1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học phổ thông

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi kittykitten, 02/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. omerta_fr

    omerta_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Cách thứ 3 dùng ĐL bảo toàn khối lượng, chú ý một số nhận xét :
    Toàn bộ lượng sắt ban đầu cũng là lượng sắt trong hỗn hợp oxit và lượng sắt trong muối
    hhợp oxit sắt PU với axit tạo thành muối sắt ( III ) nitơrat khí NO và nước.
    --> số mol ngtử N trong muối là : 3.(m/56)
    nNO = 0,1 mol
    goi nHNO3 = x (mol )
    --> nH2O = 0,5x ( mol) ( toàn bộ lượng Hidro trong axit biến thành nước )
    + bảo toàn ngtử Nito : nN( trong axit) = nN ( trong muối ) + nN (trong NO)
    --> x = 3(m/56) + 0,1
    Viết PT BTKL cho các PU của hỗn hợp oxit với axit , ta có :
    m ( oxit ) + m ( axit ) = m ( muối ) + m ( NO ) + m ( H2O )
    --> 12 + 63x =( m+ 62. (m/56).3 ) + 0,1.30 + 18. 0,5x
    Với hai PT , hai ẩn , giải ra được m = 5,6 ( g )
  2. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Chào em phamlethuytrang, lâu rồi tôi không tham gia vào forum nữa vì tôi cũng bận hôm nay vào thấy lời đề nghị của em nên tôi tranh thủ trả lời vậy,hi.
    Thật là khó để giải bài toán này với trình độ lớp 8. Bài toán này giành cho cấp 3 thì phù hợp hơn (nhất là sau khi các bạn đã học xong chương Phản Ứng Oxi hóa khử. Ở lớp 8 cũng học phản ứng OXH-K nhưng mới sơ lược và đưa ra định nghĩa phản ứng OXH-K mang tính hình thức, chưa đúng bản chất). Tôi cũng không biết bạn đã học giải bài toán hóa học theo số mol chưa nhưng cứ tạm trình bày ở đây một cách có thể xem là đơn giản (Tất nhiên để cân bằng được phản ứng hóa học theo cách này với trình độ lớp 8 thì không đơn giản chút nào).
    Nhận xét : Hỗn hợp chứa Fe và các oxit của nó có thể coi một cách hình thức tương đương như một chất có công thức là FexOy (chất này trên thực tế có thể không tồn tại), vì trong thành phần của nó có nguyên tố Fe và nguyên tố O. Từ đó có thể giải như sau :
    Gọi công thức của hỗn hợp Fe và các oxit là FexOy (ta có mFexOy = 12 g)
    Phương trình phản ứng :
    3FexOy + (12x-2y) HNO3 ---> 3xFe(NO3)3 + (3x - 2y)NO + (6x - y) H2O
    Số mol các chất :
    nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
    nFexOy = 12 : (56x + 16y) mol (1)
    Theo phương trình phản ứng ta có: nFexOy = 3*nNO : (3x - 2y)
    Suy ra:
    12 : (56x + 16y) = 3*0,1 : (3x - 2y)
    <=> 12 : (56x + 16y) = 0,3 : (3x - 2y)
    (chia hai vế cho 0,3) => 40 : (56x + 16y) = 1 : (3x - 2y)
    (nhân chéo) [blue=> 40*(3x - 2y) = 1*(56x + 16y)
    <=> 120x - 80y = 56x + 16y
    (chuyển x sang vế trái, y sang vế phải) => 64 x = 96y(chia cả hai vế cho 32)/ => 2x = 3y => x : y = 3 :2
    Chọn x = 3 thì y = 2 (ở đây ta có thể chọn x thỏa mái, và tính y, kết quả không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ta chọn sao cho đơn giản nhất).
    Vậy chất tương đương của hỗn hợp có công thức Fe3O2 (trên thực tế không có chất này).
    Thay x = 3, y = 2 vào phương trình (1) ta có nFe3O2 = 12 : (56*3 + 16*2) = 0,06 mol
    [red](cứ 1 phân tử Fe3O2 có 3 nguyên tử Fe) = > nFe = 3*nFe3O2 = 3* 0,06 = 0,18 mol
    Khối lượng sắt : m = 56*0,18 = 10,08 g[/blue]
    [red]Ghi chú: - Ở đây tôi trình bày hơi dài dòng cách giải toán vì cũng không biết là ở lớp 8 bạn đã được học toán ở mức nào rồi. Cách đây hơn 10 năm tôi cũng học lớp 8 như bạn, lâu quá rồi nên không còn nhớ nữa.
    - Cần lưu ý là ở đây bài toàn không hề nói đến lượng HNO[sub]3[/sub] là vừa đủ. Vì vậy không nên lập luận theo cách của bạn ometa_fr vì sẽ dẫn đến kết quả không đúng.
    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 31/03/2006
  3. omerta_fr

    omerta_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Hehe, thế tại sao bạn lại cho rằng số mol FexOy phản ứng lại là 12:(56x+16y) ??? Như vậy chính bạn cũng đã thừa nhận là HNO3 phản ứng hết ( hay dư ) rồi ?? Hơn nữa nếu mổ xẻ thêm thì nếu như lượng HNO3 thiếu, tức là hỗn hợp oxit dư , vậy thì muối thu được không chỉ có mỗi sắt III đâu , ít nhất thì Fe cũng sẽ PU với Fe III tạo ra muối sắt II đấy
  4. omerta_fr

    omerta_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Quên ko giải thích là PP Bảo toàn rất hiệu quả đối với bài toán hỗn hợp, nhiều quá trình PU, bởi chỉ cần quan tâm đến các chất ban đầu PU và sản phẩm cuối cùng, ko càn quan tâm đến sphẩm trung gian, nhất là bảo toàn electron thì lại càng ngắn gọn.
    Ở đây omerta tôi đã viết PT bảo toàn cho toàn bộ '' quá trình '' PU của hỗn hợp oxit với axit chứ không phải chỉ cho mỗi PU, tức là :
    lượng chất trước PU = lượng chất sau PU
    --> lượng oxit + lượng axit ( PU và dư nếu có ) = muối + NO+ H2O + axit ( dư nếu có )
    --> oxit + axit PU = muối + NO + H2O
  5. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Hehe, thế tại sao bạn lại cho rằng số mol FexOy phản ứng lại là 12:(56x+16y) ??? Như vậy chính bạn cũng đã thừa nhận là HNO3 phản ứng hết ( hay dư ) rồi ?? Hơn nữa nếu mổ xẻ thêm thì nếu như lượng HNO3 thiếu, tức là hỗn hợp oxit dư , vậy thì muối thu được không chỉ có mỗi sắt III đâu , ít nhất thì Fe cũng sẽ PU với Fe III tạo ra muối sắt II đấy
    Đúng trong bài toán này nếu tính chi tiết sẽ thấy HNO3 dư. Định luật bảo toàn khối lượng đương nhiên là áp dụng được nhưng fải chú ý đến lượng axit dư nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai như bạn đã trình bày ở trên. Bài giải có nói là hay thế nào đi chăng nữa mà kết quả không đúng thì cũng không đạt yêu cầu.
    Cách mà tôi trình bày ở trên là cố gắng (nếu có thể) để bạn học lớp 8 có thể hiểu được. Còn đối với HS cấp 3 thì Áp dụng ĐL bảo toàn electron sẽ ngắn gọn hơn
  6. manh_chv

    manh_chv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    thử lam bài nay xem: Hỗn hợp A gồm hai chất đều có màu đỏ .Khi nung nóng hh A thu được hh B gồm 1 đơn chất X và hợp chất Y .Biết rằng hai chất trong A có thể đươc điều chế bằng cách đốt nóng X ngoài không khí và cho luồng khí H2 qua Y nung nóng. hãy xác định các chất trong hh A.
  7. phamlethuytrang

    phamlethuytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    HIC HIC! XIN LỖI ĐÃ LÀM PHIỀN LVK! ĐÚNG LA THUY TRANG KO HIEU GI HET ,THUY TRANG CHẬM HIỂU WA,THUY TRANG TUONG DO LA BAI TOAN CAP 2 HU HU HU,THUY TRANG THICH HOA LAM MA HOC DO HOA WA TROI HUHU!
  8. manh_chv

    manh_chv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    khi nghiên cứu về tương tác giữa dd K2S và dd K2Cr2O7 một học sinh nhận thấy rằng :Pứ tạo ra kết tủa không tan trong HCl nhưng lại tan trong HNO3 đặc,nóng .một hoc sinh khác thì nhận thấy :kết tủa tan một phần trong axit loãng và cũng tan trong HNO3 đ,n .biết rằng hai học sinh trên đều đúng hãy viết phương trình phản ứng giải thích.
  9. manh_chv

    manh_chv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    hiện tượng liên quan đến phức chất :
    cho từ từ NH3 vào dd CuSO4 cho đến dư.hãy cho biết hiện tượng xảy ra ,
    viết ptpư .nếu cho rượu etylic dư vào dd sau pứ, khuấy đều thấy xuất hiện kết tủa .cho biết kết tủa là gì ,giải thích
  10. manh_chv

    manh_chv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    các bài tui post lên cũng khá hay đấy .mọi người hãy cùng suy nghĩ nhé.
    H[sub][/sub]2

Chia sẻ trang này