1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoá phân tích

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi kiman007, 12/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Hoá phân tích

    Bài hóa học định tính (qualitative analysis) muôn thuở: Hãy nêu cách xách định sự hiện diện của các cation sau trong cùng một dung dịch: Ag+, Pb2+, (Hg2)2+, Cu2+, Bi3+, Sn4+, Fe3+, Mn2+, Ni2+, Al3+, Ba2+, (NH4)+ & Na+.



    KIMAN
  2. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Post lên mất thời gian. Xin mời bạn xem quyển sách phân tích nào cũng có. Lối phân tích có hệ thống nhóm 1 và 2 thì fải. Đúng ko nhỉ?

    The sword is a weapon for killing...
    The art of the sword...
    ..is the art of killing..
    ..No matter what...
    ..you use it..
    ..or titles..
    ..you set on it..
    ..that's the only truth..!
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện nói về Hoá Phân Tích,xin được nói ngắn gọn về quá trình phát triển của hoá phân tích.
    Người ta thường cho rằng P.Bôilơ là người đã đặt nền móng cho môn phân tích định tính.Ông đã đưa ra khái niệm về các nguyên tố hoá học như là những hợp phần không thể chia nhỏ hơn được nữa của các hợp chất và đã hệ thống hoá những phản ứng định tính được biết thời bấy giờ.
    M.V.Lomonoxop là người đầu tiên đã sử dụng trong các thí nghiệm hoá học việc cân đo các chất đầu và sản phẩm phản ứng,và trong công trình của mình "Những cơ sở đầu tiên của nghành luyện kim và nghành mỏ",ông đã mô tả nhiều phương pháp phân tích.
    T.E.Lovitxo đã nghiên cứu các dạng tinh thể của gần 100 "vảy clorua" khác nhau,ghi chúng vào một bảng và sau đó đưa ra phương pháp phân tích vi tinh thể nghiệm,một phương pháp quan trọng trong thực tế của phân tích định tính.
    V.M.Xeverghin năm 1801 đã viết một tài liệu về hoá học phân tích "Nghệ thuật thử hay hướng dẫn thử hoá học các quặng kim loại và các khoáng vật khác".Ông đã đưa ra phương pháp đo nhiệt lượng và trình bày bản chất của phân tích thể tích,đặc biệt là phương pháp trung hoà.
    Cuối thể kỉ XVIII,T.O.Becman đã xây dựng các nguyên tắc phân chia các cation kim loại thành những nhóm phân tích và do đó đã đặt nền móng cho phân tích định tính hệ thống.
    Đến gần thể kỉ XIX,Beczelius đã xác định khối lượng nguyên tử của 50 nguyên tố biết được lúc đó và đã đưa ra nhiều phương pháp mới về sự xác định định lượng.Ông cũng đã xây dựng nên phương pháp phân tích cơ bản của các hợp chất hữu cơ.Cũng trong thời kì này,Gay Luyxac cũng đưa ra các thủ thuật chủ yếu của phương pháp phân tích thể tích.
    Thuyết cấu tạo hữu cơ của A.M.Butlerop và sự phát minh định luật tuần hoàn của D.I.Mendeleev có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoá học phân tích.
    Điều đó cho phép các nhà phân tích sử dụng tính tương đồng về tính chất của các nguyên tố để tìm ra các phản ứng mới và các phương pháp xác định lại những nguyên tố đã được phát minh và phát triển nghành phân tích các chất hữu cơ.
    Thuyết hidrat các dung dịch của D.I.Mendeleev và thuyết điện li của S.Arenius là sự đóng góp lớn vào cơ sở lý thuyết của hoá học phân tích.
    Vào những năm thứ 60 của thể kỉ XIX N.A.Mensutkin đề xuất phương pháp giảng dạy hoá học phân tích,đã xuất bản tài liệu "Giảng dạy hoá phân tích".N.A.Mensutkin đã lập luận một cách khoa học hệ thống các phưong pháp về các thao tác quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích và đã đưa môn hoá phân tích thành một bộ môn khoa học độc lập.
    Trong suốt thể kỉ XIX các phương pháp phân tích được phát triển,hoàn thiện và bổ sung không ngừng.Ví dụ R.Banzen và G.Kirgop năm 1860 đã nêu lên phương pháp phân tích phổ phát xạ;M.S.Xvet đã đề nghị phương pháp phân tích sắc kí.M.A.Hinski và L.A.Sugaep đã đề nghị sử dụng các thuốc thử hữu cơ trong phân tích.
    Theo nhịp độ phát triển của công nghiệp hoá học,các phương pháp phân tích được sử dụng ngày càng rộng rãi và toàn diện hơn để kiểm nghiệm hoá kĩ thuật đối với nghành sản xuất hoá học,luyện kim,địa chất và tuyển khoáng.Trong giai đoạn cách mạng KHKT,các yêu cầu đối về độ chính xác,độ nhạy và sự nhanh chóng của các phương pháp phân tích tăng lên.Đến lượt mình,sự phát triển của hoá học phân tích và sự hoàn thiện các phương pháp của nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xa hơn của công nghệ và kĩ thuật.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 09:08 ngày 15/03/2003
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Các phương pháp phân tích định tính mà sử dụng thuốc thử " cổ " lắm rồi. Học để mà biết thôi . Thực ra học cái đó chỉ để nhớ tính chất của các nguyên tố hoá học mà thôi , và để làm bài tập nữa !!! . Còn bây giờ muốn nhận biết các nguyên tố thì không ai làm thế nữa vì nó mất quá nhiều thời gian và công sức hơn nữa hiệu quả không cao. Bây giờ người ta thường sử dụng phương pháp phổ phát xạ , hấp thụ nguyên tử. Có thể xác định tất cả các nguyên tố ( thậm chí lượng vết cỡ nano gam ) và hơn thế nữa còn có thể bán định lượng.

    Bài của Tucurie rất hay . Nhưng chỉ nói về hoá phân tích cổ điển . Với các phương pháp này có ưu điểm là dễ làm , không cần máy móc .Tuy vậy nhược điểm của nó là cần một lượng lớn mẫu. Do vậy hiện nay sự ứng dụng của nó trong công việc rất hạn chế và hầu như chỉ dùng để phân tích định tính mà thôi . Tuy vậy vẫn chưa đến phần hoá phân tích hiện đại.
    Hiện nay có một bộ phận của hoá học phân tích đang phát triển rất mạnh đó là các phương pháp phân tích công cụ . Đây thường là các phương pháp hiện đại ra đời trên yêu cầu của sự phát triển của của hoá học , các môn khoa học và kĩ thuật đối với hoá phân tích trong đời sống hiện đại nhằm nâng cao độ nhạy và tính chọn lọc của các phương pháp phân tích.
    Hoá phân tích được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực . như môi truờng chẳng hạn. Với các máy phân tích hiện đại như sắc kí khí , sắc kí lỏng hiệu suất cao nhười ta có thể phát hiện các hợp chất có trong đất , nước, không khí với hàm lượng chỉ cỡ ppm ( parts per milion ) tức là cỡ g/l hoặc thậm chí cỡ ppb tức là 9 số sau dấu phẩy.
    Đó chỉ là chỉ là một ví dụ rất nhỏ về ứng dụng của hoá phân tích trong cuộc sống. Còn rất nhiều điều hay nữa ,nhưng vì thời gian và trình độ có hạn nên mình chỉ viết như vậy thôi khi nào có thời gian hi vọng sẽ quay lại chủ đề này.
  5. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhận thấy rằng HS và SV VN không có đủ điều kiện tiếp xúc với thực nghiệm. Bản thân tôi học chuyên hoá Ams cũng chưa bước chân vào phòng thí nghiệm quá 10 lần trong vòng ba năm. Vì vậy tôi mở topic này để chia sẻ cùng các bạn những gì liên quan đến lĩnh vực 'khá quan trọng này' ( Quảng cáo ghê quá, các bác thông cảm).
    Phần một: Định lượng trong dung dịch nước
    Các phương pháp chuẩn độ nói chung:
    Chuẩn độ bằng đồ thị pH
    Chuẩn độ bằng chỉ thị mầu
    Chuẩn độ bằng phức chất
    Chuẩn độ bằng độ dẫn điện
    Chuẩn độ bằng thế điện hoá
    Các yêu cầu cơ bản của phương pháp chuẩn độ:
    Phản ứng diễn ra đủ nhanh trong điều kiện phòng thí nghiệm ( Đối với một phản ứng bậc một dạng A +B + ->C+D.... thì logK>5)
    Dễ dàng xác định điểm cân bằng.
    Tình toán sai số trong quá trình chuẩn độ:
    Giả sử cần tìm nồng độ của chất A (C0). C0 được tình theo công thức C0=(C1+C2)*C3/C4 với C1->C4 là các hằng số hoặc kết quả thí nghiệm.
    =>lnC0=ln(C1+C2)+lnC3-lnC4
    =>dC0/C0=d(C1+C2)/(C1+C2) +dC3/C3 - dC4/C4
    =>deltaC0/C0=delta(C1+C2)/(C1+C2) + deltaC3/C3 -deltaC4/C4
    =>deltaC0/C0<delta(C1+C2)/(C1+C2) + deltaC3/C3 + deltaC4/C4
    Trong thực nhiệm, chúng ta lấy giá trị sai số lớn nhất có thể
    =>deltaC0/C0=delta(C1+C2)/(C1+C2) + deltaC3/C3 + deltaC4/C4
    Giá trị của C1->C4 đã biết, C0 tính theo công thức lý thuyết, deltaC1->deltaC4 đọc trên dụng cụ đo, ta có thể suy ra giá trị của deltaC0.
    Tôi muốn trình bày một cách tổng quát nhất nên chứng minh trên có thể gây khó khăn cho một số bạn. Mong các bạn đừng ngại.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 27/04/2003
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 27/04/2003
  6. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn độ dung dịch acide base
    Để chuân độ dung dịch acide hoặc base bằng đồ thị pH ta sử dụng hai điện cực :
    Điện cực tiêu chuẩn ECS
    Điện cực thuỷ tinh
    Cấu tạo của hai điện cực như sau ( vẽ bằng Paint các bác đừng chê ) :
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 03:05 ngày 27/04/2003
  7. zealotqy2k

    zealotqy2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Topic của bác vmdmanowar cũng hay.Tuy nhiên bác cũng nên quan tâm cả tới những thí nghiệm cấp 3 nữa vì thành phần box còn có nhiều người đang học cấp 3 khó mà hiểu các thí No của bác.À mà bác học năm thứ nhất à.Nếu thế bác bằng tuổi tôi
    There is no need for a reason to help...
  8. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tôi học năm thứ hai rồi bác nhưng chuyện tuổi tác chả quan trọng gì, anh em với nhau là chính. Hiện giờ tôi không còn nhớ lắm những thí nghiệm của cấp ba, nên phần này có lẽ nhờ bác nào còn học PTTH. Nếu không thì nhắc tôi những thí nghiệm gì rồi tôi sẽ tìm tại liệu bên này post lên cho các bác.
    Với lai phần lớn phản ứng trong topic này của tôi không quá phức tạp, các các nào đã từng luyện DT thì xơi ngon. Những phần khác tôi sẽ post kèm lý thuyết. Như hiện giờ chả toàn lý thuyết đấy là gí, đã post được bài tập thí nghiệm đâu.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 06:27 ngày 27/04/2003
  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    OK! Cám ơn bác vmd!Bác vất vả quá!
    Các thí nghiệm của PTTH,bác để tôi.Về nhà tìm thêm tài liệu đã rồi góp sức với các bác.
    Tucurie

  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Đề bài thực hành số 1:
    1/ Chuẩn độ NaOH bằng HCl với đồ thị pH
    2/ Chuẩn độ NaOhH+NH3 bằng HCl với đồ thị pH nêu các tính chất tương ứng trên mỗi vùng của pH.
    ( Những cái này thì chúng ta không có điều kiện thực hành ngoài phòng thí nghiệm nên tôi sẽ post kết quả và đồ thị lên sớm nhất có thể)
    3/ Chuẩn độ dung dịch NaOH+ Na2CO3 bằng HCl.
    Dd base trong burret.
    Chỉ thị mầu nào dưới đây có thể sử dụng được?
    Hélianthine (méthylorange) : 3.1 - 4.4
    Vert de bromocrésol : 3.8 - 5.4
    Rouge de méthyl: 4.4 - 6.2
    Bleu de bromothymol : 6.0 - 7.6
    Phénolphtaléine : 8.2 - 9.8
    Thymolphtaléine : 9.3 - 10.5
    ( Tên của chất chỉ thị màu không quan trọng mà các bạn chỉ cần chú ý đến khoảng đổi màu của chỉ thị mà thôi. Thí nghiệm này có thể thực hiên được ngoài khuôn khổ trường học, dụng cụ và hoá chất có thể mua đối diện khoa hoá ĐH KHTN hoặc trên đường Tràng Tiền )

    Hằng số acide tương ứng của các chất trong bài:
    H2CO3 : pK1=6.4 pK2=10.3
    NH4+: pK=9.6
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 29/04/2003
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 29/04/2003

Chia sẻ trang này