1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá lý

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi jokes, 26/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Mấy nay bận quá, mạng lại bị lỗi luôn nên không vào được mạng ttvn chứ. Hôm nay xin nói vài lời về thế điện cực vậy
    Để đơn giản, chúng ta nói đến điện cực được tạo thành bằng cách nhúng một thanh kim loại vào dung dịch muối của nó. Khi đó giữa kim loại và dung dịch hình thành một thế (đây là thế tuyệt đối của điện cực). Người ta không đo được thế này, vì để đo nó ta phải nhúng đầu dò của máy đo vào dung dịch và như thế ta lại tạo ra một điện cực mới.
    Vì những lí do trên người ta chỉ đo được hiệu thế giữa hai điện cực. Và người ta quy ước lấy điện cực chuẩn hyđro làm điện cực so sánh (quy ước thế của nó bằng 0). Và đo hiệu thế của các điện cực còn lại so với điện cực này, hiệu thế đó được gọi là thế điện cực của các điện cực này. Ở điều kiện chuẩn (hoạt độ của các thành phần trong phương trình Nernst bằng 1). Hiệu thế đo được gọi là thế điện cực chuẩn.
    Tuy không phải là thế tuyệt đối, nhưng dựa vào nó người ta có thể biết được khả năng tham gia phản ứng oxyhoá-khử của một cặp oxy hoá khử nào đó. Tức là biết được khả năng diễn biến của của một phản ứng oxyhoá-khử. (Chú ý ở đây chỉ nói đến khả năng, đôi khi thực tế lại không như thế).
    Đây chỉ là sơ bộ như vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bác để góp phần cho topic thêm sôi động

    ---------------------- LvK 
    LI2C - UPMC
  2. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Em đang học phần HMO. Học qua qua thì hiểu, nhưng đi sâu vào, giải cho mấy ptử thì 1 số cái thấy lạ lạ. Tiêu biểu là cái chất chuẩn N max của chỉ số hoá trị tự do ý (N max = 4,732). Đó là chất trimetylen Metan. Khi giải định thức thế kỉ, ra đc 3 mức NL, trong đó có 2 mức bằng nhau (suy biến). Sau đó thế vào ptr để giải ra phần đóng góp của từng hàm sóng thì ra 2 ptr 3 ẩn số (có kết hợp đk chuẩn hoá). Thắc mắc mà ko biết hỏi ai.....
    Tương tự khi khảo sát gốc xyclopropen, 3e cho 3 C vòng ý !
    Giúp đi nào cao thủ!

    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ..is the art of killing..
    ..No matter what...
    ..you use it..
    ..or titles..
    ..you set on it..
    ..that's the only truth..!
  3. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Em đang học phần HMO. Học qua qua thì hiểu, nhưng đi sâu vào, giải cho mấy ptử thì 1 số cái thấy lạ lạ. Tiêu biểu là cái chất chuẩn N max của chỉ số hoá trị tự do ý (N max = 4,732). Đó là chất trimetylen Metan. Khi giải định thức thế kỉ, ra đc 3 mức NL, trong đó có 2 mức bằng nhau (suy biến). Sau đó thế vào ptr để giải ra phần đóng góp của từng hàm sóng thì ra 2 ptr 3 ẩn số (có kết hợp đk chuẩn hoá). Thắc mắc mà ko biết hỏi ai.....
    Tương tự khi khảo sát gốc xyclopropen, 3e cho 3 C vòng ý !
    Giúp đi nào cao thủ!

    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ..is the art of killing..
    ..No matter what...
    ..you use it..
    ..or titles..
    ..you set on it..
    ..that's the only truth..!
  4. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Hallowman đi qua bên này đọc thử coi.
    http://www.diendanhoatin.com/index.php?s=69070a30370fc2d24326431ae113bfb2&act=ST&f=10&t=988&st=0&#entry3469
    Dạo này TTVN chậm quá nên anh cũng ngại post bài. Nếu cần bản word thì liên hệ với anh, anh gửi file cho.
    Mấy người ở box hoá bên bên đây tham khảo xem sao đi: diendanhoatin.com
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  5. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Hallowman đi qua bên này đọc thử coi.
    http://www.diendanhoatin.com/index.php?s=69070a30370fc2d24326431ae113bfb2&act=ST&f=10&t=988&st=0&#entry3469
    Dạo này TTVN chậm quá nên anh cũng ngại post bài. Nếu cần bản word thì liên hệ với anh, anh gửi file cho.
    Mấy người ở box hoá bên bên đây tham khảo xem sao đi: diendanhoatin.com
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  6. trangchum

    trangchum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ban đầu thì www.diendanhoatin.com sẽ nói về hoá lẫn tin ...sau đó sẽ có khuynh hướng chuyển dần sang chuyên về Hóa học ...
    mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn
    các box Hóa học đang rất cần sự giúp đỡ nhiệt tình ,sẽ ưu tiên cho các bạn ở box Hóa của ttvn về nhiều mặt ...
    thân
    Mời bạn tham gia diễn đàn HÓA HỌC_TIN HỌC:
    www.diendanhoatin.com
  7. trangchum

    trangchum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ban đầu thì www.diendanhoatin.com sẽ nói về hoá lẫn tin ...sau đó sẽ có khuynh hướng chuyển dần sang chuyên về Hóa học ...
    mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn
    các box Hóa học đang rất cần sự giúp đỡ nhiệt tình ,sẽ ưu tiên cho các bạn ở box Hóa của ttvn về nhiều mặt ...
    thân
    Mời bạn tham gia diễn đàn HÓA HỌC_TIN HỌC:
    www.diendanhoatin.com
  8. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Tổng hợp hữu cơ bằng phương pháp điện hoá
    Lâu nay chắc mấy bác bận quá nên topic Hoá lý chìm quá. Để khởi động lại em xin giới thiệu một chút về ứng dụng của điện hoá học trong tổng hợp hữu cơ vậy. Đây mới chỉ là mở đầu, nếu các bác quan tâm đến vấn đề này thì chúng ta sẽ bàn kĩ hơn nhé.
    Mục tiêu
    1)Thực hiện những phản ứng mới như :
    + Chuyển đổi nhóm chức
    + Tổng hợp liện kết C ?" C
    2) Cải tiến những phản ứng đã có : Làm cho chúng :
    + Hiệu quả hơn (hiệu xuất cao hơn)
    + Có tính lựa chon hơn (ít sản phẩm phụ hơn)
    + Giảm số giai đoạn tổng hợp, tạo ra quá trình tổng hợp ít ô nhiễm hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn ; tránh được những quá trình trung gian không ổn định, độc hại?..
    Nguyên tắc : Dùng dòng điện để oxy hoá hoặc khử các chất trong tiến trình tổng hợp.
    Mặt mạnh của phương pháp này :
    1) Về mặt hoá học :
    - Có thể oxy hoá, khử cao, kiểm tra được theo ý muốn
    - Lựa chọn phản ứng cần thiết chỉ bằng điều chỉnh thế
    - Sản phẩm thu được với độ tinh khiết cao, vì điện cực không cho sản phẩm phụ
    - Thực hiện được những phản ứng không thực hiện được bằng con đường tổng hợp thông thường.

    2) Về mặt công nghệ :
    - Kiểm tra dễ dàng tốc độ của phản ứng (chỉ cần điều chỉnh dòng điện I)
    - Điều kiện phản ứng « mềm » hơn (thực hiện được ở T, P gần nhiệt độ phòng)
    - Tránh được việc sử dụng những chất phản ứng nguy hiểm, không ổn định, gây ô nhiễm ?
    - Không có cẵn bã của chất oxy hoá, khử (việc thu sản phẩm đơn giản, không có cặn bã)
    - Không có vấn đề về xúc tác bị đầu độc (ví dụ với H2 và những sản phẩm chứa S)
    - Dễ dàng tự động hoá
    3) Về mặt kinh tế
    - Dòng điện không đắt, có thể nói là rẻ nhất trong tất cả các chất oxy hoá khử, ngay cả những chất đơn giản nhất. Sự tiêu thụ điện vào khoảng từ 2 đến 20kWh/kg sản phẩm.
    - Giá thành để vận hành quá trình sản xuất thấp, cần ít nhân công
    Mặt hạn chế :
    -Luôn luôn cần có hai phản ứng (catot và anot)
    - Môi trường phản ứng phải dẫn điện
    - Phản ứng thực hiện ở bề mặt điện cực
    1) Về phản ứng phụ (phản ứng ở điện cực phụ)
    - Hoặc phải chọn phản ứng tương hợp (không gây trở ngại)
    - Hoặc sử dụng màng ngăn
    2) Độ dẫn điện
    - Cần thiết một dung môi hoà tan và một chất điện li nền
    - Cần thiết một dạng hình học phù hợp
    3) Vấn đề bề mặt điện cực
    - Phản ứng bị giới hạn bởi sự khuyếc tán
    - Điện cực có thể bị thụ động, ăn mòn, phản hoạt hoá.
    Kết luận : Trên cơ sở phân tích những mặt mạnh và yếu ở trên chúng ta thấy rằng còn nhiều vấn đề khó khăn. Vì vậy nhìn chung phương pháp này dùng để tổng hợp những chất mà bằng con đường hoá học thông thường không làm được hoặc những chất đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao (sản phẩm dùng trong dể làm thuốc).

    ------------------
    LvK
    LI2C-UPMC
    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas
    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 18:35 ngày 12/12/2003
  9. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Tổng hợp hữu cơ bằng phương pháp điện hoá
    Lâu nay chắc mấy bác bận quá nên topic Hoá lý chìm quá. Để khởi động lại em xin giới thiệu một chút về ứng dụng của điện hoá học trong tổng hợp hữu cơ vậy. Đây mới chỉ là mở đầu, nếu các bác quan tâm đến vấn đề này thì chúng ta sẽ bàn kĩ hơn nhé.
    Mục tiêu
    1)Thực hiện những phản ứng mới như :
    + Chuyển đổi nhóm chức
    + Tổng hợp liện kết C ?" C
    2) Cải tiến những phản ứng đã có : Làm cho chúng :
    + Hiệu quả hơn (hiệu xuất cao hơn)
    + Có tính lựa chon hơn (ít sản phẩm phụ hơn)
    + Giảm số giai đoạn tổng hợp, tạo ra quá trình tổng hợp ít ô nhiễm hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn ; tránh được những quá trình trung gian không ổn định, độc hại?..
    Nguyên tắc : Dùng dòng điện để oxy hoá hoặc khử các chất trong tiến trình tổng hợp.
    Mặt mạnh của phương pháp này :
    1) Về mặt hoá học :
    - Có thể oxy hoá, khử cao, kiểm tra được theo ý muốn
    - Lựa chọn phản ứng cần thiết chỉ bằng điều chỉnh thế
    - Sản phẩm thu được với độ tinh khiết cao, vì điện cực không cho sản phẩm phụ
    - Thực hiện được những phản ứng không thực hiện được bằng con đường tổng hợp thông thường.

    2) Về mặt công nghệ :
    - Kiểm tra dễ dàng tốc độ của phản ứng (chỉ cần điều chỉnh dòng điện I)
    - Điều kiện phản ứng « mềm » hơn (thực hiện được ở T, P gần nhiệt độ phòng)
    - Tránh được việc sử dụng những chất phản ứng nguy hiểm, không ổn định, gây ô nhiễm ?
    - Không có cẵn bã của chất oxy hoá, khử (việc thu sản phẩm đơn giản, không có cặn bã)
    - Không có vấn đề về xúc tác bị đầu độc (ví dụ với H2 và những sản phẩm chứa S)
    - Dễ dàng tự động hoá
    3) Về mặt kinh tế
    - Dòng điện không đắt, có thể nói là rẻ nhất trong tất cả các chất oxy hoá khử, ngay cả những chất đơn giản nhất. Sự tiêu thụ điện vào khoảng từ 2 đến 20kWh/kg sản phẩm.
    - Giá thành để vận hành quá trình sản xuất thấp, cần ít nhân công
    Mặt hạn chế :
    -Luôn luôn cần có hai phản ứng (catot và anot)
    - Môi trường phản ứng phải dẫn điện
    - Phản ứng thực hiện ở bề mặt điện cực
    1) Về phản ứng phụ (phản ứng ở điện cực phụ)
    - Hoặc phải chọn phản ứng tương hợp (không gây trở ngại)
    - Hoặc sử dụng màng ngăn
    2) Độ dẫn điện
    - Cần thiết một dung môi hoà tan và một chất điện li nền
    - Cần thiết một dạng hình học phù hợp
    3) Vấn đề bề mặt điện cực
    - Phản ứng bị giới hạn bởi sự khuyếc tán
    - Điện cực có thể bị thụ động, ăn mòn, phản hoạt hoá.
    Kết luận : Trên cơ sở phân tích những mặt mạnh và yếu ở trên chúng ta thấy rằng còn nhiều vấn đề khó khăn. Vì vậy nhìn chung phương pháp này dùng để tổng hợp những chất mà bằng con đường hoá học thông thường không làm được hoặc những chất đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao (sản phẩm dùng trong dể làm thuốc).

    ------------------
    LvK
    LI2C-UPMC
    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas
    Được LvK sửa chữa / chuyển vào 18:35 ngày 12/12/2003
  10. LvK

    LvK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Các bác ơi, tui có câu hỏi nho nhỏ này, bác nào quan tâm thì trao đổi nhé.
    Ai cũng từng nghe nói đến điện cực chuẩn (đôi khi còn gọi là điện cực tiêu chuẩn) hiđrô. Vậy nó như thế nào nhỉ ? Trên thực tế có tồn tại điện cực chuẩn hiđrô như định nghĩa không ?

    -----------------       LvK 
    LI2C - UPMC
     


    Le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas

Chia sẻ trang này