1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học phổ thông (Giải đáp LT_BT)

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi jokes, 29/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Em có ý kiến với câu trả lời của bác Cuong_MA nhá. Về cái trường hợp mình đổ lẫn lộn A và B với nhau, theo em, lượng khí thoát ra sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng nào đó (cái này các bác lập phương trình và tính) chứ không phải là thể tích cố định vì mình đâu có biết được các chất sẽ phản ứng với nhau như thế nào.
  2. kikicoco85

    kikicoco85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Một chất bị thuỷ phân, khi ở trạng thái dd dĩ nhiên là nó đã thuỷ phân mất rồi thì còn thấy gì nữa.
    Tất cả kim loại ở trạng thái phân tán cao (rất mịn) sẽ có màu đen chứ không riêng gì Ag. Việc giải thích hiện tượng này nằm ngoài khuôn khổ HHPT.
    P/ư C6H6 + Cl2->666 là phản ứng cộng hợp vào vòng benzen rất khó xảy ra.Thực tế phản ứng này đòi hỏi phải có chiếu xạ cực tím trong thời gian dài, hiêu suất vẫn nhỏ. Cl2 mà còn thế thì Br2 chắc chắn chẳng nhằm nhò gì rồi.
  3. smilingface

    smilingface Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    các pác này, Fe, AL, Cr bị thụ động hoá trong H2SO4, HNO3 đặc nguội là dao tạo 1 lớp oxit bền với acid, vậy oxit đó là oxit gì ạ?
    - tại sao khi mở lọ đựng acid đậm đặc ra thì ta thấy có khói bốc lên?
  4. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Những bài toán Hoá dạng này thực ra làm khá đơn giản, chẳng qua mọi người hay phức tạp hoá nên mới không giải được thui. Cách giải duy nhất là phuơng pháp khoảng (chặn tiền chặn hậu ý mà).
    Ví dụ với bài này:
    Gọi 2 rượu là XOH và YOH nhá. (X>Y)
    - (+Na ---> 0,2 mol H2) ----> tổng mol 2 rượu trong mỗi phần là 0,4 mol. Ok?
    - m 3 ete = 7,7 g.
    3 ete XOY, XOX, YOY đựơc tạo từ 40% XOH + 50% YOH
    ----> ete tạo từ 50% XOH + 50% YOH > 7,7 g > ete tạo từ 40% XOH + 40% YOH
    ----> 0,5 x 0,4 (mol) x (X+Y+8) < 7,7 g < 0,4 x 0,4 (mol) x (X + Y +8)
    ( + 8: số mol O bằng 1/2 số mol gốc rượu)
    - Thay X = Y + 14 (liên tiếp mừh!!)
    Kết quả:
    8,25 < Y < 13,0625​
    Từ kết quả này thì thấy chả có gốc rượu no nào phù hợp cả (CH3 nhỏ nhất cũng =15 rùi) ---> Bài này Vô nghiệm hoặc sai đề
    Có thể bị nhầm ở chỗ số mol H2 ý. Nếu là 0,1 mol H2 thì kết quả là: 27,5 < Y < 37,125
    ----> Y là C2H5= 29, X là C3H7. Kết qủa hơi bị đẹp
    Được dioxyl sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 13/04/2004
  5. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn ý kiến của chevaliersanstete. Đúng là lời giải như thế thì chưa được, có điều CM tui chỉ định gợi ý thôi, phải để em nó tự giải thì mới giỏi được chứ. Có điều bác đồng ý với tôi là vẫn sử dụng hai phương trình giống như trường hợp axit dư không?!
    To Huechuot: Hình em gửi đẹp thật, nhưng sau đừng có khủng bố anh nhé, anh bị yếu tim đấy!
  6. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Studious chưa thấy ai giải bài của bạn tôi giúp bạn nhé, tuy nhiên bài 1 bạn cho thiếu dữ kiên nồng độ của axit H2SO4 (d= 1,84) vì vậy tôi chỉ giải với điều kiện thiếu nồng độ và khi nào bạn xem lại được giá trị nồng độ thì lắp vào là ra. Và phải thêm là dẫn khí qua ống đựng CuO nung nóng.
    Ta có thể giải như sau: Theo những dữ kiện của đầu bài thì khí sinh ra là H[sub]2[/sub] và như vậy Fe phản ứng với axit sẽ cho Fe++. Các phản ứng xảy ra trong dung dịch như sau
    H[sub]2[/sub]SO[sub]4 [/sub] = 2H+ + SO[sub]4[/sub]?" (1)
    HCl = H+ + Cl- (2)
    Fe + 2H+ = Fe++ + H[sub]2[/sub] (3)
    Mg + 2H+ = Mg++ + H[sub]2[/sub] (4)
    Ta thấy Fe có khối lượng mol nguyên tử (M) lớn hơn Mg, nên nếu % Fe trong hỗn hợp càng lớn thì tổng số mol của hỗn hợp càng nhỏ và số mol của hỗn hợp này nhỏ nhất là bằng 8/56 = 0,143mol ( tuy nhiên không thể xảy ra vì lúc này chỉ có Fe mà không có Mg, hay nói cách khác tổng số mol của hh luôn lớn hơn 0,143mol. Để pu hết số KL này thì ít nhất cần 0,143*2 = 0,286mol H+ (theo Phương trình 3,4), nhưng theo đầu bài số mol H+ tính ra = 2 số mol của H[sub]2[/sub]SO[sub]4 [/sub] + số mol của HCl = 0,24mol như vậy trong trường hợp này H+ (hay axit) đã phản ứng hết. và ta tính ngay được số mol của H[sub]2[/sub] bay ra là = (1/2) số mol H+ = 0,12mol. Khi cho qua CuO thì ta có pu CuO + H[sub]2[/sub] = Cu + H[sub]2[/sub]O (5), số mol CuO ban đầu là 16/80= 0,2mol, tu phương trình (5) ta thấy CuO dư là 0,2-0,12= 0,08mol. Từ đó tính ra lượng H2SO4 cần để pu với lượng CuO dư trong ống theo PT: CuO + H[sub]2[/sub]SO[sub]4[/sub] = CuSO4 + H[sub]2[/sub]O , Chỗ này bạn xem lại nồng độ của H[sub]2[/sub]SO[sub]4[/sub] để tính ra V (vì số mol H[sub]2[/sub]SO[sub]4[/sub] cần dùng bằng số mol CuO dư = 0,08mol). Để tính V bạn tính như sau, ở đây gọi C là nồng độ % (vì bạn cho thiếu nên tội gọi thế để khi bạn có giá trị nông độ bạn chỉ lắp vào là ra kq).
    Số gan H[sub]2[/sub]SO[sub]4[/sub] cần = 98*0,08 = 7,84g è m(dd) = 7,84*100/C = 784/C gam è V(dd) = 784/(C*1,84) ml.
    Bài 2: mFe = 5*40/100 = 2g và Cu = 5-2=3g, Theo thứ tự pu thì Fe sẽ phản ứng trước sau đó đến Cu, tuy nhiên lương chất rắn còn lại là 3,32g nên Cu chưa Pu mà chỉ co Fe phản ứng và lượng Fe phản ứng là 5-3,32 = 1,68g; nFe phản ứng = 1,68/56 = 0,03mol; Trong bài này thực tế không cần viết phương trình cũng có thể tính ra vì Fe phản ứng cho muối sắt 3 tức là tạo ra Fe(NO[sub]3[/sub])[sub]3[/sub] từ đó ta thấy số mol Fe(NO[sub]3[/sub])[sub]3[/sub]sinh ra bằng số mol Fe pu = 0,03mol .
    m Fe(NO[sub]3[/sub])[sub]3[/sub] = 0,03*(56+ 3*62) = 7,26g.
    Chúc bạn học giỏi
  7. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    (font chữ có vấn đề tôi gửi lại)
    Chào bạn Studious chưa thấy ai giải bài của bạn tôi giúp bạn nhé, tuy nhiên bài 1 bạn cho thiếu dữ kiên nồng độ của axit H2SO4 (d= 1,84) vì vậy tôi chỉ giải với điều kiện thiếu nồng độ và khi nào bạn xem lại được giá trị nồng độ thì lắp vào là ra. Và phải thêm là dẫn khí qua ống đựng CuO nung nóng.
    Ta có thể giải như sau: Theo những dữ kiện của đầu bài thì khí sinh ra là H2 và như vậy Fe phản ứng với axit sẽ cho Fe++. Các phản ứng xảy ra trong dung dịch như sau
    H2SO4 = 2H+ + SO4?" (1)
    HCl = H+ + Cl- (2)
    Fe + 2H+ = Fe++ + H2 (3)
    Mg + 2H+ = Mg++ + H2 (4)
    Ta thấy Fe có khối lượng mol nguyên tử (M) lớn hơn Mg, nên nếu % Fe trong hỗn hợp càng lớn thì tổng số mol của hỗn hợp càng nhỏ và số mol của hỗn hợp này nhỏ nhất là bằng 8/56 = 0,143mol ( tuy nhiên không thể xảy ra vì lúc này chỉ có Fe mà không có Mg, hay nói cách khác tổng số mol của hh luôn lớn hơn 0,143mol. Để pu hết số KL này thì ít nhất cần 0,143*2 = 0,286mol H+ (theo Phương trình 3,4), nhưng theo đầu bài số mol H+ tính ra = 2 số mol của H2SO4 + số mol của HCl = 0,24mol như vậy trong trường hợp này H+ (hay axit) đã phản ứng hết. và ta tính ngay được số mol của H2 bay ra là = (1/2) số mol H+ = 0,12mol. Khi cho qua CuO thì ta có pu CuO + H2 = Cu + H2O (5), số mol CuO ban đầu là 16/80= 0,2mol, tu phương trình (5) ta thấy CuO dư là 0,2-0,12= 0,08mol. Từ đó tính ra lượng H2SO4 cần để pu với lượng CuO dư trong ống theo PT: CuO + H2SO4 = CuSO4 + H2O , Chỗ này bạn xem lại nồng độ của H2SO4 để tính ra V (vì số mol H2SO4 cần dùng bằng số mol CuO dư = 0,08mol). Để tính V bạn tính như sau, ở đây gọi C là nồng độ % (vì bạn cho thiếu nên tội gọi thế để khi bạn có giá trị nông độ bạn chỉ lắp vào là ra kq).
    Số gan H2SO4 cần = 98*0,08 = 7,84g è m(dd) = 7,84*100/C = 784/C gam è V(dd) = 784/(C*1,84) ml.
    Bài 2: mFe = 5*40/100 = 2g và Cu = 5-2=3g, Theo thứ tự pu thì Fe sẽ phản ứng trước sau đó đến Cu, tuy nhiên lương chất rắn còn lại là 3,32g nên Cu chưa Pu mà chỉ co Fe phản ứng và lượng Fe phản ứng là 5-3,32 = 1,68g; nFe phản ứng = 1,68/56 = 0,03mol; Trong bài này thực tế không cần viết phương trình cũng có thể tính ra vì Fe phản ứng cho muối sắt 3 tức là tạo ra Fe(NO3)3 từ đó ta thấy số mol Fe(NO3)3 sinh ra bằng số mol Fe pu = 0,03mol è m Fe(NO3)3 = 0,03*(56+ 3*62) = 7,26g.
    Chúc bạn học giỏi
  8. lavinrock

    lavinrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    trong bộ đề thi vào trường tổng hợp có những bài về dẫn xuất của hydrocacbon : có rất nhiều dẫn xuất lạ và khó đối với trình độ của em , vậy các bác có thể chỉ vài dẫn xuất khó đặc trưng khi thi vào tổng hợp (lớp 10 ) và gọi tên các dẫn xuất đó . Thanks
  9. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Gửi em lavi...: Em có thắc mắc về cái đề thi của TH về câu hỏi nào thì phải đưa câu hỏi đó lên thì mọi người mới biết đường mà trả lời được chứ. Hỏi chung chung như thế thì thánh cũng không trả lời được !!!
  10. rosesea

    rosesea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    có anh chị nào tốt bụng thì vẽ giúp em đồng phân của C5H8 ! bài tập này thầy giáo cho về nhà ! các chất không vòng thì em vẽ được chứ các chất có vòng thì chỉ vẽ đại không biết có đúng không nữa ! ai tốt bụng thì vẽ giúp em với ! em vẽ được 26 cái rồi mà không biết đã đủ chưa!

Chia sẻ trang này