1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoan hô Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi hanel9, 12/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanel9

    hanel9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú

    ?oNhà tôi dùng 100% sản phẩm Việt?MẠNH CHUNG09/01/2009 10:32 (GMT+7)Phản hồi (14) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Ông Nguyễn Cẩm Tú - Ảnh: M.Chung.

    Đây được coi là thời điểm khó khăn về đầu ra của hàng hóa Việt Nam khi, nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước đã đang sụt giảm lớn, trong bối cảnh hàng hóa nước ngoài theo cam kết WTO lại đang tấp nập ?ochảy? vào Việt Nam.

    Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, dù sản phẩm của Việt Nam còn nhiều điểm yếu so với hàng hóa của nước ngoài, song lúc này, người Việt nên đẩy mạnh sử dụng hàng Việt, để không chỉ thể hiện lòng yêu nước mà còn vì tương lai của nền kinh tế.

    ?oTrên người tôi không có thứ gì là đồ ngoại cả?

    Thưa ông, tại sao trong giai đoạn khó khăn hiện nay lại cần thiết hơn bao giờ hết kêu gọi người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam?

    Dùng hàng Việt Nam trước hết thể hiện lòng yêu nước của mình. Lòng yêu nước đó không phải là gì chung chung mà bằng cách dùng hàng Việt Nam để giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển, giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, và giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững được trong bối nhiều sóng gió này.

    Vậy sản phẩm tiêu dùng cho gia đình nhà Thứ trưởng, xin hỏi bao nhiêu phần trăm là hàng Việt?

    Nhà tôi dùng 100% sản phẩm của Việt Nam. Trên người tôi không có thứ gì là đồ ngoại cả.

    Việc đẩy mạnh kêu gọi dùng hàng Việt bây giờ, theo Thứ trưởng, có là quá muộn?

    Theo tôi không có cái gì là muộn. Chỉ có điều chúng ta phải bắt đầu làm sao cho phù hợp.

    Nếu như cách đây vài năm, nền kinh tế và người tiêu dùng còn đang sung túc thì việc kêu gọi người Việt dùng hàng Việt không đơn giản, rồi tâm lý tiêu dùng luôn muốn dùng hàng cao cấp nhất, mẫu mã đa dạng nhất, chủng loại tốt nhất dù giá thành cao hơn.

    Nên nếu đặt vào giai đoạn trước đây chưa chắc đã tìm được sự ủng hộ, còn hiện giờ thì thuận lợi hơn bởi bản thân người tiêu dùng phải nghĩ đến nhu cầu sử dụng hàng hóa của mình trong điều kiện khó khăn chung.

    Cạnh tranh bằng văn hóa

    Theo ông, khi chúng ta đẩy mạnh tuyên truyền người Việt dùng hàng Việt thì khó khăn lớn nhất tại thị trường nội địa hiện nay là gì?

    Khó khăn chung thì ai cũng biết rồi.

    Chúng ta sản xuất qui mô nhỏ, chủng loại ít, mẫu mã ít, chất lượng còn thấp, hậu mãi kém, giá cả còn cao, đấy đều là những khó khăn về sản xuất. Và những nhà sản xuất phải khắc phục những khó khăn này, bằng cách đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, giá thành?

    Thứ hai là hạ tầng sản xuất còn kém, trong đó nhất là hạ tầng thương mại, như các doanh nghệp phân phối Việt Nam chưa có cụ thể hệ thống tổ chức của mình, chưa có cơ sở vật chất đủ để giải quyết về vấn đề hạ tầng thương mại.

    Vấn đề thứ ba là khắc phục tâm lý tiêu dùng, đừng coi tâm lý tiêu dùng dùng sản phẩm đơn giản chỉ là việc phục vụ nhu cầu của mình. Hãy nhìn nhận bên cạnh tiêu dùng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân mình cũng là đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước, đóng góp cho bản thân, đặc biệt là giới trẻ vì tương lai là của giới trẻ.

    Theo ông, liệu có bí quyết gì để các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, hiệu quả và tiến tới chiếm lĩnh thị trường ngay trên sân nhà không?

    Những yếu tố chung như đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh? thì bất kỳ doanh nghiệp, đất nước nào cũng phải tính đến.

    Nhưng có một lợi thế rất lớn, rất riêng của doanh nghiệp Việt Nam và phải đào sâu, mà các doanh nghiệp nước ngoài không làm được, là hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, tìm hiểu kỹ văn hóa của người Việt Nam, hãy đáp ứng yêu cầu đó thì chúng ta sẽ thắng được trên sân nhà.

    Điều đó bởi văn hóa là điều không dễ học, là rào cản đối với bất cứ một người nước ngoài nào, kể cả những người đã sống lâu trên đất nước ta.

    Về phía Nhà nước, cụ thể là Chính phủ và Bộ Công Thương, sẽ có những biện pháp hỗ trợ gì để giúp các doanh nghiệp để doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa?

    Trước hết, Chính phủ và các bộ ngành sẽ phải hoàn thành trách nhiệm của mình, tạo ra môi trường kinh doanh thích hợp, tạo cơ chế chính sách phù hợp để có thể phát triển được hàng Việt Nam và phục vụ người Việt Nam.

    Nhưng nếu chỉ sự cố gắng của Chính phủ, các bộ ngành thôi chưa đủ.

    Về phía các doanh nghiệp cũng phải làm sao phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bao gồm chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả? Muốn như vậy các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, phát triển cơ sở sản xuất, quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực, mẫu mã, hàng hóa?

    Nhưng cũng chỉ có Nhà nước và doanh nghiệp thôi thì cũng không làm nổi, mà người tiêu cũng phải đóng góp vào vấn đề này. Người tiêu dùng hãy luôn nhớ rằng việc người Việt dùng hàng Việt không những đáp ứng nhu cầu của mình mà còn góp phần vào thúc đẩy đất nước phát triển.
  2. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Ông này nói dùng hàng Việt 100% là không tin được. Ông này nói thế, chỉ đặng làm cho người ta tò mò soi mói đời sống riiêng tư của ông ta mà thôi. Rồi xem, thế nào cũng có bài, ảnh gì đấy chỉ ra hàng ngoại 100% mà ông này dùng cho mà xem.
  3. wishman

    wishman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Tốt thôi , bác Tú đang xài điện thoại của hãng nào , tay bác đang đeo đồng hồ gì ?

  4. tudohanhphuc

    tudohanhphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Các bác bây giờ mới biết tập khởi động thói quen nghi ngờ mấy quan nhớn bốc phét à?
    Lão này mới là quan nhỏ, nói phét cái nhỏ: xá chi.
    Sợ nhất là quan nhớn phét và lòe cái nhớn, khiến cả dân tộc tụt sau đuôi hàng ngàn dặm bọn "tư bản thối tha" kìa.
  5. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    tầm nhìn của thứ truởng Tú trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay phải nói là rất ...trong hộp . thứ truởng phát biểu như vậy nghe lãng xẹt và nhạt toẹt . nếu VN không có nhu cầu dùng hàng nưóc ngoài , vậy nưóc nào có nhu cầu đổi chác hàng hoá với VN . mở cửa rộng mà không tìm đưòng thông gió thì thứ truởng đang bay trong nhà với toàn những ý tuởng nhẹ như không trọng luợng . khuyến khích nguời dân mua hàng hoá là chủ yếu chứ không khuyến khích người dân mua sản phẩm của ai , đấy là quyền lựa chọn của thị truờng , định huớng thị truờng như thứ truởng làm là đang chuẩn bị bịt các nguồn hàng hoá có khả năng tiếp cận thị truờng , và khi đó là sẽ dần bịt kín khả năng bắt nhịp của VN đối với thị truờng sản xuất của các nuớc đối tác . sau 25 năm mở cửa , đổi mới , công nghiệp hoá , hiện đại hoá , chúng ta 1 lần nữa chào thua ..thế giới . Bộ truởng Tuyển nuối tiếc cho hệ thống phân phối , thứ truởng Tú nuốt buồn cho hệ thống sản xuất , người dân ngậm ngùi cho thị truờng mua sắm tẻ nhạt , chính phủ bó tay vì không thể tạo đầu ra cho các nguồn nguyên liệu , doanh nghiệp vừa khóc vừa cười vì những phát biểu tuyệt đối mà không cần đo đếm . tinh thần dân tộc lại 1 lần nữa đưọc đặt lên hàng đầu , trong khi người dân không còn tinh thần để mà đối phó với những khó khăn truớc mắt của đời sống hàng ngày . tư tuởng tiểu nông vừa mới nói đã thấy làm , xuất khẩu số nhiều vốn vẫn là chủ lực thì bán lẻ lại đuợc dùng làm mũi nhọn cho nền kinh tế , đối phó tình huống như hiện nay , chắc chắn không phải là 1 sự điều tiết lâu dài cho cán cân xuất nhập khẩu . lựa chiều chắn gió , hay dựa vào gió mà giăng buồm là điều mà VN cần phải nhận thức rõ .
    trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay thì việc giá thành sản xuất vẫn sẽ là ưu tiên cho các nưóc nhập khẩu . VN từ trưóc vẫn có lợi thế giá lao động và nguyên liệu sơ chế khá dồi dào , chẳng qua vì chưa nâng cấp đuợc hệ thống sản xuất mà chúng ta vẫn muốn đẩy cao giá thành sản phẩm dẫn tới hàng loạt các vụ kiện cáo không đáng có , vừa làm ảnh hưỏng tới hình ảnh đất nưóc , thiệt hại trực tiếp tới những thứ đang làm , và khi các thuơng luợng kinh tế không nằm trong tầm nhìn của giai cấp lao động thì việc nguời lao động bị rơi vào tình trạng thua thiệt là muốn tránh mà không khỏi . nhiều nưóc nhập siêu tiêu dùng đang trong giai đoạn suy thoái , vậy tìm cách để đưa sản phẩm vào thị truờng lúc này là hợp lý , vừa thúc đẩy tình trạng thất nghiệp sắp xảy ra cho VN , vừa mang lại giá trị kinh tế cho đối tác bằng giá trị gốc . các nưóc nhập siêu tiêu dùng không tránh đuợc cơn bão độc quyền từ các nưóc sản siêu , chính vì lẽ đó mà chia cắt từng chuỗi giá trị ra khỏi giá trị gốc sẽ dần phá vỡ thế độc quyền sản siêu .không nắm lấy cơ hội tìm kiếm thị truờng , VN sẽ mất cơ hội khi thị truờng đưọc thiết lập trở lại .
    khuyến khích nguời tiêu dùng dùng hàng trong nưóc không phải là 1 giải pháp tình thế , đó là chiến luợc đã bị làm hỏng do thiếu tầm nhìn cho hệ thống phân phối . nay muốn khôi phục chiến lược , tại thời điểm hiện nay là góp phần làm thiếu nguồn cung thị truờng do lực sản xuất của VN còn thấp . lực sản xuất thấp là do cơ cấu thiết lập việc làm còn bếp bênh , từ đó không có sức khuyến khích tiêu dùng . VN cần duy trì cam kết mở cửa , bằng mọi giá phải vuợt qua thời điểm khó khăn để mà chứng tỏ tư duy hội nhập mới có thể thực sự hội nhập mà không bị hoà tan . nếu khuyến khích nguời dân dùng hàng trong nưóc , thà khuyến khích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn . chỉ khi nào nguời dân có đuợc tích trữ tư bản tối thiểu thì nhà nưóc mới có công cụ điều tiết thị truờng vững , giá trị sản phẩm và giá trị nội tệ mới có thể song hành cùng với các điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nưóc và các bộ ngành liên quan .
    việc các tập đoàn tài chính tham gia thị truờng tài chính VN đã làm cho hệ thống kinh tế VN có nhiều biến đổi . ngân hàng nhà nuớc trường kì kháng chiến với các ngân hàng nưóc ngoài để tránh cho nội tệ bị kết bè nhiều mảng với ngoại tệ đã và đang dần làm cho đồng VN tham gia sâu hơn vào thị truờng tiền tệ quốc tế . chiến lược gắn bó với đồng đôla đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận thả mình theo giá trị của các đồng tiền có liên quan với đôla trong khi đola Mỹ lại là đồng tiền chi phối VNĐ để tạo bè chắn gánh rủi ro cho chính đola Mỹ trong phạm vi thị truờng nhất định , như vậy rủi ro cho đồng VN là rất cao khi chúng ta chấp nhận đola Mỹ như là vật giá thanh toán thay thế cho nền kinh tế thay bằng sức sản xuất sản phẩm của thị truờng nội địa . đola Mỹ từ lâu đã không còn là bè chắn cho VNĐ , tuy nhiên VNĐ vẫn phải gắn với Đôla Mỹ như 1 bè nổi và để san sẻ rủi ro cho VNĐ , chúng ta phải tạo 1 bè chắn và bè chắn này phải là sức sản xuất của thị truờng nội địa hay rộng hơn , đó phải là tiềm năng tạo ra tiền của chính nền kinh tế VN . không làm đuợc điều này , VN vẫn sẽ không đi tới đâu hết .
  6. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Lúc trước có cụ nào ở bộ tài chính bẩu là "nếu có tiền bây giờ tôi cũng mua chứng khoán". Lúc ấy hình như 600. Bây giờ 300, may cho cụ quá, cụ còn nghèo. Cụ ấy hình như to nhất nhì gì của bộ tài chính
  7. Dungcotomo

    Dungcotomo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ báo TTC sẽ trao giải Trái cóc xanh cho lời phát ngôn của vị lãnh đạo này
  8. nguyenvu245

    nguyenvu245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Có cho vàng, TTC cũng không dám bác ạ
  9. ttuuaann

    ttuuaann Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    có cho - nhưng rồi đính chính lại
  10. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    thực ra ý của ông này là bảo chúng ta nên dùng hàng mà chúng ta sản xuất hay lắp ráp được để thúc đẩy SX-TD trong nước, chỉ vậy thôi.

Chia sẻ trang này