1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học phổ thông (Giải đáp LT_BT)

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi jokes, 29/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0

    Nếu mà đang post bài, máy tính cứ xoá béng mất bài, xong xin lỗi mình, vì Exploer bị lỗi, thì mình làm sao nhỉ? Còn chưa kịp viết xong để làm cái động tác COPY cơ đấy .

    Có lẽ mình cũng xin lỗi lại máy vậy, vì nó đã lich sự xin lỗi mình mà.

    Ko biết cái bài này có bị nó xin lỗi ko đây, mình viết ngăn ngắn thôi vậy
  2. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Câu 1 lý thuyết trả lời được ngay cho em. Còn câu 2 tính toán thì để lúc khác nhé.
    *) Điều chế HCl theo pứ NaCl(rắn) + H2SO4 (đậm đặc) có thể tạo ra cả muối axít lẫn muối trung hoà, phụ thuộc vào nhiệt độ pứ.
    - Ở nhiệt độ thưòng tới ~250*C chủ yếu tạo muối axit NaHSO4
    - Với nhiệt độ cao hơn ~ 400*C tạo muối trung hoà Na2SO4
    *) Không thể điều chế HBr và HI theo cách trên (cả HF cũng vậy). Lý do vì HBr, HI có tính khử kha khá khi sinh ra sẽ bị oxh ngay bởi H2SO4 đậm đặc. Người ta thường điều chế HBr, HI = cách cho PBr3, PI3 tác dụng với H2O:
    Vd: PBr3 + 3H2O = H3PO3 + 3HBr
    Còn Pứ oxh thì viết thế này:
    HI + H2SO4 (đđ) = I2 + H2S + H2O (em tự cân bằng lấy nhé)
    HBr + H2SO4 (đđ) = Br2 + S + H2O
    Xong rồi đấy. Bài 2 chị đọc qua thấy không khó lắm đâu, em thử nghĩ xem. Để đầu óc hoạt động nhiều một tí cũng tốt lắm em ạ
    - I love Tran Phu gifted chool -
  3. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa học môn hoá tớ cũng ghét cay ghét đắng cái khái niệm mù mờ: đặc loãng này. Nhưng mãi sau mới biết các dung dịch đặc hay loãng là dựa vào nồng độ các ion của nó, đặc biệt với axit và bazơ là dựa vào pH. Giá trị thế nào đồng chí hỏi ai còn học mới nhớ, còn tớ kể từ ngày vào đại học là quăng luôn, nhớ nặng đầu
  4. smilingface

    smilingface Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    các pác ui, nhận bít dùm em 2 bài này với ( = pp hóa họa nhé)
    1/ N2, NO2, SO2, CO2, O2
    2/ N2, NO, Cl2, H2, CH4
  5. bees

    bees Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn chị, em bây giờ mới hiểu ...thuốc Fucaga diệt trừ giun như thế nào... thì ra là như thế, hẳn nào thầy giáo em cứ lúc viết sp này, lúc viết sp kia.....
    Còn bài 2, em đặt số mol mỗi kim loại A, B là x, y:
    -Dựa vào khối lượng, lập được 1 phương trình đại số theo 4 ẩn A, B, x,y.
    - Dựa vào số mol H2, lập được 1 pt theo 2 ẩn x,y
    - Dựa vào số gam kết tủa lập được 1 bất phương trình điều kiện của B và ẩn y.
    Và còn lại biến đổi thế nào nó cũng không ra được để biện luận, bà chị biến đổi như thế nào thế, chỉ cho em cái hướng biến đổi xem cái ạh?? Em chịu rùi...
    Cú cái bài này quá,
  6. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Về cơ bản là đúng, nếu tui giải như sau, bác có ý kiến gì không:
    - Trộn 2 dung dịch => tính lại nồng độ các ion co trong dd sau khi trộn.
    - Tính tích các ion mà tạo được kết tủa, so sánh với tích số tan Tt. Nhận ra AgCl kết tủa trước (phần này bác làm rùi)
    - Sau khi AgCl kết tủa, tính lại nồng độ cân bằng của Ag+, dựa theo tích số tan, hình như nồng độ cân bằng nó =sqrt(Tt).
    -Tính lại tích ion của Ag+ và Br-, nếu tích này >= Tt của AgBr, thì có AgBr kết tủa, còn không thì ko có kết tủa.
    -Kết quả vẫn như của bác. Nhưng tui cảm thấy cách của bác chưa thật chặt chẽ. Nên đưa ra ý kiến này. Góp ý nhé.
    Mí hôm vừa rùi, làm cái DCTTLV mệt bã người, thế mà thầy giáo chưa OK. Làm lại. ....
  7. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Hè hè, hôm vừa rùi cũng có người góp ý cho em giống hệt anh.
    Nhưng theo em ta không cần thiết phải tính lại, vì với nồng độ đầu của Ag+ ta thấy tích [Ag+][Br-] đã nhỏ hơn Tt của AgBr rùi thì khi AgCl đã kết tủa nồng độ Ag+ trong dd còn nhỏ hơn nữa ---> tích [Ag+][Br-] lại càng nhỏ ---> càng không thể có kết tủa AgBr
    Nhưng kể cả trường hợp AgBr có kết tủa đi nữa em thấy trong các sách người ta cũng không tính lại. Cứ cho 1 anion và dd có các cation có khả năng tạo kết tủa thì chỉ cần tích số ion lớn hơn Tt là cho rằng có kết tủa xuất hiện.
    - I love Tran Phu gifted chool -
  8. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng từng nghĩ thế, thật ra cái cách trên của mình áp dụng máy móc vào bài này thì hơi thừa. Nhưng với 1 bài khác, khi mà nồng độ Ag+ đã kết tủa với Cl- , mà sau đó vẫn còn dư, thì nhất thiết cần làm như mình đã điịnh hướng.
    Bởi so sánh lúc đầu chỉ dùng để xđ cái nào kết tủa trước thôi, khi mà 2 cái Tt cách nhau cỡ 1000 lần thì bỏ qua cái kết tủa sau (mặc dù trong đk nào đó của bài khác, nó có thể kết tủa được).
    Dưng mà chẳng ai vô hỏi han gì nhẩy, chỉ có mấy cái mẹt quen quen nè thôi ah. Hình như có cái em Bees gì đó cũng hay hỏi nhẩy, phải không em Bees
  9. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Nobody wanna do it for you. Let me help you so:
    1/ N2, NO2, SO2, CO2, O2
    - cho tàn đóm đỏ vào miệng các ống nghiệm -> nhận ra O2
    - nước vôi trong -> 2 cái cho vẩn đục SO2 và CO2, 2 cái kia ko có hiện tượng
    - 2 khí mà vẩn đục ở trên, cho vào nước Brom (nâu đỏ)-> nhận ra SO2 làm nhạt màu dd brom. Còn CO2 ko.
    -2 khí ko làm vẩn đục ở trên, cho quỳ ẩm vào miệng ống nghiệm -> NO2. Còn lại N2
    2/ N2, NO, Cl2, H2, CH4
    -mở miệng các bình khí -> NO hóa nâu.
    -dẫn qua CuO nung nóng -> H2 làm CuO (đen) hoá Cu (đỏ)
    -cho quỳ ẩm vào miệng ống nghiệm -> Cl2 làm mất màu quỳ ẩm (tẩy màu)
    -2 khí còn lại, đốt cháy, dẫn sp qua nước vôi trong -> CH4
  10. huechuot

    huechuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    0
    <FONT color=#ff00ff>Love chemistry forever and forever</FONT>
    <P><FONT color=lime size=5>   gió mùa thu em ru anh ngủ</FONT></P>
    <P><FONT color=#00ff00 size=5> anh ngủ rồi em cậy tủ .... em đi</FONT></P>
    <P><A href="http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg">http://www.top-greetings.com/v/2003/07/kittensreloaded.jpg</A></P>
    mọi người giúp em với!!!!!!!!!!!!!
    Được huechuot sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 07/04/2004

Chia sẻ trang này