1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học phổ thông

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi kittykitten, 02/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DYKISLYS

    DYKISLYS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Không biết các anh chị có biết bài thơ : " Cô nàng Azot" ko , bài này nói về Nito . Học thuộc bài thơ là coi như thuộc hết chương Nito . CÓd ai có thì kiếm giùm em nhen!
  2. sua

    sua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi 1 câu nhá:
    Vì sao nguyên tử của nguyên tố F có giá trị độ âm điện lớn nhất???
    Bài này ở trước bài tính kl và pk nên mọi người giải thích đừng đả động rì đến phần kl và pk nhá, thanx nhìu lắm
  3. satthu007_87

    satthu007_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi : Khi ta cho supephotphat (ko biết kép hay đơn nữa )tác dụng với vôi thì sẽ thu được dung dich thuốc nổ đúng ko??
    Công thức nó như thế nào và tại sao lại nổ vậy ??
  4. cander187

    cander187 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Cô gái Nitơ
    Em là cô gái Nitơ
    Tên thật Azot anh ngờ làm chi
    Không màu cũng chẳng vị gì
    Sự cháy sống chẳng duy trì trong em
    Dù không giống oxygen
    Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
    Nhờ em ở chu kì 2
    Có 5 elêctron ở ngoài bao che
    Mùa đông cho tới mùa hè
    Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
    Bình Dương em ít người quen
    Người ta cứ bảo sao trầm thế cô
    Cứ như dòng họ khí trơ
    Ai mà ngỏ ý làm nhơ sao đành
    Tuổi em mưòi bốn xuân xanh
    Vội chi tính chuyện yến anh làm gì
    Thế rồi năm tháng trôi đi
    Có anh bạn trẻ ôxi gần nhà
    Bình thường anh chẳng lân la
    Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
    Gần lâu rồi cũng nên quen
    Nitơ oxit(NO) sinh liền ngay ra
    Không bền nên chất khí này
    Bị oxi hóa liền ngay tức thì
    Thêm một nguyên tử oxi
    Thêm màu nâu đậm chất nào đạm hơn
    Bơ vơ cuộc sống cô đơn
    Thủy tề thấy vậy bắt luôn về nhà
    Gọi ngay hoàng tử nuóc ra
    Ghép luôn chồng vợ thật la ác thay
    Hờn ghen bốc khói lên đầy
    Nên tim em chịu đáng cay một bề
    Đêm giông tố rét đêm về
    Oxi không được gần kề ben em
    Vì cùng dòng họ phi kim
    Thế nên cô bac hai bên bực mình
    Oxi từ đó buồn tình
    Bỏ em đơn độc một mình bơ vơ
    Em là cô gái nitơ
    Lâu nay em vẫn mong chờ tình yêu
    Bài thơ này có trên 4rum của Olympia đó !
  5. ayumi_dinh

    ayumi_dinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    em đang học lớp 11, cô giáo dạy hoá có cho một bài tự tìm hiểu về cách điều chế và ứng dụng của ankan, cycloankan, olefin trong cuộc sống
    anh chị nào bít lấy thông tin ở đâu thêm thì chỉ cho em bít mới nhá
    thanksssssssssssssssssss
  6. omerta_fr

    omerta_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi 1 câu nhá:
    Vì sao nguyên tử của nguyên tố F có giá trị độ âm điện lớn nhất???
    Bài này ở trước bài tính kl và pk nên mọi người giải thích đừng đả động rì đến phần kl và pk nhá, thanx nhìu lắm
    Độ âm điện của một nguyên tử nguyên tố đặc trưng cho tính '' ái electron '' hay tính hút electron ( điện tích âm) của nguyên tủ nguyên tố đó.
    Trong một chu kì ( các ngtử nguyên tố có cùng số lớp electron) , đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân Z tăng dần, nên bán kính giảm dần ( theo định luật culong, đtích q tăng nên lực hút culong tăng ) . Trong cùng một phân lớp, đi từ trên xuống mặc dù ĐTHN Z tăng dần nhưng do số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng dần . Như vậy nguyên tố flo nằm ở trên cùng bên trái của bảng hệ thống tuần hoàn nên có bán kính nguyên tử rất nhỏ, vì vậy khi lại gần một nguyên tử khác, hat nhân của ngtử Flo ( mang điện tích dương ) tương tác với các electron ở lớp vỏ của nguyên tử kia với một lực rất lớn ( theo đluật culong, khoảng cách giảm dần thì lực tương tác cũng tăng dần ) ; như vậy là ái lực với electron rất lớn, nên độ âm điện của Flo là lớn nhất.
  7. omerta_fr

    omerta_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ biết được có topic hoá học nên tham gia cái nhỉ,
    Khi sục khí Clo vào nước xảy ra PU thuận ngịch sau :
    Cl2 + H2O <--> HClO + HCl (1 )
    Khi sục CO2 vào thì xảy ra PU
    CO2 + H2O <--> HCO3-
    Như vậy khi sục CO2 vào thì làm giảm PH của nước ( nồng độ H+ tăng ), do đó theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng (1) dịch chuyển về bên trái, kết quả là độ tan của khí Clo giảm.
    Ion Al3+ và một số ion khác như Fe3+, Zn2+,... lại có tính axit vì trong nước ion này nhận OH- của nước ( sinh ra H+) theo các PTPU sau :
    Al3+ + H2O --> Al(OH)2+ + H+
    Al(OH)2+ + H2O --> Al(OH)2+ + H+
    Al(OH)2+ + H2O --> Al(OH)3 + H+
    Theo thuyết axit bazo của Bronsted, nguyên tử, ion có khả nắng cho H+ ( hay nhận OH- ) thì có tính axit.
    Một qui tắc là ion của các bazo trung bình và yếu thì có tính axit ( Al3+, Fe3+, Zn2+, Ni2+,....)
  8. phamlethuytrang

    phamlethuytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    em chi moi học lớp 8 ,vay nen xin lvk cho một số cach giải don gian de em hoc hoi cua bai Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này bằng dung dịch axit HNO3 loăng thu được 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Tính m ?
    Theo bạn có bao nhiêu cách để giải bài toán trên ? Hãy trình bày tóm tắt hướng của các cách đó ?Điều đo se giup do em rat nhieu trong viec học Hoa.xin phien LvK chut cam on nhieu
  9. phamlethuytrang

    phamlethuytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    em chi moi hoc lop 8 xin Lvk cho biet cach giai cua baiĐể m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này bằng dung dịch axit HNO3 loăng thu được 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Tính m ?dieu do giup do em rat nhieu trong viec hoc Hoa cho em nhunh cach giai don gian va ket qua .cam on
  10. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bài sắt một cách ngắn gọn nhé: Tớ thì tớ mới nghĩ được hai cách thôi:
    1) Cách này đòi hỏi tay khoẻ, trâu bò.
    Bước 1: Đặt ẩn với số mol của lần lượt từng chất trong hỗn hợp (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4)
    Bước 2: Từ các phương trình hoá học trên, lập hệ phương trình toán học với số mol của khí NO, và với khối lượng hỗn hợp các oxit và sắt.
    Bước 3: Vì đầu bài chỉ yêu cầu tìm m nên không cần phải giải toàn bộ hệ phương trình vừa thiết lập được. Gộp các ẩn một cách khéo léo, bạn có thể tính được m
    Chính vì nhiều toán như vậy nên mình mới nói cách này cần tay khoẻ, trâu bò.
    2) Cách này thì tinh tế hơn cách một:
    Bước 1: Bạn nhận xét rằng, một mol oxit FeO sẽ sinh ra một lượng NO tương đương với một mol hỗn hợp (Fe&Fe2O3) với một tỷ lệ nào đó. Tương tự với một mol Fe3O4. Như vậy bạn thay hỗn hợp thập cẩm của bạn ban đầu bằng một hỗn hợp Fe và Fe2O3. Chú ý rằng khối lượng của FeO và hỗn hợp (Fe,Fe2O3) là bằng nhau !!! (Tương tự với Fe3O4)
    Bước 2: Đến đây, chắc bạn cũng tự tiếp tục được rồi!
    3) Một cách nữa dùng bảo toàn electron, nhưng vì bạn mới học lớp 8 mà cách này sử dụng kiến thức cấp III nên tớ sẽ không đề cập ở đây.
    Được chevaliersanstete sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 30/03/2006

Chia sẻ trang này