1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạn Thư là nhân vật bản lĩnh nhất trong truyện Kiều.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi bhavaghita, 12/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bài vừa rồi tôi viết có 3 đoạn:
    *
    Đoạn 1: Gia Long coi thường Nguyễn Du vì ông ta là người võ biền,
    không hiểu biết nghệ thuật . Ta không thể coi Gia Long là mẫu mực
    trong phê bình văn học được .
    *
    Đoạn 2: Các nhân vật của cụ Nguyễn Du là người trong xã hội từ
    xưa đến nay . Đó là giá trị hiện thực của tác phẩm .
    *
    Đoạn 3: Phê bình tác phẩm văn học, nên phê ít về bố cục và nhân
    vật, mà nên chú trọng vào nội dung và nghệ thuật từ ngữ thôi.
    Ngay cả phim ảnh cũng vậy: phim nhiều tập thì đừng nên chê rề
    rà, còn phim một tập trọn bộ thì đừng nên chê dồn dập quá. Bạn
    ChiếuCói viết "nói quá nhiều đến cái logic của nội dung thì hơi tầm phào."
    *
  2. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    gởi bác Codep. Tại bài viết này tôi không biết bác gởi cho ai, tại bác phản hồi trong topic của tôi nên tôi sẽ trả lời bác.
    đầu tiên tôi có lời yêu cầu bác: đây là topic bàn về truyện Kiều và những nhân vật trong truyện Kiều nên tôi đề nghị bác không đề cập đến chuyện những dũng sĩ đòi tự do dân chủ ở Việt Nam. Bởi vì như thế là lạc đề và có thể xảy ra nhưng tranh cãi về quan điểm chính trị, điều đó là không hay.
    Ở đoạn đầu tiên tôi chưa từng viết là Gia long xem thường cụ Nguyễn Du mà trái lại tôi viết là Gia Long rất xem trọng tài năng của cụ Nguyễn. Tôi đã viết : " Việc Nguyễn Du được ra làm quan là 1 điều được đặc cách vì ông chỉ đổ tú tài mà lệ xưa phải đổ Hương Cống ( cử Nhân ) mới được làm quan. Có Lẽ Gia Long thấy ông vẫn giử Khí tiết: tuy nghèo khổ nhưng quyết không ra làm quan triều Tây Sơn và đã từng có ý định vào nam giúp mình và bị bắt giam. Gia Long đã cố ý nâng đở ông rất nhiều. Con đường làm quan của ông tiến triển rất thuận lợi: đầu làm tri huyện Phù Dung chỉ vài tháng thăng Tri phủ Thường Tín lại được lên ải Nam Quan tiếp sứ thần, khi ông xin về chỉ được vài tháng lại có chiếu mời ông ra làm quan thăng chức Đông Các Đại học sĩ tuớc Nghi Thành hầu. Ông thi Hương không đậu nhưng lại được cử làm giám khảo trường thi Hương là 1 điều đặc cách. Nguyễn Du làm quan triều Nguyễn một cách bất đắc dĩ ông hai lần xin về nhưng lần nào cũng chỉ được vài tháng là vua lại triệu ra cho giử chức cao hơn. Sau khi đi sứ Trung Quốc về ông được thăng chức Hữu Tham Tri Bộ Lễ. con đường quan chức của ông thăng từ Tri huyện là tòng lục phẩm lên tham Tri ( thứ trưởng bây giờ) là tòng nhị Phẫm chỉ trong vòng 12 năm là hết sức thuận lợi." còn về đoạn bạn Voldo viết là bạn ấy trích từ 1 truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, hình như là truyện Kiếm Sắc hay là truyện Vàng Lữa gì đó tôi không nhớ, nếu bác không đồng ý bác có thể tìm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để tranh luận. Và bác nhớ cho 1 điều trong các bài viết của mình tôi chưa bao giờ chê cụ Nguyễn Du, tôi rất phục nghệ thuật thơ tả cảnh tả tình của cụ thậm chí tôi còn rất phục tài PR và tài bơm vá của cụ Nguyễn Du khi biến cô Kiều thành long lanh đẹp đẽ, biến Từ Hải từ 1 tên cướp biển thành 1 vị anh hùng.
    Khi bàn về Kim Trọng, Hoạn Thư, Thúc Sinh, Từ Hải, Kiều tôi cũng chỉ bàn cho vui. Và tôi bàn những nhân vật này dựa trên quan điểm của tôi. Và tôi thấy Từ Hải chẳng bị ai uy hiếp mà đầu hàng cả. Theo những gì tôi đọc trong truyện Kiều thì Từ Hải vì thích rượu, thích gái, ham vinh hoa phú qúy mà đầu hàng. Tôi đã viết bài về nhân vật này rồi, nếu bác không đồng ý bác có quyền phản bác.
    về nội dung Truyện Kiều theo tôi là rất dở, nếu truyện Kiều mà không nhờ nghệ thuật thơ tuyệt vời cũng như là tài năng của cụ Nguyễn Du kéo lại mà đọc bằng văn xuôi thì tôi sẽ không bao giờ thèm đọc, dĩ nhiên bác có thể nghĩ khác, mỗi người có 1 quan điểm khác nhau về truyện Kiều. Tôi đã đọc Kim Vân Kiều truyện rồi và tôi chẵng có chút ấn tượng gì về nó nếu như đây không phải là nguyên bản của truyện Kiều
  3. kohaku

    kohaku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    đang lần mò gom tư liệu viết bài tổng kết toàn thể lịch sử TK từ lịch sử đến các phiên bản tác phẩm thì đụng cái topic này. Xin mạn phép vào góp ý vài câu với cậu chủ topic:

    - Hoạn Thư đương nhiên là nhân vật bản lĩnh nhất TK, ko chỉ VN mà còn cả TQ ( Nhật thì ko đọc, ko bình), nhưng quyết ko phải vì cô ta " nhân nghĩa lễ trí tín" hay " đánh ghen có văn hóa" gì gì gì như những người bình Kiều theo lối " thân phận người phụ nữ" hay nói đến để xoa dịu mối xung đột giữa 2 người.

    Cái bản lĩnh lẫn rùng rợn của Hoạn Thư là đánh ghen nhưng những cái mắng chửi đánh đập ko hề lộ ra ngoài mà toàn mượn cớ này kia để người ngoài nhìn vào ko nhận ra được. Đọc và so sánh cả KVK lẫn TK sẽ thấy. Cô ta muốn đánh Kiều dằn mặt thì nhờ mẹ làm giúp ( KVK có chép rõ cô ta đã nhất trí với mẹ sẽ đánh dằn mặt K ngay khi vừa bắt về). KVK chép khác TK, sau khi Thúc Sinh biết K làm nô trong nhà Hoạn Thư thì chị Hoạn bắt đầu giở trò hành hạ vợ lẽ dưới cái mác " răn dạy con ở". Có lúc anh Thúc về nhà toát cả mồ hôi khi thấy chị Hoạn đang bắt K quỳ giữa nhà chính với cái lý do " thấy nó khóc lóc, ko biết có ẩn tình mờ ám gì". Chửi K là " quân khốn nạn", đối xử theo đúng phép với đứa ở. 2 vợ chồng dẫn nhau đi nằm, bắt K đứng hầu bên giường,... chuyện cho Kiều đi chép kinh cũng là âm mưu của cô ta. Cô ta biết tỏng thế nào K cũng trốn, và quả thật khi K trốn, cô ta phái người đuổi theo với lý do bắt con ở ăn trộm, may có anh Thúc ngăn lại nên thôi. Rõ ràng, cô ta nuôi vợ lẽ làm con ở, ko phải là để " đánh ghen 1 cách văn hóa", mà là để đánh, chửi, thậm chí giết mà vẫn mang tiếng tốt " bà chủ nghiêm biết dạy gia nhân". Ngay từ lúc phát hiện ra mình hóa ra đang làm con ở ở nhà vợ cả, K ( KVK) đã nhận ra rằng mình đang đứng trong tình cảnh cá nằm trên thớt, chỉ cần 1 cái cớ nhỏ là đủ bị giết ngay, và cô ta trốn đi cũng vì lý do sợ bị giết. Đọc KVK sẽ thấy. Cô ta thậm chí ko hành hạ Kiều vì ghen, bản thân cô ta sa vào cuộc hôn nhân ép buộc với thằng Thúc usless và ko yêu thương gì hắn cả. Cô ta chỉ muốn chứng tỏ cho Thúc thấy cô ta có sức mạnh và quyền lực ( con quan lớn) cỡ nào mà thôi. Nhưng khi bị bắt ra trước Kiều sau này, cô ta lại khôn khéo viện lý do " đánh ghen" làm cái cớ hoàn hảo chối tội cho mình. Và quả thật từ đó giờ có rất nhiều người, kể cả NDU, đồng cảm với cô ta.


    Hoạn Thư của KVK khác HT của TK nhiều lắm, nhưng đều tương đồng ở chỗ: đó là 1 Tào Tháo version nữ, dạng người " giết người mà người ta phải cám ơn". Và quả đúng là số người ồ ạt hưởng ứng những lý lẽ mà cô ta sử dụng để che mắt thiên hạ không hề ít. " Đại trí, đại nhân, đại dũng" cho 1 người đã phạm các tội sau:
    - tổ chức bắt cóc, giam giữ, buôn người làm nô lệ ( cái vụ buôn ngưởi là dàn cảnh, còn nuôi người là nô lệ - gia nhân - là thực tế. Đừng có nhảy ra phán rằng nô tỳ ở Đông Á ko tương đồng với nô lệ ở Tây).
    - nuôi băng *******, đốt nhà người lương thiện.
    - đánh đập, làm nhục, xâm phạm thân thể người khác.
    - có âm mưu dàn cảnh để lấy cớ giết người.


    Bao nhiêu cái đó mà Hoạn Thư vẫn được tôn sùng, yêu mến, trong khi 1 kẻ bán mình chuộc cha, lập công bảo vệ cả vùng Chiết Giang khỏi nạn hải tặc Chiết Giang mà lại suốt ngày bị nghe chửi, đó là cái thú vị/ đáng sợ của Hoạn Thư. HT là 1 vd điển hình của quan niệm " kẻ mà thiên hạ cho là tốt, là bởi vì kẻ đó cho họ thấy những điều họ muốn thấy.". Và tôi thích HT là vì thế. " Kẻ bên ngoài hiền lành mà bên trong tàn khốc, người đời gọi họ là tiểu hổ ( con mèo)".

    Đương nhiên, dùng HT để so sánh các bà axit là ko đúng. HT ko ngốc đến thế. Nếu muốn tạt axit, cô ta có 1001 cách khiến đối tượng phải tự nhúng mặt vào axit kia. Các bà Vn ta vẫn đầu óc đơn giản quá, sao so nổi với HT? Và xin lỗi, HT có bao giờ “đanh đá”? cô ta giết người 1 cách cực kỳ nghệ thuật là khác.


    -----------------

    Còn những câu trích dẫn của ông bha trong KVK, tôi ko biết ông đọc ở đâu, nhưng nó bị bóp méo theo đúng ý đồ ông muốn nói. Tôi đang cầm trên tay cuốn KVK khá cũ, do Nguyễn Khắc Hanh và Nguyễn Đức Vân dịch, nxb Hải Phòng xuất bản. Qua 1 số đoạn bình mà bác úp mở là " đọc KVK lâu rồi nhớ lại", tôi bắt đầu nghi ngờ bác có thật từng đọc nó ko.

    VD:
    - ông bảo trong KVK, K yêu Thúc vì thấy hình ảnh anh Kim trong đó. Tôi ko hề thấy chi tiết đó trong KVK. Miêu tả việc gặp gỡ Thúc - Kiều y chang trong TK, đơn giản là 1 thằng ăn chơi thích rồi bày chước cứu K khỏi lầu xanh, thế thôi. Ko có 1 tẹo dòng nào tả nội tâm K với Thúc cho đến trước đoạn " người lên ngựa, kẻ chia bào" cả.
    - ông tán " Cuối đời khi chết đứng chỉ cần Kiều đến khóc mấy câu là ngã lăn ra . " về Từ Hải, chứng tỏ ông chưa hề đọc KVK. Đọc KVK thì sẽ phát hiện ra " dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên" thực ra là K đang đập đầu tự sát chứ không phải đang vừa khóc vừa lạy.
    - đoạn ông bàn về K trong tiệc hầu Hồ Tôn Hiến bên KVK, tự biên đâu ra cái chi tiết K lả lơi mong được sánh đôi với HTH. Thiết nghĩ, 1 chị vừa mất chồng, vừa đập đầu tự sát vừa tỉnh, cái đầu bê bết máu còn băng như đang đội khăn đóng, bị lôi ngay ra bắt ngồi đàn và dâng rượu. Trong tình cảnh đó chỉ có bực bội ấm ức tức tối chứ sức đâu ra mà lả lơi. Hay K có sức siêu nhân nên dù lảo đảo ôm đầu máu vẫn xòe miệng cười nổi?

    Đây là nguyên văn đoạn hầu tiệc:






    Từ sau mấy vụ bị lừa, giờ tôi cực ghét lối nói chuyện theo kiểu “ 1 ông Ngô Đức Kế đứng trên vạn dân mù chữ và trăm thằng… ************.”. Có nghĩ là “ xứ mù thằng chộp làm vua”. Miễn ở dưới không ai biết gì cả, thì người biết 1 chút có thể phóng cái vèo thành siêu thánh, thậm chí “ nhà cải cách” cũng chẳng ngoa. Điều kẻ ấy nói ra, có thể tùy tiện bịa, thêm, bóp méo thế nào cũng được, vẫn sẽ được xem là “ lời châu giọt ngọc”, “ chân lý”, vì cả cái hội đồng người nghe có ai biết gì hơn hắn đâu mà biết hắn nói đúng hay sai? Sau mấy lần bị lừa bởi chính những người dán mán tiến sĩ, giáo sư, tôi sốc tới giờ, nên đoạn này ko hắn là nói cậu bha, nhưng để nhân tiện phát ngôn rằng: 1 cái topic mà chỉ có 1 người biết thì thông tin ko bao giờ khách quan được. Chỉ 7 trang mà tôi tìm ra được đến mấy chỗ cậu bha bóp méo sự thật, vô tình hay cố ý thì ko biết, có thể sách cậu xưa nó dịch bậy như vậy. Nhưng như thế đủ thấy 1 topic chất lượng ko thể chỉ có 1 người có kiến thức về vấn đề đang bàn.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    nói riêng về Nguyễn Công Trứ: bác bảo anh Trứ chỉ đi lầu xanh khi công thành danh toại là khập khiễng, vì anh ăn chơi nức tiếng từ thời chưa ra làm quan. Nợ tổ tôm thua có tới 2 bài thơ, 1 bài trong đó là thơ...khất nợ tiền. Khi còn trẻ lập kế giữa đồng hãm hiếp cô đào hát rồi bỏ đi. Ăn chơi là bản chất bác Trứ rồi - dạng người này có vài phần hao hao anh Sở Khanh - chứ chẳng đợi về hưu bác mới chơi.

    nói riêng về cụ Thục Phán: có mà cụ đổ tội lên đầu con chứ " rứt ruột làm theo quốc pháp" cái nỗi gì. Con cũng cụ gả, không chịu nghe con. Nỏ cũng cụ giữ mà cụ ko hề để mắt. Giặc vô tới nước cụ vẫn đánh cờ. Đến khi mất nước thì trỏ đứa con nít tuổi không biết đến được thanh niên chưa rồi phán " sao mày không... có lòng cảnh giác?". Cha còn " vô tư" đến thế mà đòi đứa con nhỏ xíu do mình giáo dục phải trải đời hơn mình. Ông giờ đi hỏi thử, bao nhiêu người bình tâm nghĩ lại mà ko nhận ra cụ Phán đang đổ thừa ?

    ------------------




    Đoạn bình NDU của Nguyễn Huy Thiệp kia là thông qua góc nhìn của 1 nhân vật người Tây tàn ác đã giúp Nguyễn Ánh dựng nước. Tên này sau đó sẵn sàng giết cả những người Tây đi cùng trong công cuộc đào vàng vì mục đích của mình. Còn nếu nói NDU là đứa con của người mẹ bị văn hóa TQ hãm hiếp gì gì đó thì dek phải chúng ta bây giờ cũng đang lọc cọc chạy theo anh Tây, Hàn, Nhật 1 cách cuồng tín đấy sao. Bản chất người VN là sính ngoại và ko quan tâm văn hóa bản địa, chứ chẳng phải học chữ Tàu mới là “ bị hiếp” còn dùng chữ quốc ngữ thì là “ tiến bộ”. 300 năm nữa biết đầu con cháu ta lại chạy theo ngôi sao mới là châu Phi gì gì đó, bảo ta ngày nay là lũ con sinh ra do người mẹ bị văn hóa Tây hãm hiếp, vừa thèm vừa ghét. Úi giời cái con mắt thiển cận của dân ta thì đó giờ vẫn thế, chung quy chỉ là “ bị thằng nào hiếp thì là tiến bộ, bị thằng là hiếp thì là bị hiếp”, 1 cái mỹ danh vô thực, dùng để bôi xấu nhau mà thôi.

    trên hết, NDU ko phải là 1 thằng dân tộc cực đoan hạ cấp. NDU là kẻ đã viết văn tế 10 loại chúng sinh. Trong con mắt ông chỉ có người xấu và người tốt ( có khi cũng chẳng có người xấu hay người tốt) chứ ko có người Pháp người Việt người Mỹ. Sau 10 năm đọc TK, từ cực ghét tới thích, tôi mới bắt đầu feeling được là NDU đang viết lại TK như một bài cảm nhận review của bản thân về những số phận trong cuốn KVK gốc. Phải hiểu TK là “ câu chuyện KVK được viết lại dưới góc nhìn của NDU thông qua nhân vật K” thì mới có thể phân biệt rạch ròi sự giống/ khác giữa 2 tác phẩm này. Cho đến nay, qua mắt tôi, có ít nhất 4 K từng tồn tại, mỗi người 1 nhân cách khác nhau:

    - K thật sự trong lịch sử: 1 người ko vì tình riêng ( dù luôn biết ơn Từ Hải), 1 lòng xa xứ vẫn tận trung vì nước. Nhưng sau khi thành công thì bị lật lọng làm nhục, nhảy sông mà chết.
    - K TQ: loại tín đồ cuồng tín của phong cách đạo đức TQ: tận trung vì nước quy thuận triều đình, róc thịt nuôi cha mẹ, ân đền oán trả, luôn luôn nói chuyện với cái ngữ khí… đạo đức Khổng Nho và bá vương ( dù cả đời toàn bị nó vùi dập). Đã thân lo ko xong, còn lo chuyện nước non dân chúng ( mấy lần đứng ra ngăn cản quân của Từ Hải chém giết, hãm hiếp, cướp bóc mà theo KVK viết là “ nhờ đó cả miền Giang Nam yên ổn”.). Luôn tự ý thức bản thân mình rất ty tiện, ngay cả khi được khoan dung và tái tác hợp vẫn tự hành hạ nguyền rủa mình, coi đó như 1 sự tự trừng phạt là lòng hoài nhớ về đạo đức của Tàu ( kết hôn không động phòng ).
    - K VN: chủ nghĩa hiện sinh và định mệnh triệt để. “ Con người ta ko sống mà mắc kẹt giữa cuộc đời”. Kiều KVK luôn luôn xông xáo xông lên, “ vì nghĩa chết có sá gì” ( VD: đoạn bán mình, vừa nghe gợi ý bán mình thì phán ngay “việc đến thế này, tôi cũng chẳng quản ngại gì nữa”. Nghe lão Mã ép giá, cản trở việc mình cứu cha thì bốp chát “ bán mình mà ko xong việc thì bán làm gì?”…1 cách nói chuyện rất… Quan Công). Luôn luôn thụ động, than ngắn thở dài, sùng bái lý tưởng sống yên lành theo chuẩn mực đạo đức XH ( KVK khác, K bên đó là “ cố gắng thực hiện chuẩn mực XH”). Chị Đạm kêu “ muốn chết đến Tiền Đường mà nhảy” thì K VN cũng vâng dạ rồi lết đủ ½ cái bờ biển TQ mò xuống tận Giang Nam để nhảy thật. Loại người chỉ mong được sống yên thân. Ước nguyện to lớn nhất là… mong tiếng đàn của mình có người nghe và đồng cảm, kết cuộc là thất vọng và rơi vào suy sụp “ một phen tri kỷ cùng nhau, cuốn dây từ ấy về sau cũng chừa” + “ trải qua 1 cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
    - Kiều Nhật: Onna Bu geisha đúng nghĩa. Có cái bá khí hơi na ná K TQ: bán mình chuộc cha có sá gì. Còn bộc lộ cả 1 chút tư duy chiến lược, hơn hẳn K TQ chỉ mới là khôn vặt, hoặc K Vn hoàn toàn không có tài gì ngoài “tài hoa” ( tài hoa là tài về nghệ thuật, chứ ko phải tài năng). Dám thuê cả cướp để thử xem Từ Hải có… xứng đáng với mình không. Ngăn cản Từ Hải đầu hàng. Từ Hải chết gì giết anh thuyết hàng rồi bỏ đi tu suốt đời, toàn bộ quá khứ xóa sạch, không còn nhớ đến ( đi tu là mốt các bà bên Nhật).
  4. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    đầu tiên tôi xin cãm ơn vì bạn đã đóng góp 1 số thông tin cho tôi về Kim vân Kiều truyện. Tôi đa đọc Kim van Kiều truyện nhưng tôi đúng là tôi đã đọc rất lâu và và đọc lướt do thời gian gấp vì đọc sơ qua nên tôi chỉ nhớ được 1 vài chi tiết về tình cãm của Thuý Kiều và Thúc sinh tôi thùa nhận mình đã sai, và vì tôi không chắc điều đó nên khi bình về tình cãm Thuý Kiều tôi chỉ trích 1 dòng nhỏ và không bình luận, cãm ơn bạn đã nhắc nhở.
    còn về đoạn Kiều và Hồ Tôn Hiến tôi có nhớ Hồ Tôn Hiến nói: ta muốn cùng nàng bách niên giai lão, và Kiều e lệ cúi đầu: chỉ sợ đại nhân chê bai tiện thiếp. Nếu bạn xác minh là sai thì quyển Kim Vân Kiều tôi đọc người dịch có vấn đề. Tiện đây bạn đã đọc Kim Vân Kiều tôi sẽ nhờ bạn xác minh giùm tôi 1 số chi tiết: sau khi tão mộ về Kiều có nói với Thuý Vân là chàng Kim hợp với em nhưng trong bụng thì muốn giử chàng Kim cho mình, khi bán mình không có bà mối mà tự Kiều ra trả giá và định giá, Kiều và vãi gác Duyên đã uống rượu và ngâm thơ hò hát trên cầu suốt đêm, trong đoạn báo ân báo oán Kiều đã đánh chết mẹ Hoạn Thư, đánh Hoạn Thư 1 trận đòn thừa sống thiếu chết. Khi vào lầu Xanh lần 2 Khi biết giá Tú bà mua mình Kiều đã thốt lên: gấp mấy lần Bạc Hạnh mua tôi, và Kiều không hề đau buồn mà hoạt động như 1 kĩ nử chuyên nghiệp thích nghi rất nhanh thành 1 kỹ nử nổi tiếng và cuối cùng khi tái hợp với Kim trọng cô ta vẫn lấy Kim Trọng bình thường. đoạn Từ hải làm hải tặc vùng Triết Giang bạn đã xác minh rồi tôi không nói.

    sau khi bạn xác minh xong tôi sẽ bàn với bạn về Hoạn Thư, tôi viết bài bình về Hoạn Thư tôi chỉ bình về Hoạn Thư trong truyện Kiều và dùng các chi tiết trong truyện Kiều, và khi bình về các nhân vật trong truyện Kiều tôi hầu như toàn dùng các chi tiết trong truyện Kiều và tôi chỉ đưa ra 1 vài chi tiết trong Kim Vân Kiều truyện để làm rõ ý mình vì thú thực tôi không ấn tượng với Kim Vân Kiều truyện lắm, vì đọc không kỹ nên chỉ nhớ được vài chi tiết, tôi rất cãm ơn bạn đã vào đây viết bài.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    đầu tiên tôi xin cãm ơn vì bạn đã đóng góp 1 số thông tin cho tôi về Kim vân Kiều truyện. Tôi đa đọc Kim van Kiều truyện nhưng tôi đúng là tôi đã đọc rất lâu và và đọc lướt do thời gian gấp vì đọc sơ qua nên tôi chỉ nhớ được 1 vài chi tiết về tình cãm của Thuý Kiều và Thúc sinh tôi thùa nhận mình đã sai, và vì tôi không chắc điều đó nên khi bình về tình cãm Thuý Kiều tôi chỉ trích 1 dòng nhỏ và không bình luận, cãm ơn bạn đã nhắc nhở.
    còn về đoạn Kiều và Hồ Tôn Hiến tôi có nhớ Hồ Tôn Hiến nói: ta muốn cùng nàng bách niên giai lão, và Kiều e lệ cúi đầu: chỉ sợ đại nhân chê bai tiện thiếp. Nếu bạn xác minh là sai thì quyển Kim Vân Kiều tôi đọc người dịch có vấn đề. Tiện đây bạn đã đọc Kim Vân Kiều tôi sẽ nhờ bạn xác minh giùm tôi 1 số chi tiết: sau khi tão mộ về Kiều có nói với Thuý Vân là chàng Kim hợp với em nhưng trong bụng thì muốn giử chàng Kim cho mình, khi bán mình không có bà mối mà tự Kiều ra trả giá và định giá, Kiều và vãi gác Duyên đã uống rượu và ngâm thơ hò hát trên cầu suốt đêm, trong đoạn báo ân báo oán Kiều đã đánh chết mẹ Hoạn Thư, đánh Hoạn Thư 1 trận đòn thừa sống thiếu chết. Khi vào lầu Xanh lần 2 Khi biết giá Tú bà mua mình Kiều đã thốt lên: gấp mấy lần Bạc Hạnh mua tôi, và Kiều không hề đau buồn mà hoạt động như 1 kĩ nử chuyên nghiệp thích nghi rất nhanh thành 1 kỹ nử nổi tiếng và cuối cùng khi tái hợp với Kim trọng cô ta vẫn lấy Kim Trọng bình thường. đoạn Từ hải làm hải tặc vùng Triết Giang bạn đã xác minh rồi tôi không nói.

    sau khi bạn xác minh xong tôi sẽ bàn với bạn về Hoạn Thư, tôi viết bài bình về Hoạn Thư tôi chỉ bình về Hoạn Thư trong truyện Kiều và dùng các chi tiết trong truyện Kiều, và khi bình về các nhân vật trong truyện Kiều tôi hầu như toàn dùng các chi tiết trong truyện Kiều và tôi chỉ đưa ra 1 vài chi tiết trong Kim Vân Kiều truyện để làm rõ ý mình vì thú thực tôi không ấn tượng với Kim Vân Kiều truyện lắm, vì đọc không kỹ nên chỉ nhớ được vài chi tiết, tôi rất cãm ơn bạn đã vào đây viết bài.
  5. kohaku

    kohaku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    là cái này trong đoạn trích trên đấy à:

    cắt 2 câu nói khỏi hoàn cảnh và thái độ nhân vật, dễ bề bóp méo ý nghĩa thực của nó.

    ----------

    về cái KVK thì khi đọc cần quán triệt 1 ý này: nó viết theo thể tiểu thuyết chương hồi, nghĩa là cái giọng sẽ sặc mùi Tam Quốc, tiểu thuyết TQ cổ chỉ tả hành động, hiếm và luôn hạn chế tả tâm trạng, do nó xuất phát từ quá trình chép sử mà ra. Nên thời xưa kể chuyện thì tiểu thuyết, tả tình thì thơ ca là vì vậy. Bởi cái giọng tiểu thuyết thời đó nó vốn thế, nên nhiều đoạn tả khóc lóc, tâm sự tình cảm này nọ, chép ra tiểu thuyết đều thấy như đang đóng kịch diễn tuồng, không thật, ko thể đạt về mặt lột tả nội tâm và sắc thái tình cảm như truyện thơ Nôm của ta được.

    đầu tiên, anh Kim khi vừa gặp 2 chị em, ko hề nghĩ " ko câu được chị cũng phải vớ được em" như ông nói. Hắn tham lam hơn nhiều:

    quay lại: đoạn trích K - V tâm sự sau khi gặp Kim:
    = > bình đoạn trên: đúng là tiểu thuyết Tàu cổ, nói năng gì mà như ghi lại buôi tường thuật trực tiếp, chẳng thấy tả tâm trạng chi ráo, chỉ có lời. Nội dung thì đúng là thủ thỉ với nhau, mà đọc giọng điệu như là trả bài vô cảm. Nhược chung của tiểu thuyết Tàu xưa.

    đoạn trên thì thấy K TQ ko biểu lộ cảm xúc gì gọi là thầm yêu trộm nhớ KT cả, ngay từ đoạn nép vào dưới hoa ngoài bãi mộ, cũng ko kể lể gì nội tâm K TQ, chỉ nói Kim Trọng nhìn thấy 2 chị em thì nổi toan tính như đầu bài viết tôi có trích mà thôi.

    Đoạn này cũng ko phải là K TQ gán ghép gì TV, nó giống như là đang tiên tri trước sự việc sẽ diễn ra về sau hơn.

    --------
  6. kohaku

    kohaku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    K VN đoạn gặp KT lần đầu thì còn nói " người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay chăng", chứ K TQ ( viết bằng văn xuôi chương hồi) thì thường giọng điệu lúc nào cũng lạnh lẽo vô cảm như thế đấy ( do ảnh hưởng phong cách văn xuôi Tàu cổ). Lại thêm hay miêu tả K theo mẫu mấy anh anh hùng Quan Công ko bao giờ suy nghĩ nhiều nên nó thường hiếm thấy tả nội tâm dài dòng.

    VD thêm là đoạn được sai nha gợi ý bán mình chuộc cha. K TQ nói gọn lỏi nhiêu đây:

    đồng ý cái rụp, 1 giây đắn đo cũng ko có. Còn K VN:

    có thể thấy nội tâm K VN được chú ý khắc họa rõ và sướt mướt hơn nhiều.

    Cũng tương tự cái lối trên, đoạn MGS mua K, ở K TQ, cũng có nói rằng K khóc lóc lúc đi tìm mụ mối xin làm mối bán mình ( lúc sai nha gợi ý thì đồng ý ngay ko cần suy nghĩ, giờ thì lại khóc, kỳ thôi thế ấy). Lúc MGS " ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ" thì cũng có tả K TQ:

    = > nhận xét: cái câu trả giá của K TQ chỉ là 1 câu ngắn trong cả 1 đoạn dài đan xen hành động và nội tâm. Lưu ý 1 điều là trong KVK, K lạy xin TV thay mình nối duyên với KT trước, rồi mới đi gặp mụ mối kêu bán mình. Nghĩa là tình cảm đã giãy bày dứt khoát từ trước, chứ ko phải sau khi bán mình như ở VN. K VN đoạn bán mình hoàn toàn thụ động trông vào mụ mối trả giá giùm. K TQ thì thể hiện là người dù đau khổ nhưng vẫn gắng cứng rắn chịu xấu hổ đứng ra quán xuyến tất cả. Nhưng đan xen trước, trong và sau vụ trả giá đó, cô ta khóc, đàn cái bài rầu rầu nổi tiếng, rồi sau đó là thẩn thờ, hôn mê, gặp ác mộng, chong đèn khóc cả đêm, làm thơ tá lả.

    Bởi như nói ở đầu, văn xuôi TQ cổ ko cho tả nhấn mạnh tâm trạng, nên tâm trạng phải được kể theo kiểu chút muối nhỏ thuyết minh cho hành động là cái được chú trọng kể lể như kiểu đó.

    -----------

    còn đoạn đánh chết mẹ HT, thì quả K TQ có lệnh lôi ra đánh, nhưng thực tế là chẳng đánh phát nào cả, vì thấy HT và bà vú già xưa năn nỉ nên tha cho. Tuy vậy, mụ chết đứt với lý do: thấy quan quân Từ Hải chém giết dọc đường áp tải, sợ quá nên chết. Tóm lại, vụ mụ ấy chết thì hỏi lính lác nhà bác Từ ấy.

    đoạn trả thù ấy cũng có nhiều chi tiết khác VN:
    - HT ko hề đứng ra xin, mà là ...Thúc Sinh xin.
    - ở TK VN, đọc có cảm giác cô K VN nếu bác Hải mà ko hò hét lính đi bắt thì cô cũng chẳng dám nói gì. K TQ xem việc trả thù chỉ là 1 phần của cái công việc khẳng định chính nghĩa theo cách cô ta nghĩ, và cô ta ko dồn tâm trí vào đó. K TQ nghĩ tới an nguy dân chúng vô tội nhiều hơn, biểu hiện qua mấy chi tiết sau:

    * Khi mấy ông tướng của TH tới đón, cô ta ko vui mừng tột độ như K VN, câu đầu tiên của cô ta là... ra lệnh:

    * khi theo quân về tái ngộ TH, K TQ cũng ko mừng ứa nước mắt như K VN, mà là:
    * Khi TH đòi điểm quân đi bắt mấy bọn kia về trừng trị, K TQ cũng chỉ dặn là:

    - Tội nhân chỉ có mấy tên Mã Bất Tiến, mụ Tú và Sở Khanh,... thôi, chớ nên làm hại lây đến người khác.

    có thể thấy là cô ta quán triệt bảo vệ dân chúng là trên hết, rồi mới tính chuyện trả thù. 1 kiểu khắc họa anh hùng TQ. Ngay cả vụ trả thù, nếu đọc kỹ sẽ thấy, cái hình phạt sử dụng đối với MGS, Tú Bà gì gì, thực chất là đang thực hiện theo đúng lời thề của mỗi người trong bọn ấy ngày xưa. Nghĩa là việc mô tả cảnh trả thù này là 1 cách nhắc lại và khẳng định thực thi cái đạo đức " nhất ngôn cửu đỉnh" trọng lời thề của ba Tàu. Thề lời mà trái thì sẽ bị trừng trị theo đúng câu thề ấy.

    Chỉ có 2 anh Ưng, Khuyển là bị chết oan thôi.

    Bên K VN, NGuyễn Du cũng viết lại đầy đủ vụ xử án này, nhưng ko nêu chi tiết theo lối " tường thuật trực tiếp", đơn giản vì truyện thơ nó phải ngắn gọn, thế thôi. Chứ NDU mà " nhân đạo" hơn thì đã ko nói " mình làm mình chịu kêu mà ai thương". NDU chỉ nhân đạo hơn ở chỗ từ đầu chí cuối miêu tả dịu đi mối quan hệ K - HT. 2 người này trong TK ko xung đột dữ dội, HT VN ko hành hạ K quá đáng, K cũng dễ dàng tha thứ cho HT.


    tạm nhiêu đó, để thấy các bố VN bình về KVK hầu hết toàn là cắt xén bóp méo, cắt cúp vài dòng trong cả đoạn để tán theo ý mình cốt nhằm bôi xấu nhau.
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    đầu tiên tôi xin cãm ơn bạn có thiện chí phản hồi và trả lời những câu hỏi của tôi.
    Khi tôi viết topic này tôi chỉ là người thích truyện Kiều và biết về Kiều 1 cách nghiệp dư, chẳng có 1 mục đích gì, đơn giản chỉ vì thích thì viết nên tôi chẳng việc gì phải bóp méo sự thật, khi viết các bài bình về truyện Kiều trong top này tôi hầu như chỉ có mình tôi tự biên tự diễn, chi tiết mà cô Kiều đập đầu không cần đọc Kim Vân Kiều truyện, chỉ cần đọc truyện Kiều là biết, tôi cố tình để lộ chi tiết này nhưng không 1 ai viết bài trong top này phát hiện ra, chứng tỏ đến truyện Kiều người ta còn không thèm đọc, vì thế khi viết bài trong top này tôi rất nãn, tôi đã nói với bạn Redtulip là chỉ mình tôi tự biên tự diễn trong top này khiến cho tôi chẳng còn hứng thú để viết nữa.
    Khi bình các nhân vật trong truyện Kiều tôi hầu như đều dùng các chi tiết trong truyện Kiều, tôi chỉ đưa 1 số chi tiết trong Kim Vân Kiều để làm rõ 1 số đoạn : Vì sao cô Kiều trao duyên cho Thuý Vân và chi tiết Từ Hải là cướp biển, đoạn Kiều và Hồ Tôn Hiến bạn nói tôi sai thì tôi chịu vì tôi đọc Kim Vân Kiều không rõ ràng.
    tiếc là bạn vào top này quá trể. Tất cả những gì cần viết về truyện Kiều tôi đã viết hết bây giờ chẳng còn gì để nói. bạn thấy bài nào cần dùng được thì dùng, còn không bạn coi tất cả là nhãm nhí thì cũng chẳng sao. Tôi chỉ là một người nghiệp dư khi đọc Kiều nên tất cả bài viết chỉ được như thế. Tôi chẳng việc gì phải bóp méo sự thật cả
  8. kohaku

    kohaku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    vô tình hay cố ý, bóp méo là bóp méo. Thế cho nên, người ta chỉ nên nói cái gì mình khẳng định được là chính xác, còn nếu không thì nên kèm theo cụm từ " theo tôi nhớ".

    Bởi vì có nhiều người ko có 1 chút khái niệm gì, lại cũng ko có khả năng kiểm chứng, tin tưởng vào thông tin của ta, gây ra việc phổ biến 1 thông tin sai lạc thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?

    VD tôi vừa đọc cuốn " Bùi Viện sứ giả VN đầu tiên đến Hoa Kỳ", trong có bài viết của tiến sĩ Bùi Tiên Khôi, cháu 12 đời, đang sống ở Hoa Kỳ. Ông ta giải thích nguyên nhân đột tử của cụ tổ là do Philastre, khâm sứ đứng đầu lãnh sự quán Pháp khi đó ở Huế chủ trì. Với lý do là Pháp lo sợ những thành tích của Bùi Viện, ngay sau khi việc thành công thì thuyên chuyển ngay để tránh làn sóng phẫn nộ của vua quan nhà Nguyễn. Ko biết ông ấy có bằng chứng gì ko, nhưng bản tôi đọc trong sách hoàn toàn ko nêu ra dẫn chứng tài liệu nào cả.

    http://www.suutap.com/default.asp?id=832&muc=3


    Bên cạnh đó, theo 1 bài viết khác, tôi được biết Philastre là khâm sứ Pháp hiếm hoi có tư tưởng hòa bình và rất thích thú nghiên cứu VN. Trong năm 1873, ông đã chống lại phái hiếu chiến của tàn dư Ganier và Jean Duipus cùng các giám mục, nhất quyết buộc phải trả lại đất đai chiếm đóng, chỉ nhận 1 phần đất ở Hà Nội mà thôi. Lập trường này của ông lúc đó đã bị phe cánh kia tẩy chay dữ dội. Trong thời gian làm khâm sứ, ông còn đệ thư về ******, nhiều lần chống đối chính sách xâm lược của Pháp, đe dọa rằng Pháp ko thể chiếm đóng VN chỉ với 10 000 quân. Mối quan tâm lớn nhất của ông là lo ngại việc xóa bỏ hoàn toàn văn hóa bản địa, thay thế bằng văn hóa Pháp mà người Pháp sẽ làm sau đó. Vì những lý do trên, ông bị người Pháp chỉ trích nhiều lần là " bạn của Tự Đức", " An Nam hóa hơn cả sĩ phu", " phản bội". Đến tận 1912, sau khi ông mất tới 10 năm, vẫn còn người Pháp nhắc đến ông với lời lẽ bức xúc là " bản thân ông Philastre như ông đã bày tỏ nhiều lần lúc còn ở ******, là thật tình không tán thành việc đặt nền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương,... tốt hơn ông đừng nên nhận cái trọng trách kinh khủng là làm đại diện và bênh vực quyền lợi của nước Pháp bên cạnh triều đình Huế". Ông nghỉ hưu ngay khi bị chuyển đi khỏi Huế năm 1879, sau chỉ 3 năm làm khâm sứ, và xin nghỉ hưu luôn khi mới 49 tuổi. Những chi tiết này được trích từ 3 cuốn sách là:

    - Yoshiharu Suboi trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa.
    - A. Đen Vô, Phái Bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên.
    - Đại nam thực lục.

    từng bàn về Philastre, ông Trần Văn Kiệm cũng đặt vấn đề là:

    còn đây 1 cái link khác nói về Philastre trong năm 1873:

    http://webcache.googleusercontent.c...&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&source=www.google.com.vn


    Một người như thế mà theo ông Bùi Tiên Khôi là kẻ đứng ra vạch toàn bộ âm mưu giết Bùi Viện để tiện cho Pháp xâm lược VN thì thật ko thể tin được. Chỉ nhìn hoạn lộ ông cũng thấy đầy mâu thuẫn. Ông tụt thẳng cẳng chứ chẳng được công cán gì từ vụ Bùi Viện cả, được thăng thưởng lại là Rena, khâm sứ mà ông thay trước đó, nay quay lại Huế làm khâm sứ.

    Vả lại, Bùi Viện chết tháng 11.1878, Philastre thuyên chuyển, từ chức nghỉ hưu vào tháng 5.1879. TRong vòng 6 tháng là quá chậm với cái lý do thuyên chuyển mà ông Bùi đưa ra là " lo sợ trước làn sóng phẫn nộ đòi trung cứu trách nhiệm từ phía triều đình". Với tâm lý bài Tây lúc đó sôi sục ở Huế, đáng ra ông phải chạy từ lâu mới đúng. Ông Bùi tự vạch ra 1 giả thuyết nhưng diễn giải nó như 1 lời kết luận mà ko hề có bằng chứng trích dẫn văn bản gì để chứng minh nào Philastre có hiến kế cho Rena và Rena tán đồng,... nhưng người ta ko biết cứ nghe, cứ tin cái danh " cháu 12 đời" rồi tin cái thuyết ấy. Nhỡ thuyết nó sai, ai là người đính chính?
  9. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Đọc theo đánh đu theo các bác tý !

    Nhất trí là Hoạn Thư là nhân vật nữ có đẳng cấp nhất trong tác phẩm, con nhà quan, có giáo dưỡng, hiểu đạo lí, ra tay không quá tàn độc, biết giữ gìn cho xung quanh.

    Kiều tuy là nhân vật chính, nhưng không có tố chất này, tố chất của Kiều mờ nhạt, khi còn ở nhà thì gia cảnh trung lưu, tính cách thì cởi mở quá, mới gặp Kim Trọng đã thấy rung rinh rồi. Trong xã hội phong kiến mà người giàu thì ít, kẻ nghèo hèn thì đông, tớ nghĩ chỉ là con gái nhà trung lưu, có ăn học chút nhưng không có hàm dưỡng sâu sắc như Hoạn Thư.

    Về các nhân vật nam thì mấy bác nói về Từ Hải cũng hay, nhưng tớ thấy Hồ Tôn Hiến khá nhất.

    Kim Trọng đúng là kiểu ngoan ngoãn, ăn học tử tế, mà thời đấy cứ học là đi thi, thi đỗ thì làm quan, nói chung không có gì đặc biệt, chẳng qua tại em Kiều xinh quá, mê mẩm mãi, đến khi đỗ làm quan rồi vẫn cứ mơ về em Kiều, có em Vân rồi vẫn không nguôi ngoai, cái thứ đàn ông luỵ sắc thế tớ không nghĩ đó là quân tử, nên coi là kẻ si tình thì hơn.

    Thúc Sinh kiểu công tử bột, thích ăn chơi nhưng sợ mưa rơi, tự than mình không bằng đàn bà, thích em xinh nhưng không dám và cũng không có khí phách gì, quay đi quay lại thì chẳng qua là mất mất 1 em hàng xinh đẹp kiêu xa, nếu sau Kiều còn có ai khác xinh hơn, chắc chắn Hoạn Thư lại phải sắp xếp lần thứ hai, nên coi là kẻ ham vui nhiều tiền chí nhụt mà thôi.

    Từ Hải là kiểu võ biền quân quan, tính thẳng khảng khái vì có như vậy chỉ huy quân tướng đánh đông dẹp bắc xây dựng cõi trời riêng được. Nhưng anh hùng nan quá mỹ nhân quan, nên việc Từ Hải chết vì Kiều là đúng. Từ góc độ khác, Từ Hải là người nam chinh bắc chiến, Thuý Kiều là gái lầu xanh, trai tứ chiếng gái giang hồ nó khớp nhau, vì cả hai đều là những người phải vật lộn giành giật với đời để được sống, nên đều biết thông cảm mất mát của người khác, có vậy Từ Hải mới chấp nhận phận gái lầu xanh như Kiều. Việc chết vì Kiều có thể thấy con người chính chiến mãi cũng thấy chán ngán chiến tranh, chiến đấu âu cũng là đạt được sự mãn nguyện về cuộc sống, có thể tình cảm của Kiều dành cho Từ Hải rất không thật, nhưng tình cảm Từ Hải dành cho Kiều là thật, có thể Từ Hải đã nghĩ về đống xương Vô Định, nghĩ về việc buông đao gác kiếm sống với người mình yêu, nên Từ Hải đã nghe theo, chỉ tiếc Kiều không phải là Hồng Nhan Tri Kỷ của Từ Hải, Hồng Nhan thì đúng, chứ Tri Kỷ thì không. Hảo hán tin nhau thực bụng, nên gặp Kiều thì Hảo hán không được kết cục tốt.

    Hồ Tôn Hiến thì xuất thân quan quân, có thể việc binh không hơn Từ Hải, nhưng qua chiêu chiêu an, Hồ Tôn Hiến thắng được Từ Hải nhờ đánh vào điểm yếu của đối phương, qua đây cũng thấy, Kiều là mẫu phụ nữ có tầm nhìn ngắn ngủi, chẳng qua có nhan sắc mà thôi. Phân đoạn cuối, Hồ Tôn Hiến cũng thích Kiều, thích đẹp, nhưng vẫn tỉnh táo không gắn bó với sắc đẹp chết người đó. Biết tiến biết lui biết chơi bời biết giũ bỏ, do vậy Hồ Tôn Hiến xứng đáng là người khá nhất.
  10. kohaku

    kohaku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bảo Hoạn Thư khá nhất còn nghe được ( Hoạn Thư trong truyện Kiều á, ko tính KVK, bên đó là Cao Cao rồi). Nghĩ sao mà bảo anh Hồ khá. Lịch sử chép rõ anh chỉ có cái công duy nhất là đi chiêu hàng giết chết Từ Hải. Từ Hải chết, mấy năm sau hải tặc quay lại thì anh bó gối chẳng làm được gì hết. Tùy tướng của anh là Thích Kế Quang ( các bác chắc biết bác này, cái manga Rurouni Kenshin cũng có nhắc) đánh giặc lập công thì ảnh nhảy vô...giật công làm của mình. Bòn rút, tham nhũng, tăng thuế, cấu kết cha con Nghiêm Tung, sau cùng ở tù, thả ra thì chết. Tóm lại, cái trò chiêu an Từ Hải chỉ đáng gọi là khôn vặt. Trong TK của NDU thì ko nói, chứ từ lịch sử tới KVK chẳng ai cho anh Hồ có tài. Anh quân hùng tướng mạnh, quơ phát Hải cũng chết mà thôi, chẳng qua muốn giết người ra oai nên mới chơi trò bẩn đó.

    Khác với TK, trong KVK, anh Từ Hải nghe chiêu hàng đã vạch ra ngay " 3 điều lợi và 5 điều hại", K bên đó muốn đầu hàng, cũng vạch ra " 5 điều lợi" xung quanh cái thư chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến. Kết cuộc là Hải chịu đầu hàng ( trong KVK, qua việc Từ Hải phân tích chuyện lợi hại cũng có thể thấy K trong mắt anh từ này ko hơn " đàn bà con gái ta đánh cướp được"):







    Cũng là xuất phát từ tâm lý chán chiến tranh, muốn sống an phận, nhưng đọc KVK sẽ thấy chuyện quyết định đầu hàng đã được thông qua 1 quá trình bàn bạc thận trọng cân nhắc hơn thua rồi chứ ko phải hàng bừa. Nhưng ai ngờ nổi cái đứa " trọng thần" lại chơi trò bẩn để giết 1 tên giặc nhép đến như thế.

    Tầm nhìn ngắn ngủi thì chưa chắc. Thử ngồi vô vị trí 1 anh cầm đầu 1 đám rebel vài ngàn mạng, đứng trước mấy vạn quân triều đình và sự căm phẫn của bao nhiêu dân chúng quanh vùng, anh làm gì? Trong tay anh có đúng 5 cái huyện đang sục sôi nổi dậy đánh lại anh, và vài trăm cái tàu hải tặc. Anh đánh lại thì sống được bao lâu? Họa có cụ Trần Hưng Đạo qua đấy cụ cũng lắc đầu nữa là võ biền Từ Hải. Chưa kể theo đúng lịch sử, sự kiện K nhảy sông Tiền Đường là 1554, nghĩa là chỉ 1 năm sau, Thích Kế Quang sẽ kéo quân xuống đây đánh hải tặc. Danh tướng ấy mà xuống thì anh Hải có lên trời mà ở. Thế nên K ở đây, trong 5 điều lợi bàn rằng: nay khí thế ta đang thịnh mà trở giáo theo họ thì họ sẽ trọng ta, ta lại đi đánh hải tặc lập công với triều đình, được phong chức tước, chẳng sống yên ổn và đàng hoàng hơn là vua của vài trăm cái ghe bầu hay sao?

    Thế nên, K khuyên Hải đầu hàng là đúng, phải gọi là đại trí là khác. Nhưng lại thất trí ở chỗ ko xác định đúng đối tượng để đầu hàng mà thôi. Chứ ai bảo đầu hàng lúc đó là " tầm nhìn ngắn ngủi" thì thật chẳng biết " tầm nhìn xa xăm" của họ sẽ dẫn dắt cái mạng mình đi đến đâu ở cái cục diện đó trong vài năm nữa?

Chia sẻ trang này