1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạn Thư là nhân vật bản lĩnh nhất trong truyện Kiều.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi bhavaghita, 12/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    nếu bác muốn bàn về Từ Hải phiên bản Việt thì tôi cũng chiều bác.
    Theo cụ Nguyễn miêu tả thì Từ là bậc đại trượng phu đấng anh hùng đội trờ đạp đất, lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa chống lại triều đình nhưng Từ nghe theo lời Kiều hàng triều đình rõ ràng là bán rẻ xương máu anh em đồng đội, để có được thành quả này mọi người theo Từ đã hi sinh rất nhiều vì mong cho Từ có thể thắng lợi mang lại công bình cho xã hội, mang lại ruộng đất cho mọi người nên họ mới theo Từ. bây giờ sự nghiệp đang dở dang đùng một vái Từ ra hàng rõ ràng là kẻ phản bội còn gì.
    bạn không nên so sánh Từ với bọn Tống Giang. Tống Giang muốn chiêu an, muốn hàng vì sự thực y chưa bao giờ muốn phản triều đình cả, Chỉ vì tình thế ép buộc và bị tụi Lương sơn Bạc lập kế nên buộc Tống Giang phải theo nhưng lúc nào Tống Giang vẫn muốn hàng. Còn Từ là tự mình làm phản, Từ đã xác định tư tưởng rất rõ ràng, ban đầu khi triều đình chiêu an Từ không hề muốn hàng, chỉ khi Kiều khuyên Từ Hải hàng để được hưỡng vinh hoa phú quý , sống an nhàn với Kiều nên
    Từ mới đồng ý hàng, vậy Từ hàng là vì Kiều chứ đâu phải Từ tin vào "thiên tử thánh minh".
    Khi Từ mắc lừa vì nghe Kiều mà chết, lẽ ra người mà Từ hận nhất phải là Kiều mới đúng nhưng không ngờ Từ Hải lại ngã lăn dưới chân Kiều, Tôi đọc truyện và sử đã nhiều nhưng chưa thấy thằng nào hành động nhục nhã như Từ Hải lúc đó. Bạn có biết có ai thương con mình bằng An Dương Vương thương Mỵ Châu. Nhưng khi nghe thần Kim Quy nói :" giặc sau lưng nhà vua" An Dương Vương hiểu ra và đã rút gươm chém Mỵ Châu rồi tự sát. Rõ ràng là Mỵ Châu bị oan nhưng An Dương Vương phải chém vì Mỵ Châu có tội với giang sơn xã tắc. Khi Từ Hải bị mắc lừa mà chết, toàn bộ sự nghiệp do Kiều mà mất, toàn thể anh em theo Từ chinh chiến bấy lâu vì kiều mà chết, thế mà Từ Hải nghe Kiều khóc có mấy câu là ngã lăn ra. Thật không còn gì để nói.
    cụ Nguyễn Công Trứ có vào lầu xanh nhưng cụ vào lúc sự nghiệp cụ đã thành, cụ đang ở trên đỉnh cao. Còn Từ Hải lại khác, cứ cho là cái dạng như Từ thì vào Lầu Xanh cũng chẳng có vấn đề gì nhưng cái chết là Từ lại nhờ Kĩ nử nhận xét về mình và tán dương em nó nhận xét tinh tường và có con mắt tinh đời khi em nó nịnh mấy câu và đôn Từ lên mây xanh, chỉ vì cái tính thích nịnh và khen em nó có con mắt tinh đời nên nghe em nó mà đời Từ mới khốn nạn. Tôi chưa thấy thằng nào làm việc lớn mà lại nghe lời kĩ nử và để Kĩ nử quyết định việc trọng đại liên quan đến chuyện tồn vong sống chết của cả cuộc đời, bác Từ Hải quả là một người hiếm có khó gặp, tôi cũng có ấn tượng rất mạnh về thằng cha này.
  2. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0mm 5.4pt 0mm 5.4pt; mso-para-margin:0mm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Mình rất thích đọc các đoạn bình Kiều của bạn, nhất là đoạn phân tích về tình cảm của Kiều. Nếu có đưa tâm lý học vào để trợ giúp cho việc lý giải thì có lẽ cũng chỉ rõ ràng đến thế thôi.
    Về hình tượng Từ Hải, mình không bênh nhưng cũng muốn lý giải đôi chút cho hiện tượng này, để chúng ta có sự thông cảm nhiều hơn cho nhân vật Từ Hải. Bởi theo mình, đây là một hình tượng, một đứa con tinh thần "không may" được tạo nên từ một khối mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Du. Và thực sự, khi xây dựng nên hình tượng này, ông đã gặp nhiều khó khăn từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn như thế nào, có lẽ chúng ta đã biết rõ, các thầy cô giáo thời phổ thông đã giảng rồi. Đó là sự mâu thuẫn giữa lòng ngưỡng mộ hình ảnh của một vị anh hùng áo vải với tư tưởng "trung quân", luôn quy thuận, hướng về triều đình phong kiến. Nói một cách "hàn lâm", chính thống và khái quát nhất [:D] thì là "Nguyễn Du đã không vượt qua được hạn chế thời đại của mình" khi để Từ Hải về quy phục triều đình. Có điều cách xử lý của ông chưa khéo và chưa "chín", khiến cho hình tượng Từ Hải - vốn được xây dựng với ý đồ hết sức tốt đẹp - đã bị "hỏng" và giảm giá trị đi một nửa khi tác giả tìm cách để đưa Từ Hải về với triều đình. Có lẽ phải buồn bã mà thừa nhận rằng Từ Hải là nhân vật ít thành công nhất của Nguyễn Du (dù ông thực sự dành cho hình tượng này khá nhiều tình cảm và để công chăm chút vào đó không ít) xuất phát từ những điểm bất ý, và những e ngại, trói buộc và cả mâu thuẫn trong tư tưởng của ông – một sĩ phu sống trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến cố Lê Mạt, Tây Sơn và Nguyễn sơ.
    Bên cạnh đó, đúng là cũng không nên so Từ Hải với bất cứ tên tuổi nào trong bài viết của bạn. Tống Giang và Từ Hải tuy đều là hình tượng văn học nhưng lại do 2 tác giả với 2 hoàn cảnh và tư tưởng sáng tác khác nhau, chưa nói đến việc có nhiều giả thuyết rằng đoạn cuối của Thủy Hử (đoạn đầu hàng triều đình) là do người khác viết.
    An Dương Vương là hình tượng truyền thuyết do nhân dân ta xây dựng nên, đã được truyền qua bao đời, bao thế hệ. Cái cốt cách của 1 vị vua yêu nước (dù mất cảnh giác) trong tâm thức của người Việt dĩ nhiên là phải đẹp đẽ và hào hùng, kiêu hãnh xứng đáng với non sông Việt rồi.
    Nguyễn Công Trứ là một nhân vật có thật, nổi tiếng vì danh xưng “ông ngất ngưởng”, lại là một vị quan của triều đình, có nhiều công trạng trong việc khai phá, mở mang bờ cõi, không thể đem so sánh với hình tượng Từ Hải – người đứng đầu quân khởi nghĩa chống lại triều đình, xưng bá 1 cõi riêng. :)
    Còn việc bạn nói Từ Hải mới gặp Kiều, nghe lời đường mật của kỹ nữ đã chết đứ đừ thì có lẽ là hơi vội. Bởi vì mình và chắc là cả bạn cũng thể, hiểu rằng Từ Hải (và nhiều vị anh hùng xưa nay) đến lầu xanh không chỉ có 1 lần, gặp không biết bao kỹ nữ, nghe không biết bao lời “bơm vá”, tâng bốc lên tận mây xanh. :D Cái để người ta “nhận ra” nhau, bắt “sóng” của nhau không chỉ vì nội dung của 1 câu nói, mà nhiều khi còn phải dựa trên tổng thể nhiều yếu tố, không thể dùng lời để diễn tả hết được, phải không ạ? Mình cũng chỉ dám "bênh" Từ Hải ở đoạn gặp Thúy Kiều thôi, còn đoạn đầu hàng triều đình thì không dám có ý kiến gì nhiều.

    Chỉ xin góp cách lý giải dưới khía cạnh nhận xét về ý đồ xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Du như ở trên thôi.
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    tớ không có ý định so sánh bác Từ với ai cả, tớ chỉ nêu 3 trường hợp điển hình là Tống Giang hàng triều đình, Nguyễn Công Trứ vào lầu xanh và An Dương Vương chém con gái để so với hành động của bác Từ trong 3 trường hợp trên, dĩ nhiên sự so sánh là luôn khập khiễng.
    còn chuyện bác Từ vào lầu xanh tớ vẫn nói đó là chuyện bình thường với dạng người như bác Từ. còn chuyện bác Từ thích nịnh thì để tớ phân tích kĩ hơn nhé. Thực sự trong thâm tâm bác Từ luôn muốn làm nên nghiệp lớn, lúc vào lầu xanh gặp Kiều là lúc bác Từ chưa có cái gì, chỉ là 1 thằng cướp nhỏ. Và bác nên nhớ một điều cô Kiều đã được đào tạo rất kĩ trong lầu xanh, nếu bác có dịp đọc " vành ngoài bảy chử" bác sẽ thấy. những chiêu moi tiền của khách cực kì lợi hại huống chi lúc này Kiều đã vào lầu xanh lần 2 cô ấy đã trở nên lão luyện rồi.
    Nịnh người khác là cả một môn nghệ thuật. nếu nịnh không khéo chẳng khác gì chưởi vào mặt người ta, có thể bác Từ đã nghe nhiều lời tâng bốc của các cô kĩ nử nhưng đó đều là những câu hết sức thô và sống sượng, không ai hiểu được tâm sự của bác Từ, không ngờ cô Kiều vừa đẹp lại khôn khéo hiểu biết thấu được tim gan bác Từ thì bác ấy cho cô là tri kỷ ngay. cả triều đình Mãn Thanh chỉ có Hoà Thân là hiểu Càn Long và Càn Long không cho là Hoà Thân nịnh mình, ông luôn xem Hoà Thân là tri kỷ, bác Từ cũng thế. Tuy lúc vào Lầu Xanh bác ấy chưa có sự nghiệp gì nhưng bác ấy là người có hùng tâm tráng trí. Và cô Kiều phải nói là rất tinh ý khi đánh trúng điểm này của bác Từ:
    Thưa rằng lượng cã bao dung
    Tấn Dương được thấy mây rồng có phen
    Nội thương phận cỏ hoa hèn
    Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.
    cô Kiều quả là rất tinh ý khi so bác Từ nhà ta với hai cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân những kẻ tay trắng lập nên nghiệp đế vương, cô ấy còn thòng thêm một câu là tiện thiếp rất đáng thương mong sau này đại vương làm nên nghiệp lớn nhớ đừng quên tiện thiếp (giống mấy bà bán vé số cho tôi cũng thường thòng thêm câu tương tự).
    thực sự cô Kiều ra chiêu này giống như đánh bạc mà không sợ lỗ vốn, có lẽ cô ấy đã nghe danh bác Từ và đã đoán ra tâm sự của bác Từ. và bác Từ sướng như điên khi có một người hiểu mình và ngay lập tức cho rằng cô ấy có con mắt tinh đời và nhận cô ấy là tri kỷ. Tôi nói bác Từ kém là kém ở chổ này. Mà cái dạng võ phu như bác Từ cũng khó làm nên nghiệp lớn. Những người tay không dựng cơ đồ ai nấy đều bản lĩnh đầy mình và đều rất ghét người khác tâng bốc mình khi sự nghiệp còn chưa thành, bác Từ nhà ta thì ngược lại.

    có thể lúc ấy bác Từ nhà ta có tí hơi men, thêm cô Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành lại có kinh nghiệm chiều bác ấy giỏi thêm nữa đánh trúng vào tim đen bác ấy. Tôi nói thật các anh em ở diễn đàn này cũng như phần lớn đàn ông nếu ai gặp trường hợp như bác Từ đều chết dưới chân cô Kiều hết. thật ra có trách bác Từ tôi thấy cũng hơi tội nghiệp bác ấy.
    À về cuộc đời của cụ Nguyễn bao giờ có dịp tôi sẽ viết, có khá nhiều chuyện thú vị về cuộc đời cụ đấy.
  4. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    1. Ừ, mình tin bạn không định so sánh Từ Hải với ai cả. :)
    Nhưng vì bạn đã so sánh thì mình chỉ nhắc là dù mọi sự so sánh đều khập khiễng thì ta cũng nên đưa những so sánh ấy về mức tương đồng tương đối nào đó. Ví dụ theo công thức:
    Nhân vật văn học + thủ lĩnh nghĩa quân/ tướng cướp/ anh hùng hảo hán... + hàng phục triều đình.
    Theo những tiêu chí này thì Tống Giang có vẻ có chút điểm tương đồng với Từ Hải nhất. Và trên cơ sở này thì chúng ta mới có thể phân tích nhân vật dễ hơn, hoặc phân tích ý đồ, tư tưởng của tác giả dễ hơn. Đúng không ạ?

    2. Toàn bộ những điều bạn nói cho thấy là bạn cũng công nhận rằng Từ Hải không phải là người bập nghe ai nịnh cũng "lên mây xanh" cả, phải không ạ?

    3. Về cuộc đời của Nguyễn Du, rõ ràng là có rất nhiều điều thú vị. Mong được nghe bạn nói! :)

    4. Mình cũng xin được mạo muội đóng góp ý kiến 1 chút là: khi đọc, cảm và bình Truyện Kiều thì việc tham khảo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân là rất nên, nhưng nên thận trọng khi lấy đó để làm cơ sở hay để hỗ trợ, củng cố cho các luận điểm về các nhân vật của Truyện Kiều được.
    Vì hình như bạn đã đọc Kim Vân Kiều truyện nên chắc rằng bạn sẽ thấy là tuy cốt truyện có vẻ giống nhau, nhưng các tình tiết cụ thể và tính cách, tính chất của các nhân vật thực ra có những điểm khác xa nhau, thậm chí một trời một vực. Vì vậy, giả dụ như Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện là một tên giặc cỏ thì không có nghĩa là ở trong Truyện Kiều, nhân vật này vẫn giữ nguyên cái "cốt cách" của một tên giặc cỏ, mà đã được khoác một khí phách đế vương rồi - như bạn nói thì nhờ vào tài "bơm vá" và "chém gió" của Nguyễn Du cả.
    Hay nói cho dễ hiểu hơn thì cùng với 1 đối tượng, nhưng với tình cảm, tài năng và con mắt, tư tưởng khác nhau thì việc thể hiện đối tượng đó cũng sẽ là khác nhau. Chính vì thế mà có rất nhiều người vẽ thiếu nữ với hoa, nhưng ở Việt Nam thì chỉ có tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ là để đời mà thôi.
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    đúng là tôi có đọc Kim Vân Kiều truyện nhưng tôi đọc cũng khá lâu rồi, và nhờ đọc Kim Vân Kiều truyện tôi mới biết thêm về 1 số chi tiết trong truyện Kiều, đặc biết là đoạn trao duyên. Nhờ Kim vân Kiều truyện tôi mới biết là cả 2 chị em Kiều đều yêu Kim Trọng và trên đoạn đường về cô Kiều ngoài miệng thì gán ghép Kim Trọng cho Thuý Vân nhưng trong bụng thì quyết giành chàng Kim cho mình. Chính vì thế sau này mới có đoạn trao duyên.
    cụ Nguyễn dựa hoàn toàn vào nội dung của Kim Vân Kiều truyện và biến nó thành thơ, nhưng tôi đã viết ở phần đầu của topic cụ Nguyễn đã thêm bớt gia vị, gia giảm nội dung hay nói 1 cách quen thuộc ở diễn đàn này là bơm vá và chém gió để phù phép các nhân vật của Kim Vân Kiều truyện thành long lanh đẹp đẽ để phục vụ cho lý tưởng của mình. Người mà cụ Nguyễn bơm vá nhiều nhất không phải là bác Từ đâu mà là cô Kiều đấy. bác có thể lên google tìm đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán trong Kim vân Kiều Truyện để thấy cô Kiều ghê gớm và kinh khủng như thế nào. và trong đó còn rất nhiều chi tiết mà cụ Nguyễn không đưa vào truyện Kiều. Phải đọc Kim vân Kiều truyện mới có được cái nhìn đa chiều về các nhân vật trong truyện Kiều của cụ Nguyễn.
    khi bình truyện Kiều tôi đều dựa vào truyện Kiều của cụ Nguyễn. tôi chỉ đưa 1 số chi tiết nhỏ trong Kim Vân Kiều truyện để làm rõ hơn về tính cách của các nhân vật trong truyện Kiều và để chứng minh cho nhận định cụ Nguyễn Du đã bơm vá nhân vật Từ Hải mà bác codep đã phản bác.
    chắc là bác có đọc Tam Quốc Diễn nghĩa tôi đã đọc tam quốc diễn nghĩa lẫn tam quốc ngoại Truyện hay còn gọi là Tam Quốc chí của Trần Thọ, nhờ đọc truyện này tôi mới biết nhiều chi tiết không có trong Tam Quốc Diễn nghĩa, đặc biệt là đoạn Quan Vũ chém Điêu Thuyền. Khi đọc xong tôi mới thấy 1 con người khác của Quan Vũ 1 con người thật sự của Lịch sử chứ không phải 1 Quan Vũ thánh nhân đã được La Quán Trung phù phép.
    còn về cuộc đời cụ Nguyễn bác cho tôi khất vài ngày nữa nhé.
  6. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Việc xem nhiều tài liệu khác nhau để hiểu một con người lịch sử là hoàn toàn đúng. Nhưng không thể nói là nhờ xem Kim Vân Kiều truyện (cốt truyện gốc) thì bạn hiểu hơn về Kiều trong Truyện Kiều (một tác phẩm tuy mượn cốt truyện gốc nhưng lại có những phát triển, hư cấu và dụng ý mới của Nguyễn Du).
    Mình không thích từ "bơm vá", ghét là đằng khác, nên sẽ không dùng từ đó, tuy nhiên có đồng ý với bạn rằng Kiều là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng hoàn toàn mới và đẹp đẽ khác hẳn với nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện. Mình hi vọng bạn có thể tách 2 cô Kiều - 1 cô trong Kim Vân Kiều truyện và 1 cô trong Truyện Kiều hay Đoạn trường tân thanh - ra làm 2 thực thể độc lập. Bởi vì nếu đồng nhất 2 cô làm 1 thì thật là không phải với Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng với nàng Kiều của ông.
    Có lẽ ở đây chúng ta nên làm rõ hơn về các khái niệm như sáng tác và phóng tác. Mình hết sức không đồng ý với nhận định rằng "cụ Nguyễn dựa hoàn toàn vào nội dung của Kim Vân Kiều truyện và biến nó thành thơ" của bạn. Việc dựa trên 1 cái nền chất liệu nàođó để rồi ứng tác, phóng tác, sáng tác thêm theo cảm hứng, ý tưởng và tài năng của mình sẽ biến khối sáng tạo trên nền "vật liệu" cũ thành một "sản phẩm mới", độc lập với sản phẩm cũ. Truyện Kiều cũng vậy! Đây không phải là một tác phẩm diễn thơ Kim Vân Kiều truyện, mà rõ ràng nó là một tác phẩm thơ bằng ngôn ngữ Việt, hồn Việt, tinh thần Việt, tính cách Việt - dù câu truyện có vẻ như được đặt bối cảnh bên Tàu cùng với tên tuổi các nhân vật của Tàu.
    Bạn có vẻ hiểu về tình cảm của Kiều, nhưng chưa thấy được mối quan hệ giữa tính cách, phẩm chất của cô Kiều với cách hành xử của cô ấy đối với tất cả mọi người và nhất là với người yêu mình. Không cần đọc Kim Vân Kiều truyện, nhưng tôi cũng biết rằng Kiều rất yêu Kim Trọng và muốn giành chàng cho mình. Đơn giản là vì khi yêu thì ai cũng mong muốn được ở bên người mình yêu và muốn có được người đó - lý lẽ rất thường tình, phải không ạ?
    Còn nếu bảo là vì muốn giành Kim Trọng nên mới trao duyên cho Thúy Vân, rồi sau này, khi đoàn tụ rồi mà vẫn không lấy chàng thì mình thấy là cách xử sự như vậy là hoàn toàn hợp lý đối với một người con gái có quá nhiều phẩm chất tốt đẹp như Kiều. Người có học và biết hi sinh vì người khác sẽ làm như vậy và đó là điểm đáng ca ngợi. Nếu Kiều là một cô nàng "ghê gớm", "kinh khủng" thì nàng ấy sẽ tìm cách bắn tin cho Kim Trọng, nhờ vả chàng ta, hoặc gợi ý lấy béng luôn anh chàng này, như vậy là vừa được chồng, vừa được tài sản của chồng, phải không ạ? Hoặc, cô Kiều có thể phản ứng bằng cách không hành động gì, để cho em trai Vương Quan lo hết, vì cậu ta là nam giới trong nhà mà. Việc cả một gia đình phải lưu lạc, còn người đứng đầu (cha) phải vào nhà lao là chuyện đầy rẫy trong xã hội xưa. Việc những người con bất lực không làm được gì không bao giờ bị chê trách, mà chỉ có sự cảm thương, đồng cảm của người đời thôi. Và đợi khi nào Kim Trọng quay lại, Kiều sẽ vẫn được tiếng là người con gái trong trắng, thủy chung, chờ đợi người yêu dù bao bão tố, phải không ạ? Lúc đó thì khỏi cần trao duyên mà Kiều vẫn giành được Kim Trọng, đỡ phải nhường cho ai.
    Và chuyện trao duyên, trong cuộc sống mình cũng thấy không phải là quá ít, giữa những con người nặng tình với nhau, họ tìm người thân thiết và tin rằng có thể đem lại hạnh phúc cho người mình yêu để "trao duyên", cũng là một cách để gửi gắm, để an ủi chính bản thân họ, khi số phận không cho họ được may mắn ở bên người mình yêu thương.
    Về Tam quốc diễn nghĩa: đây là một tác phẩm văn học. Mình cũng có đọc rồi, rất mê! Nhưng đương nhiên là mình không hoàn toàn tin vào mọi chi tiết trong truyện đó. Đọc Sử ký Tư Mã Thiên - một tác phẩm lịch sử thực sự - mà mình cũng mới chỉ đặt một nửa niềm tin vào đó thôi nữa là. :D Nhưng mình cũng xin nhắc lại rằng đó là nếu xét dưới góc độ lịch sự, còn dưới góc độ văn học thì "niềm tin" của mình được đặt vào khả năng lôi cuốn của chính tác phẩm đó nhé! :) Và "niềm tin" này lại là một "niềm tin" khác với "niềm tin" khi đọc các tài liệu lịch sử.

    Về cuộc đời Nguyễn Du: mình có thể đợi bạn, 1 năm hay 10 năm nữa cũng không sao. :D Lúc nào bạn có thời gian và cảm hứng thì viết, chứ đừng xem nó là nghĩa vụ hay là "món nợ" bạn nhé!
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    bây giờ khi viết về Kiều tôi sẽ không liên hệ nó với Kim vân Kiều Tryện nữa, bạn đồng ý nhé.
    Thứ nhất về Đoạn Trao Duyên tôi đã phân tích kĩ rồi. Nếu ở vào địa vị cô Kiều lúc đó thực tôi cũng không còn cách nào khác, chắc bạn đọc truyện Kiều nhưng không kĩ đoạn này: cả Vương ông và Vương Quan đều bị bắt trói và giải đi đánh đập tàn nhẫn, toàn bộ gia sản của nhà Kiều bị tịch thu, bà Vương bà thì chỉ biết kêu khóc chứ chẳng biết làm gì, cô em Thuý Vân thì ngu dốt không biết gì cả ( đoạn trao duyên mở đầu khi cha và em bị bắt đi tù, chị phải bán mình vậy mà cô ta ngủ ngon lành đã vậy khi thức dậy còn hỏi vì sao chị khóc. đúng là bó tay) lúc này trăm sự đều đổ lên đầu Kiều, có ông thư lại đến nói có 300 lạng thì vụ này sẽ êm thấm vậy Kiều kiếm 300 lạng ở đâu ra? nếu lúc này cô ấy liên lạc được với Kim Trọng thì quá tốt, nhà chàng Kim rất giàu 300 lạng chàng ta có thể giúp nhưng lúc này Kiều không biết chàng Kim ở nơi nào mà tìm. hai ngươi chỉ gặp nhau 3 lần, địa chỉ nhà chàng Kim nơi nào không biết, lúc này chàng Kim lại đi Liêu Dương hộ tang chú, mà Liêu Dương xa xôi cách trở vừa đi và về hết nửa năm. Vậy cô Kiều chỉ còn "vốn tự có" để bán. Mà tiếng là bán chứ cô ấy thực sự thì gã chồng. Cô ấy gã làm vợ Mã Giám Sinh để lấy 400 lạng làm sính lễ. Chính vì gã cho Mã Giám Sinh nên sau này khi gặp Tú bà cô Kiều có thể mặc cả với Tú bà, là cô ấy gã làm vợ chứ không bán mình làm gái lầu xanh, nếu không cô sẽ tự tử nên Tú Bà bất đắc dĩ cho cô ấy ra Lầu Ngưng Bích rồi bị sở Khanh lừa, sau này khi Thúc sinh chuộc Kiều ra anh ta cũng vin vào điều này mà đi kiện Tú Bà buộc bà ta phải đồng ý cho Thúc Sinh chuộc.
    còn đoạn cô ấy Trao Duyên Kim Trọng cho cô em thì có thể bác là nử nên phân tích thiên về tình cảm còn tôi thì khác: lúc này cô ấy xác định mình hầu như không có cơ hội với chàng Kim nữa mà chàng Kim thì đúng là "hot boy" thời ấy, vừa đẹp trai lại con nhà giàu học giỏi, con cá mập này mình câu không được thì để em gái mình câu, chẳng đi đâu mà thiệt. Nhà Kiều lúc này sa sút cùng cực rồi phải nhờ chàng Kim sau này mới có cơ hội phục hồi được, mà cô em thì ngu quá khó kiếm được người như Kim Trọng nên Cô Kiều phải mở đường trước. Cô ấy đoán rằng chàng Kim vì nể lời hẹn xưa thề cũ với mình mà sẽ lấy cô em, phải công nhận là cô ấy thương em, thương gia đình và tính toán khá giỏi.
  8. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Mình đọc 1 lần là nhớ, nên chắc không cần đọc kỹ như bạn rồi. [:D]
    Mình không rõ là tại sao bạn cứ phải cố phân tích lại về Kiều làm gì, vì cái ý cuối (bôi đỏ) của bạn, mình chưa bao giờ phủ nhận.
    Còn các diễn biến tâm lý khác trong quá trình Kiều quyết định bán thân, rồi trao duyên, bạn có thể dùng những từ ngữ để tầm thường hóa nhân vật thì cũng tùy bạn. Mình chỉ muốn nói với bạn một điều rằng con người không có đức hi sinh và không biết vì người khác thì không bao giờ hành động như Kiều.
    Mình không muốn nhắc lại, nhưng hình như có vẻ bạn vẫn không quan tâm (hoặc tại mình viết dài quá, bạn không đọc kỹ :D), nên lại phải "nhai lại" :D rằng trong hoàn cảnh gia biến, Kiều hoàn toàn có thể hành động như Vương bà ("chỉ biết kêu khóc" - Bhavagita), hoặc như Thúy Vân ("ngu dốt không biết gì cả", "khi cha và em bị bắt đi tù, chị phải bán mình vậy mà cô ta ngủ ngon lành đã vậy khi thức dậy còn hỏi vì sao chị khóc. đúng là bó tay" - Bhavagita), phó mặc mọi việc cho trời đất, hoặc thụ động chờ sự sắp xếp của ai đó (ông trời chẳng hạn ;) ), đâu cần phải đứng ra, tự đày đọa mình như vậy. Phải không ạ?
    Về vấn đề trao duyên ấy, thưa bạn, Kiều trao là trao như thế, chứ làm sao mà dám khẳng định hay biết trước là Kim Trọng sẽ lấy Thúy Vân. Cái việc trao duyên ấy thuần túy chỉ là một nghi thức tâm linh, trong giây phút đau khổ cùng cực, khi nghĩ mình sẽ phải xa lìa người yêu thương mãi mãi, khi nghĩ mình có lỗi, vì đã phụ lời hẹn ước, tương lai đầy bất định không biết về đâu. Việc trao duyên như một niềm hi vọng Thúy Vân sẽ thay mình chăm sóc Kim Trọng và cũng thay mình đón nhận tình cảm của Kim Trọng, cũng giống như chính cô ấy hiện diện ở đó để trao và đón nhận tâm tình với người yêu. Tâm lý của Kiều khi trao duyên đó là: nếu Thúy Vân hạnh phúc thì cũng là mình được hạnh phúc, Thúy Vân được yêu thì mình cũng được yêu (tự an ủi như vậy) và bằng cách như vậy, Kiều sẽ được ở bên Kim Trọng mãi mãi (trong tâm tưởng).
    Đương nhiên là bạn có thể nói rằng Kiều quả là cao tay, tính toán giỏi, biết trói Kim Trọng, làm cho chàng không thể quên được mình. Mình nghĩ là cũng chẳng có gì để phản đối cả. Vì như mình đã nói ở đầu, bạn và mình, chúng ta đã cùng thống nhất được với nhau ở 1 điểm: như cái đoạn bôi đỏ của bạn. Khác nhau chút là mình sẽ đặt từ "tính toán" trong nháy nháy. :)
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    xóa
  10. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Ừ, thực ra chỉ là cách đặt câu, dùng từ khác nhau thôi. Bạn nói Kiều "cao thủ" còn người khác thì nói cô ấy "tinh tế", khôn ngoan. Đều chỉ chung 1 hiện tượng cả.
    Mình cũng không nghĩ là bạn 1 mình tự biên tự diễn, nhiều người vẫn vào thăm hỏi bạn đấy thôi. Cái gì bạn nói đúng thì thôi, cái gì gây tranh cãi hoặc thắc mắc thì người ta mới vào phát biểu ý kiến. Nói chung là cũng lâu rồi mình không đọc các bình giải về Kiều, nên đây là một topic thú vị với mình. Bạn cũng đừng nên nghĩ vì ít người vào luận bàn thì có nghĩa là người ta không quan tâm đến Truyện Kiều, chỉ vì có thể Truyện Kiều đã trở thành kinh điển, có quá nhiều người nói về nó nên người ta không có nhu cầu tìm hiểu nữa, hoặc cũng có thể nó quá phức tạp, là thơ nên khó nhớ, nên người ta không dám bàn sâu nếu chưa nắm kỹ. Cũng chính vì vậy mà mọi nỗ lực và tâm huyết của bạn rất đáng trân trọng. Và nếu căn cứ vào lượng views của topic thì mình thấy là không ít người quan tâm đến chủ đề này đấy chứ (dù nói thật là box Lịch sử văn hóa không phải ai cũng vào, mình cũng thỉnh thoảng lắm mới lượn vào đây thôi :D).
    Vì vậy mà bạn đừng vội thất vọng nhé! Hi vọng có thể tiếp tục được bàn luận hoặc ít ra được đọc các bài tiếp theo của bạn về Kiều![r2)]

Chia sẻ trang này