1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hòa nhạc trên nền phim câm.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi nobikami, 03/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nobikami

    nobikami Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    1.175
    Đã được thích:
    605
    Hòa nhạc trên nền phim câm.


    Pierre Oser hòa nhạc trên nền bộ phim câm kinh điển của Fritz Lang "Cái chết mệt mỏi"
    09. và 10.5.2008 ở Hà Nội 12.5.2008 ở TP HCM, cùng vào lúc 20h00Việc làm mới âm thanh cho các bộ phim câm là một trong những sáng kiến quan trọng và gây hưng phấn nhất trong điện ảnh Đức những năm gần đây. Trong loạt chương trình hòa nhạc cho phim câm dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Pierre Oser ở Hà Nội tháng Năm 2008, chúng tôi xin giới thiệu tác phẩm kinh điển của đạo diễn Fritz Lang: Cái chết mệt mỏi. Thông thường trong các buổi chiếu những bộ phim câm kinh điển, người ta chỉ cần đến một nhạc công piano phụ họa, nhưng ở buổi biểu diễn tại Hà Nội lần này, Pierre Oser sẽ chỉ huy một dàn nhạc 24 người thuộc Nhạc viện Hà Nội. Dành riêng cho bộ phim ?zCái chết mệt mỏi" , Pierre Oser đã soạn ra một chương trình phối hợp giữa âm thanh của dàn nhạc sống và những âm thanh mẫu được ghi từ trước; như vậy âm thanh của dàn nhạc sẽ được hỗ trợ khéo léo bằng âm thanh của các nhạc cụ khác, tạo ra âm hưởng của một dàn nhạc lớn. Cách thức này hiện nay đã trở thành chuẩn mực trong tất cả các lĩnh vực tạo âm trong điện ảnh và truyền hình ở các studio hiện đại trên thế giới. Buổi hòa nhạc trực tiếp trên nền phim câm lần này, kết hợp của các kinh nghiệm về làm âm thanh trong phim nhựa, sẽ hứa hẹn một hiệu ứng âm nhạc mạnh mẽ. Pierre OserNhạc trưởng, nhà soạn nhạc và nhà sản xuất nhạc Pierre Oser hiện sống và làm việc tại München, Đức. Bên cạnh các buổi trình diễn trực tiếp về hòa nhạc cho phim câm, ông còn biểu diễn các chương trình nhạc do mình sáng tác tại nhiều sân khấu và nhà hát châu Âu. Bên cạnh đó, ông cũng sản xuất nhạc cho kịch radio, phim nhựa và truyền hình. Pierre Oser tốt nghiệm chuyên ngành nhạc jazz ở München, sau đó ông còn tốt nghiệm ngành piano cổ điển và chỉ huy tại Nhạc viện Richard Strauss ở München. Fritz Lang và bộ phim Cái chết mệt mỏi (Fritz Lang| D 1921| 97 min) Sinh năm 1890 ở Wien trong một gia đình có mẹ là người Do Thái và bố là người theo đạo Thiên Chúa, Fritz Lang đã gặt hái những thành công điện ảnh đầu tiên tại Berlin những năm 1920. Với bộ phim ?zCái chết mệt mỏi" , năm 1921 Fritz Lang đã có đóng góp lớn cho nghệ thuật phim câm của thời đại ấy. Câu chuyện bi kịch lãng mạn về một phụ nữ trẻ đã tạo bước ngoặt trong sự nghiệm điện ảnh của ông, về danh tiếng lẫn phong cách. Các yếu tố của chủ nghĩa biểu hiện trong việc lựa chọn hình ảnh và bố trí không gian, ánh sáng đầy tính bi kịch, có thể coi là phong cách của ông. Các thủ thuật được dàn dựng công phu và hậu cảnh sống động trong ?zCái chết mệt mỏi" của Lang đã trở thành chuẩn mực cho thể loại phim ly kỳ. Fritz Lang đã rút tỉa kinh nghiệm từ các bộ phim đầu tay của mình để tạo ra sự phối hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố ly kỳ. Trong bộ phim này, cái chết, trong hình dạng của một nhân vật bí ẩn và xa lạ, đã ập vào đời sống của một cặp vợ chồng trẻ. Khi cô gái đang ngồi với chồng tại một bàn ăn thì một người lạ mặt xuất hiện, và khi cô rời khỏi bàn một lát, quay lại thì thấy hai người đã biết mất. Tuyệt vọng, cô gái tìm kiếm dấu vết của chồng và nhận ra rằng, anh ta đang phải đi đến cái chết. Cô cầu xin cái chết hãy để cho chồng mình sống, để hai người được ở bên nhau. Cái chết hứa sẽ cho cô toại nguyện, nếu cô có thể giữ cho một trong ba ngọn đèn sự sống khỏi tắt. Hành trình qua Bagdad, Venice và Bắc Kinh của cô gái là ba trường đoạn đầy gay cấn của bộ phim này.
  2. Fallingleaf

    Fallingleaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hic, bạn cho thông tin thì cho rõ ràng thêm chút. Ví dụ địa điểm ở Hà Nội và TP HCM là ở đâu, lúc nào, mấy giờ, thông tin về vé ra sao....
    Thôi tớ đành chủ động vậy
    Vé cho buổi hòa nhạc này là MIỄN PHÍ, các bạn ở Hà Nội có thể lên viện Goethe để lấy vé vào ngày hôm nay (5 May 2008)
    Chi tiết xem tại:
    http://hanoigrapevine.wordpress.com/2008/05/04/silent-film-concert-fritz-langs-destiny/#more-953

Chia sẻ trang này