Hoài cổ.... Một góc dành cho những ai đam mê những gì thuộc về quá khứ! Nhưng đừng post quá khứ của bạn nhé! Bài này tôi đọc đưọc trên VNExpress Vespa - 60 năm một huyền thoại Ra đời năm 1946, Vespa trở thành biểu tượng của nước Ý, là hình ảnh cho giới trẻ và nhân chứng của sự lãng mạn. Vespa đã làm nên cuộc cách mạng trong thiết kế, biến xe máy trở nên hữu dụng, đẹp và đặc biệt giúp phụ nữ cũng có thể cầm lái một cách dễ dàng.[/size=3] Vespa khai sinh từ nhà máy Piaggio, hãng sản xuất xe máy thành lập năm 1884 tại Genoa, Italy. Thương hiệu Piaggio lấy từ tên người sáng lập, Rinaldo Piaggio với tên gọi ban đầu Societa Anonima Piaggio. Đầu tiên, Piaggio chế biến gỗ rồi chuyển sang công nghiệp đường sắt, sản xuất ôtô và cuối cùng là đóng thuyền. Trong chiến tranh thế giới nhất, Piaggio sản xuất phụ tùng máy bay. Năm 1938, một năm trước chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Rinaldo Piaggio qua đời và để lại gia sản cho hai người con trai, Enrico Piaggio và Armando Piaggio. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Oto-Xe-may/2006/05/3B9E9EED/Vespa-1946.jpg Trong thế chiến lần thứ hai, Piaggio sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hạng nặng cho phe Trục. Khi chiến tranh kết thúc, toàn bộ nhà máy bị phá hủy, 10.000 nhân công mất việc trong khi Piaggio nhận lệnh cấm sản xuất máy bay. Điều đó khiến ông chủ Enrico Piaggio đau đầu tìm hướng đi mới. Lúc đó, cuộc sống người dân Italy rơi vào khó khăn sau cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, đặc biệt trong việc đi lại. Tất cả các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng khiến ôtô trở nên đắt và ngay cả khi có đủ tiền mua cũng không có xăng để chạy. Vì vậy, phần lớn sử dụng xe đạp. Với nhạy cảm kinh doanh cùng kiến thức về giao thông tích luỹ được, Enrico đã quyết định chuyển hướng sang sản xuất loại xe phục vụ đa số người dân. Năm 1945, hai kỹ sư thiết kế của Piaggio, Vittorio Casini và Renzo Spolti trình làng chiếc scooter mang tên Paparino. Tuy nhiên, Enrico không ưa thiết kế của Paparino và nó đi vào dĩ vãng. Giá trị duy nhất mà Paparino để lại là ý tưởng trong Enrico về mẫu xe rẻ tiền, kinh tế và ngay cả phụ nữ cũng sử dụng được để ?ođặt Italy lên những bánh xe?. Muốn vậy, chiếc xe phải dễ sửa, dễ dùng và tránh bùn đất bắn lên chân người lái. Enrico cho triệu tập kỹ sư trưởng thiết kế máy bay D?TAscanio, người vốn dĩ không ưa thiết kế của các loại xe máy truyền thống. Theo D?TAscanio, xe máy thời đó có chỗ ngồi không thoải mái, dễ bị bẩn khi đi đường, cơ chế dùng xích nguy hiểm và đặc biệt khó thay bánh mới khi bị thủng săm. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Oto-Xe-may/2006/05/3B9E9EED/Vespamodel.jpg D?TAscanio quyết định làm cuộc cách mạng bằng việc đưa thiết kế máy bay lên những chiếc xe máy. Ông chế tạo một ?oxe không khung? xe với những tấm kim loại dập và hàn lại. Ngày nay, kỹ thuật được gọi là monocoque hay unibody. Chỉ trong 3 tháng, D?TAscanio khiến Enrico sửng sốt khi trình làng sản phẩm mới. Và lần này, Enrico thốt lên: ?osembra una vespa - trông nó như con ong ấy? trước vẻ đẹp gợi cảm, lịch lãm, đường cong khí động học tiện dụng và tiếng động cơ 98 cc ?ophạch phạch? đặc trưng. Và cái tên Vespa xuất xứ từ đó. Như những gì D?TAscanio mong muốn, cấu trúc chiếc Vespa đầu tiên khác lạ hoàn toàn nhờ khung chắn đằng trước và sàn xe rộng rãi, tránh cho người lái lấm những vết bùn đất trên đường phố Italy lổn nhổn và lồi lõm sau chiến tranh. Tay lái Vespa không khác xe đạp để tạo cảm giác thân thiện. Bánh xe dùng cỡ 8 inch và gắn vào xe chỉ bằng một bên. Đặc biệt, trục trước lấy từ thiết kế càng hạ cánh của máy bay. Vespa 98 cc, công suất 3,5 mã lực, được giới thiệu lần đầu năm 1946 do câu lạc bộ Golf thành Rome tổ chức trước các nhà lãnh đạo. Ngay sau đó, giới truyền thông thi nhau đưa tin Vespa là sáng chế đầu tiên của Italy sau chiến tranh và thực sự hữu ích. Những phụ nữ sau khi ?olàm quen? đã ?omê như điếu đổ? bởi mặc váy cũng đi Vespa được. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Oto-Xe-may/2006/05/3B9E9EED/Fotovespaaffresco.jpg Trước thành công ban đầu, Piaggio bắt tay sản xuất lô 100 xe đầu tiên. Nó nhanh chóng hết sạch. Trong 1946, tổng số có 2.181 chiếc Vespa bán ra. 1947, số lượng tăng lên 10.535 và 1948 là 18.922 xe. Những năm tiếp theo, Piaggio liên tục cải tiến Vespa cho đẹp, tiện dụng, hiện đại hơn để nó hãnh diện đi khắp các nẻo đường từ Italy tới toàn châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Năm 1951, không dưới 20.000 tín đồ Vespa tới Italy tham gia ?oVespa Day? để thể hiện cho sự tự do, phóng khoáng và thân thiện. Vespa trở thành nhân vật trên phim, trong những câu truyện và các show quảng cáo. Năm 1956, Vespa chính thức đạt ngưỡng một triệu xe. Từ 1946 tới 1965, năm Enrico mất, Piaggio sản xuất 3.350.000 chiếc Vespa tính riêng tại Italy, với tỷ lệ cứ 5 người dân có một người sở hữu Vespa. Sự đam mê của giới trẻ biến Vespa nhanh chóng nổi tiếng nhưng tiềm ẩn những định kiến khó thay đổi. Một câu lạc bộ Vespa hơn 50.000 thành viên đã ra sức phản đối sự có mặt của Lambretta, mẫu xe scooter bị cho là ?oăn cắp? thiết kế của Vespa do hãng Innocenti sản xuất những năm 1950. Kể từ khi ?ocon ong? đầu tiên chào đời, đến nay Vespa đã được nâng cấp, cải tiến từ động cơ mạnh hơn, hệ thống xăng, hệ thống truyền động, phanh, kiểu dáng đa dạng... Tổng số có 89 kiểu xe ?ogiống? Vespa được nhân bản với khoảng 20.000 thay đổi so với chiếc đầu tiên và 1.500 chi tiết máy được thiết kế lại. Tuy nhiên, những thay đổi dù lớn đến đâu cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc ban đầu của Piaggio: Vespa luôn phải là một chiếc xe bền, thanh lịch và quan trọng nhất là không đắt tiền.
Em cũng đam mê về quá khứ, nhưng là những câu chuyện về Miền Tây từ thời khẩn hoang, về những địa danh, giai thoại, cá tính của người Miền Nam...nghe, xem để rồi thêm yêu quê mình. Xin post 1 bài : Đặt trúm ở rừng U Minhcủa tác giả Phan Trung Nghĩa ------ Bác nào ở thành thị chắc hổng biết cái Trúm. Em cũng thế . Search hoài hổng thấy hình cái Trúm Người ta mô tả về cái trúm thế này, nếu có sai xin bổ sung thêm Trúm có thể bằng ống tre hoặc đan dài 30-35cm to bằng bắp chân. Phía trong đặt giỏ nhỏ đựng đầy trùn. Điều kiện giỏ nhỏ này là trùn không chui ra đượcnhưng mùi vị tanh hôi của nó phải thoát ra ngoài. Trùn phải chặt hai chặt ba để ngậy mùi hơn. Giỏ nhỏ này có giây buộc chặt vào đáy trúm. Phía đầu có buộc cục đá vừa phải đủ sức kéo chìm trúm. Nối một sợi dây từ trúm cột vào cọc cắm trên bờ. Khoảng tám chín giờ tối thì thả trúm. Chổ thả phải sâu ít nhất 1m. Sáng phải thu trúm trước 5h để tránh Lươn bị ngợp chết, vì mỗi trúm có khi năm ba con là thường. Khi một chị Lươn lọt vào trúm thì nút chùn chụt vừa gây hứng thú cho kẻ đứng ngoài vừa làm lan tỏa thêm mùi ... trùn, càng kích động những kẻ khác sập bẩy. Khi vớt trúm lên thì phải đổ Lươn ra ngay để có thể cứu sống mấy chú đang hấp hối vì hơi trùn và chen lấn. --------- Hơn mười năm trước, tôi đi U Minh viết về tiểu đoàn Thanh niên xung phong của tỉnh đang ?oLợp lại màu xanh U Minh bất khuất?. Tôi sinh trưởng tại Bạc Liêu, lần đầu tiên đến rừng cứ mở ra những điều kỳ lạ. Hồi đó rừng nguyên thủy còn gần như nguyên vẹn. Cảm giác đầu tiên của tôi là mưa ở rừng sao cứ nặng hạt và dài lê thê. Mặt trời mới xuống ngọn cây thì màn đêm đã phủ lấy rừng đại ngàn. Đó cũng là lúc thế giới của rừng trở nên sinh động hơn. Dưới làn nước đỏ đặc biệt của U Minh là những bầy cá dầy đặc, chúng táp mồi, chúng ăn mống nghe như có kẻ quẩy nước nhát ma người lạ. Trên cây là tiếng của chim cò nháo nhác gọi nhau. Dưới chân rừng chồn, rái,... chạy săn mồi sèn sẹt. Nơi đây là xứ sở của nhà trào phúng dân gian Ba Phi và 1001 chuyện cười của ông nói về sự giàu có của rừng U Minh. ?oTức cảnh sinh tình? thôi mà. U Minh giàu sản vật đến cổ, ai chưa đến cũng chẳng dám tin. Tay lưới của Tiểu đội 3 kéo lên khiến tôi sững sờ, gồm ba con rắn ri tượng to bằng bắp tay và vô số cá: rô, lóc, trê, sặc bổi,... Mùa mưa nước lụt, rắn hổ đất bò lên các thềm đìa, gò mối lúc nhúc. Lời khuyến cáo của ban chỉ huy cho những người mới đến là: ngủ phải chèn chân mùng cho thật kỹ. Đã thế mà một thanh niên xung phong khi ngủ thức dậy giũ mền lọt ra một con rắn hổ, sợ quá anh ta đào ngũ luôn. Để bảo vệ an toàn tính mạng cho nhà báo, ban chỉ huy tiểu đoàn bố trí cho tôi ngủ nhà anh Chín Đẹt. Đó là một căn nhà lá nằm ven sông Biện Nhị - một con sông đỏ chẽ giữa ruột U Minh. Sau hậu đất nhà là nơi tiếp giáp với rừng tràm. Đó là một cánh rừng nguyên sinh, cây tràm to và dày đặc, chúng thẳng thóm như đũa dắt trong ống. Hôm tôi đến nhà cũng là lúc Chín Đẹt chống chiếc xuồng ba lá từ cánh đồng năn xanh rì ven rừng tràm về. Trên xuồng chất đầy những ống bằng tre dài khoảng 1,2m. Thoạt nhìn giống như nòng súng cối 60mm. Thấy tôi ngạc nhiên, anh bảo: ?oĐó là ống trúm - một dụng cụ đặt bắt lươn?. Tôi hỏi ?oChừng nào đi đánh bẫy anh cho tôi đi với?. Anh cười: ?oGọi là đi đặt trúm, chiều mình đi?. Chiều mưa lâm râm, rừng chuyển màu đen sạm. Chín Đẹt chống xuồng chở tôi vào cánh đồng năn ven rừng tràm. Anh kể chuyện: ?oĐây là cách bắt lươn truyền thống của xứ U Minh. Nghề đặt trúm có từ bao giờ thì tôi không rõ. Nhưng chắc nó có trước những câu chuyện trào phúng của bác Ba Phi. Bởi ông nội tôi - người sống trước bác Ba Phi một đời người và cũng là một trong số người đặt chân đến đây sớm nhất. Thuở đó người ta lấy lá dừa nước cuộn tròn thành những cái ống, sau đó họ cải tiến lấy ống tre, ống nhựa thay thế như ngày nay?. Thỉnh thoảng Chín Đẹt dừng xuồng lại rồi nhảy xuống đồng năn dọn một khoảng trống, sau đó lấy mồi lươn được gói như chiếc bánh lá dừa bỏ vào ống trúm và đặt xuống. (Mồi lươn là loại cá sặc, cá rô băm nhuyễn xào cho thơm lên để dụ lươn). Đặt hơn một tiếng đồng hồ thì xong. Chúng tôi cắm xuồng trên đồng năn nghỉ. Từ các cửa rừng muỗi bay ra như trấu. Chín Đẹt đốt hai con cúi (rơm khô kết lại như kết tóc đuôi sam) và đặt xuống mấy cây nạng để cắm đỡ con cúi cho khỏi bay xung quanh xuồng xua bầy muỗi. Anh thẩy cho tôi một chiếc nóp rồi bảo: ?oChú chui vô nóp đi, không muỗi nó lôi chú vô rừng U Minh bây giờ?, sau đó anh lôi ra một bình trà quạu được ủ nóng trong vỏ hộp trái dừa khô. Chúng tôi ló đầu ra khỏi nóp uống trà và ngắm trời đêm mênh mông. Âm thanh của đêm U Minh thật lạ và buồn, tiếng rừng lao xao pha lẫn với tiếng vo ve của muỗi. Chín Đẹt giải thích cho tôi nghe kinh nghiệm đặt trúm: ?oNgư trường? của lươn thì nó mênh mông như chú thấy đó, lươn lại là thứ sống trong đất bùn, mắt mình không nhìn thấy. Thế nhưng người có kinh nghiệm đặt trúm thì giống như nhà ngoại cảm, cảm được chỗ nào có lươn. Như ống trúm ở gần mũi xuồng anh nằm, chém chết sáng mai cũng có một con lươn hơn một ký. Theo kinh nghiệm của tôi chỗ có lươn là chỗ cỏ năn, cỏ lác vàng úa, ở đây nước sâu, năn lác theo không kịp nước nên lá úa vàng, các loại cá sặc, cá rô hay ngụ ở đây để ăn bã do năn loại ra, và lươn thì đến để ăn cá. Chỗ có lươn nữa là những họng đìa đầy đưng, lác. Ban đêm lươn hay mò lên đồng tìm mồi. Ngoài việc nhìn ?ođịa lý? người đặt trúm còn phải nhìn ?othiên văn? để phát hiện vị trí đặt trúm thích hợp. Thí dụ nếu chiều đó mà trời gầm gừ dự báo đêm sẽ có mưa to thì phải đưa trúm lên các gò cao mà đặt, bởi lươn có thói quen theo nước lên những vùng đất mới tìm mồi. Đồng thời nhìn ?ogió? cũng là một yếu tố quan trọng. Nước ở rừng U Minh vốn tĩnh lặng, chúng chỉ trôi lan man theo chiều gió. Người có kinh nghiệm phải đặt miệng trúm xuôi theo chiều gió để hương thơm của gói mồi trong ống trúm lan rộng ra mà khuyến dụ lươn chui vào?. .....
....(tiếp).... Và cũng theo Chín Đẹt, bí quyết có tính thành bại của một đêm đặt trúm còn phụ thuộc vào mồi dụ lươn. ?oTay ngang? thì dùng cá sặc, cá lòng tong,... bầm nhỏ, xào cho thơm lên. Tay khá hơn thì bỏ vào một ít dầu cá (mỡ cá). Đặc biệt có những tay chuyên nghiệp đặt trúm cả đời chẳng cần xài mồi cá mà dùng thuốc. Ở Kinh Năm Đất Sét có ông Năm Đơn, ổng chết rồi, bị rắn hổ cắn hồi sa mưa năm ngoái. Từ thuở lọt lòng cho đến 64 tuổi ông Năm Đơn chẳng làm gì cả ngoài nghề đặt trúm mà nuôi cả gia đình. Công việc đặt trúm của ông sướng hơn người khác nhiều là khỏi đi bắt mồi. Mồi của ông là một gói nhỏ được chế biến bằng một thứ gì bí mật không ai biết được. Có lần cánh trẻ ăn cắp ống trúm của ông mở ra xem thử thì thấy gói mồi là một thứ thực vật băm nhỏ, mùi hương giống thảo dược phương bắc. Vậy mà trúm của ông Năm bao giờ cũng đặt trúng lươn và rất nhiều loại rắn. Năng suất của ông thường gấp 2 - 3 lần người khác. Cánh trẻ nhiều lần lạy lục xin thọ giáo, nhưng ông Năm tuyệt đối không dạy. Thế là họ ghét ông, đến khi hấp hối ông Năm mới nói với cánh đặt trúm những lời đau đớn như sau: ?oQua không phải là kẻ ích kỷ, giấu nghề. Thứ mồi này rắn hổ rất thích, sơ sẩy là bỏ mạng. Như qua đây sinh nghề tử nghiệp. Qua không dạy là vì qua sợ hại em cháu?. Chín Đẹt còn kể thêm rằng lươn ở rừng U Minh thì hằng hà sa số, nên nghề bắt lươn truyền thống ở đây cũng vô cùng phong phú. Sáu tháng mùa khô không đặt trúm được thì dân U Minh chuyển qua cách bắt chúng bằng tay hoặc chĩa. Nghe chuyện tôi ngẩn ngơ. Lươn là giống lùi bò trơn tuột, bỏ vào khạp bắt còn khó, đằng này đồng nước mênh mông làm sao bắt được. Thế nhưng Chín Đẹt bảo: ?oỞ U Minh chỉ có vài bậc thầy bắt lươn bằng tay. Như ông già vợ tôi đây, ông tài hoa tới cỡ, tại một đám giỗ, có người thách đố thẩy con lươn xuống đìa, nếu lặn bắt được thì thua 5 lít rượu nếp. Nhậu cườm cườm, hứng chí ông nhận lời, và sau vài hơi lặn, con lươn được quăng lên bờ nghe ?ocái đụi?. Hôm đó mấy chục người xem chắp tay xá dài?. Cũng theo lời Chín Đẹt, người bắt lươn bằng tay phải là những người có kỹ năng đặc biệt. Kỹ năng này phải được luyện tập từ nhỏ, nghĩa là lúc đôi tay còn dịu dàng nhạy cảm nhất, chớ vượt qua tuổi thanh niên rồi có học suốt đời cũng chẳng bắt được một con. Bởi vì hang lươn nằm ngoằn ngoèo dưới sình đất. Mỗi hang có 5 ?" 7 ngách. Người thụt lươn bắt đầu từ hang chính rồi nung dần vào, tay còn lại phải biết chọn trong 5 - 7 ngách ấy ngách nào có lươn để chặn đầu. Có khi chặn đột ngột con lươn hoảng hốt lùi vào đất sình, mà nó lùi nhanh lắm, người bắt lươn có kỹ năng đặc biệt là ngón tay anh ta cảm được nơi con lươn lùi vào để mà theo dấu tới cùng. Ngoài ra còn phải có kinh nghiệm quan sát để tìm hang lươn trong trăm ngàn hang của các loài động vật khác. Việc này cánh thụt lươn gọi là tìm ?omà lươn?. Nhưng người thụt lươn thường đem theo một cây chĩa bằng sắt, 2 ngạnh, để khi lươn chui vào đất cứng, hoặc hang lươn lâu năm nằm trong bờ đìa, tay không thể thụt nổi thì dùng chĩa xom chúng. Khi chĩa lươn đâm trúng mình lươn thì chĩa vặn vẹo. Sau đó ta đào lên, có khi đào lên thấy chĩa lươn mà bắt được rắn, rùa, hoặc cá lóc to... Hừng sáng Chín Đẹt kêu tôi thức dậy để dỡ trúm. Cái trúm ở gần mũi xuồng tôi ngồi mà đêm qua anh Chín quyết đoán rằng sẽ có con lươn hơn một ký lô được dỡ lên... và quả là đoán chuyện như thần. Ngoài con lươn hơn một ký mập núc và đen như rắn hổ thì còn hai con lươn khác nhỏ hơn, vàng nghệ. Tôi trố mắt ngạc nhiên: ?oÔng nói chuyện linh như miễu vậy?. Chín Đẹt cười ha hả. Anh chống xuồng lại một gò đất cách đó khoảng ba thước rồi chỉ cho tôi xem: ?oỞ đây có hang một con lươn bọt, lươn bọt là lươn mới đẻ nằm canh chừng con, đến tối nó mới đi ra. Mà lươn nái thì phải lớn đến cả ký lô?. Tôi à lên một cách sảng khoái. 8 giờ chúng tôi về đến nhà. Chín Đẹt xổ trúm ra, lươn gần nửa thùng cá. Tôi ước đoán, ít lắm cũng hơn 20 ký lô. Chị Chín Đẹt chạy lăng xăng hỏi chồng: ?oLàm món gì đãi khách anh Chín??. Chín Đẹt bảo: ?oThứ nào ngon, lạ miệng thì làm?. Mâm cơm dọn lên, thức ăn đầy bàn: lươn nướng, lươn xào sả ớt, lươn um rau ngổ, lươn canh chua trái giát... Món nào cũng ngon, nhưng tôi đặc biệt thích món lươn nấu canh chua trái giát, bởi nó là món đặc sản trong những món ẩm thực của U Minh. Trái giát không chua thét như me, dấm... mà vị chua của nó thật đằm thắm. Kết hợp với chất béo của thịt lươn tạo ra một hương vị hài hòa đến nhuần nhị của nồi canh chua - chua và béo. Tôi ăn rồi cảm động. Những người xưa khi khai mở đất U Minh, rừng thiêng nước độc ngoài sự dũng cảm thì còn sự sáng tạo nữa. Đó là một thứ sáng tạo nương nhờ, luồng lách vào thiên nhiên mà sống. Như món canh chua trái giát đây, lươn ở dưới đất ruộng bắt lên, trái giát trong rừng hái ra, bông súng dưới đầm, bàu rừng nhổ lên... rồi kết hợp lại thành một thứ văn hóa ẩm thực tuyệt diệu. Tất cả đều không cần phải chăn nuôi, trồng tỉa. Rồi cách làm ăn sinh sống của xóm ven sông Biện Nhị này cũng là một thí dụ về sự sáng tạo ấy. Đó là những phương pháp được người đi khai hoang sáng tạo để khai thác sản vật của rừng rồi con cháu lưu giữ và phát triển thêm lên. Để rồi sau đó dân ở đây không cần làm ruộng, không đi buôn, họ sống chủ yếu vào việc cắm câu, giăng lưới, đặt trúm, đặt lờ, ăn ong,... Cuộc đời bình dị đơn sơ nhưng cũng rất yên lành ấy được sản vật của rừng U Minh nuôi dưỡng. Đời người và đời cây là một sự cộng hưởng hài hòa chứ không có mâu thuẫn. Bởi rừng càng dày thì sản vật của rừng càng nhiều thêm, rừng mất đi thì nguồn thu của dân ở đây cũng bị ảnh hưởng. Chuyện phá rừng đặt ra trong nỗi giận dữ của người U Minh, bởi nó phá đi nồi cơm của họ. Mấy trăm năm trước và cho đến bây giờ những người dân U Minh đã sáng tạo và gìn giữ một nếp sống gắn bó máu thịt với rừng. Tôi, một kẻ nơi khác đến nhìn rồi cảm phục. Đó là cách sống đặc trưng và thật đẹp của những vùng đất giàu có của phương Nam. ..... Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 03/03/2007
Hơn 10 năm sau......, theo một đoàn nhà báo Nhật tôi đến tham quan sinh thái, sinh cảnh của rừng tràm, rồi ghé thăm Ủy ban Nhân dân huyện U Minh. Chủ nhà thấy ?omóc ruột? đãi khách bằng món lươn um rau ngổ nước cốt dừa, món ăn đặc sản của bán đảo Cà Mau. Nhưng đến khi món ăn được dọn lên thì chủ nhà đâm ngại: Không biết công dân của cái đất nước có đời sống văn minh nhất thế giới ấy có dám ăn lươn lịch, rắn rít hay không? Thế nhưng, khách cứ xoắn lấy cái lẩu lươn vừa chang, vừa húp soàn soạt. Chủ nhà mở cờ trong bụng, rụt rè đến hỏi: ?oCó ngon không?? khách vừa nuốt vừa trả lời: ?oNgon lắm!?. Chủ nhà lại hỏi: ?oThế bên quý quốc có lươn nhiều không?? ?" khách trở lời: ?oKhông có, phải nhập khẩu, nhưng đắt lắm. Ngày nghỉ cuối tuần mới dám ăn, mà cũng chỉ là lươn đông lạnh, mỗi khúc cỡ này (ra ni) là 10 đô la?. Cứ theo cái ni tay của ông khách ?omặt trời mọc? mà tính thì con lươn 1 ký lô chặt được 3 khúc, nghĩa là 30 - 40 đô la. Tính ra tiền Việt Nam... Ối cha mẹ ơi, đến những 1 chỉ vàng. Hóa ra cái con lươn mà người U Minh nấu canh chua trái giát ăn hàng ngày nó quý đến nhường ấy. Mà ngày nay nào phải đâu chỉ có bên Tây bên Nhật, ở Việt Nam ta đây thôi sản vật của rừng U Minh bây giờ cũng quý lắm. Nó được xếp vào cấp phẩm đặc sản đối với đô thị. Trên bàn của các nhà hàng sang trọng dĩa thức ăn món sản vật của rừng U Minh đã có một ngôi thứ chễm chệ, có khi còn lấn lướt cả những món sơn hào hải vị của Tây, Tàu. Đó cũng là tất nhiên thôi, thời đại công nghiệp hóa, con người cảm thấy hụt hẫng, nên muốn tìm về cái hoang dã vốn là gốc rễ của mình. Tôi có một anh bạn, làm giám đốc một công ty đang ăn nên làm ra. Một bữa anh dẫn vợ đi Sài Gòn vào nhà hàng ba sao, cho bà xã quê mùa được hưởng thụ văn minh. Thực đơn đưa ra, toàn bằng tiếng Tây, giấu dốt, bạn tôi chỉ đại một món, hóa ra đó là món lươn rút xương chiên bột. Anh kêu thêm một chai rượu khai vị. Đến khi tính tiền hóa đơn ghi 900.000 đồng. Anh chồng thì trán đổ mồ hôi hột, còn bà vợ thì lẩm bẩm như kẻ điên: ?oThua xa món lươn xào sả ớt dưới quê?. Đột nhiên tôi nhớ Chín Đẹt, tay đặt trúm ở rừng U Minh của hơn mười năm về trước. Với giá lươn bây giờ chắc ?ochả? đã giàu ?onức đố đổ vách? rồi. Thế là tôi quyết định tách đoàn về thăm anh. Tàu đã ghé đúng chỗ rồi, nhưng tôi không nhìn ra cái xóm ven sông Biện Nhị ngày cũ. Nhà cửa đã chật hai bờ sông, hàng quán dày đặc. Tiếng nhạc từ các quán karaoke chát chúa xập xình. Chín Đẹt bây giờ như già đi hơn 20 tuổi, răng cửa rụng hết. Anh nhận ra người cũ rồi cười méo mó. Tôi nói: ?oGhé thăm anh và định rủ anh đi đặt trúm một đêm?. Chín Đẹt nói như có lỗi: ?oLươn đâu nữa mà đặt chú, tôi giải nghệ mấy năm nay rồi, sinh sống bằng nghề làm ruộng?. Sau đó anh dẫn tôi đi xem ruộng lúa của mình. Ngày xưa rừng U Minh kéo dài tới hậu đất nhà anh, giờ như ai làm phép biến mất, nhường chỗ cho một cánh đồng lúa xanh rì. Tôi căng mắt nhìn kỹ đến cuối chân trời cũng không thấy rừng tràm ở đâu. Hôm qua chúng tôi đi thăm khu rừng đặc dụng Vồ Dơi ?" khu rừng nguyên sinh cuối cùng của U Minh Hạ cũng đã cháy tiêu hồi mùa khô. Rừng U Minh bây giờ thu hẹp đến kinh khủng. Tôi đọc ?oLịch sử khẩn hoang miền Nam? của nhà văn Sơn Nam, ông mô tả: Vào cuối thế kỷ 19 phía Bắc Cà Mau rừng U Minh Hạ kéo dài đến chợ Cà Mau. Đêm đêm cọp rền ở chợ Cà Mau nghe ***g lộng. Một trăm năm sau, nghĩa là lúc tôi đến U Minh lần đầu, rừng U Minh đã trải qua mấy mùa giặc Mỹ rải chất độc ?onhổ cỏ U Minh? mà từ thị xã đi ra 9 - 10 cây số đã thấy bìa rừng. Huyện lỵ U Minh ngày ấy nằm lọt thỏm giữa một khu rừng đại ngàn. Chồn còn vào chợ để ăn gà, vịt của thị dân. Thế mà chỉ hơn 10 năm sau tôi trở lại thì rừng đã hoang tàn như thế. U Minh bây giờ chỉ còn những rừng trồng mới. Đó là những cánh rừng cây cối khẳng khiu, thâm thấp. Chúng giống như một thứ rừng giả được người ta làm bằng chất liệu nhựa, chứ không giống rừng nguyên sinh. Bởi rừng nguyên sinh phải hàng trăm năm mới tạo ra đầy đủ hệ sinh thái của nó. Rừng mất đi sản vật của rừng cũng mất đi. Cánh đồng năn, lác cao tận rún mà tôi và Chín Đẹt đặt trúm cũng biến khỏi trần gian. Nơi đó giờ đã thành đồng lúa. Đã là vùng sản xuất lúa thì người ta đưa khoa học kỹ thuật vào, đó là những thứ thuốc diệt cỏ, trừ sâu... nó có tác dụng làm tốt lúa đồng lại có tác hại hủy diệt lươn, rắn, cá... Phía bên kia sông Biện Nhị cũng là vùng đồng năn giáp rừng tràm, ngày xưa vốn là ngư trường làm ăn của xóm này trong việc giăng lưới, đặt lờ... thì nay người ta đã đào kinh thả nước mặn từ biển vào để nuôi tôm, làm phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt. Theo đó các động vật nước ngọt vốn là sản vật của rừng U Minh cũng bị hủy diệt. Có một tính toán cho rằng ở hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu con số đất được áp đặt trái quy luật tự nhiên này lên đến 30 ngàn hecta. Sản vật của U Minh bây giờ không còn bao nhiêu nữa và do đó các ngành nghề truyền thống xuất phát từ rừng U Minh cũng theo đó mất đi. Tôi từ giã U Minh trong một tâm trạng buồn, cứ cảm thấy hoài nhớ về một vùng đất ?otrầm thủy? đặc biệt của Nam Bộ và quý hiếm của thế giới vừa mất đi. ..../.....
trích dẫn thtr321 bài viết qua xúc trích, nếu được ngồi ghế dự bi ban giám khảo thì xin pất :10/10 ....nhưng nếu bạn cho biết địa chỉ gốc thì mình đọc sẽ tốt hơn bài copy này