1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hoá hoc vô cơ

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi manh_chv, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleming

    Fleming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bài này có phải do leo_virgo tự nghĩ ra không ?
    Na2CO3 có tính kiềm mạnh, có khả năng thuỷ phân trong nước, tạo thành NaHCO3 và NaOH, nhưng cũng trong điều kiện đó, chúng phản ứng với nhau tạo lại Na2CO3 và H2O, trạng thái cân bằng hoá học được thiết lập :
    Na2CO3 + H2O <----> NaHCO3 + NaOH
    Khi cho từ từ nó vào CuSO4, cân bằng chuyển dịch về bên phải, ta được NaHCO3 ít tan và NaOH - thằng này phản ứng với CuSO4 tạo thành Na2SO4 tan và Cu(OH)2 kết tủa xanh lam rất đẹp (chevaliereste làm thí nghiệm tạo ra kết tủa xanh, chính là nó). Ta có PT :
    Na2CO3 + CuSO4 + H2O ----> NaHCO3 + Na2SO4 + Cu(OH)2
    Kết tủa sẽ là : hh NaHCO3.Cu(OH)2. Nung hoàn toàn 6,66 g NaHCO3.Cu(OH)2 thu được khí CO2, 0,54 g H2O và 4,8 g chất rắn CuO.Na2O. PT:
    + Cu(OH)2 ----> CuO + H2O
    + 2NaHCO3 ----> Na2CO3 + H2O + CO2
    Na2CO3 ----> Na2O + CO2
    Đến đây có lẽ mọi người giải được rồi.
    Đó là ý của Fleming. Có ai có ý kiến khác không ? Fleming cũng hơi nghi ngờ về lời giải của chính mình, vì theo như Fleming biết, NaHCO3 tan, nhưng SGK lớp 12 năm 1995 lại nói nó ít tan. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng : có kết tủa Cu(OH)2 được tạo thành.
  2. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Bạn có 1 số chỗ sai rồi
    1. Na2CO3 thuỷ phân trong nước không bao h tạo ra NaHCO3 mà nó chỉ tạo ra sản phẩm cuối cùng là Na+ và OH- chính vì thế nên dd Na2CO3 mới có phản ứng kiềm mạnh
    2.NaOH nhiệt phân đựoc à? kiềm mạnh không bị nhiệt phân ở điều kiện thí nghiệm bình thường.Chẳng có sách vở nào nói NaOH----->Na2O
    3.khi cho Na2CO3 hoặc NaHCO3 vào dd muối Cu++ luôn luôn cho ra muối kép Cu(OH)2.CuCO3 do CuCO3 không tồn tại độc lập trong dd. Còn dấu "." là ký hiệu đồng kết tinh (2 hoặc 3 chất cùng tồn tại trong 1 dạng chất) hay sgk gọi là "ngậm"
    4.Các bạn cứ thử lắp công thức trên vào bài rồi tính thử xem có ra đúng kết quả đề bài ko?
    Xin hết ạ
  3. Fleming

    Fleming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    1. Anh tuan2040 giải thích rõ hơn về ion OH- được không ? Tức là : Na2CO3 + 2H2O ----> 2Na+ + 2OH- + 2H+ + CO3-- <----> 2Na+ + 2OH- + H+ + HCO3- ? Fleming đoán như thế. Cũng chỉ tại Fleming mua phải SGK lớp 12 từ năm 1995. Với lại - thứ lỗi - Fleming mới học lớp 8 thôi.
    2. Fleming đâu có nói NaOH nhiệt phân được, mà là Cu(OH)2 và Na2CO3 cơ... Fleming cũng không chắc là nhiệt phân được Na2CO3 đâu...
    3. Về thằng muối kép, có phải CuCO3 được tạo thành khi dư Na2CO3 không ? Hay là NaHCO3 của Fleming đã phản ứng luôn với nó ? Rõ ràng trong bảng tính tan có ghi : CuCO3 "phân huỷ hoặc không tồn tại" mà...
    Dù sao, xin cám ơn về phần dấu "." nhé. Fleming không có SGK, chỉ toàn học qua sách nâng cao cấp 3 mà...
  4. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    1.Cái câu này khéo lại hay đấy nhể
    Na2CO3---->2Na+ + CO3 --
    CO3-- +H2O--->HCO3- +OH-
    Vì vậy nên dd Na2CO3 có tính kiềm
    nếu bạn xem lại bài của mình thì sẽ thấy viết Na2CO3--->Na2O +CO2
    sai do muối carbonat kim loại kiềm không bị nhiệt phân ở đk thường
    2.Còn cái thằng CuCO3 thì không cứ phải dư Na2CO3 nó mới tạo muối kép mà bản thân thằng CuCO3 khi tạo thành trong dd đã ở dạng muối kép rồi.Hình như đây là tính chất riêng của 1 số ion kim loại thì phải.Nếu bạn thích tìm hiểu vượt cấp thì có lẽ bạn nên tim quyển Cẩm nang tính chất lý hoá học của 108 nguyên tố của thầy Lê Kim Long
  5. Fleming

    Fleming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cái câu "hay hay" là do Fleming tự nghĩ ra, không chắc là đúng đâu... Đúng là trong bài của Fleming có chỗ đem nhiệt phân Na2CO3 "đáng nghi ngờ" thật, chính vì vậy Fleming mới nói là "không chắc thằng đó bị nhiệt phân"... Còn "đk thường" là gì vậy ?
  6. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    dk thường là nhiệt độ thấp hơn 1000 độ áp suất khoảng 1 atm (cái này là do mình tự đề ra để nhớ thôi) mình hay nói đk thường là như dzậy đó
  7. Fleming

    Fleming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Có sách nào nói như vậy thật à ?
  8. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    thì đã bảo là tự đề ra để nhớ chứ làm j có sách nào nó dám viết thế? đây cũng chỉ là 1 cách nhớ cho dễ học thôi
  9. Fleming

    Fleming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Thôi vậy. Bài khác nhé :
    Bài 2) Hãy nhận biết các chất sau trong các lọ mất nhãn : C6H5OH, nước brom, H2SO4 đặc, BaCl2, NaOH, NaCl, KOH, KCl, CH3OH, HCl.
    Biết rằng trong tay đang có một lọ C6H4(COOH)2. Không được dùng thêm hoá chất nào khác.
  10. tuan2040

    tuan2040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    cái chất C6H4(COOH)2 là o-phtalic ,m- hay p- phtalic vậy?
    thế NaOH và KOH ,NaCl và KCl phân biệt thế nào nếu chỉ dùng chất mà bạn nói? câu này chác tớ chịu luôn

Chia sẻ trang này