minh co 1 thac mac .Cac ban giup minh voi.......... O PH= ? thi axit do la trung binh va PH=? thi yeu hoac manh .Cam on cac ban nhe
Môi trường axit có pH < 7. Tôi chưa thấy một tài liệu nào ghi rõ khoảng giá trị pH để xác định độ mạnh yếu của axit. Tuy nhiên, ta có thể dự đoán tính axit dựa vào pH của dung dịch pH + pOH = 14 [H+].[OH-] = 10^(-14) Từ đó ta tính được nồng độ [H+]. Nồng độ của [H+] càng cao chứng tỏ sự phân ly càng mạnh (do có nhiều ion H+). Suy ra tính axit càng mạnh. pH càng nhỏ hơn 7 tính axit càng mạnh. pH xấp xỉ bằng 7 tính axit yếu (môi trường gần như trung tính)
cam on ban nhung nhu the thi chung chung qua .Minh can 1 dap an cu the hon co.Gia su tinh duoc PH cua 1 dd roi ma can so sanh do manh axit voi 1 axit bat ky thi lam sao nhi?
nếu acid yếu nhưng nồng độ cao thì số mol H+ con nhiều hơn ca dd acid mạnh nhưng nồng độ thấp thì rõ ràng acid yếu có pH cao hơn acid mạnh còn trong trường hợp số mol H+ trong acid mạnh nhiều hơn thì tất nhiên pH của acid mạnh lại cao hơn
Để so sánh độ mạnh, yếu của các axít thì phải dựa vào hằng số phân ly axit : Ka Giả sử axit HA bị phân ly thành H+ và A- theo phản ứng: HA <--> H+ +A- Ka = [C(A-)*C(H+)]/C(HA) Ka càng lớn thì axit càng mạnh. Bởi vì các axit mạnh thường có giá trị Ka rất lớn nên người ta sử dụng giá trị pKa để biểu diễn : pKa = -log(Ka) (logarit cơ số 10) Axit có pKa càng nhỏ (tính cả số âm) thì tính axit càng mạnh. Ví dụ các axit dưới đây được sắp xếp theo giá trị pKa giảm dần hay tính axit tăng dần : A. cacboníc (6,37) --> a. axetic (4,75) --> a. sulphuric (-3) --> HCl (-4) --> a. percloric (-7).
Theo "Thuyết axit-bazơ" của Lewis đưa ra vào năm 1920 thì ta có địnhh nghĩa về axit và Bazo như sau: Axit là chất có thể nhận một đôi electron để hình thành một liên kết cộng hóa trị. Bazơ là chất có một đôi electron có thể hình thành một liên kết cộng hóa trị. NHư vậy theo Lewis thì một axit có một obitan hóa trị trống để nhận một đôi electron, còn một bazơ phải có một đôi electron hóa trị chưa tạo nối. Ta thấy định nghĩa axit-bazơ cùa Lewis bao hàm định nghĩa của Bronsted và Lowry. Tức là: Axit là chất cho H+ Bazơ là chất nhận H+ Từ những định nghĩa trên ta thấy bất cứ chất nào nhận Proton là Axit và ngược lại Chẳng hạn PƯ giữa NH3 và H+ H+ + NH3=NH4 Trong PƯ này NH3 là một bazơ vì là chất cho một đôi e, H+ là Axit vì nhận một đôi elcetron. Tương tự cho phản giữa proton H+ và OH-, trong trường hợp này H+ là axit vì nhận một đôi e và ngược lại, giữa chúng hình thành liên kết cộng hoá trị. Giá trị của thuyết Lewis về axit-bazơ là ở chổ giải thích được các phản ứng axit-bazơ theo quan điểm của Bronsted và Lowry, hơn thế nữa còn giải thích được một số phản ứng axit-bazơ mà thuyết Bronted và Lowry không giải thích được. Thuyết axit-bazơ của Lewis cũng giải thích thành công quá trình hydrat hóa của ion kim loại. Chẳng hạn Al+3 + H2O Al+3 là chất nhận electron từ nguyên tử oxy của nước là axit và nước là bazơ. Rộng ra hơn nữa phản ứng giữa một oxit axit và nước, theo thuyết Lewis cũng là một phản ứng axit-bazơ, trong đó oxit axit là chất nhận một đôi electron nên là axit, nước là chất cho một đôi electron nên là bazơ. http://traitimviet.somee.com
mr. sieuhoa đã trả lời hết về thuyết axit - bazơ của Bronsted và Lewis rồi, tôi chỉ bổ sung chút xíu. Với định nghĩa cho - nhận cặp electron thì ta thấy có tồn tại các axít rắn như ô xít nhôm, zeolit.. như vậy khái niệm pKa không áp dụng được. Để chỉ độ mạnh-yếu của các axít này ta chỉ áp dụng hằng số của phản ứng nhận hoặc cho electron mà thôi (nhận e ứng với bazơ Lewis).