1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học phổ thông (Giải đáp LT_BT)

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi jokes, 29/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huechuot

    huechuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    0
    mọi người đừng giận anh ý vì anh ý là người mà cháu quảng cáo về Box mình đấy , i''m sorry
    Love chemistry forever and forever
       gió mùa thu em ru anh ngủ
     anh ngủ rồi em cậy tủ .... em đi
    http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg
  2. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Anh nêu thử ý kiến của anh nhé
    Bài 1.
    Em xem lại đề bài hộ anh phát, dung dịch HNO3 0,20M (sẽ tính được pH), thế mà lại có dữ kiện ?otrong nước có pH = 4,4?. Hay HNO3 0,20M là dung dịch ban đầu? thế thì đề bài phải nói là ?otạo thành dung dịch có pH=4,4? chứ? Với lại 2 dung dịch đầu không cho thể tích V thì tính thía nào bi giờ?
    Bài 2.
    Phản ứng của Phênol và Mêtylphenyl Ete với nước Brôm đều là phản ứng thế electronphin vào nhân thơm (SEAr), tác nhân tấn công là Br+, do đó nó sẽ chọn vị trí nào trên vòng thơm có mật độ electron cao hơn để phản ứng.
    Nhóm ?"OCH3 > ?"OH về khả năng đẩy electron vào vòng thơm (do hiệu ứng +C lớn hơn), tuy nhiên 1 phần nhỏ Phenol khi điện li tạo H+, nhóm -OH biến thành nhóm -O-, do đó đẩy electron sẽ mạnh hơn -OCH3, do đó có khả năng sẽ pứ mạnh hơn.
    Vậy Mêtylphenyl Ete với nước Brôm < Phênol
    To: Dioxyl và Chevaliersanstete, mình post bài sau 2 bác, nên có tham khảo 2 bác câu 2.
    Được joke sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 31/03/2004
  3. bees

    bees Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0

    May quá, nhờ có bác quảng cáo bên box em, mà em biết thêm box Hoá Học này có mục mà em cần.
    Em mới vào, có gì không phải, các bác cứ bỏ quá cho. Em muốn các bác giúp em bài này cái ah:
    CÂU 1. Điều chế khí hidroclorua HCl, thầy giáo em cho NaCl(rắn) + H2SO4 (đậm đặc), lúc thì viết phản ứng tạo thành muối axit, lúc tạo thành muối trung hoà? Viết thế nào là đúng ah?
    Vậy em điều chế HBr, HI bằng phương pháp trên có dùng được không? Viết phản ứng minh hoạ cụ thể hộ em cái.
    CÂU 2: Một hỗn hợp nặng 2,15g gồm 1 kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B tan hết trong nước thu được 0,448l H2 (dktc) và dung dịch C. Biết khi thêm H2SO4 dư vào ½ dung dịch C thì thu được kết tủa nặng 1,165g. Xác đinh 2 kim loại trên. (em xem trong đề thi nó có đề này đấy ah)
    Hơi dài tí, các bác chỉ ra hướng làm hộ em . Thanks

  4. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Về cái câu hỏi phenol với cả metoxybenzen thì em mời bác joke vào đây cùng đàm đạo (vì em thấy cái này có vẻ ngoài chương trình phổ thông, để ở đây sợ dễ bị lạc đề!
    http://ttvnol.com/Hoahoc/124716/trang-9.ttvn
    Các bác nào quan tâm thì vào đóng góp ý kiến, với tinh thần xây dựng, học hỏi, em kính mời các bác !
  5. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác chevaliersanstete đã nhắc nhở, thực ra thì bác nào học cấp 3 chuyên, các bài tập kiểu này có nhiều lắm bác ạh. Cứ để em nó nằm chỗ nào em nó cảm thấy hợp
  6. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời em có rùi, em thử bài này xem, cũng dành cho dân học gifted school như em đấy. Cố gắng nhé...
    Trộn 500ml AgNO3 0,01M với 500ml dung dịch hỗn hợp NaCl 0,01M và NaBr 0,01M. Hỏi thu được mấy kết tủa?
    (Cho em tích số tan của 2 kết tủa là T(AgBr)=6.10-3. T(AgCl)=1,8.10-10,)
  7. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    hì hì, không biết anh có "bẫy" gì em không đây. Nhưng thôi em cũng cử thử giải xem nó ra làm sao
    Sau khi trộn thể tích dd V = 1000 ml = 2v -----> nồng độ các chất giảm 1 nửa.
    C(Ag+) = C(CL-) = C(Br-) = 5.10-3M
    Vậy:
    [Ag+][Cl-] = 25.10-6 >1,8.10-10 ----> xuất hiện AgCl kết tủa
    [Ag+][Br-] = 25.10-6 << 6.10-6 -----> không có kết tủa AgBr
    *Tóm lại ở đây chỉ thu được 1 kết tủa duy nhất là AgCl
    (bỏ qua các quá trình phụm, như sự tạo phức hiđroxo của Ag+ chẳng hạn)
    Xong rồi đấy ạ!
    (hic ... nếu sai thì thật là xấu hổ)
    - I love Tran Phu gifted chool -
  8. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ anh chưa hiểu ý em. Ban đầu là có 1 dd gồm 2 chất KI và HNO3 nồng độ như trên trộn vào 1 dd có pH=4,4 cùng thể tích ---> hoàn toàn có thể tính toán được !
    Thực ra đây là một phần nhỏ trong Đề thi Hoá Quốc gia năm nay. Em muốn nêu bài này ra đây không phải mục đích nhờ mọi người giải giúp vì em đã biết đáp án rùi.
    Đây là vấn đề của em và chắc của không ít những bạn hs PT khác, những người suốt đời chỉ học một môn KH thực nghiệm trên lý thuyết (!!!!) Em luôn nghĩ chắc rằng HNO3 có tính oxh mạnh, KI có tính khử mạnh ắt phải pứ với nhau ngay, kể cả tra Thế cũng thấy vậy (nên em đã làm sai bài này) Nhưng có 1 điều em không hề biết là với cái nồng độ đã cho là quá nhỏ, nhỏ đến mức HNO3 không thể hiện tính oxh đặc trưng của mình. Cuối cùng là chả có chuyện gì xảy ra, dd vẫn thế.
    Tóm lại là trước 1 nồng độ cho trước em không thể nào biết nó thuộc cái kiểu gì: đặc, loãng, rất loãng ...? thế nên đôi khi không thể nào xác định được các pứ 1 cách chính xác. Càng nghĩ càng cú cái kiểu học của mình
    Vậy anh Joke và mọi người có lời khuyên hay kinh nghiệm nào có thể giúp em được không? chứ nếu cứ cái kiểu này lên ĐH em chắc phải chia tay với Hoá mất thôi!!!!!
    - I love Tran Phu gifted chool -
  9. huechuot

    huechuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    0
    anh joke ơi em có bài này thấy mắc
    Gọi A là dung dịch hỗn hợp của 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 , B là dung dịch chứa 0.5 mol HCl
    1. Tính thể tích khí thoát ra khi rót từ từ Avào B
    2.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . B vào A
    3. . . . . . . . . .. . . .. . . . .. . . . .. . . đổ lẫn lộn 2 dung dịch vào nhau
    theo em thì ở thí nghiệm 1 NaHCO3 phản ứng trước còn ở thí nghiệm 2 thì Na2CO3 phản ứng trước , bạn em lại bảo ngược lại , anh có thể giải chi tiết bài này ( cả 3 ý) cho em được không và giải thích tại sao lại có hiện tượng phản ứng trước và sau như vậy?
    Love chemistry forever and forever
       gió mùa thu em ru anh ngủ
     anh ngủ rồi em cậy tủ .... em đi
    http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg
  10. bees

    bees Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Các bác giúp em 2 bài này tí chứ ạh. Làm em chờ các bác mãi.

Chia sẻ trang này