. Mong là chúng ta sẽ ko còn bị coi thường và ko phải làm trái nghề.
    Angielic
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác TNT! Đọc xong mấy bài của bác,lạc quan hơn được một ít!
    Vĩ đại! Cực kì vĩ đại! Đọc xong thấy xấu hổ quá! Anh thậm chí cũng chẳng dám nghĩ như em đâu.Đam mê thì cũng một phần thôi,ngoài ra còn phải tính toan toan tính đủ thứ nữa! Tặng em 5* vì sự vĩ đại này nhá!
    Coi thường thì không,nhưng vị trí của những người học hoá trong mắt mọi người vẫn còn thấp lắm! Phải làm cho nó cao lên,cao nữa lên!
    Tucurie

  8. tiendatbn

    tiendatbn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy các bạn tin tưởng vào tương lai , tôi cũng vững tâm hơn . Năm tới , tôi sẽ thực hiện 1 chương trình hỗ trợ cho các bạn say mê nghiên cứu khoa Học Ở Bách Khoa .Mình biết là khoa Hoá trường mình có rất nhiều nhân tài , tuy nhiên những thủ tục còn rắc rối , con đường từ ý tưởng đến thực hiên còn xa , và nhiều khó khăn . Mình sẽ giảm những khó khăn đó . Chúc các bạn luôn giữ vững niềm tin và sẽ trở thành những chuyên gia hàng đầu về Hoá Học ở Việt nam cũng như thế giới .
    KHÔNG CÓ AI DỐT ,NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG THUA KÉM BẤT KỲ 1 DÂN TỘC NÀO , NẾU CHÚNG TA KHƠI DẬY TẤT CẢ NHỮNG NĂNG LỰC MÀ CHÚNG TA SẴN CÓ
    TIENDAT

Chia sẻ trang này