1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạn Thư là nhân vật bản lĩnh nhất trong truyện Kiều.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi bhavaghita, 12/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Có "thuyết" cho rằng không đàn cho Từ Hải nghe vì sợ chàng... buồn [:P]
  2. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    để đọc và phân tích được truyện Kiều cũng như để hiểu đầy đủ về truyện Kiều tôi khuyên bác codep nên đọc Kim Vân Kiều Truyện bác mới thấy được đầy đủ các khía cạnh của Truyện Kiều vì truyện Kiều chính là do Nguyễn Du viết trên nền của Kim Vân Kiều truyện với tất cả nội dung được giử nguyên đương nhiên là cụ Nguyễn nhà ta có gia giảm để hợp đạo lý.
    tôi nói Nguyễn Du bơm để Từ Hải vì sự thực Từ Hải chỉ là tên cướp biển, ông ta chiếm được vài toà thành với 5 huyện rồi bị đánh dẹp thế mà cụ Nguyễn nhà ta hô biến ông ta thành lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân "rạch đôi sơn hà" rõ ràng là bơm quá trớn làm rất nhiều người hiểu nhầm về Từ hải còn gì.
    còn tôi nói Kiều "bơm đểu" khi gặp Từ Hải: tôi vd cho bác dể hiểu nhé. khi bác cầm rất nhiều tiền vào kĩ viện thử xem các cô kĩ nử ấy có bơm bác lên thành Thiên vương lão tử không. chỉ cần bác có tiền thì bác sẽ có những đêm nhất dạ đế vương ngay. Khi lần thứ hai vào lầu xanh Kim vân Kiều truyện đã miêu tả Kiều trở thành một kỉ nử rất lành nghề và thành thạo, đạo lý nịnh khách có tiền chỉ là chuyện nhỏ. Mới gặp lần đầu chưa biết gì về Từ hải hết mà Kiều đã đem so Từ Hải với hai cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân sẽ phát thành đế vương sau này rõ là bơm đểu và nịnh khách tuyệt hão rồi còn gì.
    bác nên đọc Kim Vân Kiều Truyện để biết được rằng: hai chị em Kiều sau khi gặp Kim Trọng đều yêu Kim Trọng, lúc ra về Kiều ngoài miệng thì gán ghép Kim Trọng cho Thuý Vân nhưng trong thâm tâm thì luôn muốn Kim Trọng là của mình, chính vì thế nên sau này mới có đoạn trao duyên. Kiều sở dĩ phải trao duyên cho Thuý Vân vì lời gán ghép lúc trước đồng thời lúc này Kiều phải bán mình không còn cơ hội nào gặp Kim Trọng nữa nên con cá mập này phải nhường lại cho em là tốt nhất không để thoát vào tay người khác, lúc này gia sản nhà Kiều bị tịch thu hết, nhà Kiều sa sút cùng cực nên Thuý Vân mà cưới được 1 chàng vừa giàu có vừa đẹp trai lại học giỏi như Kim Trọng là phước đức 3 đời rồi còn gì.
    khi hẹn hò Kiều không cho Kim vì cô Kiều rất thông minh, Cô Kiều sợ rằng mình mà cho thì Kim sẽ chê mình dễ dãi và không yêu mình nữa. Cô ta biết một người quân tử như chàng Kim nếu mình không chiều thì sẽ càng phục và càng yêu mình hơn.
    khi gặp lại cô Kiều không muốn cưới chàng Kim bởi vì lẽ đơn giản, lúc nàu cô ta nát như cái xơ mướp rồi, nếu lấy chàng Kim thì cô ấy sợ rằng sẽ làm mất đi hình tượng 1 cô Kiều trong trắng đẹp đẽ thuần khiết trong lòng Kim Trọng, và cô ta quá yêu chàng Kim nên luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho chàng Kim, bác nên đọc lại truyện Kiều đoạn cuối mới thấy được những tâm sự và những lời nói của cô Kiều lúc đó.
  3. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này viết hay. Nhưng đề nghị chỉnh lại là lúc đó Kiều "tã" (hay "te tua") lắm rồi. Vì vậy Kiều muốn để đó cho hắn thèm chơi. Chứ cho hắn thì khéo làm hắn thất vọng thêm ấy.
    Chúng tôi thắc mắc là sao Kiều không đem những chiêu thức mà nàng học được ở lầu xanh về phục vụ cho người "yêu vấu" của mình cho tình càng thêm đằm thắm [:P]
  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Bác nói thế nào, quân tử gì ku cậu Kim Trọng?
    Tôi thấy chú đấy là người đàn ông tử tế, ngoan ngoãn, hơi đần đần.
    Quân tử thì nhất quyết không!
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    theo tiêu chí quân tử thời xưa: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Kim Trọng có đủ 5 đức nên xét ra anh ta hoàn toàn xứng đáng là quân tử.
    Nếu xét tiêu chí đời nay người hiếm có khó tìm như Kim Trọng càng xứng đáng là 1 quân tử
  6. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Bác phân tích hộ em cái "Trí" của anh Trọng cái! Em rất muốn nghe. Và cũng rất phục người có kiến thức uyên thâm về Kiều như bác.
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    nếu xét chuẩn của người quân tử thời xưa thì: tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ.
    cái trí mà tôi muốn nói của anh Kim Trọng đó là anh ta thi đậu được tiến sĩ và làm quan,đó là tiêu chuẩn tốt của người quân tử rồi còn gì.
    Sự thực thì Kim Trọng không muốn lấy Thuý Vân nhưng lúc này nhà Thuý Kiều sa sút cùng cực, cả nhà phải ở nhà tranh vách đất, Vương Quan và Thuý Vân phải may thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi. Khi biết tin Kiều bán mình Kim Trọng đau đớn ngất xỉu mấy lần và quyết tâm đi tìm nhưng thằng Mã Giám Sinh chơi đểu. Nó Bảo là quê huyện Lâm Thanh nhưng lại đưa Kiều về Lâm Truy nên Kim Trọng bó Tay không cách nào kiếm được. Lúc Này thấy Kim Trọng đau khổ quá nên Vương ông liền nói lời ước hẹn của Kiều đã được trao cho Thuý Vân, vì tình nghĩa với Kiều cũng như là Kim Trọng không thể cả đời ở vậy ( trong 3 tội bất hiếu thì không con là bất hiếu nặng nhất) còn Kiều thì không biết khi nào mới tìm được, hơn nữa nhà Kiều đang khó khăn quá nên Kim Trọng đồng ý cưới Thuý Vân và giúp cho kinh tế nhà Kiều phục hồi, cùng Vương Quan thi đậu làm quan, tuy sống với Thuý Vân nhưng Kim Trọng vẫn cho người tìm kiếm Thuý Kiều, khi được làm quan ở Lâm Truy Kim Trọng cho người tra sổ sách mới lần ra được manh mối Thuý Kiều. Như vậy anh ta là người có tình có nghĩa chứ không như Thúc Sinh. Kiều mới chết một thời gian là anh ta lập tức nguôi ngoai quay về nhà sống với vợ cả.
  8. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác!

    Em thì thấy thế này, cái ngữ đàn ông như Kim Trọng nó cứ nhàn nhàn như thế nào ý!

    Ngoan ngoãn, hiền lành, chân chất, thông minh 1 chút, có tài 1 chút, về mặt "trị quốc bình thiên hạ" thì không thấy đâu.

    Em thì thích Từ Hải. Theo quan điểm của Nho học thì họ Từ là loại giặc cỏ nhỉ? Thế thì cái quan điểm quân tử của đạo Nho có cần phải xem lại không?
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    trị quốc bình thiên hạ là chuyện của bậc đại anh hùng, bậc đế vương. Chàng Kim cũng như là đại đa số người không làm được. Tiêu chuẩn quân tử thời xưa thì chàng Kim khá là hoàn hảo đấy.
    quan điểm cho Từ Hải là giặc cỏ là quan điểm của mấy ông làm vua và làm quan trung với triều đình như Tự Đức, Nguyễn Công Trứ... mỗi nguời có 1 cái nhìn khác nhau nên quan điểm khác nhau.
    nhưng nguyên mẫu Từ Hải đúng là giặc cỏ. Ông ta hoàn toàn không giống như các thủ lĩnh nông dân của Việt Nam. Ông ta là cướp biển, những năm cuối đời Gia Tĩnh nạn cướp biển hoành hành mà mọi người gọi là giặc Nụy Khấu gây ra bao nỗi kinh hoàng cho các nguời dân vùng ven biển Chiết giang. Ông ta cũng chỉ chiếm được vài huyện nhỏ với mấy toà thành rồi bị đánh dẹp, Không như Nguyễn Du bơm ông ta thành 1 thủ lĩnh nông dân vì căm ghét triều đình nên khởi nghĩa, tài chọc trời khuấy nước. đánh tan quan quân triều Minh gồm ban văn võ rạch đôi sơn hà, rồi lại còn quyền hành như vua : " kém gì cô quả kém gì bá vương" đúng là tôi phục tài bơm vá của cụ Nguyễn Du, các bác muốn chém gió cần phải học tập cụ nhiều.
    Còn Từ Hải trong truyện Kiều cũng chẳng có gì đáng phục. Chưa chi đã vào lầu xanh kiếm gái, lại còn nhờ kĩ nử xem thử hậu vận của mình, được em nó nịnh cho vài câu bơm lên mây xanh là sướng lại còn khen em nó có con mắt tinh đời nữa mới ghê chứ. Sau khi thành công thì nghe gái khuyên đầu hàng, nhỏ to ngon ngọt là xiêu lòng đem bao công lao xương máu của anh em đổ sông đổ biển. Cuối đời khi chết đứng chỉ cần Kiều đến khóc mấy câu là ngã lăn ra . Cái loại hữu dũng vô mưu, thích nịnh thích gái và ngã dưới chân đàn bà như thế không biết bác thấy ổng anh hùng kiểu gì.
  10. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác đã chỉ giáo. Thú thực tôi chỉ biết Từ của version VN chứ không biết Từ của version Khựa, mà ở đây ta đang bàn về Kiều version VN nhỉ. Dựa vào đó thử bàn thêm vài điều.

    1.Bác Từ đúng là ăn cướp, thích chơi gái, đến lầu xanh: cái này phê phán người ta làm giề bác? Bác Từ ăn cướp căn bản bởi xã hội thối nát. Việc thích chơi gái lầu xanh thì như bác NCTrứ nhà ta cũng ra vào đó suốt. Mấy ku "cháu ngoan Bác Hồ" như ku Kim Trọng thì em chẳng chấp

    2.Việc Từ ngu dốt nghe theo Kiều, chết lại ngã lăn dưới chân Kiều theo em có 2 nguyên do. Thứ 1, có thể trong sâu thẳm Từ vẫn tin rằng "thiên tử thánh minh", 1 phần nữa nghe lời em Kiều mà đầu hàng triều đình. Thứ 2, Từ có tình yêu thực sự với Kiều, thế nên mới tin Kiều và ngã chết giữa ba quân trước mặt Kiều.

    Tóm lại trong các hình tượng nam nhân trong Kiều, ấn tượng mạnh mẽ nhất vẫn là Từ, hơn hẳn chú Trọng ngoan hiền, chú Sinh nhu nhược, chú Hiến gian ngoan nhẩy...

    Mà nhiều bác cứ bàn vụ Kiều bán thân nhiều làm giề! 300 lạng vàng đấy. Cho vào thời đại ngày nay, "vàng ngoài 300" chắc phải mua được cả tá Kiều ý chứ!

Chia sẻ trang này