1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoả tiễn Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi khongquen25, 19/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Này bạn tại sao FAS lại có số liệu khác nhau nhỉ
    AA-12 ADDER
    R-77
    The most recent Russian R-77 medium-range missiles (AA-12 "AMRAAMSKI") is similar to and in some respects equal to the American AIM-120 AMRAAM missiles. The R-77 missile has an active radar finder and a maximim range of 90-100 kilometers (50 km more than AMRAAM) and flies at four times the speed of sound.
    [​IMG]
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bên Fas nó bảo là tầm đánh là khoảng 50Km đổ lên bên Nga bảo là 100Km hay 80 gì đó tôi quên rồi .Còn con số 90-100 của bác là trang nào đưa ra vậy .Cái AA12 ADDER này hơi mới nên chưa quen thuộc cho lắm với mọi nguời.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Eintein)
  3. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    Này mình lấy ở đấy mà
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/missile/row/aa-12.htm
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Oái tôi đả xem kỉ lại thì ra Fas nó bảo như thế thật cùng 1 trang Fas mà 2 số liệu là sai nhưng không sai vì 1 cái là tầm radar của chế độ dò tìm thụ động và dẩn đường 3 bước là 90-100Km nhưng tầm bắn chắc là cở hơn 50Km như Fas nói hoặc lên đến 80Km như Nga nói chả biết chăc nhưng tầm radar lơn hơn là quá hợp lí ta phải thấy nó từ xa rồi nhắm ,bắn mà nó còn từ từ chạy về phía ta mà lo gì .Hè hè bắn xong là mấy ẻm khỏi trốn luôn tại vì ẻm luôn ở trong tầm nhắm mà có lở ẻm may mắn ra khỏi tầm thì dí theo làm 1 phát nửa hay làm trái khác tầm 100 hay thậm chí tầm 300 của mấy trái Interceptor đời xịn nhất thì he he có chạy đằng trời

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Eintein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 17/01/2003
  5. dhna79

    dhna79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Kích thước có từng đấy thui mà bắn tới 50km là giỏi lắm rồi. cái SAM2 to bự tổ chảng, ngang cỡ cái máy bay tiêm kích mà chỉ bắn được lối 30km. Mấy cái tên lửa không đối không khác chỉ chọi được chừng 32 km là kịch kim, hầu hết chỉ bắn trong phạm vi 9 - 16 km.
    Ít ra nó phải chứa năng lượng để bay đủ 100 km chứ. Mà xa vậy radar dẫn bắn làm sao ????

  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Radar dẫn bắn dành cho các loại hoả tiễn không đối không tầm trung và tầm xa dẫn đường theo nguyên tắc 3 thời kỳ:
    TK1 chiếm khoảng 1/4 quãng đường, tên lửa bay theo quán tính ban đầu và hướng bay đã được định để đánh chặn mục tiêu bởi hệ thống computer trên máy bay Firing navigation system onboad.
    TK2 khoảng từ 1/4 quãng đường cho đến khi chỉ còn cách mục tiêu từ 5 đến 15 km tuỳ loại, lúc này tên lửa bay theo sự hướng dẫn của sóng radar hoặc lazer từ máy bay.
    TK3 tên lửa chuyển sang chế độ tự dò tìm mục tiêu theo kiểu radar chủ động.
    Lưu ý: với các loại hiện đại như AA 12 thì trong suốt TK 1 và 2 có thêm chế độ dò tìm thụ động (dò theo sóng radar, hồng ngoại ... phát ra từ máy bay đối phương) đến khi nó chuyển sang trạng thái chủ động thì đó chính là lúc nó sắp tấn công mục tiêu, đối phương dù có hệ thống đối kháng điện tử báo động cho biết sắp có tên lức đánh thì đã quá muộn, đặc biệt một số tên lửa gần đây có vỏ hấp thụ sóng radar nên các loại radar cũ không thể phát hiện được nó.Cho nên khi nó sắp tiến công thì mới biết nhưng biết cũng như không.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Eintein)
  7. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Lan sang bên Mỹ tý, không biết tên lửa tầm ngắn của Nga có loại nào tương đương với Sidewinder nhỉ?
  8. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Tầm bắn thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là khoảng cách giữa 2 máy bay, ví dụ vào độ cao của 2 máy bay, vào việc máy bay bị bắn cơ động như thế nào (khi tên lửa phải cơ động nhiều thì bị "hụt hơi" nhanh hơn nhiều so với bắn thăng bằng). Tất nhiên là tên lửa Nga hay Mỹ đều thế cả. Cái vấn đề này xin dành cho bác nào hiểu biết hơn, tôi không dám đi sâu vào chi tiết
    Theo tôi biết, tên lửa không đối không tầm xa hơn R-77, AIM-120 của Nga và Mỹ đều có. Của Nga là R-40 (hay R-37 gì đó), của Mỹ là AIM-54, hình như chỉ F-14 có hệ thống điện tử tương thích cho nên bắn được.
    À quên, trong danh sách máy bay bất bại của Mỹ hôm trước còn thiếu F-14. Nhiều người đánh giá F-14 là #1 fighter của Mỹ, hơn cả F-15.
    Gửi bác lekien, về thành tích của Mig-29 năm 1999: em nghĩ không tin được vào thông tấn xã Nam Tư đâu bác ạ. Cả trang web venik nữa. Chính trang này đã từng khẳng định tàu Kursk bị một tàu ngầm của Mỹ đâm phải, lại còn nói tàu này cũng bị hỏng và sau đó phải vào sửa chữa khẩn cấp ở Nauy. Bây giờ kết luận điều tra chính thức của hải quân Nga thế nào thì ai cũng biết.

    Le Van Le

  9. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Vì vấn đề là thế này bên Mỹ sau này mới xác nhận là có một F-117 bị hạ sau khi báo chí
    đã đưa ảnh lên-còn phi công được cứu thoát .Còn có nguồn tin là có thể 2-3 F-117 bị hạ do
    cả SAM và Mig.Bây giờ đã có nhiều ảnh về F-117 bị rơi các bạn xem tạm vậy.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Một số bác nói nhiều đến kỹ thuật điều khiển. Mai tuy còi nhưng xin dẫn nhập lại một số điểm cơ bản của kỹ thuật này. Khác với lô bài định nghĩa máy tính trước đây ở chỗ góc nhìn quân sự.
    Ta tiếp cận từ sóng radio.
    Thiết bị đầu tiên nhận sóng này của Popop không phân biệt tần số chi cả. Khi có một xung mạnh của bất kì tần nào hay tạp pí lù tần, nó ghi một điểm.
    Tiến bộ hơn, các thiết bị thu phát có dải tần hẹp của riêng. Do đó có thể nói chuyện với nhau và không lẫn sóng. Nhưng chưa làm ăn gì với điều biên và điều tần. Do đó được áp dụng cho các tín hiệu tạch-tè. Như Mai và các bác, thanh niên đầu thế kỷ này đam mê chat bằng tạch-tè trên không trung. Như chat bi giờ, cũng hẹn hò trong dải tần-thời gian(như chat room), và không khuôn mặt hay tiếng quen, chỉ quen điệu cổ tay.
    Tiếp theo, với điều tần và điều biên, radio đã mang đượng âm thanh. Nhưng quan trọng hơn chat chit, việc theo dõi được biên độ đã đẻ ra :RADAR.
    Đây là các RADAR ban đầu. Nó gồm antena định hướng quay đều. Một mành hình âm cực hiển thị. Và hệ thống sử lý tín tín hiệu thu về. Màn hình này khác màn PC hay TV nhà ta. Thứ nhất là các điểm sáng được lưu rất lâu sau khi điện kích thích phát sáng tắt. Nếu TV phải tắt lưu ảnh này sau 1/12 giây thì màn RADAR lúc đó phải cố lưu được hàng chục giây. Lưu để làm gì. Để làm RAM đấy các bác ạ. Chữ M trong RAM đây đúng là memory đấy. Do không có vi sử lý nên đầu người làm việc sử lý, lưu ảnh để dễ nhìn (do không quên).
    Tín hiệu phát là một xung rất ngắn, xong chờ nghe tín hiệu phản hồi.
    Khác nữa là tia quét từ tâm ra và quay đều, không dòng - mành như TV. Đây là ảnh sự quay và tín hiệu thu về. Khoảng cách đến tâm điểm sáng tỷ lệ thuận với thời gian tín hiệu quay về. Độ sáng tỷ lệ thuận với bình phương khoảng cách và độ lớn tín hiệu thu về.
    Như vậy ta có bản đồ các máy bay quanh ta. Dễ quá ta.
    Không dễ đâu. Điều kiện lý tưởng là chùm sóng phát có góc hẹp vô cùng và thời gian phát 1 xung ngắn vô cùng. Cũng như không mây, không đất và núi, cả không chim bay, cả linh kện như lý tưởng: không nhiễu.
    Bấy giờ, không gian là một đám mây mờ của nhiễu. Mỗi mục tiêu bé tí là một vệt sáng hình bầu dục, dài hàng chục km và ngang cả trăm met, nằm theo bán kính.
    Kinh nghiệm thiết kế mạch tương tự và chủ yếu là trắc thủ nhận ra điểm sáng nhất trong đó là mục tiêu. Chủ yếu được tổng hợp, lấy xác suất từ rất nhiều lần phát xung. Và cũng vì thế phải có bộ ba: đo xa, đo cao, quét hướng mới xác định chính xác(mắt đo các vệt sáng). Kinh nghiệm và kiến thức được học thuộc lòng giúp nhận dạng mục tiêu (máy bay hay là chim).
    Nhưng máy tính ra đời. Thế là vi sử lý đầu người và bộ nhớ lưu ảnh được thay dần. Các máy bay vận tải, tầu "đánh cá", tầu ngầm tiến gần đến các cuộc tập trận và căn cứ đối phương "học" kiến thức cho máy tính: mẫu RADAR. Kỹ thuật mã hoá và nhận dạng mẫu thở thành thách thức cho điều khiển học.
    Đến đây, RADAR mang ba bài toán cần giải:
    1-nhận ra tín hiệu phản hồi từ muôn vàn tính hiệu, tách riêng.
    2-chính xác hoá tín hiệu đó bằng nhiều lần đo.
    3-so sánh với mẫu, nhận dạng.
    Sau đó ta có màn hình trò flying simulator-mô phỏng bay.
    Kỹ thuật nhận dạng phát triển bằng ngành mà bất cứ ai học điều khiển đều điên đầu, đỉnh cao là các mạch noron (mô phỏng bộ não người). Nó khác máy tính, có thể miêu tả nó cho những ai đã thạo máy tính bằng mô tả mô phỏng: rất nhiều máy tính trong mạng, mỗi thằng so một vài mẫu, thằng nào giống nhất là đúng(tức là có nhiều nhiêu nghìn PC).
    PC có thể giả lập bằng cách cho hàng nhiều nhiêu nghìn luồng chạy song song. Nhưng hiệu quả cơ. Mà bài toán phải giải trong thời gian rất ngắn (với các RADAR theo dõi, thời gian update-cập hàng chục lần/giây).
    Đó là lý do RADAR của Nga làm hệ thống phòng không và hoả lực tăng của họ là đỉnh. Còn Mỹ: hê hê hê PC là thế giới.
    Ngày nay, họ là nước phát triển kỹ thuật nhảy tần (phát ra tần thay đổi làm không thể gây nhiễu tích cực, phát ra nhiều tần-mhư nhiều antena trong một ->tăng chính xác) đầu tiên, nước duy nhất phát triển RADAR thụ động. Sec vào NATO định bán nhưng không ai mua, vì quá tồi. Mỹ thèm muốn mà không có.

Chia sẻ trang này