1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá học phổ thông

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi kittykitten, 02/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hic,fattypanda này có bao giờ để ai trong mắt đâu mà lại nói câu ''tâm phục khẩu phục'' nhỉ. Chemistry có trích thì trích cho đúng cái, đừng bịa vào như thế.
    Vụ H2SO4 không bay hơi thì bạn nhầm to, vì H2SO4 và H2O tạo hỗn hợp đẳng phí khi nồng độ H2SO4 trong nước khoảng 96% (tôi không nhớ chính xác là bao nhiêu, nhưng nó ko thể là 98%). Điều này có thể dễ thấy ngay từ đầu là H2SO4 và H2O có thể tạo ra các liên kết Hydro với nhau qua công thức phân tử của chúng. Như thế thì khi đun sôi dung dịch H2SO4 duới áp suất khí quyển thì H2SO4 rồi cũng sẽ thoát ra khỏi dung dịch để tạo ra hỗn hợp đẳng phí mà.
    Còn vụ NH4+ <-> NH3 + H+, thì bạn lại có thêm một sai lầm nữa là không quan tâm đến nhiệt độ khi tiến hành phản ứng. Mặc dù cân bằng của phản ứng trên tương đối nhỏ ở điều kiện bình thường. Nhưng cân bằng lại phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ phản ứng. Theo phương trình tổng năng lượng tự do thì G = H-TS. Nên khi T tăng thì G càng âm tức là cân bằng thay đổi. Mặt khác do NH3 thoát ra khỏi dung dịch thì theo nguyên lý Le Chatterlier cân bằng phản ứng càng chuyển sang phía tạo NH3.
    LvK chắc cũng đã quá quen với các thí nghiệm nên cách giải rất thực tế và tôi cũng đồng ý với phương pháp giải của LvK (tất nhiên là còn sai chút chút không đáng kể), đây cũng là con đường ngắn nhất để làm bài này. Chứ nếu giải ''trâu'' thì nó cũng ra thôi. Nhưng mà chẳng lẽ lại bước theo lối mòn và mất sức sáng tạo như vậy.
    FP.


    They may say:
    Death is worst and Living is best
    But life is hard and people is bad,
    That is why my soul can't rest
    So all I hope is just to find
    You! The only sweet!
  2. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi bạn fattypanda
    vì tôi đay coppy sai tên của bạn thay vì bạn chevaliersanstete . Đó là lỗi sai của tôi.
    Còn về H2SO4 nếu bạn vẫn chưa rõ lắm về nó hay ghé thăm trang web này. Tuy vậy tôi nói qua về nó: Người ta không thể cô cạn dung dich cạn dung dịch H2SO4 từ loãng thành đặc để được thành phần mà bạn gọi là hỗn hợp đẳnng phí kia. Bạn đay nhầm hỗn hợp đẳng phí của Rượu eltylic và nước (95,6% rượu). Để có được những dung dich nông độ lớn người ta chỉ có cách pha loãng từ Oleum ra thôi. Với H2SO4 đặc sôi ở 3380C và khoảng 4000C nó mới bị phân huỷ ra SO3 và H2O.
    -Còn quá trình NH4+ <=> NH3 + H+ , neu bạn muốn biết rõ hơn bạn có thể tìm cuốn Hoá Vô Cơ tác giả Hoàng Ngọc Cang-Hoàng Nhâm đọc. Còn muốn tính toán về nhiệt động lực học bạn có thể tra các thông số đê tính toán thì bạn sẽ rõ chứ không thể nói được là năng lượng tự do của nó phụ thuộc rất nhiều vào T được. Khi bạn xét chuyển dich cân bằng theo Le Chatterlier thì trước hết bạn hay xét ảnh hưởng cụ thể đó như thế nào đối với quá trình này (ý tôi là điều kiện đun nóng dung dich của bạn ấy). Khi tôi post như vậy dĩ nhiên do khi tôi đọc tôi thấy các bài đó không ổn và tôi phải check laicheck lại những băn khoăn của tôi qua những tài liệu chuẩ, chứ không chỉ có từ hiểu biết của minh không, vì nhiều khi người ta cũng có thể nhầm. Và bạn LvK đối với tôi là những chỗ quen nhau đã gần chục năm nay rồi từngày bạn ấy vào ĐH, tôi nói như vậy có ý là nhắc bạn ấy chỗ mà bạn ấy hiểu nhầm chứ không có ý gì cả. Học HH thì ai mà chẳn làm thí nghiệm hả bạn.
    Bạn hãy check lại rồi dùng kiến thức tổng hợp về HH và phản hồi sau nhé, đừng có vội vàng.
  3. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi bạn fattypanda
    vì tôi đay coppy sai tên của bạn thay vì bạn chevaliersanstete . Đó là lỗi sai của tôi.
    Còn về H2SO4 nếu bạn vẫn chưa rõ lắm về nó hay ghé thăm trang web này. Tuy vậy tôi nói qua về nó: Người ta không thể cô cạn dung dich cạn dung dịch H2SO4 từ loãng thành đặc để được thành phần mà bạn gọi là hỗn hợp đẳnng phí kia. Bạn đay nhầm hỗn hợp đẳng phí của Rượu eltylic và nước (95,6% rượu). Để có được những dung dich nông độ lớn người ta chỉ có cách pha loãng từ Oleum ra thôi. Với H2SO4 đặc sôi ở 3380C và khoảng 4000C nó mới bị phân huỷ ra SO3 và H2O.
    -Còn quá trình NH4+ <=> NH3 + H+ , neu bạn muốn biết rõ hơn bạn có thể tìm cuốn Hoá Vô Cơ tác giả Hoàng Ngọc Cang-Hoàng Nhâm đọc. Còn muốn tính toán về nhiệt động lực học bạn có thể tra các thông số đê tính toán thì bạn sẽ rõ chứ không thể nói được là năng lượng tự do của nó phụ thuộc rất nhiều vào T được. Khi bạn xét chuyển dich cân bằng theo Le Chatterlier thì trước hết bạn hay xét ảnh hưởng cụ thể đó như thế nào đối với quá trình này (ý tôi là điều kiện đun nóng dung dich của bạn ấy). Khi tôi post như vậy dĩ nhiên do khi tôi đọc tôi thấy các bài đó không ổn và tôi phải check laicheck lại những băn khoăn của tôi qua những tài liệu chuẩ, chứ không chỉ có từ hiểu biết của minh không, vì nhiều khi người ta cũng có thể nhầm. Và bạn LvK đối với tôi là những chỗ quen nhau đã gần chục năm nay rồi từngày bạn ấy vào ĐH, tôi nói như vậy có ý là nhắc bạn ấy chỗ mà bạn ấy hiểu nhầm chứ không có ý gì cả. Học HH thì ai mà chẳn làm thí nghiệm hả bạn.
    Bạn hãy check lại rồi dùng kiến thức tổng hợp về HH và phản hồi sau nhé, đừng có vội vàng.
  4. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    website tham khảo về H2SO4
    http://40.1911encyclopedia.org/S/SU/SULPHURIC_ACID.htm.
  5. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    website tham khảo về H2SO4
    http://40.1911encyclopedia.org/S/SU/SULPHURIC_ACID.htm.
  6. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hic, tôi đã viết cả phương trình G = H- TxS rồi mà bạn vẫn còn nghi ngờ về việc G phụ thuộc vào T à. Hay chẳng lẽ tôi phải viết nốt 3 phương trình Kierchoff ra nữa đây.
    Còn vụ dung dịch NH4Cl thì đến ngay trẻ con cũng biết đây là dung dịch có tính axít (muối của bazo yếu và axít mạnh - Hic tôi đành dùng ngôn ngữ trẻ con vậy). Thế thì tính axít ở đâu ra vậy? Nếu không từ phản ứng NH4+ -> NH3 + H+. Mà độ tan của khí trong nước lại giảm khi nhiệt độ tăng (vẫn dùng từ bình thường nhé, chẳng lẽ lại lôi định luật Henry vào cho mệt) nên khi đun nóng, độ tan của NH3 trong nước sẽ giảm xuống, làm giảm nồng độ của NH3 trong dung dịch. Như vậy cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển về phía tạo thành NH3.
    Còn về vụ hỗn hợp đẳng phí thì tôi cũng đã nói rồi mà, đây là do H2SO4 và H2O có khả năng tạo liên kết Hydro với nhau, cũng giống như giữa rượu etylic và H2O vậy. Chẳng lẽ bạn lại chỉ biết đến có mỗi hỗn hợp đẳng phí rượu-nước? Mà xem chừng bạn cũng chưa hiểu bản chất tại sao rượu và nước lại tạo được hỗn hợp đẳng phí với nhau được. Mà cũng chính bạn cũng đã viết đấy thôi, nếu chưng cất dung dịch H2SO4 loãng sẽ không thu được dung dịch H2SO4 đặc. Vì khi dung dịch này đặt đến thành phần đẳng phí thì có chưng cất nữa thì nồng độ vẫn như vậy. Mà dung dịch đẳng phí này tôi nhớ là nằm quanh quanh 96% (tôi không có điều kiện để tra sách nữa, tốt nhất là bạn thử tra lại trong sách Hoá Vô cơ của cụ Nhâm do bạn có đủ điều kiện để làm việc đó).
    Hic, final words, thì ra các bạn ở bên SP, các bạn học khoảng năm bao nhiêu nhỉ. Tôi thì đã hai lần gặp đội olympic chem của SP tại olympic 3 khoa hoá lần thứ 2 (ở ĐHBK-2000) và lần thứ 3 (ở ĐHSP-2001). Hic chỉ nhớ lần thứ 3, tại sân nhà và quyết tâm cao độ, thế mà đội chủ nhà SP vẫn phải ngậm ngùi để đội TH rinh giải nhất về thêm lần nữa. Chẳng biết lúc đó nhân tài của SP ở đâu cả nhỉ???.
    FP.


    They may say:
    Death is worst and Living is best
    But life is hard and people is bad,
    That is why my soul can't rest
    So all I hope is just to find
    You! The only sweet!
  7. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hic, tôi đã viết cả phương trình G = H- TxS rồi mà bạn vẫn còn nghi ngờ về việc G phụ thuộc vào T à. Hay chẳng lẽ tôi phải viết nốt 3 phương trình Kierchoff ra nữa đây.
    Còn vụ dung dịch NH4Cl thì đến ngay trẻ con cũng biết đây là dung dịch có tính axít (muối của bazo yếu và axít mạnh - Hic tôi đành dùng ngôn ngữ trẻ con vậy). Thế thì tính axít ở đâu ra vậy? Nếu không từ phản ứng NH4+ -> NH3 + H+. Mà độ tan của khí trong nước lại giảm khi nhiệt độ tăng (vẫn dùng từ bình thường nhé, chẳng lẽ lại lôi định luật Henry vào cho mệt) nên khi đun nóng, độ tan của NH3 trong nước sẽ giảm xuống, làm giảm nồng độ của NH3 trong dung dịch. Như vậy cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển về phía tạo thành NH3.
    Còn về vụ hỗn hợp đẳng phí thì tôi cũng đã nói rồi mà, đây là do H2SO4 và H2O có khả năng tạo liên kết Hydro với nhau, cũng giống như giữa rượu etylic và H2O vậy. Chẳng lẽ bạn lại chỉ biết đến có mỗi hỗn hợp đẳng phí rượu-nước? Mà xem chừng bạn cũng chưa hiểu bản chất tại sao rượu và nước lại tạo được hỗn hợp đẳng phí với nhau được. Mà cũng chính bạn cũng đã viết đấy thôi, nếu chưng cất dung dịch H2SO4 loãng sẽ không thu được dung dịch H2SO4 đặc. Vì khi dung dịch này đặt đến thành phần đẳng phí thì có chưng cất nữa thì nồng độ vẫn như vậy. Mà dung dịch đẳng phí này tôi nhớ là nằm quanh quanh 96% (tôi không có điều kiện để tra sách nữa, tốt nhất là bạn thử tra lại trong sách Hoá Vô cơ của cụ Nhâm do bạn có đủ điều kiện để làm việc đó).
    Hic, final words, thì ra các bạn ở bên SP, các bạn học khoảng năm bao nhiêu nhỉ. Tôi thì đã hai lần gặp đội olympic chem của SP tại olympic 3 khoa hoá lần thứ 2 (ở ĐHBK-2000) và lần thứ 3 (ở ĐHSP-2001). Hic chỉ nhớ lần thứ 3, tại sân nhà và quyết tâm cao độ, thế mà đội chủ nhà SP vẫn phải ngậm ngùi để đội TH rinh giải nhất về thêm lần nữa. Chẳng biết lúc đó nhân tài của SP ở đâu cả nhỉ???.
    FP.


    They may say:
    Death is worst and Living is best
    But life is hard and people is bad,
    That is why my soul can't rest
    So all I hope is just to find
    You! The only sweet!
  8. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tính axit của dd NH4+ thì dùng là trẻ con nó cũng biết. Nhung phương pháp để làm bài tập không phải là phương pháp định lượng bằng máy móc mà người ta ngửi bằng mũi. Bạn có biết là nồng độ H+ khi cân bằng của dung dd đó là bao nhiêu không ma sao nói mạnh thế, còn cái công thức mà bạn đưa ra, thì nếu 1 người học HH mà không biết thì đùng có nói gì là học HH nữa. Đó là tôi còn chưa nói là không bao giờ người ta tính toán mà lại đưa ra công thức tính năng lượng dạng của bạn cả mà người ta đưa dưới dạng này DeltaG = DeltaH -T.DeltaS. Tôi nói vậy nhưng bạn vẫn chưa hiểu, tôi nói khi bạn đun thì dung dịch sẽ tăng được bao nhiêu độ để nó ảnh hưởng đến DeltaG (vì Delta S bình thường rất nhỏ so với G), trong HH hầu hết các phản ứng đều xảy ra theo kiểu thuận nghịch, nhưng khi xet mỗi phản ứng cụ thể thì ta phải xét các chiều nào ưu tiên và chiều kia có đáng kể gì so với chiều ngược lại không ?. Để nhiệt phân NH4Cl người cả luon phải dùng tinh thể chứ không bao giờ có thể đun dung dịch cả. Ở đây tôi muón nói, dù cho đun nóng có thể có khí NH3 bay ra nhưng se bay ra với lượng mà chắc chắn không thể dùng mũi ngửi thấy được vì vậy ở PT không bao giờ người ta dùng PP này cả. PP này không được coi là cách nhận biết ion NH4+.
    Còn về H2SO4, tôi đay cho trang web mà bạn chỉ có thể klick vào đó là xem được mà bạn vẫn còn nói một cách vu vơ không có kiểm định. Điều quan tâm ở đay là khi bạn nói đun nóng thì cái đun nóng đó được bao nhiêu đôj để axit có thể bay hơi cho bạn ngửi thấy chua ? Khi dun dung dịch H2SO4 loang dần nó sẽ tạo được dung dich H2SO4 có nồng độ cao hơn và đến một mức nào đó nó sẽ không tăng nữa, nhưng vấn đề ở đây không phải như trường hợp Rượu và nước. R va Nước cả hai đều là chất long dễ bay hơi (tôi nói dễ bay hơi để muốn nói với điều kiện đun nóng đến nhiệt độ sôi của nước thì có thể bay hơi nhiều, chứ còn đun nóng mãi thì kim loại cũng bay hơi).
    Còn H2SO4 thì lại khác, ban đầu nước bay hơi sau đó khii nước bay hơi đến một nông một mức độ nào đó(nông độ axit trở nên cao) do tính hut nước của axit này mà chúng không thể bay hơi lên được nũa, và dĩ nhiên đun tiếp đến khoảng 300 độ thì tất cả đều sôi. Khi đun nóng dung dịch axit như dung dich R va N thì axit không bay hơi để bạn có thể ngửi thấy mùi chua. Đây cũng là cách mà không bao giờ được chấp nhận để dùng nhận biết H2SO4 ở PT.
    Vấn đề ở đây ta không nên lấy cái mác ra làm gì. Tôi không biết bạn là ai học hành thế nào và dĩ nhiên tôi không cần biết nên không nên nói là bạn đã từng ở đội tuyển Olympic của trường TH vì nói ra như vậy có khi là dở hơn. Tôi cũng đã từng có người bạn học Hoá TH và học cũng giỏi, hiên giờ làm Phó giám đóc một công ty, nhưng khi cậu ta học năm thứ 4 rồi mà lại hỏi tôi bài toán nhận biết và tách Benzen với anilin. Hay như bạn noi là trong đội tuyển Olympic của trường TH thì với tư cách gì mới là quan trọng, hay chỉ là người mà luôn tự tin và bình tĩnh ngay cả khi sai nên họ cần bạn để bấm chuông trong cuộc thi ?
    Đừng bao giờ xem hiểu biết của mình là tuyệt vời, có thể biết nhiều quá rồi lại trở thành không biết vì biết nhiều mà hời hợt thì sẽ dẫn đến như vậy. Hãy bình tĩnh và chín chắn hơn khi nói vè những điều mình nói ra. Khi cảm thấy không chắc chắn điều gì thì tốt nhất là kiểm tra lại bằng sach vở chứ không đào từ trí nhớ ra được.
  9. Chemistry_is_wonderful

    Chemistry_is_wonderful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tính axit của dd NH4+ thì dùng là trẻ con nó cũng biết. Nhung phương pháp để làm bài tập không phải là phương pháp định lượng bằng máy móc mà người ta ngửi bằng mũi. Bạn có biết là nồng độ H+ khi cân bằng của dung dd đó là bao nhiêu không ma sao nói mạnh thế, còn cái công thức mà bạn đưa ra, thì nếu 1 người học HH mà không biết thì đùng có nói gì là học HH nữa. Đó là tôi còn chưa nói là không bao giờ người ta tính toán mà lại đưa ra công thức tính năng lượng dạng của bạn cả mà người ta đưa dưới dạng này DeltaG = DeltaH -T.DeltaS. Tôi nói vậy nhưng bạn vẫn chưa hiểu, tôi nói khi bạn đun thì dung dịch sẽ tăng được bao nhiêu độ để nó ảnh hưởng đến DeltaG (vì Delta S bình thường rất nhỏ so với G), trong HH hầu hết các phản ứng đều xảy ra theo kiểu thuận nghịch, nhưng khi xet mỗi phản ứng cụ thể thì ta phải xét các chiều nào ưu tiên và chiều kia có đáng kể gì so với chiều ngược lại không ?. Để nhiệt phân NH4Cl người cả luon phải dùng tinh thể chứ không bao giờ có thể đun dung dịch cả. Ở đây tôi muón nói, dù cho đun nóng có thể có khí NH3 bay ra nhưng se bay ra với lượng mà chắc chắn không thể dùng mũi ngửi thấy được vì vậy ở PT không bao giờ người ta dùng PP này cả. PP này không được coi là cách nhận biết ion NH4+.
    Còn về H2SO4, tôi đay cho trang web mà bạn chỉ có thể klick vào đó là xem được mà bạn vẫn còn nói một cách vu vơ không có kiểm định. Điều quan tâm ở đay là khi bạn nói đun nóng thì cái đun nóng đó được bao nhiêu đôj để axit có thể bay hơi cho bạn ngửi thấy chua ? Khi dun dung dịch H2SO4 loang dần nó sẽ tạo được dung dich H2SO4 có nồng độ cao hơn và đến một mức nào đó nó sẽ không tăng nữa, nhưng vấn đề ở đây không phải như trường hợp Rượu và nước. R va Nước cả hai đều là chất long dễ bay hơi (tôi nói dễ bay hơi để muốn nói với điều kiện đun nóng đến nhiệt độ sôi của nước thì có thể bay hơi nhiều, chứ còn đun nóng mãi thì kim loại cũng bay hơi).
    Còn H2SO4 thì lại khác, ban đầu nước bay hơi sau đó khii nước bay hơi đến một nông một mức độ nào đó(nông độ axit trở nên cao) do tính hut nước của axit này mà chúng không thể bay hơi lên được nũa, và dĩ nhiên đun tiếp đến khoảng 300 độ thì tất cả đều sôi. Khi đun nóng dung dịch axit như dung dich R va N thì axit không bay hơi để bạn có thể ngửi thấy mùi chua. Đây cũng là cách mà không bao giờ được chấp nhận để dùng nhận biết H2SO4 ở PT.
    Vấn đề ở đây ta không nên lấy cái mác ra làm gì. Tôi không biết bạn là ai học hành thế nào và dĩ nhiên tôi không cần biết nên không nên nói là bạn đã từng ở đội tuyển Olympic của trường TH vì nói ra như vậy có khi là dở hơn. Tôi cũng đã từng có người bạn học Hoá TH và học cũng giỏi, hiên giờ làm Phó giám đóc một công ty, nhưng khi cậu ta học năm thứ 4 rồi mà lại hỏi tôi bài toán nhận biết và tách Benzen với anilin. Hay như bạn noi là trong đội tuyển Olympic của trường TH thì với tư cách gì mới là quan trọng, hay chỉ là người mà luôn tự tin và bình tĩnh ngay cả khi sai nên họ cần bạn để bấm chuông trong cuộc thi ?
    Đừng bao giờ xem hiểu biết của mình là tuyệt vời, có thể biết nhiều quá rồi lại trở thành không biết vì biết nhiều mà hời hợt thì sẽ dẫn đến như vậy. Hãy bình tĩnh và chín chắn hơn khi nói vè những điều mình nói ra. Khi cảm thấy không chắc chắn điều gì thì tốt nhất là kiểm tra lại bằng sach vở chứ không đào từ trí nhớ ra được.
  10. Polymere

    Polymere Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ chào các bạn, tui đã theo dõi nội dung của box hoá học từ lâu rồi nhưng mới tham gia đăng kí thành viên được mấy phút thôi. Thấy mục này các bạn trao đổi mạnh quá nên cũng tò mò.
    Để giải một bài toán PTTH mà các bạn Chemistry_is_wonderful và fattypanda phải lôi những kiến thức của Hoá lý ra để tranh luận thì thật là các em HS phổ thông thấy cũng sợ đây.
    Theo tôi bài tập này không thực tế, tức là trên thực tế chẳng ai bắt HS vào phòng TN để nhận ra 12 dung dịch như thế này mà chỉ là bài tập nhằm kiểm tra sự vận dụng kiến thức lý thuyết hoá học của HS mà thôi, vì vậy nên giải trong phạm vi kiến thức của HS phổ thông. Còn nếu trên thực tế người ta bắt các bạn phải vào phòng TN để tìm ra các dung dịch trên thì bằng những kinh nghiệm từ bản thân các bạn có thể tìm ra nhanh hơn những cách đã trình bày ở đây nhiều.
    Ngoài cách giải bằng cách lập bảng (thường áp dụng cho các bài tập nhận biết không dùng thuốc thử) có thể giải theo cách của bạn LvK, tuy nhiên bạn LvK lại nhầm ở bước thứ 7 như fattypanda đã chỉ ra (coi Ag2SO4 không kết tủa, cái này chỉ đúng ở nồng độ Ag2SO4 rất nhỏ).
    Về phần bạn Chemistry_is_wonderful bạn có thể làm lại thí nghiệm để kiểm tra xem khi đun nóng dung dịch NH4Cl có khí mùi khai bay ra hay không ? Tranh luận nhau nhiều trên lý thuyết cũng tốt, xong Hoá học là khoa học thực nghiệm, chỉ cẩn dùng thực nghiệm mà kiểm tra thôi, sẽ biết ngay. Nếu áp dụng nhận biết NH4Cl bằng cách này là hoàn toàn phù hợp với kiến thức của HS PT và tôi nghĩ chấp nhận được.
    Về phần bạn fattypanda nếu bạn dùng cách đun nóng để nhận biết H2SO4 thì đối với kiến thức của HS PT không hề hợp lý tí nào, vì khi học ở PT các em không hề được biết là có thể dùng mũi để nhận biết ra mùi axit vô cơ khi đun nóng. Tôi cũng chưa thấy tài liệu nào viết thế.
    Về phần bạn LvK sao không thấy bạn lên tiếng gì trong vụ tranh luận giữa hai bạn trên. Phải chăng bạn đã nhận ra sự nhầm lẫn ở bước thứ 7 của bạn ?

    Đoạn đầu thấy các bạn còn tranh luận trên tinh thần xây dựng, trao đổi, càng về sau càng thấy có vẻ gay gắt và mang tính chất ăn thua. Xin lỗi nhắc nhở bạn fattypanda tôi nghĩ chúng ta vào đây để trao đổi cho vui trên tinh thần xây dựng, nhưng bạn có vẻ thích ăn thua và hơi coi thường người khác. Tôi đọc mấy bài bạn viết toàn thấy lấy chỗ sớ hở của người khác ra để chê bai và có ý thể hiện là mình biết nhiều hơn, xong tôi tự hỏi tại sao bạn không viết được một cái gì đó hay hơn để người khác cùng trao đổi mà chỉ làm những điều đó nhỉ. Lại còn vụ olympic gì gì đó, các bạn tham gia ở đâu thế, tại sao lại lôi chuyện thi cử trong quá khứ ra để có ý khiêu khích nhau vậy. Bạn Chemistry_is_wonderful cũng thế, không nên tranh cãi theo kiểu lôi những chuyện riêng tư ra để có ý khiêu khích nhau thế chứ.
    Mà bạn fattypanda vốn là dân trường nào vậy ? tôi thấy các bạn ở SP có tinh thần xây dựng và tôn trọng nhau đấy chứ, còn kiến thức ai hơn ai, thì tôi nghĩ chưa biết được đâu. Mỗi người có điều kiện khác nhau, nghiên cứu một chuyên ngành khác nhau. fattypanda đang ở nước ngoài chắc có điều kiện tiếp xúc với nhiều vấn đề mới, vậy thì post lên để chúng ta cùng trao đổi xem sao Mấy bạn CUONG_MA, LvK, Chemistry_is_wonderful là dân SP à, SP nổi tiếng là nhiều sinh viên nữ, sao chẳng thấy bạn nào tham gia vậy ?
    Về phần 2 bạn mod, trong vụ này sao không thấy ai lên tiếng gì thế, chắc định để đến lúc xảy ra cãi nhau mất đoàn kết to mới lên tiếng à ?
    Thôi, mới vào tham dự đã hơi nhiều lời và lại post bài không được đúng với chủ đề lắm (đây là điều nằm ngoài ý muốn ) mong các bạn thông cảm. Mong rằng khi tham gia vào box tôi sẽ được cùng các bạn tham gia trên tinh thần : Xây dựng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau hiểu rộng, hiểu sâu hơn về hoá học.[/b

         PLMFC - ENSHN

Chia sẻ trang này